Chương 3 Nghị định 138/2004/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hải quan : Thẩm quyền xử phạt
Số hiệu: | 138/2004/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 17/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 13/07/2004 |
Ngày công báo: | 28/06/2004 | Số công báo: | Số 33 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2007 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
1. Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan); Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.
3. Cục trưởng Cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật, phương tiện vi phạm;
e) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá thuộc diện gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng;
g) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái phép.
4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan và phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực thuế (trừ trường hợp các luật về thuế có quy định khác);
c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vi phạm;
e) Buộc tiêu hủy tang vật là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng;
g) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái phép.
5. Đối với hành vi vi phạm quy định tại các luật thuế liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều này có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về thuế.
6. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
7. Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển có quyền xử phạt theo quy định tại các Điều 32, 33 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về hải quan được quy định tại Điều 10, Điều 14 Nghị định này.
1. Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại Điều 22 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm.
2. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:
Nếu mức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó. Nếu mức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả quy định đối với một trong các hành vi đó vượt thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt.
3. Đối với hành vi có khung tiền phạt mức tối đa trên 20.000.000 đồng, Cục trưởng Cục Hải quan chuyển hồ sơ đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra vi phạm hành chính hoặc nơi Cục Hải quan đóng trụ sở trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trên vùng biển thuộc quyền chủ quyền, để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định xử phạt.
4. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hải quan xảy ra trên đất liền, vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc địa bàn quản lý của Hải quan nơi nào thì Hải quan ở nơi đó có trách nhiệm xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này; trường hợp do Cục Điều tra chống buôn lậu phát hiện thì thực hiện việc xử phạt theo thẩm quyền.
5. Ở những địa điểm dọc biên giới quốc gia, nơi chưa có tổ chức hải quan thì Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển đóng tại địa bàn đó có quyền xử phạt theo quy định tại các Điều 32, 33 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại các Điều 10, 14 Nghị định này.
Article 22.- Competence to sanction customs-related administrative violations
1. Leaders of the operation teams of Customs Sub-Departments are competent:
a) To impose caution;
b) To impose fines of up to VND 500,000.
2. Directors of Customs Sub-Departments, leaders of the Control Teams of the Customs Departments of provinces, inter-provinces or centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as Customs Department); leaders of the Anti-Smuggling Control Teams and heads of Marine Control Flotillas under the Anti-Smuggling Investigation Department of the General Department of Customs have the right:
a) To impose caution;
b) To impose fines of up to VND 10,000,000;
c) To confiscate material evidences, means used for commission of administrative violations, with value of up to VND 20,000,000.
3. The directors of the Customs Departments have the right:
a) To impose caution;
b) To impose fines of up to VND 20,000,000;
c) To deprive of the right to use permits falling under their jurisdiction;
d) To confiscate material evidences, means used for commission of administrative violations;
e) To force the taking out of the Vietnamese territory or to force the re-export of violation material evidences and/or means;
f) To force the destruction of violation material evidences being harmful cultural products, goods harmful to human health, domestic animals and crops;
g) To force the payment of sums of money equal to the value of violation material evidences and/or means sold, dispersed or destroyed illegally.
4. The head of the Anti-Smuggling Investigation Department under the General Department of Customs has the right:
a) To impose caution;
b) To impose fines of up to VND 70,000,000 for acts of violation in the field of customs and fines of up to VND 100,000,000 in the field of tax (except otherwise provided for by tax laws);
c) To deprive of the right to use permits falling under his/her jurisdiction;
d) To confiscate material evidences, means of administrative violations;
e) To force the taking out of the Vietnamese territory or to force the re-export of material evidences, means of administrative violations.
f) To force the destruction of material evidences being harmful cultural products or goods harmful to human health, domestic animals and crops;
g) To force the payment of sums of money equal to the value of material evidences and/or means already sold, dispersed or destroyed illegally.
5. For violation acts prescribed in tax laws related to export/import goods, the persons with sanctioning competence defined in Clauses 2, 3 and 4 of this Article are competent to sanction them under the provisions of tax legislation.
6. The provincial/municipal People’s Committee presidents are competent to sanction administrative violations under the provisions in Article 30 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations regarding acts of violating the provisions of this Decree.
7. Border guards, coast guards are competent to sanction, under the provisions in Articles 32 and 33 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, customs-related administrative violations prescribed in Articles 10 and 14 of this Decree.
Article 23.- Determining the sanctioning competence
1. The sanctioning competence of the persons defined in Article 22 of this Decree is the competence applicable to an act of administrative violation. In case of fine, the sanctioning competence is determined on the basis of the maximum level of the fine bracket prescribed for each violation act.
2. In cases of sanctioning a person who commits many violation acts, the sanctioning competence is determined according to the following principle:
If the sanctioning level, additional sanctioning form and remedial measures prescribed for each act fall under the sanctioner’s competence, the sanctioning competence still belongs to such person. If the sanctioning level, additional sanctioning form or remedial measures prescribed for one of those acts fall beyond the sanctioner’s competence, such person must transfer all dossiers on the violation case to the person with sanctioning competence.
3. For acts subject to the maximum level of VND 20,000,000 in the fine bracket, the directors of Customs Departments shall transfer the dossiers to the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities where the administrative violations are committed or where the Customs Departments are headquartered in cases the administrative violations are committed in the sea areas under Vietnam’s sovereignty so that the provincial/municipal People’s Committee presidents decide on the sanctioning.
4. For all acts of violating the customs legislation which are committed on land, the territorial sea, areas adjacent to the territorial sea, continental shelf or exclusive economic zone of the Socialist Republic of Vietnam in the geographical areas under the management of any customs offices, such customs offices shall have the responsibility to sanction them according to the competence prescribed in this Decree; in cases where they are detected by the Anti-Smuggling Investigation Department, the sanctioning shall be effected according to its competence.
5. For localities along national borders and areas where customs organizations are not available, the border guards or the coast guards stationing in those areas shall have the right to sanction, according to the provisions in Articles 32 and 33 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, acts of administrative violation in the customs domain prescribed in Articles 10 and 14 of this Decree.