Chương IV Nghị định 136/2020/NĐ-CP: Lực lượng phòng cháy và chữa cháy
Số hiệu: | 136/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 24/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2021 |
Ngày công báo: | 07/12/2020 | Số công báo: | Từ số 1125 đến số 1126 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bỏ một số điều kiện an toàn về PCCC đối với khu dân cư
Ngày 24/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi.
Theo đó, khu dân cư phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) sau đây:
- Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
- Có nội quy về PCCC, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an.
- Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện PCCC bảo đảm số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an.
Điều kiện an toàn về PCCC quy định như trên phải được Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
Như vậy, so với quy định hiện hành tại Điều 8 Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì không còn quy định một số nội dung như:
- Hệ thống điện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về PCCC.
- Có thiết kế và phải được thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với khu dân cư xây dựng mới.
Nghị định 136/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2021 và thay thế Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Công an cấp xã có trách nhiệm tham mưu với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập đội dân phòng trên cơ sở đề xuất của Trưởng thôn và trực tiếp chỉ đạo hoạt động của đội dân phòng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, nơi làm việc, trang bị phương tiện, bảo đảm các điều kiện cần thiết và duy trì hoạt động của đội dân phòng.
2. Bố trí lực lượng dân phòng:
a) Đội dân phòng có biên chế từ 10 người đến 20 người, trong đó 01 đội trưởng và 01 đội phó; biên chế trên 20 người đến 30 người được biên chế thêm 01 đội phó. Đội dân phòng có thể được chia thành các tổ dân phòng; biên chế của tổ dân phòng từ 05 đến 09 người, trong đó có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội dân phòng, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phòng.
3. Thành viên đội dân phòng là những người thường xuyên có mặt tại nơi cư trú.
4. Cơ quan Công an có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng dân phòng.
1. Người đứng đầu cơ sở và người đứng đầu cơ quan, đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có trách nhiệm thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm thành lập và duy trì đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện, bảo đảm các điều kiện cần thiết và duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
3. Bố trí lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành:
a) Cơ sở có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành và do người đứng đầu cơ sở chỉ huy, chỉ đạo;
b) Cơ sở có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng;
c) Cơ sở có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó;
d) Cơ sở có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó;
đ) Cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập có trên 100 người thường xuyên làm việc thì mỗi bộ phận, phân xưởng có 01 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 05 người, trong đó có 01 tổ trưởng;
e) Cơ sở được trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới thì biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành phải bảo đảm duy trì số người thường trực đáp ứng theo cơ số của phương tiện chữa cháy cơ giới;
g) Đối với trạm biến áp được vận hành tự động, có hệ thống phòng cháy và chữa cháy tự động được liên kết, hiển thị, cảnh báo cháy về cơ quan chủ quản và có hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố đến cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thì không phải thành lập và duy trì lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Cơ quan, tổ chức trực tiếp vận hành, quản lý trạm biến áp phải chịu trách nhiệm duy trì và bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với trạm biến áp do mình quản lý.
4. Cơ quan Công an có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.
1. Cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận, lập danh sách gửi cơ quan Công an quản lý địa bàn.
Tổ chức tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải đăng ký với cơ quan Công an quản lý địa bàn.
2. Tổ chức, cá nhân khi đã đăng ký tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải thực hiện nhiệm vụ và chịu sự chỉ đạo của đội trưởng, đội phó đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc người có thẩm quyền khác theo quy định.
3. Chế độ, chính sách đối với cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy được áp dụng như thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
1. Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;
b) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
c) Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
d) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
đ) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
e) Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
2. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;
b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
c) Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;
d) Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
a) Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và 32 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và tối thiểu 16 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý;
b) Cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân có nhu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đã được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện. Kinh phí tổ chức huấn luyện do cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân tham gia huấn luyện chịu trách nhiệm.
5. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy:
a) Đối với cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện: Văn bản đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC21); kế hoạch, chương trình, nội dung huấn luyện; danh sách trích ngang lý lịch của người đã được huấn luyện;
b) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện: Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC22); danh sách trích ngang lý lịch của người đăng ký huấn luyện;
c) Đối với cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy: Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC23).
6. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp bị hư hỏng gồm văn bản đề nghị cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC24) và Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy đã được cấp trước đó.
7. Hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp bị mất: Văn bản đề nghị cấp đổi cấp lại Chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC24).
8. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 13 Điều này theo một trong các hình thức sau:
a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
b) Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);
c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
9. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:
a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03);
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).
10. Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn, bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.
11. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
12. Thời hạn giải quyết các thủ tục về huấn luyện, kiểm tra, cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy:
a) Đối với cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả của đối tượng tham gia huấn luyện;
b) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân đề nghị cơ quan Công an tổ chức huấn luyện:
Trường hợp số lượng người đăng ký huấn luyện từ 20 người trở lên: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức huấn luyện và kiểm tra, đánh giá kết quả của đối tượng tham gia huấn luyện;
Trường hợp số lượng người đăng ký huấn luyện ít hơn 20 người: Cơ quan Công an có trách nhiệm tập hợp; khi đủ số lượng thì thông báo thời gian, địa điểm tổ chức huấn luyện và kiểm tra, đánh giá kết quả;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy) cho các cá nhân hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ. Trường hợp không cấp Chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
d) Thời hạn cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp đổi, cấp lại Chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
13. Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn này, phải huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận mới.
1. Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy theo lệnh triệu tập, huy động của người có thẩm quyền thì được hưởng chế độ như sau:
a) Nếu thời gian chữa cháy dưới 02 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng;
b) Nếu thời gian chữa cháy từ 02 giờ đến dưới 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,45 ngày lương tối thiểu vùng;
c) Nếu thời gian chữa cháy từ 04 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng. Nếu tham gia chữa cháy vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng thì được tính gấp 2 lần theo cách tính trên;
d) Trường hợp bị tai nạn, bị thương được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh; bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. Những khoản chi chế độ nêu trên do tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi trả theo quy định; nếu người đó chưa tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm;
đ) Trường hợp bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh;
e) Trường hợp bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét công nhận là liệt sỹ.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng; mức hỗ trợ căn cứ điều kiện thực tế của từng địa phương nhưng không thấp hơn 15% lương tối thiểu vùng.
3. Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành hoạt động theo chế độ không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả. Căn cứ vào điều kiện thực tế, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định, mức hỗ trợ cho từng chức danh nhưng không thấp hơn hệ số 0,2 lương tối thiểu vùng.
4. Thành viên đội dân phòng khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, mỗi ngày được hưởng trợ cấp một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng; thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) và mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng.
5. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy nếu bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí; trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.
1. Thẩm quyền điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được điều động đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của mình;
b) Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện được điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong phạm vi địa bàn quản lý của mình;
c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong phạm vi cả nước.
2. Khi nhận được lệnh điều động tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy thì người có thẩm quyền quản lý lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành phải chấp hành.
3. Thủ tục điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy:
a) Đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành khi được điều động tham gia tuyên truyền, mít tinh, diễu hành, hội thao về phòng cháy và chữa cháy, thực tập phương án chữa cháy; tham gia khắc phục nguy cơ phát sinh cháy, nổ; khắc phục hậu quả vụ cháy và những hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác phải có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của người có thẩm quyền;
b) Điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải bằng lệnh huy động, điều động lực lượng, phương tiện và tài sản tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC20); trong trường hợp khẩn cấp thì được điều động bằng lời nói, nhưng chậm nhất không quá 03 ngày làm việc phải có lệnh bằng văn bản. Khi điều động bằng lời nói, người điều động phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại liên lạc và nêu rõ yêu cầu về số lượng người cần điều động, thời gian, địa điểm có mặt và nội dung hoạt động;
c) Lệnh điều động được gửi cho đối tượng có nghĩa vụ chấp hành và lưu hồ sơ.
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ngoài việc được hưởng chế độ, chính sách theo quy định đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân còn được hưởng các chế độ định lượng ăn cao, bồi dưỡng khi tập luyện, khi chữa cháy; được hưởng chế độ theo danh mục ngành, nghề đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại theo quy định của pháp luật.
Article 30. Establishment and management of neighborhood watch and assurance of operating conditions thereof
1. The commune-level police authority shall advise the Chairperson of the People’s Committee at the same level on establishment of the neighborhood watch at the request of the village head and directly direct operations of the neighborhood watch. The Chairperson of the commune-level People’s Committee shall decide establishment, promulgate operating regulations, ensure funding, workplace, equipment and necessary conditions and maintain operation of the neighborhood watch.
2. Neighborhood watch composition:
a) The neighborhood watch shall have from 10 to 20 members on payroll, including 01 leader and 01 vice leader; one more person shall be appointed vice leader if the payroll has from 20 to 30 members. The neighborhood watch may be divided into smaller teams consisting of from 05 to 09 members on payroll, including 01 leader and 01 vice leader;
b) The Chairperson of the commune-level People’s Committee has the power to appoint the leader and vice leader(s) of the neighborhood watch and leaders and vice leaders of neighborhood watch teams.
3. The neighborhood watch shall comprise of persons regularly present at their places of residence.
4. The police authority shall direct, inspect and provide guidance on fire prevention and fighting operations for the neighborhood watch.
Article 31. Establishment and management of internal and specialized firefighting forces and assurance of operating conditions thereof
1. Heads of facilities and owners of businesses of infrastructures for industrial parks, industry clusters, export-processing zones and hi-tech parks shall establish an internal firefighting force and directly maintain its operation on a full-time or part-time basis. Heads of the regulatory bodies and organizations mentioned in Clause 3 Article 44 of the Law on Fire Prevention and Fighting shall establish and maintain a specialized firefighting force and directly maintain its operation on a full-time or part-time basis.
2. Heads of regulatory bodies and organizations directly managing a facility shall decide establishment, promulgate operating regulations, ensure funding, equipment and necessary conditions and maintain operation of the internal firefighting force and specialized firefighting force.
3. Composition of internal and specialized firefighting forces:
a) For facilities with less than 10 regular workers, all workers shall participate in the internal and/or specialized firefighting force, which shall be led by the facility head;
b) For facilities with from 10 to 50 regular workers, the internal and/or specialized firefighting force shall have at least 10 members on payroll, including 01 leader;
c) For facilities with from 50 to 100 regular workers, the internal and/or specialized firefighting force shall have at least 15 members on payroll, including 01 leader and 01 vice leader;
d) For facilities with more than 100 regular workers, the internal and/or specialized firefighting force shall have at least 25 members on payroll, including 01 leader and 02 vice leaders;
dd) For facilities with multiple independent business units and factories and more than 100 regular workers, each unit or factory shall have 01 internal and/or specialized firefighting team with at least 05 members on payroll, including 01 leader;
e) For facilities provided with motor firefighting equipment, the standing members of the internal or specialized firefighting force on payroll must correspond to the number of equipment;
g) For automated electrical substations the automated fire safety systems of which are connected with and display and report fire incidents to the supervisory authorities, and which have systems for management of databases on fire prevention, fire fighting and fire reporting to firefighting authorities, they are not require to establish and maintain an internal firefighting force. Regulatory bodies and organizations directly operating and managing electrical substations shall satisfy fire safety conditions applicable to their electrical substation and maintain such satisfaction.
4. Police authorities shall direct, inspect and provide guidance on fire prevention and fighting operations for internal and specialized firefighting forces.
Article 32. Volunteer fire prevention and fighting
1. Individuals volunteering for fire prevention and fighting must register with the People’s Committees of the communes where they reside or their workplaces or commune-level People's Committees, regulatory bodies and organizations responsible for receiving their registration and drawing up and sending a list of volunteers to the supervisory police authority.
Organizations volunteering for fire prevention and fighting must register with the supervisory police authority.
2. Organizations and individuals having registered for volunteer fire prevention and fighting must fulfill their duties and follow the direction of the leader and vice leaders of the neighborhood watch and internal firefighting forces or other competent persons according to regulations.
3. Fire prevention and fighting volunteers are entitled to benefits offered to members of the neighborhood watch and internal firefighting forces.
Article 33. Training and refresher courses on fire prevention and fighting operations
1. Persons required to participate in training and refresher courses on fire prevention and fighting operations include:
a) The persons holding the incident commander title provided for in Clause 2 Article 37 of the Law on Fire Prevention and Fighting;
b) Members of the neighborhood watch and internal firefighting forces;
c) Members of specialized firefighting forces:
d) Persons working in an environment containing fire or explosion hazard or regularly coming into contact with goods posing fire or explosion hazard;
dd) Drivers and crewmembers of motor passengers vehicles with more than 29 seats and motor vehicles transporting goods posing fire or explosion hazard;
e) Persons in charge of fire prevention and fighting in facilities included in the list in Appendix IV enclosed therewith;
g) Members of forest fire fighting forces.
2. Content of training and refresher courses on fire prevention and fighting operations comprises:
a) Legal knowledge and knowledge about fire prevention and fighting suitable for each type of trainees;
b) Methods for communication and establishment of the all people’s fire prevention and fighting movement;
c) Fire prevention measures; firefighting techniques, tactics and measures;
d) Methods for firefighting plan formulation and drills;
dd) Methods for preservation and use of fire prevention and fighting equipment;
e) Methods for fire safety inspection.
3. Duration of training and refresher courses on fire prevention and fighting operations
a) Duration of first training and refresher courses: from 16 to 24 hours for the persons mentioned in Points a, b, d, dd, e and g Clause 1 herein and from 32 to 48 hours for the persons mentioned in Point c Clause 1 herein;
b) Duration of retraining for reissuance of an expired certificate of training in fire prevention and fighting operations: at least 16 hours for the persons mentioned in Points a, b, d, dd, e and g Clause 1 herein and 32 hours for the persons mentioned in Point c Clause 1 herein;
c) Duration of annual refresher courses: at least 08 hours for the persons mentioned in Points a, b, d, dd, e and g Clause 1 herein and at least 16 hours for the persons mentioned in Point c Clause 1 herein.
4. Responsibility for organization of training and refresher courses on fire prevention and fighting operations:
a) Chairpersons of People’s Committees at all levels and heads of regulatory bodies, organizations and facilities shall organize training and refresher courses on fire prevention and fighting operations for persons under their management;
b) Any regulatory body, organization, facility or individual wishing to participate in a training or refresher course on fire prevention and fighting operations may request the police authority or a provider of training in fire prevention and fighting operations certified as eligible for fire prevention and fighting service business to provide the course. The regulatory body, organization, facility or individual participating in the course shall incur the training cost.
5. Application for certificate of training in fire prevention and fighting operations includes:
a) For providers of training in fire prevention and fighting operations: an application for examination and issuance of the training certificate (made using Form No. PC21); training plan, program and content; and list of trainee’s resume;
b) For regulatory bodies, organizations and facilities requesting the police authority or a provider of training in fire prevention and fighting operations to provide training: an application for training, examination and issuance of the training certificate (made using Form No. PC22); and list of trainee’s resume;
c) For individuals wishing to receive training and apply for the certificate of training in fire prevention and fighting operations: an application for training, examination and issuance of the training certificate (made using Form No. PC23).
6. Application for reissuance of a damaged certificate of training in fire prevention and fighting operations includes an application for reissuance of the training certificate (made using Form No. PC24) and issued training certificate.
7. Application for reissuance of a lost certificate of training in fire prevention and fighting operations includes an application for reissuance of the training certificate (made using Form No. PC24).
8. The applicant shall submit 01 application prepared according to Clause 13 herein to the competent authority in one of the following ways:
a) Directly at the single-window unit of the competent authority;
b) Online via the public service portal of the competent authority (documents included in state secret lists shall be submitted in compliance with regulations of laws on state secret protection);
c) By public postal service, service provided by an enterprise or individual or authorization as prescribed by law.
9. The official receiving the application shall check its components and validity and perform the following tasks:
a) If the application is adequate and valid according to regulations, receive it and fill out 02 copies of the acknowledgement of application receipt (using Form No. PC03);
b) If the application is inadequate or invalid according to regulations in Clause 4 herein, instruct the applicant on how to complete the application as per regulations and fill out the application revision instruction (using Form No. PC04).
10. Announcement of application processing results:
a) If the application is submitted directly at the single-window unit of the competent authority, the official receiving it shall give 01 copy of the acknowledgement of application receipt or application revision instruction to the applicant and retain 01 copy;
b) If the application is submitted via the public service portal of the competent authority, the official receiving the application shall send a notification of application receipt or instruction on application revision to the applicant via email or text message;
c) If the application is submitted by public postal service, the service of an enterprise and individual or authorization as per the law, the official receiving it shall send 01 copy of the acknowledgement of application receipt or application revision instruction to the applicant and retain 01 copy.
11. The person sent to submit the application by the applicant must have a letter of introduction or letter of authorization and present their unexpired identity card or passport.
12. Time limit for handling of procedures for training, examination, issuance and reissuance of the certificate of training in fire prevention and fighting operations:
a) For providers of training in fire prevention and fighting operations: within 05 working days starting from the date of receipt of a valid application, the police authority shall assess training results of trainees;
b) For regulatory bodies, organizations, facilities and individuals requesting the police authority to provide training:
If there are 20 trainees or more, within 05 working days starting from the date of receipt of a valid application, the police authority shall provide the training and assess training results of the trainees;
If there are less than 20 trainees, the police authority shall gather trainees; and, when there are sufficient trainees, notify the training time and location and assess training results;
c) Within 05 working days starting from the date upon which a pass result is available, the competent police authority shall issue the certificate of training in fire prevention and fighting operations (made using Form No. 02 promulgated together with the Government’s Decree No. 83/2017/ND-CP dated July 18, 2017) to trainees having completed the training course. A written explanation must be provided for trainees not granted a certificate.
d) The certificate of training in fire prevention and fighting operations shall be reissued within 05 working days starting from the date of receipt of a valid application. A written explanation must be provided for rejected applications.
13. Police Department of Fire Prevention and Fighting and Rescue, fire departments and district-level police authorities have the power to issue the certificate of training in fire prevention and fighting operations, which is valid throughout the country for 5 years starting from the date of issuance. When the certificate expires, the holder must undergo training in order to be issued with a new certificate.
Article 34. Benefits offered to firefighting participants and members of the neighborhood watch and internal and specialized firefighting forces
1. Persons mobilized to participate in and support firefighting operations directly per a mobilization order by the competent person are entitled to the following benefits:
a) Receive an amount equal to 30% of the region-based daily minimum wage if they are mobilized for less than 02 hours;
b) Receive an amount equal to 45% of the region-based daily minimum wage if they are mobilized for from 02 to less than 04 hours;
c) If they are mobilized for 04 hours or more or for multiple days, they are entitled to an amount equal to 60% of the region-based daily minimum wage every 04 hours. If they are mobilized from 10:00 PM to 6:00 AM, they are entitled to twice the abovementioned amount;
d) If they are involved in an accident or sustain an injury, their medical bills will be covered; if they sustain an injury that reduces their work capacity according to the conclusion of the medical examination council, they are entitled to a benefit corresponding to the level of work capacity reduction; if they are deceased, they are entitled to death benefits and funeral payment. The abovementioned benefits shall be provided by social insurance and health insurance according to regulations; if a recipient of any of these benefits is an eligible social/health insurance participant, their benefit shall be provided by local government budget or the body managing them;
dd) If they sustain an injury in a manner mentioned in the Ordinance on Benefits for People with Meritorious Services to Revolutions, they may be considered for receipt of benefits offered to war invalids or similar benefits;
e) If they are deceased in a manner mentioned in the Ordinance on Benefits for People with Meritorious Services to Revolutions, they may be considered for recognition as martyrs.
2. Chairpersons of the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall propose decision on monthly benefit rates for leaders and vice leaders the neighborhood watch, which are set based on actual situation of each province/city but no lower than 15% of the region-based minimum wage, to the People's Council of the same level.
3. Leaders and vice leaders of internal and specialized firefighting forces operating on a part-time basis are entitled to full wages and other allowances (if any) and regular remuneration from their managing bodies. Based on actual situation, heads of their managing bodies shall decide the benefit rate for each title, which shall be no lower than 20% of the region-based minimum wage.
4. When participating in a training or refresher course on fire prevention and fighting operations, members of the neighborhood watch are entitled to an amount equal to 60% of the region-based daily minimum wage on a daily basis; members of internal and specialized firefighting forces may be exempt from their duties and receive full wages and other allowances (if any), and are entitled to an amount equal to 30% of the region-based daily minimum wage on a daily basis.
5. When the persons mentioned in Clause 4 herein participate in a training or refresher course on fire prevention and fighting operations and got involved in an accident, suffer from bodily harm or are deceased, they are entitled to social insurance benefits, death benefits and funeral payment; if they are eligible social insurance participants, these amounts shall be provided by local government budget or their managing bodies.
Article 35. Mobilization of neighborhood watch and internal and specialized firefighting forces for fire prevention and fighting operations
1. Competence in mobilization of the neighborhood watch and internal and specialized firefighting forces for fire prevention and fighting operations:
a) Chairpersons of the People’s Committees at all levels and heads of regulatory bodies and organizations have the power to mobilize the neighborhood watch, internal firefighting forces and specialized firefighting forces under their management;
b) Heads of provincial police authorities, heads of fire departments and heads of district-level police authorities have the power to mobilize the neighborhood watch and internal and specialized firefighting forces in the localities under their management;
c) Head of the Police Department of Fire Prevention and Fighting and Rescue has the power to mobilize the neighborhood watch and internal and specialized firefighting forces across the country,
2. Upon receipt of a mobilization order, managers of the mobilized neighborhood watch and internal and specialized firefighting forces must follow the order.
3. Procedure for mobilization of the neighborhood watch and internal and specialized firefighting forces for fire prevention and fighting operations:
a) When mobilized for communication activities, meetings, marches and maneuvers concerning fire prevention and fighting, firefighting plan drills; elimination of fire and explosion risks; recovery from fire damage and other fire prevention and fighting operations, the neighborhood watch, internal firefighting forces and specialized firefighting forces shall comply with requests from competent persons;
b) The neighborhood watch and internal and specialized firefighting forces must be mobilized for fire prevention and fighting operations by a mobilization order (made using Form No. PC20); in case of emergency, they may be mobilized verbally and a written mobilization order shall be issued no later than 03 working days afterwards. A verbal mobilization order must include full name, post, workplace, address and phone number of the person giving the order, the exact number of people to mobilize, assembly time and point, and information on the operation;
c) Mobilization orders shall be sent to the mobilized entities and archived.
Article 36. Benefits offered to officers, non-commissioned officers and soldiers of firefighting authorities
Besides benefits offered to officers, non-commissioned officers and soldiers of the police force according to regulations, officers, non-commissioned officers and soldiers of firefighting authorities are entitled to special diet after training or working; and benefits offered according to the list of extremely arduous, hazardous and dangerous occupations prescribed by law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy
Điều 7. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình
Điều 20. Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy
Điều 21. Người chỉ huy chữa cháy
Điều 22. Nhiệm vụ chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy
Điều 27. Hoàn trả và bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động để chữa cháy
Điều 33. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
Điều 37. Nâng lương đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
Điều 4. Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy
Điều 5. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
Điều 8. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới
Điều 9. Cấp phép, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
Điều 13. Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
Điều 15. Nghiệm thu, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
Điều 16. Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy
Điều 18. Phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân
Điều 33. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
Điều 38. Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Điều 41. Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
Điều 44. Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy
Điều 45. Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
Điều 47. Sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy