Chương II Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch: Đăng ký hộ tịch, quản lý, sử dụng sổ hộ tịch trong giai đoạn chuyển tiếp
Số hiệu: | 123/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 30/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1157 đến số 1158 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã có Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch 2014.
Theo đó, việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử được thực hiện theo quy định sau:
- Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
- Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
- Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp đăng ký lại khai sinh, kết hôn: Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc nơi người yêu cầu thường trú thực hiện đăng ký lại.
- Đối với trường hợp đăng ký lại khai tử: UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại
Nghị định 123/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG SỔ HỘ TỊCH TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP
Mục 1. GIẤY TỜ NỘP, XUẤT TRÌNH
Điều 9. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh
1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.
Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.
Điều 10. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn
Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:
1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.
Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.
2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.
Mục 2. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG SỔ HỘ TỊCH
1. Sổ hộ tịch được lập thành 01 quyển theo từng loại việc hộ tịch được đăng ký.
2. Cơ quan đăng ký hộ tịch sử dụng sổ hộ tịch để ghi những việc hộ tịch được đăng ký bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12 của năm.
Số liệu thống kê hộ tịch hàng năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó.
3. Trước ngày 05 tháng 01 của năm sau, công chức làm công tác hộ tịch phải khóa Sổ hộ tịch; thống kê đầy đủ, chính xác và ghi tổng số việc hộ tịch đã đăng ký của năm trước vào trang liền kề với trang đăng ký cuối cùng của năm; ký, ghi rõ họ tên, chức danh; báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch ký, đóng dấu xác nhận.
1. Sau khi khóa Sổ hộ tịch, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày khóa Sổ hộ tịch, cơ quan đăng ký hộ tịch chứng thực 01 bản sao Sổ hộ tịch để chuyển lưu tại cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên trực tiếp; đối với Cơ quan đại diện thì gửi tập trung về Bộ Ngoại giao.
2. Khi nhận bản sao Sổ hộ tịch chuyển lưu, cơ quan tiếp nhận phải kiểm tra từng quyển Sổ hộ tịch, lập Biên bản bàn giao, trong đó ghi rõ tình trạng, số liệu đăng ký của từng quyển.
3. Sổ hộ tịch là tài sản quốc gia, được lưu trữ vĩnh viễn theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
4. Cơ quan lưu giữ Sổ hộ tịch có trách nhiệm bảo quản, khai thác, sử dụng Sổ hộ tịch theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp an toàn, chống cháy nổ, bão lụt, ẩm ướt, mối mọt.
Điều 13. Ghi vào Sổ hộ tịch nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Ngay sau khi nhận được thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật Hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch căn cứ bản sao trích lục ghi đầy đủ nội dung thay đổi, cải chính vào Sổ hộ tịch, bao gồm: Số, ngày, tháng, năm; tên cơ quan cấp; họ, tên người ký trích lục hộ tịch; báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch ký, đóng dấu xác nhận.
Trường hợp Sổ hộ tịch đã được chứng thực chuyển lưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này thì công chức làm công tác hộ tịch phải báo cáo bằng văn bản kèm bản chụp trích lục hộ tịch cho cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên để ghi tiếp nội dung thay đổi, cải chính vào bản sao Sổ hộ tịch tương ứng. Cơ quan tiếp nhận bản sao Sổ hộ tịch có trách nhiệm ghi nội dung thay đổi, cải chính vào bản sao Sổ hộ tịch tương ứng; Thủ trưởng cơ quan ký, đóng dấu xác nhận về nội dung đã ghi.
2. Thủ trưởng cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch nhận được văn bản thông báo mà không thực hiện ghi vào Sổ hộ tịch hoặc có trách nhiệm thông báo mà không thực hiện thông báo và gửi bản sao trích lục hộ tịch theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật Hộ tịch phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin hộ tịch sai lệch theo quy định của pháp luật.
1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.
Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.
Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:
1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.
Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.
2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.
1. Sổ hộ tịch được lập thành 01 quyển theo từng loại việc hộ tịch được đăng ký.
2. Cơ quan đăng ký hộ tịch sử dụng sổ hộ tịch để ghi những việc hộ tịch được đăng ký bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12 của năm.
Số liệu thống kê hộ tịch hàng năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó.
3. Trước ngày 05 tháng 01 của năm sau, công chức làm công tác hộ tịch phải khóa Sổ hộ tịch; thống kê đầy đủ, chính xác và ghi tổng số việc hộ tịch đã đăng ký của năm trước vào trang liền kề với trang đăng ký cuối cùng của năm; ký, ghi rõ họ tên, chức danh; báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch ký, đóng dấu xác nhận.
1. Sau khi khóa Sổ hộ tịch, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày khóa Sổ hộ tịch, cơ quan đăng ký hộ tịch chứng thực 01 bản sao Sổ hộ tịch để chuyển lưu tại cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên trực tiếp; đối với Cơ quan đại diện thì gửi tập trung về Bộ Ngoại giao.
2. Khi nhận bản sao Sổ hộ tịch chuyển lưu, cơ quan tiếp nhận phải kiểm tra từng quyển Sổ hộ tịch, lập Biên bản bàn giao, trong đó ghi rõ tình trạng, số liệu đăng ký của từng quyển.
3. Sổ hộ tịch là tài sản quốc gia, được lưu trữ vĩnh viễn theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
4. Cơ quan lưu giữ Sổ hộ tịch có trách nhiệm bảo quản, khai thác, sử dụng Sổ hộ tịch theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp an toàn, chống cháy nổ, bão lụt, ẩm ướt, mối mọt.
1. Ngay sau khi nhận được thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật Hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch căn cứ bản sao trích lục ghi đầy đủ nội dung thay đổi, cải chính vào Sổ hộ tịch, bao gồm: Số, ngày, tháng, năm; tên cơ quan cấp; họ, tên người ký trích lục hộ tịch; báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch ký, đóng dấu xác nhận.
Trường hợp Sổ hộ tịch đã được chứng thực chuyển lưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này thì công chức làm công tác hộ tịch phải báo cáo bằng văn bản kèm bản chụp trích lục hộ tịch cho cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên để ghi tiếp nội dung thay đổi, cải chính vào bản sao Sổ hộ tịch tương ứng. Cơ quan tiếp nhận bản sao Sổ hộ tịch có trách nhiệm ghi nội dung thay đổi, cải chính vào bản sao Sổ hộ tịch tương ứng; Thủ trưởng cơ quan ký, đóng dấu xác nhận về nội dung đã ghi.
2. Thủ trưởng cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch nhận được văn bản thông báo mà không thực hiện ghi vào Sổ hộ tịch hoặc có trách nhiệm thông báo mà không thực hiện thông báo và gửi bản sao trích lục hộ tịch theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật Hộ tịch phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin hộ tịch sai lệch theo quy định của pháp luật.
CIVIL STATUS REGISTRATION, MANAGEMENT AND USE OF VITAL RECORDS IN TRANSITIONAL STAGE
Section 1. DOCUMENTS TO BE SUBMITTED OR PRESENTED
Article 9. Documents to be submitted and presented upon birth registration
1. An applicant for birth registration at the People’s Committee of commune, ward, or town (hereinafter referred to as commune) shall submit documents as prescribed in Clause 1 Article 16 of the Law on civil status; and an applicant for birth registration at the People’s Committee of suburban district, urban district, district-level town, provincial-affiliated city (hereinafter referred to as district) shall submit documents as prescribed in Clause 1 Article 36 of the Law on civil status.
2. The applicant for birth registration shall present documents as prescribed in Clause 1 Article 2 hereof.
If the child’s parents have their marriage registered, the marriage license shall also be presented.
Article 10. Documents to be submitted and presented upon marriage registration
An applicant for marriage registration at the People’s Committee of commune shall submit documents as prescribed in Clause 1 Article 2 of this Decree, Clause 1 Article 18 of the Law on civil status; and an applicant for marriage registration at the People’s Committee of district shall submit documents as prescribed in Clause 1 Article 38 of the Law on civil status and submit the original of certificate of marital status as prescribed as follows:
1. If the person applies for marriage registration at a People’s Committee of commune other than his/her permanent residence commune, he/she must submit a certificate of marital status issued by the competent People’s Committee of commune as prescribed in Articles 21, 22, and 23 of this Decree.
In case of application for marriage registration at a People’s Committee of district, the applicant for marriage registration living in Vietnam must submit a certificate of marital status issued by the competent People’s Committee of commune as prescribed in Articles 21, 22, and 23 of this Decree.
2. If the applicant for marriage registration has been going on business, studying, working under guest worker program abroad, he/she must submit a certificate of marital status issued by the Vietnamese diplomatic missions, or consular agents overseas (hereinafter referred to as representative body).
Section 2. MANAGEMENT AND USE OF VITAL RECORDS
Article 11. Making and closing vital records
1. Vital records shall be made in 1 book according to each type of civil status affairs.
2. The Registry shall document civil status affairs that are registered from January 1 to December 31 inclusive of a year to vital records
Annual vital statistics shall begin from January 1 to December 31 inclusive of a year.
3. Before January 5 of the succeeding year, the civil status official shall close the vital records; release statistics sufficiently and accurately and record total number of civil status affairs that were registered in the preceding year to the page adjacent to the final registration page of the year; and then bear signature, position, and send it to the Registry’s head for bearing signature and seal.
Article 12. Archiving vital records
1. Within 15 working days from the date on which vital records are closed, the Registry or the representative body shall authenticate 1 copy of vital records and send it to the superior Registry or the Ministry of Foreign Affairs respectively.
2. When receiving the copy of vital records, the receiving authority shall check each book of vital records, make transfer note specifying the state and figures of each book.
3. Vital records are national assets and permanently archived as prescribed in law on archives.
4. The agency that archives vital records is responsible for preserve and use of vital records in accordance with regulations of law; adopt safety measures, measures against fire, explosion, flood, moistness, and termites.
Article 13. Documenting civil status changes and correction in vital records
1. As soon as practicable after receiving a such notice enclosed with a copy of civil status affairs as prescribed in Clause 3 Article 28 of the Law on civil status, the civil status official shall document sufficient changes or correction to the vital records according to the above copy, including: number, date, issuing authority; full name of the signer of copy; a report bearing signature and seal of the Registry’s head.
If vital records have been authenticated and sent as prescribed in Clause 1 Article 12 of this Decree, the civil status official shall send a report enclosed with a copy of vital records to the superior Registry for documenting relevant changes or correction to the respective vital records. The receiving authority shall document such changes or correction to the respective vital records which bear signature and seal of the Registry's head.
2. Any Registry's head who has received a notice fails to make documenting to the vital records or who is responsible for giving notice fails to give such notice and send a copy of vital records as prescribed in Clause 3 Article 28 of the Law on civil status shall take responsibility for discrepancy in management and use vital records as prescribed by law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 2. Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch
Điều 3. Cách thức nộp và tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ tịch
Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử
Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
Điều 9. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh
Điều 10. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn
Điều 13. Ghi vào Sổ hộ tịch nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch
Điều 14. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
Điều 16. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ
Điều 26. Thủ tục đăng ký lại khai sinh
Điều 27. Thủ tục đăng ký lại kết hôn
Điều 29. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam
Điều 30. Hồ sơ đăng ký kết hôn
Điều 31. Trình tự đăng ký kết hôn
Điều 32. Tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn
Điều 35. Trình tự, thủ tục ghi chú kết hôn
Điều 38. Thẩm quyền ghi chú ly hôn
Điều 2. Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch
Điều 3. Cách thức nộp và tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ tịch
Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử
Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
Điều 19. Đăng ký nhận cha, mẹ, con
Mục 3. CẤP GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN
Điều 26. Thủ tục đăng ký lại khai sinh
Điều 29. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam
Điều 3. Cách thức nộp và tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ tịch
Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
Mục 2. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG SỔ HỘ TỊCH
Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
Điều 19. Đăng ký nhận cha, mẹ, con
Điều 26. Thủ tục đăng ký lại khai sinh
Điều 29. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam