Chương 4 Nghị định 120/2008/NĐ-CP: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông
Số hiệu: | 120/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 01/12/2008 | Ngày hiệu lực: | 27/12/2008 |
Ngày công báo: | 12/12/2008 | Số công báo: | Từ số 640 đến số 641 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Còn hiệu lực
30/06/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước và các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, sử dụng nước trên lưu vực sông trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm:
a) Tổ chức quan trắc, đo đạc thường xuyên nguồn thải;
b) Kiểm tra, giám sát các điểm xả nước thải vào nguồn nước bảo đảm lượng thải và chất lượng nước thải đáp ứng khả năng tiếp nhận nước thải và mục tiêu chất lượng nước của từng sông, đoạn sông, hồ, đầm phá và vùng đất ngập nước trong lưu vực sông;
c) Thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước do mình quản lý hoặc trực tiếp khai thác, sử dụng;
d) Xây dựng cơ sở dữ liệu nước thải xả vào nguồn nước và đăng ký vào Danh bạ dữ liệu môi trường – tài nguyên nước lưu vực sông.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt các nguồn nước, xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước và thông tin về chất lượng các nguồn nước, các nguồn xả thải trên lưu vực sông;
b) Quy định về bảo vệ hành lang sông đối với các nguồn nước nhạy cảm, có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa; về bảo vệ, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực hành lang sông và vùng cửa sông, ven biển;
c) Hướng dẫn các giải pháp phục hồi chất lượng nước trong trường hợp môi trường nước bị ô nhiễm, suy thoái.
1. Lập kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông:
a) Kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông được lập theo kỳ hạn năm (05) năm một lần;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông có sắp xếp thứ tự ưu tiên trên cơ sở Quy hoạch lưu vực sông đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn, Danh mục lưu vực sông liên tỉnh;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông có sắp xếp thứ tự ưu tiên trên cơ sở Quy hoạch lưu vực sông đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với các lưu vực sông nằm trong phạm vi địa phương thuộc Danh mục lưu vực sông nội tỉnh;
d) Kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông phải được lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và đại diện cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn lưu vực sông.
2. Thông báo kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm cho các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích trên lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn, Danh mục lưu vực sông liên tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho các Ban, ngành thuộc phạm vi quản lý, các cơ quan liên quan kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông đối với các lưu vực sông nằm trong phạm vi địa phương thuộc Danh mục lưu vực sông nội tỉnh;
c) Nội dung, hình thức thông báo kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông do cơ quan có thẩm quyền thông báo quyết định.
3. Thực hiện kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông:
a) Kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông là cơ sở để lập chương trình, dự án bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành, địa phương;
b) Các Bộ, ngành, các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo điều chỉnh chương trình, kế hoạch, dự án, chế độ xả nước thải thuộc phạm vi quản lý phù hợp với kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1. Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường nước lưu vực sông:
a) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm xây dựng các phương án và trang bị đầy đủ các thiết bị phòng, chống, ứng phó sự cố môi trường nước do mình gây ra;
b) Khi xảy ra sự cố môi trường nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thực hiện các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức, cá nhân gây sự cố môi trường nước ngoài, việc bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm bồi thường để khắc phục hậu quả ô nhiễm, suy thoái trước mắt và phục hồi, cải tạo môi trường về lâu dài.
d) Trong trường hợp xảy ra sự cố, các cơ quan chức năng địa phương có trách nhiệm phối hợp giảm thiểu tác hại do sự cố gây ra, xác định rõ nguồn gốc, cơ sở, cá nhân gây sự cố; giám sát, đánh giá mức độ suy giảm chất lượng môi trường nước lưu vực sông, các thiệt hại do sự cố gây ra để có căn cứ yêu cầu cơ sở, cá nhân gây sự cố bồi thường thiệt hại.
2. Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường nước lưu vực sông xuyên quốc gia:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ động tiến hành các biện pháp ngăn chặn, hạn chế lan rộng vùng ô nhiễm, xử lý, giảm thiểu ô nhiễm thuộc phạm vi quản lý và thông báo kịp thời Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan tại quốc gia xảy ra sự cố môi trường nước xuyên quốc gia để tiến hành ngay các biện pháp ngăn chặn và khắc phục hậu quả phù hợp với cam kết, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
PROTECTION OF THE RIVER BASIN WATER ENVIRONMENT
Article 22. Control of polluting sources and protection of river basin water quality
1. Within the ambit of their respective responsibilities, ministries, ministerial-level agencies, provincial-level People’s Committees, corporations, state-run economic groups, and organizations and individuals engaged in the exploitation or use of river basin water shall:
a/ Organize regular observation and measurement of wastewater sources;
b/ Inspect and supervise locations where wastewater is discharged into water sources, ensuring that wastewater volumes and quality meet the wastewater-receiving capacity and water quality criteria of each river, river section, lake, lagoon and submerged area in river basins;
c/ Apply measures to protect water sources which they directly manage, exploit or use;
d/ Establish databases on wastewater discharged into water sources and register them into river basin environment-water resource data directories.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
a/ Direct and organize the investigation, survey and assessment of water source pollution, degeneration or exhaustion: build systems of water environment observation and information on quality of water sources and wastewater discharge sources in river basins.
b/ Provide for the protection of river corridors with regard to sensitive water sources with high biodiversity and cultural preservation values; the protection and development of natural ecological systems in river corridors and river-mouth and coastal areas;
c/ To guide solutions for the restoration of water quality if the water environment is polluted and degenerated.
Article 23. Plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins
1. Formulation of plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins:
a/ A plan for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basin will be formulated once for every five (5) years;
b/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall organize the formulation of plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins in a priority order based on the approved river basin plannings for river basins on the list of big river basins and the list of inter-provincial river basins;
c/ Provincial-level People’s Committees shall organize the formulation of plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins in a priority order, based on the approved river basin plannings for river basins lying within their respective localities on the list of intra-provincial river basins;
d/ Plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins must be commented by ministries, branches, localities, economic organizations involved in the exploitation and use of water resources or discharge of wastewater into water sources and representatives of population communities in river basins.
2. Notification of plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins:
a/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall notify plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources to ministries, branches and provincial-level People’s Committees of localities having land areas in river basins on the list of big river basins or the list of inter-provincial river basins.
b/ Provincial-level People’s Committees shall notify departments and branches under their management and concerned agencies of the plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins lying within their localities and being on the list of intra-provincial river basins;
c/ To-be-notified contents and forms of notifying plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins shall be decided by agencies with notifying competence.
3. Implementation of plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins:
a/ Plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins serve as grounds for the elaboration of environmental protection programs and projects of ministries, branches or localities;
b/ Ministries, branches, corporations, state-run economic groups and People’s Committees at all levels shall direct the adjustment of programs, plans, projects and regimes on wastewater discharge under their respective management in to be in line with plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins.
c/ The Ministry of Natural Resources and Environment and provincial-level People’s Committees shall inspect, oversee, monitor and periodically report to the Prime Minister on the implementation of plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins.
Article 24. Responding to and addressing river basin water environment incidents
1. Responding to and addressing river basin water environment incidents:
a/ Production, business or service establishments shall formulate schemes and be fully equipped with facilities to prevent, combat and respond to water environment incidents they have caused;
b/ Upon the occurrence of water environment incidents, production, business or service establishments shall apply measures to respond to and address the incidents according to law;
c/ Organizations and individuals that cause water environment incidents shall, apart from being held responsible therefor according to law, pay compensations in order to address the pollution and degeneration in the immediate future and rehabilitate and improve the environment for a long-term future.
d/ In case of incidents. local functional bodies shall coordinate with one another in minimizing harms caused by the incidents, identifying the incident causes, grounds and individuals at fault; supervise and evaluate the extent of degeneration of quality of the water environment in river basins and harms caused by the incidents so as to have grounds for requesting the incident-causing establishments or individuals to pay damages.
2. Responding to and addressing trans boundary river basin water environment incidents:
a/ Provincial-level People’s Committees shall actively apply measures to stop and restrict the spread of pollution, treat and minimize pollution under their management and promptly notify such to the Ministry of Natural Resources and Environment;
b/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall coordinate with concerned authorities in countries where trans boundary water environment incidents occur in immediately taking preventive and remedial measures compliant with commitments or treaties to which Vietnam is a contracting party.