Chương 8 Nghị định 120/2008/NĐ-CP: Trách nhiệm quản lý lưu vực sông
Số hiệu: | 120/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 01/12/2008 | Ngày hiệu lực: | 27/12/2008 |
Ngày công báo: | 12/12/2008 | Số công báo: | Từ số 640 đến số 641 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Còn hiệu lực
30/06/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lưu vực sông trên phạm vi cả nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
1. Trình Thủ tướng Chính phủ:
a) Ban hành Danh mục lưu vực sông liên tỉnh;
b) Thành lập các Ủy ban Lưu vực sông đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn;
c) Phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch lưu vực sông; kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông; kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước trong lưu vực đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn;
d) Giải quyết các tranh chấp về tài nguyên nước giữa các Bộ, ngành, địa phương, tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lưu vực sông trên các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn.
2. Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá về lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch lưu vực sông; quy chế làm việc mẫu của Ủy ban Lưu vực sông.
3. Ban hành Danh mục lưu vực sông nội tỉnh, thành lập Ủy ban Lưu vực sông đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông liên tỉnh.
4. Phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch lưu vực sông đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông liên tỉnh.
5. Tổ chức lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch lưu vực sông và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn, Danh mục lưu vực sông liên tỉnh.
6. Tổ chức lập và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch sau khi được phê duyệt đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn, Danh mục lưu vực sông liên tỉnh, bao gồm:
a) Kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông;
b) Kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước.
7. Công bố dòng chảy tối thiểu duy trì trong sông đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn, Danh mục lưu vực sông liên tỉnh.
8. Thẩm định các quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong lưu vực sông của các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn, Danh mục lưu vực sông liên tỉnh.
9. Thực hiện hợp tác quốc tế và các Điều ước quốc tế quy định tại Chương VI Nghị định này; giải quyết các tranh chấp về tài nguyên nước giữa các Bộ, ngành, địa phương, tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông liên tỉnh.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý các ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước có trách nhiệm:
1. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Ủy ban Lưu vực sông trong việc xây dựng quy hoạch lưu vực sông.
2. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước chuyên ngành của mình phù hợp với quy hoạch lưu vực sông, kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông, kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Cử đại diện có thẩm quyền tham gia Ủy ban Lưu vực sông theo quy định của Nghị định này.
4. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch lưu vực sông về việc xem xét, sửa đổi hoặc điều chỉnh quy hoạch lưu vực sông khi thấy cần thiết.
1. Đề xuất bảo đảm cân đối nhu cầu vốn đầu tư cho việc lập, thực hiện các quy hoạch lưu vực sông.
2. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để đầu tư thực hiện các quy hoạch lưu vực sông.
3. Vận động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho đầu tư bảo vệ, phát triển bền vững lưu vực sông.
1. Tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch lưu vực sông và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông nội tỉnh.
2. Tổ chức lập và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch sau khi được phê duyệt đối với các lưu vực sông Danh mục lưu vực sông nội tỉnh, bao gồm:
a) Kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông;
b) Kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước.
3. Công bố dòng chảy tối thiểu duy trì trong sông đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông nội tỉnh.
4. Thẩm định các quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ trong các lưu vực sông nội tỉnh.
5. Giải quyết các tranh chấp về tài nguyên nước giữa các Bộ, ngành, địa phương, tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lưu vực sông trong lưu vực sông nội tỉnh.
6. Thông báo kế hoạch quản lý, tình hình bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn tỉnh cho:
a) Tiểu ban Lưu vực sông liên tỉnh tương ứng trong trường hợp tỉnh có diện tích nằm trong lưu vực sông lớn.
b) Ủy ban Lưu vực sông liên tỉnh tương ứng trong trường hợp tỉnh có diện tích nằm trong lưu vực sông liên tỉnh.
7. Định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường việc thực hiện quản lý lưu vực sông nội tỉnh
1. Cho ý kiến trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch lưu vực sông và kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn.
2. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về giải quyết tranh chấp khai thác, sử dụng tài nguyên nước giữa các ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Đề xuất các chính sách, cơ chế về quản lý lưu vực sông.
1. Tổ chức thẩm định đối với nhiệm vụ, đồ án các quy hoạch lưu vực sông và quy hoạch của các tiểu lưu vực trong lưu vực sông; kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông; kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước; mức yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu trong sông; các dự án chuyển nước giữa các vùng, các tiểu lưu vực trong lưu vực, các dự án chuyển nước hay tiếp nhận nước của lưu vực với các lưu vực sông khác.
2. Điều hòa, phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương, các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, dự án về tài nguyên nước trong lưu vực sông.
3. Đề xuất mức thuế sử dụng tài nguyên nước, mức thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân trong lưu vực theo quy định của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường nước, khai thác sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.
4. Giám sát việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông; kiến nghị với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong lưu vực và Bộ Tài nguyên và Môi trường các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, khắc phục sự cố môi trường trong lưu vực, việc sửa đổi, điều chỉnh quy hoạch lưu vực sông khi thấy cần thiết.
5. Tổ chức xây dựng Cơ sở dữ liệu và Danh bạ dữ liệu môi trường, tài nguyên nước lưu vực sông.
6. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nước, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong lưu vực sông, phát triển bền vững lưu vực sông.
7. Kiến nghị phương án giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước trong lưu vực sông với cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
8. Định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình thực hiện quy hoạch lưu vực sông, tình hình thực hiện các kế hoạch quy định tại Nghị định này.
RIVER BASIN MANAGEMENT RESPONSIBILITIES
Article 33. The Ministry of Natural Resources and Environment
Being a government agency performing the function of state management of river basins nationwide, the Ministry of Natural Resources and Environment has the responsibilities:
1. To submit to the Prime Minister
a/ For promulgation, a list of inter-provincial river basins;
b/ The establishment of the River Basin Committees for river basins on the list of big river basins;
c/ For approval, river basin planning tasks and drafts; plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins; plans for regulation and distribution of water resources in river basins on the list of big river basins;
d/ For settlement disputes over water resources among ministries, branches, localities, disputes among organizations and individuals engaged in river basin-related activities in river basins on the list of big river basins.
2. To promulgate norms, standards, techno-economic targets and unit prices for the formulation of river basin planning tasks and drafts; model working regulations of the River Basin Committees.
3. To promulgate a list of intra-provincial river basins, to set up the River Basin Committees for river basins on the list of inter-provincial river basins.
4. To approve river basin planning tasks and drafts for, river basins on the list of inter-provincial river basins.
5. To formulate river basin planning tasks and drafts and organize the implementation thereof after they are approved, for river basins on the list of big river basins or the list of inter-provincial river basins.
6. To formulate and direct the implementation of plans after they are approved, for river basins on the list of big river basins or the list of inter-provincial river basins, including;
a/ Plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins;
b/ Plans for water resource regulation and allocation.
7. To announce minimum flows to be maintained in rivers, for river basins on the list of big river basins or the list of inter-provincial river basins.
8. To appraise plans of ministries, branches, government-attached agencies and provincial-level People’s Committees on exploitation and use of water resources in river basins on the list of big river basins or the list of inter-provincial river basins.
9. To materialize international cooperation and treaties as provided for in Chapter VI of this Decree; to settle disputes over water resources between ministries, branches, localities, disputes between organizations or individuals engaged in activities related to river basins on the list of inter-provincial river basins.
Article 34. Ministries and ministerial-level agencies
Within the ambit of their functions, tasks and powers prescribed by law, the ministries or ministerial-level agencies managing water resource-exploiting or -using sectors have the responsibilities:
1. To coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment and the River Basin Committees in formulating river basin plannings.
2. To formulate, amend or supplement their respective specialized plannings and plans for water resource protection and exploitation to be in line with the river basin plannings, plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins and plans for water resource regulation and allocation, which have been approved by competent state agencies.
3. To appoint competent representatives to participate in the River Basin Committees under the provisions of this Decree.
4. To propose agencies with river basin planning-approving competence to examine, revise or adjust river basin plannings, when necessary.
Article 35. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance
1. To propose the assurance of investment capital for the formulation and implementation of river basin plannings.
2. To study, formulate mechanisms and policies to encourage and mobilize investment capital sources at home and abroad for the realization of river basin plannings.
3. To mobilize official development assistance (ODA) for the protection and sustainable development of river basins.
Article 36. Provincial-level People’s Committees
1. To formulate and approve river basin planning tasks and drafts and organize the implementation thereof after they are approved, for river basins on the list of intra-provincial river basins.
2. To formulate and direct the implementation of various plans after they are approved, for river basins on the list of intra-provincial river basins, including:
a/ Plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins;
b/ Plans for water resource regulation and distribution.
3. To publicize to-be-maintained minimum river flows, for river basins on the list of intra-provincial river basins.
4. To appraise water resource exploitation or use plannings of ministries, branches, government-attached agencies in intra-provincial river basins.
5. To settle disputes over water resources between ministries, branches and/or localities and disputes between organizations and/or individuals engaged in activities related to intra-provincial river basins.
6. To notify plans for management protection, exploitation, use and development of water resources; for water harm prevention, combat and consequence address in the provinces to:
a/ The corresponding River Basin Sub-Committees if the provinces have land areas lying in big river basins;
b/ The corresponding inter-provincial River Basin Committees if the provinces have land areas lying in inter-provincial river basins.
7. To periodically report to the Ministry of Natural Resources and Environment on the management of intra-provincial river basins.
Article 37. The National Water Resources Council
1. To give its comments on river basin plannings and plans for water resource regulation and distribution, with regard to river basins on the list of big river basins, before they are approved by the Prime Minister.
2. To propose the Prime Minister to settle disputes over water resource exploitation and use between branches, provinces and/or centrally run cities.
3. To propose policies and mechanisms for river basin management.
Article 38. The River Basin Committees
1. To appraise river basin planning tasks and drafts and plannings on sub-basins in river basins; plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins; plans for water resource regulation and allocation; to-be-maintained minimum flows in rivers; projects on water transfer among regions or sub-basins in river basins, projects on water transfer to, or water receipt from, other river basins.
2. To regulate and coordinate activities of ministries, branches, localities, corporations, state-run economic groups, organizations and individuals in the implementation of plannings. plans, projects on water resources in river basins.
3. To propose royalty rates for water resources, charge and fee rates and contributions by people in river basins according to law for the protection of the water environment, water resource exploitation and use, water-caused harm prevention and combat and water consequence address in river basins.
4. To supervise the implementation of river basin plannings; to propose to provincial-level People’s Committees in the basin areas and the Ministry of Natural Resources and Environment measures for water resource management, protection and use, water-caused harm consequence prevention, combat and address, redress of environmental incidents in river basins, and revision and adjustment of river basin plannings, when necessary.
5. To establish databases and data directories on river basin environment and water resources.
6. To implement international cooperation on water environment protection, water resource exploitation, use and development; water-caused harm consequence prevention, combat and address and sustainable development of river basins.
7. To propose options to settle disputes over water resources in river basins to agencies competent to settle such disputes according to law.
8. To periodically report to the Ministry of Natural Resources and Environment on the implementation of river basin plannings and plans defined in this Decree.