Chương III Nghị định 136/2020/NĐ-CP: Chữa cháy
Số hiệu: | 136/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 24/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2021 |
Ngày công báo: | 07/12/2020 | Số công báo: | Từ số 1125 đến số 1126 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bỏ một số điều kiện an toàn về PCCC đối với khu dân cư
Ngày 24/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi.
Theo đó, khu dân cư phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) sau đây:
- Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
- Có nội quy về PCCC, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an.
- Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện PCCC bảo đảm số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an.
Điều kiện an toàn về PCCC quy định như trên phải được Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
Như vậy, so với quy định hiện hành tại Điều 8 Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì không còn quy định một số nội dung như:
- Hệ thống điện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về PCCC.
- Có thiết kế và phải được thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với khu dân cư xây dựng mới.
Nghị định 136/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2021 và thay thế Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các loại phương án chữa cháy:
a) Phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC 17);
b) Phương án chữa cháy của cơ quan Công an (Mẫu số PC 18).
2. Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:
a) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;
b) Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau;
c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy;
d) Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời và được cấp có thẩm quyền phê duyệt lại khi có những thay đổi lớn về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
3. Trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy và phối hợp xây dựng phương án chữa cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở đối với khu dân cư, cơ sở, phương tiện sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ trong phạm vi quản lý (Mẫu số PC 17);
b) Trưởng Công an cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số PC 18);
c) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở còn lại thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, phương án chữa cháy cần huy động lực lượng Công an, Quân đội, cơ quan, tổ chức đóng ở địa phương và lực lượng Công an của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Mẫu số PC18).
Khi xây dựng phương án chữa cháy, cơ quan Công an phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao về thời gian xây dựng phương án và những yêu cầu cần thiết cho việc xây dựng phương án.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao, người đứng đầu cơ sở quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này có trách nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết liên quan tới việc xây dựng phương án chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan Công an, bố trí người tham gia và bảo đảm các điều kiện phục vụ xây dựng phương án chữa cháy.
4. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với các cơ sở quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC 19);
b) 02 bản phương án chữa cháy của cơ sở đã được người có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án ký tên, đóng dấu (nếu có).
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền theo một trong các hình thức sau:
a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
b) Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);
c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
6. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:
a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều này thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03);
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều này thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).
7. Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.
8. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
9. Quản lý phương án chữa cháy:
a) Phương án chữa cháy của cơ sở được quản lý tại cơ sở, khu dân cư, trên phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
b) Phương án chữa cháy của cơ quan Công an được quản lý tại cơ quan Công an trực tiếp xây dựng phương án. Cơ quan, tổ chức có lực lượng, phương tiện tham gia trong phương án được sao gửi, phổ biến những nội dung liên quan đến nhiệm vụ của mình.
10. Trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết, tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ sở, khu dân cư, phương tiện thuộc phạm vi quản lý của mình;
b) Cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ quan Công an theo yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Lực lượng, phương tiện có trong phương án chữa cháy khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ;
d) Người có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ sở phải gửi kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy đến cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực tập phương án chữa cháy.
11. Cơ quan Công an có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thực tập, quản lý và sử dụng phương án chữa cháy.
1. Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết và báo cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây:
a) Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy;
b) Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất;
c) Chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy.
2. Cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo về vụ cháy xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý thì phải nhanh chóng đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác để chi viện chữa cháy.
3. Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng thông báo cho cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy cháy để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy; đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp quản lý để xem xét, quyết định điều động lực lượng, phương tiện đến chữa cháy khi có yêu cầu phối hợp.
4. Người có mặt tại nơi xảy ra cháy phải tìm mọi biện pháp phù hợp để cứu người, ngăn chặn cháy lan và chữa cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
5. Lực lượng Công an, Quân đội, Dân quân tự vệ, cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan khác có liên quan có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy.
1. Người chỉ huy chữa cháy trong lực lượng Công an nhân dân là người có chức vụ cao nhất chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy.
2. Trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến mà đám cháy lan từ cơ sở này sang cơ sở khác hoặc cháy lan từ cơ sở sang khu dân cư hoặc ngược lại thì người chỉ huy chữa cháy của cơ sở và khu dân cư bị cháy phải có trách nhiệm phối hợp trong chỉ huy chữa cháy.
3. Trường hợp phương tiện giao thông cơ giới bị cháy trong địa phận của cơ sở, thôn, khu rừng mà lực lượng Cảnh sát phòng chảy và chữa cháy chưa đến thì người chỉ huy chữa cháy phương tiện giao thông cơ giới phải phối hợp với người có trách nhiệm chỉ huy chữa cháy sở tại để chỉ huy chữa cháy.
4. Khi người có chức vụ cao nhất của lực lượng Công an nhân dân đến nơi xảy ra cháy thì người chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tham gia ban chỉ huy chữa cháy và chịu sự phân công của người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Công an nhân dân.
1. Nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy:
a) Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước, chất và vật liệu chữa cháy để chữa cháy;
b) Xác định khu vực chữa cháy, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy;
c) Đề ra các yêu cầu về bảo đảm giao thông, trật tự;
d) Tổ chức hậu cần chữa cháy, phục vụ chữa cháy và y tế;
đ) Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy;
e) Tổ chức công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy;
g) Tổ chức thông tin về vụ cháy;
h) Quyết định kết thúc hoạt động chữa cháy;
i) Phối hợp tổ chức bảo vệ hiện trường vụ cháy;
k) Tổ chức rút kinh nghiệm vụ cháy;
l) Đề xuất các yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy.
2. Chỉ đạo chữa cháy được áp dụng đối với các trường hợp quy định tại Điều 39 Luật Phòng cháy và chữa cháy. Nhiệm vụ của người chỉ đạo chữa cháy là tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bảo đảm chữa cháy an toàn, hiệu quả và khắc phục hậu quả vụ cháy.
3. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến đám cháy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến đám cháy thì người chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy và thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy:
a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình; trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì phải đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
b) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của lực lượng phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện, tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
d) Giám đốc Công an cấp tỉnh được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của lực lượng Công an thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
đ) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi cả nước. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết;
e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình và lực lượng quân đội đóng ở địa phương. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện, tài sản đó biết;
g) Bộ trưởng Bộ Công an được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cả nước. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết.
2. Thủ tục huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy:
a) Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy phải được thể hiện bằng Lệnh huy động, điều động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy (Mẫu số PC20); trường hợp khẩn cấp, lệnh huy động có thể bằng lời nói, nhưng chậm nhất không quá 03 ngày làm việc phải thể hiện lệnh đó bằng văn bản. Người ra lệnh huy động bằng lời nói phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, đồng thời phải nêu rõ căn cứ huy động và yêu cầu về người, phương tiện, tài sản cần huy động, thời gian, địa điểm tập kết;
b) Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài phạm vi quản lý, người chỉ huy chữa cháy báo cáo đề xuất và được người có thẩm quyền huy động đồng ý thì được phép huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó để chữa cháy nhưng sau đó phải tham mưu cho người có thẩm quyền huy động ban hành quyết định huy động bằng văn bản.
1. Người và phương tiện của quân đội khi không làm nhiệm vụ khẩn cấp đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy. Người chỉ huy đơn vị quân đội khi nhận được lệnh huy động lực lượng và phương tiện để chữa cháy và phục vụ chữa cháy phải chấp hành ngay hoặc báo cáo ngay lên cấp có thẩm quyền để Tổ chức thực hiện.
2. Không huy động các loại xe sau đây để chữa cháy và phục vụ chữa cháy:
a) Xe quân sự, xe Công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp;
b) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
c) Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
d) Đoàn xe có Cảnh sát dẫn đường;
đ) Đoàn xe tang;
e) Các xe ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.
3. Người và phương tiện của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy trừ những tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
1. Các xe, tàu, xuồng, máy bay và các phương tiện giao thông khác của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi đi chữa cháy và phục vụ chữa cháy được sử dụng tín hiệu ưu tiên, quyền ưu tiên lưu thông và các quyền ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa của cơ quan, tổ chức và cá nhân được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy được hưởng quyền ưu tiên quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 Luật Phòng cháy và chữa cháy và được ưu tiên qua cầu, phà và được miễn phí lưu thông trên đường.
2. Người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy khi xuất trình lệnh huy động hoặc thông báo về yêu cầu huy động của người có thẩm quyền huy động (trong trường hợp lệnh huy động bằng lời nói) thì chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện giao thông hoặc những người có trách nhiệm liên quan giải quyết đi ngay trong thời gian sớm nhất.
Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được thực hiện quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy trong những tình thế cấp thiết sau đây:
1. Có người đang bị mắc kẹt trong đám cháy hoặc đám cháy đang trực tiếp đe dọa tính mạng của nhiều người.
2. Đám cháy có nguy cơ trực tiếp dẫn đến nổ, độc; nguy cơ tác động xấu đến môi trường; nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản; khả năng gây tác động ảnh hưởng xấu về chính trị, đối ngoại nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
3. Nhà, công trình, vật chướng ngại cản trở việc triển khai chữa cháy mà không có cách nào khác để chữa cháy đạt hiệu quả cao hơn.
Phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc chữa cháy. Trường hợp phương tiện, tài sản được huy động mà bị tổn hao; nhà, công trình bị phá dỡ theo quy định tại các điểm c, d khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy thì được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam chỉ được phép vào trụ sở của các cơ quan sau đây để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó:
a) Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao;
b) Trụ sở của cơ quan lãnh sự của những nước ký kết với Việt Nam hiệp định lãnh sự trong đó có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó;
c) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc;
d) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc, các đoàn thể của tổ chức quốc tế, nếu trong điều ước ký kết giữa Việt Nam và các tổ chức này có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó.
2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được vào trụ sở cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế không quy định tại khoản 1 Điều này để chữa cháy mà không cần có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của cơ quan.
3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam chỉ được phép vào nhà ở của những người sau đây để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó:
a) Nhà ở của viên chức ngoại giao, thành viên gia đình của viên chức ngoại giao không phải là công dân Việt Nam; nhân viên hành chính, kỹ thuật và thành viên gia đình họ không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam;
b) Nhà ở của viên chức lãnh sự không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam; nếu trong hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và nước cử lãnh sự có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó.
4. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được vào nhà ở của các thành viên các cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế không thuộc đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều này để chữa cháy mà không cần có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của các thành viên đó.
1. Cờ hiệu, biển báo và băng sử dụng trong chữa cháy, gồm:
a) Cờ hiệu chữa cháy; cờ hiệu ban chỉ huy chữa cháy;
b) Băng chỉ huy chữa cháy;
c) Biển báo, dải băng phân ranh giới khu vực chữa cháy;
d) Biển cấm qua lại khu vực chữa cháy.
2. Quy cách cờ hiệu, biển báo và băng sử dụng trong chữa cháy quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này,
Article 19. Firefighting plans
1. a) Types of firefighting plans:
a) Facility firefighting plan (Form No. PC17);
b) Police authority firefighting plan (Form No. PC18).
2. Requirements for and basic content of a firefighting plan:
a) The plan includes the dangers posed by fire, explosion and toxic hazards and firefighting-related conditions;
b) The plan provides the most complicated fire scenario and some other possible typical fire scenarios, different levels of fire spread possibility;
c) The plan elaborates mobilization and use of forces and equipment, direction organization, technical measures, tactics and support activities concerning firefighting for each stage of each fire scenario;
d) The plan must be revised in a timely manner and reapproved by the competent authority upon large change in size, dangers posed by fire, explosion and toxic hazards and firefighting-related conditions.
3. Responsibility for firefighting plan formulation and cooperation in firefighting plan formulation:
a) Chairpersons of commune-level People’s Committees, heads of facilities requiring fire management and owners of motor vehicles subject to special fire safety requirements shall organize formulation of facility firefighting plans for residential areas, facilities and vehicles employing on-site forces and equipment under their management (using Form No. PC17);
b) Heads of district-level police authorities shall organize formulation of police authority firefighting plans for facilities mentioned in the list in Appendix II enclosed therewith and residential areas facing high fire and explosion risk in localities under their fire management (using Form No. PC18);
c) Heads of fire departments shall organize formulation of police authority firefighting plans for the remaining facilities mentioned in the list in Appendix II enclosed therewith as well as firefighting plans requiring mobilization of local organizations, regulatory bodies, military and police and police forces of multiple central-affiliated cities and provinces (using Form No. PC18).
When formulating firefighting plans, police authorities must notify heads of facilities and Chairpersons of People’s Committees of communes where residential areas facing high fire and explosion risk are located of the plan formulation time and requirements for the formulation at least 03 working days before the formulation begins.
Chairpersons of People’s Committees of communes where residential areas facing high fire and explosion risk are located and heads of facilities mentioned in Appendix II enclosed therewith shall provide necessary documents and information related to firefighting plan formulation at the request of police authorities, assign personnel to join the formulation and satisfy conditions supporting the formulation.
4. Application for approval of facility firefighting plan for facilities mentioned in Appendix III enclosed therewith:
a) Application for approval of facility firefighting plan (made using Form No. PC19);
b) 02 copies of facility firefighting plan bearing the signature and seal of the person in charge of formulation (if any).
5. The applicant shall submit 01 application prepared according to Clause 4 herein to the competent authority in one of the following ways:
a) Directly at the single-window unit of the competent authority;
b) Online via the public service portal of the competent authority (documents included in state secret lists shall be submitted in compliance with regulations of laws on state secret protection);
c) By public postal service, service provided by an enterprise or individual or authorization as prescribed by law.
6. The official receiving the application shall check its components and validity and perform the following tasks:
a) If the application is adequate and valid according to regulations in Clause 4 herein, receive it and fill out the acknowledgement of application receipt (using Form No. PC03);
b) If the application is inadequate or invalid according to regulations in Clause 4 herein, instruct the applicant on how to complete the application as per regulations and fill out the application revision instruction (using Form No. PC04).
7. Announcement of application processing results:
a) If the application is submitted directly at the single-window unit of the competent authority, the official receiving it shall give 01 copy of the acknowledgement of application receipt or application revision instruction to the applicant and retain 01 copy;
b) If the application is submitted via the public service portal of the competent authority, the official receiving the application shall send a notification of application receipt or instruction on application revision to the applicant via email or text message;
c) If the application is submitted by public postal service, the service of an enterprise and individual or authorization as per the law, the official receiving it shall send 01 copy of the acknowledgement of application receipt or application revision instruction to the applicant and retain 01 copy.
8. The person sent to submit the application by the applicant must have a letter of introduction or letter of authorization and present their unexpired identity card or passport.
9. Firefighting plan management:
a) Facility firefighting plans shall be retained in facilities, in residential areas and on motor vehicles subject to special fire safety requirements;
b) Every police authority firefighting plan shall be retained at the premises of the formulating police authority. Regulatory bodies and organizations whose forces and equipment are involved in the plan may copy and disseminate content related to their tasks.
10. Responsibility for organization of firefighting plan drills:
a) Chairpersons of commune-level People’s Committees, heads of facilities and owners of motor vehicles subject to special fire safety requirements shall ensure all necessary conditions and organize firefighting plan drills for facilities, residential areas and vehicles under their management;
b) Police authorities shall organize drills of their firefighting plans at the request of persons competent in approval;
c) Forces and equipment involved in a firefighting plan must participate in a satisfactory manner when mobilized for drills;
d) The person in charge of organizing facility firefighting plan drills shall send the plan and a report on results of the drills to the supervisory police authority and take responsibility before the law for the results.
11. Police authorities shall provide guidelines for and inspect firefighting plan formulation, drills, management and employment.
Article 20. Responsibility for fire incident reporting, fire fighting and firefighting participation
1. Anyone detecting a fire must inform people around them about it and notify one or all of the following units:
a) The neighborhood watch or internal/specialized firefighting force of the locality where the fire occurs;
b) The nearest police authority or firefighting authority;
c) The government of the locality where the fire occurs.
2. Upon receipt of report on a fire in a locality under their management, the regulatory bodies and units mentioned in Clause 1 herein shall promptly arrive at the scene to suppress the fire and, concurrently, notify other essential regulatory bodies and units for reinforcement.
3. Upon receipt of report on a fire outside of the locality under its management, the regulatory body/unit mentioned in Point b Clause 1 herein shall promptly notify the regulatory bodies and units managing the locality where the fire occurs to have the fire suppressed; and, concurrently, report to the supervisory unit for consideration and decision to mobilize forces and equipment for reinforcement upon request.
4. Persons present at the fire scene must take all suitable measures to save human lives, prevent the fire from spreading and suppress the fire; firefighting participants must obey all orders from the incident commander.
5. Police forces, military forces, militia and self-defense forces, health, power, water, urban environment and transport authorities as well as other relevant regulatory bodies shall suppress the fire and participate in the firefighting operation according to regulations in Clauses 2, 3 and 4 Article 33 of the Law on Fire Prevention and Fighting.
Article 21. Incident commanders
1. The incident commander in a people’s police force shall be the highest-ranking leader of the firefighting authority present at the fire scene.
2. In case where the fire spreads from one facility to another or from one facility to a residential area or vice versa before the firefighting authority arrive at the fire scene, the incident commanders of the facility and the residential area must cooperate with each other in directing firefighting operation.
3. In case where the firefighting authority has yet to reach a motor vehicle caught on fire on the premises of a facility or in a village or forest, the incident commander in charge of the motor vehicle on fire shall cooperate with the person in charge of local firefighting operation in directing firefighting operation.
4. When the highest-ranking person of the people's police force arrives at the fire scene, the incident commander mentioned in Clause 2 Article 37 of the Law on Fire Prevention and Fighting shall join the firefighting command team and take orders from the incident commander of the people’s police force.
Article 22. Firefighting commanding and directing tasks
1. Firefighting commanding tasks:
a) Mobilize forces, equipment, property, water supply and firefighting substances and materials for firefighting operations;
b) Identify the fire area, provide firefighting tactics and technical measures and organize adoption thereof;
c) Set requirements for assurance of public and traffic order;
d) Organize logistics activities, support and healthcare for firefighting operations;
dd) Establish communication for firefighting operations;
e) Organize political education in fire fighting;
g) Organize notification of the fire incident;
h) Decide to end firefighting operations;
i) Cooperate in organizing protection of the fire scene;
k) Organize experience-learning meetings;
l) Propose other requests in support of firefighting operations.
2. Firefighting operations direction shall be carried out in the cases provided for in Article 39 of the Law on Fire Prevention and Fighting. Persons in charge of firefighting operations direction shall organize and direct safe and effective firefighting activities and recovery from fire damage.
3. Before the firefighting authority arrives at the fire scene, a regulatory body or organization head or Chairperson of the People's Committee at commune level or higher shall perform the tasks mentioned in Clauses 1 and 2 herein. When the firefighting authority arrives at the fire scene, its leader shall perform the tasks mentioned in Clause 1 herein; and the regulatory body or organization head or Chairperson of the People's Committee at commune level or higher shall command firefighting operations and perform the directing tasks mentioned in Clause 2 herein.
Article 23. Competence in and procedures for mobilization of forces, equipment and property for firefighting purpose
1. Competence in mobilization of forces, equipment and property for firefighting purpose:
a) Regulatory body or organization heads and Chairpersons of commune-level People’s Committees have the power to mobilize forces, equipment and property of regulatory bodies, organizations, households and individuals under their management; and must propose mobilization of forces, equipment and property not under their management to the person competent in mobilization of these forces, equipment and property for decision;
b) Fire department heads and heads of provincial police authorities have the power to mobilize forces, equipment and property of firefighting forces under their management, shall notify managers of the mobilized forces, equipment and property, and must propose mobilization of forces, equipment and property not under their management to the person competent in mobilization of these forces, equipment and property for decision;
c) Chairpersons of district-level People’s Committees have the power to mobilize forces, equipment and property of regulatory bodies and organizations under their management; and must propose mobilization of forces, equipment and property not under their management to the person competent in mobilization of these forces, equipment and property for decision;
d) Heads of provincial police authorities have the power to mobilize forces, equipment and property of police forces under their management; and must propose mobilization of forces, equipment and property not under their management to the person competent in mobilization of these forces, equipment and property for decision;
dd) Head of the Central Department of Fire safety, Firefighting, and Rescue has the power to mobilize forces, equipment and property of firefighting authorities throughout the country. They must propose mobilization of forces, equipment and property not under their management to the person competent in mobilization of these forces, equipment and property for decision, and notify managers of the mobilized forces, equipment and property;
e) Chairpersons of provincial People’s Committees have the power to mobilize forces, equipment and property of regulatory bodies, organizations, households and individuals under their management and military forces stationed in their provinces, and must notify managers of the mobilized forces, equipment and property;
g) The Minister of Public Security has the power to mobilize forces, equipment and property of regulatory bodies, organizations, households and individuals throughout the country, and must notify managers of the mobilized forces, equipment and property.
2. Procedures for mobilization of forces, equipment and property for firefighting purpose:
a) Mobilization of forces, equipment and property for firefighting purpose must be documented in an order for mobilization of forces, equipment and property for firefighting purpose (made using Form No. PC20); in case of emergency, the mobilization order may be given verbally and shall be documented within the 03 following working days. The person giving a verbal mobilization order must provide their full name, post and workplace as well as the grounds for mobilization, requirements for mobilized persons, equipment and property, and assembly time and point;
b) In case of mobilization of forces, equipment and property of a regulatory body, organization or individual not under their management, the incident commander may mobilize these forces, equipment and property for firefighting purpose with the verbal permission of the competent person, and shall advise this competent person on issuance of a written mobilization decision.
Article 24. Mobilization of prioritized vehicles, personnel and equipment of military forces, international organizations and foreign organizations and individuals in Vietnam for firefighting purpose
1. Military personnel and equipment not on emergency duty may be mobilized for firefighting and firefighting support purposes. Upon receipt of an order for mobilization of forces and equipment for firefighting and firefighting support purposes, military leaders must execute the order immediately or report to the competent authority for execution.
2. The following vehicles shall not be mobilized for firefighting and firefighting support purposes:
a) Military vehicles and police vehicles on emergency duty;
b) Ambulances on duty;
c) Dike protection vehicles, vehicles on natural disaster recovery or emergency duty per the law;
d) Motorcades led by the police;
dd) Vehicles in funeral processions;
e) Other prioritized vehicles per the law.
3. Personnel and vehicles of international organizations and foreign organizations and individuals in Vietnam may be mobilized for firefighting and firefighting support purposes, excluding international organizations and foreign organizations and individuals entitled to privileges and immunities as prescribed by law and conventions to which Vietnam is a signatory.
Article 25. Priority for personnel and equipment mobilized for firefighting purpose and exercise of priority rights
1. When operating for firefighting and firefighting support purposes, road vehicles, watercrafts, aircrafts and other vehicles of firefighting authorities may use priority signals and exercise traffic priority right and other priority rights as per the law.
Road motor vehicles and inland watercrafts of regulatory bodies, organizations and individuals mobilized for firefighting purpose are entitled to the priority rights mentioned in Point b Clause 2 Article 36 of the Law on Fire Prevention and Fighting, and given priority when crossing bridges and using ferries, and exempt from road tolls.
2. When a person mobilized for firefighting purpose presents a mobilization order or notification of mobilization request from the competent person (in case the mobilization order is issued verbally), the vehicle owner or vehicle operator or persons with relevant responsibility shall permit the mobilized person to leave as soon as practicable.
Article 26. Urgent situations where right to demolish houses, works and obstacles and move property during firefighting operations may be exercised
The incident commander of a firefighting authority may exercise the right to demolish houses, works and obstacles and move property provided for in Point d Clause 1 Article 38 of the Law on Fire Prevention and Fighting in the following urgent situations:
1. A person is trapped by the fire or the fire is directly threatening the lives of multiple persons.
2. The fire poses a direct risk of explosion or toxic hazard; a risk to the environment; a major threat to human lives and property; or a threat to political situation or foreign affairs unless preventive measures are promptly taken.
3. The houses, works and obstacles obstruct firefighting operations and there is no other more effective firefighting option.
Article 27. Return of and compensation for equipment and property mobilized for firefighting purpose
Equipment and property of regulatory bodies, organizations, households and individuals mobilized for firefighting or firefighting support purpose must be returned immediately after firefighting operations end. Mobilized equipment and property that are damaged, and houses and works that are demolished according to regulations in Points c and d Clause 1 Article 38 of the Law on Fire Prevention and Fighting shall be compensated as per the law.
Article 28. Suppression of fire on premises of diplomatic missions, consular missions, representatives of international organizations and houses of members thereof
1. Vietnamese firefighting forces may enter the premises of the following bodies for firefighting purpose at the request or with the permission of the head or authorized person of these bodies:
a) Diplomatic missions;
b) Consular missions of countries with which Vietnam has signed a consular agreement stipulating that Vietnamese firefighting forces may enter the premises of these missions for firefighting purpose at the request or with the permission of the heads or authorized persons of these missions;
c) Representatives of international organizations affiliated to the United Nations;
d) Representatives of intergovernmental international organizations not affiliated to the United Nations, and mass organizations of international organizations with which Vietnam has signed an agreement stipulating that Vietnamese firefighting forces may enter the premises of these bodies for firefighting purpose at the request or with the permission of the heads or authorized persons of these bodies.
2. Vietnamese firefighting forces may enter the premises of consular missions and representatives of international organizations besides those mentioned in Clause 1 herein for firefighting purpose without a request or permission from the heads or authorized persons of these bodies.
3. Vietnamese firefighting forces may enter the houses of the following persons for firefighting purpose at the request or with the permission of these persons:
a) Members of diplomatic missions, and family members of members of diplomatic missions who do not hold Vietnamese nationality; administrative and technical staff and their family members who do not hold Vietnamese nationality or reside permanently in Vietnam;
b) Members of consular posts who do not hold Vietnamese nationality or reside permanently in Vietnam; if the consular agreements between Vietnam and the home countries of these persons stipulate that Vietnamese firefighting forces may enter their houses for firefighting purpose at their request or with their permission.
4. Vietnamese firefighting forces may enter the houses of members of consular missions and representatives of international organizations besides those mentioned in Clause 3 herein for firefighting purpose without a request or permission from these members.
Article 29. Signal flags, signage, armband and tape used in firefighting operations
1. Signal flags, signage, armband and tape used in firefighting operations include:
a) Firefighting signal flag; signal flag of firefighting command team;
b) Incident commander armband;
c) Fire area signboard, fire area barricade tape;
d) Fire area no entry sign.
2. Specifications of signal flags, signage, armband and tape used in firefighting operations are provided for in Appendix VIII enclosed therewith.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực