Chương 1 Nghị định 120/2008/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 120/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 01/12/2008 | Ngày hiệu lực: | 27/12/2008 |
Ngày công báo: | 12/12/2008 | Số công báo: | Từ số 640 đến số 641 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Còn hiệu lực
30/06/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định việc quản lý lưu vực sông, bao gồm: điều tra cơ bản môi trường, tài nguyên nước lưu vực sông; quy hoạch lưu vực sông; bảo vệ môi trường nước lưu vực sông; điều hòa, phân bổ tài nguyên nước và chuyển nước đối với các lưu vực sông; hợp tác quốc tế và thực hiện các Điều ước quốc tế về lưu vực sông; tổ chức điều phối lưu vực sông; trách nhiệm quản lý lưu vực sông.
1. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lưu vực sông.
2. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Lưu vực sông quốc tế” là lưu vực sông có một hay nhiều nguồn nước quốc tế.
2. “Nhóm lưu vực sông” là tập hợp các lưu vực sông gần nhau về mặt địa lý.
3. “Danh mục lưu vực sông” là tập hợp các lưu vực sông được phân loại dựa trên các tiêu chí về tầm quan trọng, quy mô diện tích lưu vực, chiều dài sông chính, địa điểm về mặt hành chính – lãnh thổ và các căn cứ khác.
4. “Danh bạ dữ liệu môi trường – tài nguyên nước lưu vực sông” là cơ sở dữ liệu tổng hợp các đặc trưng thống kê của một lưu vực sông, bao gồm: vị trí địa lý, diện tích, tổng lượng nước, chất lượng nước, tình trạng khai thác, sử dụng nước, xả nước thải, các đặc điểm về kinh tế - xã hội, các đặc trưng về môi trường.
5. “Kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm” là nội dung bao gồm các biện pháp quản lý, phương án đầu tư và tiến độ triển khai các hoạt động cụ thể nhằm bảo đảm mục tiêu chất lượng nước đã xác định trong quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước.
6. “Kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước” là nội dung bao gồm các biện pháp quản lý, phương án đầu tư và tiến độ triển khai các hoạt động cụ thể nhằm bảo đảm điều hòa, phân bổ tài nguyên nước theo mức phân bổ, tỷ lệ đã xác định trong quy hoạch phân bổ tài nguyên nước để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng sử dụng nước.
7. “Dòng chảy tối thiểu” là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông hoặc đoạn sông, bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các đối tượng sử dụng nước theo thứ tự ưu tiên đã được xác định trong quy hoạch lưu vực sông.
1. Tài nguyên nước trong lưu vực sông phải được quản lý thống nhất, không chia cắt giữa các cấp hành chính, giữa thượng nguồn và hạ nguồn; bảo đảm sự công bằng, hợp lý và bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa các tổ chức, cá nhân trong cùng lưu vực sông.
2. Các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân phải cùng chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường nước trong lưu vực sông theo quy định của pháp luật; chủ động hợp tác khai thác nguồn lợi do tài nguyên nước mang lại và bảo đảm lợi ích của cộng đồng dân cư trong lưu vực.
3. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải trên lưu vực sông phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Kết hợp chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước với việc bảo vệ môi trường, khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong lưu vực sông.
5. Quản lý tổng hợp, thống nhất số lượng và chất lượng nước, nước mặt và nước dưới đất, nước nội địa và nước vùng cửa sông ven biển, bảo đảm tài nguyên nước được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu.
6. Bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng, hợp lý, các bên cùng có lợi trong bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra đối với các nguồn nước quốc tế trong lưu vực sông.
7. Phân công, phân cấp hợp lý công tác quản lý nhà nước về lưu vực sông; từng bước xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên nước trong lưu vực sông, huy động sự đóng góp tài chính của mọi thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư và tranh thủ sự tài trợ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông.
1. Xây dựng và chỉ đạo công tác điều tra cơ bản môi trường, tài nguyên nước lưu vực sông, lập danh mục lưu vực sông, xây dựng cơ sở dữ liệu và danh bạ dữ liệu môi trường – tài nguyên nước lưu vực sông.
2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch lưu vực sông.
3. Quyết định các biện pháp bảo vệ môi trường nước, ứng phó sự cố môi trường nước; phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.
4. Điều hòa, phân bổ tài nguyên nước, duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông; chuyển nước giữa các tiểu khu vực trong lưu vực sông, từ lưu vực sông này sang lưu vực sông khác.
5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông và xử lý các vi phạm quy định về quản lý lưu vực sông; giải quyết tranh chấp giữa các địa phương; giữa các ngành, giữa các tổ chức và cá nhân trong khai thác, sử dụng, thụ hưởng các lợi ích liên quan đến môi trường, tài nguyên nước trên lưu vực sông.
6. Hợp tác quốc tế về quản lý, khai thác và phát triển bền vững lưu vực sông; thực hiện các cam kết về nguồn nước quốc tế trong lưu vực sông mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
7. Thành lập tổ chức điều phối lưu vực sông.
1. Danh mục lưu vực sông là căn cứ để:
a) Tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại Điều 5 của Nghị định này;
b) Phân cấp quản lý lưu vực sông, xác định trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong quản lý lưu vực sông;
c) Xác định ưu tiên đầu tư bảo vệ tài nguyên nước, phát triển bền vững lưu vực sông.
2. Danh mục lưu vực sông được phân loại như sau:
a) Danh mục lưu vực sông lớn: bao gồm các lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang, sông Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vũ Gia, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai, sông Cửu Long (Mê Kông);
b) Danh mục lưu vực sông liên tỉnh: bao gồm các lưu vực sông có diện tích lưu vực nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
c) Danh mục lưu vực sông nội tỉnh: bao gồm các lưu vực sông có diện tích lưu vực nằm trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Nhà nước ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững lưu vực sông, bao gồm:
a) Công tác điều tra cơ bản môi trường, tài nguyên nước lưu vực sông; xây dựng Danh bạ dữ liệu môi trường – tài nguyên nước và hệ thống quan trắc, cảnh báo, dự báo về môi trường, tài nguyên nước lưu vực sông;
b) Lập và triển khai thực hiện quy hoạch lưu vực sông, kế hoạch phòng, chống ô nhiễm, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, kế hoạch điều hòa phân bổ nguồn nước và phát triển tài nguyên nước của lưu vực sông.
2. Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án quản lý tổng hợp nguồn nước trong lưu vực sông, bảo đảm cân đối nguồn nước trên quy mô quốc gia và từng vùng nhằm đáp ứng nhu cầu nước phục vụ cho đời sống dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
3. Đầu tư phát triển bền vững lưu vực sông là đầu tư phát triển. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cá nhân, cộng đồng xã hội tham gia đầu tư quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước trong lưu vực sông và phòng, chống tác hại do nước gây ra.
4. Mở rộng và thu hút các nguồn vốn quốc tế cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường tài nguyên nước lưu vực sông.
This Decree provides for the management of river basins, covering basic surveys of the river basin environment and water resources; river basin planning; protection of the river basin water environment; regulation and allocation of water resources and river basin water transfer; international cooperation and implementation of treaties on river basins; organization of river basin coordination; and river basin management responsibilities.
Article 2. Subjects of application
1. This Decree applies to agencies, organizations and individuals conducting activities related to river basins.
2. In case a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contains provisions different from those of this Decree, the provisions of that treaty will prevail.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. International river basin means a river basin where exists one or more than one international water source.
2. River basin group means a group of river basins which are geographically close to one another.
3. River basin list means a collection of river basins classified on the basis of criteria of their importance, basin area, main river length, administrative and territorial characters and others.
4. River basin environment-water resource data directory means a general database of statistical particularities of a river basin, including geographical position, area, total water volume, water quality, water exploitation and use status, wastewater discharge, socio-economic characters and environmental particularities.
5. Plan for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources covers managerial measures, investment plan and schedule for specific activities to achieve the water quality targets set in water resource protection planning.
6. Water resource regulation and distribution plan covers managerial measures, investment plan and schedule for specific activities to ensure water resource regulation and allocation according to rates set in the water resource allocation planning in order to meet water users’ needs.
7. Minimum flow means the flow at the lowest level necessary for maintaining a river or river section, ensuring the normal development of aquatic ecosystems and the minimum level for water resource exploitation and use by water users in the priority order stated in the river basin planning.
Article 4. Principles for river basin management
1. Water resources in a river basin must be uniformly managed without division among administrative levels, between upstream and downstream; the fairness, rationality and equality in obligations and interests among organizations and individuals in the same river basin must be ensured.
2. Ministries, branches, local administrations at all levels, organizations and individuals shall bear joint responsibility for protecting the water environment in river basins according to law, and actively cooperate in tapping benefits brought about by water resources and ensuring the interests of population communities in river basins.
3. The exploitation and use of water resources and the discharge of wastewater on river basins are liable to financial obligations prescribed by law.
4. The exploitation, use and development of water resources must be combined with the environmental protection and sustainable exploitation of other natural resources in river basins.
5. To comprehensively and uniformly manage water volume and quality, surface and ground water, inland water and river-mouth coastal water, ensuring that water resources are used thriftily and efficiently for multiple purposes.
6. To ensure territorial sovereignty, national interests, equality, reasonability and mutual benefits in environmental protection, water resource exploitation, use and protection, prevention and combat of harms caused by water to international water sources in river basins.
7. To rationally assign and decentralize the state management of river basins; to incrementally socialize the protection of water resources in river basins, mobilizing financial contributions of all economic sectors and population communities and taking advantage of financial assistance of other countries and international organizations for the management and protection of water resources in river basins.
Article 5. Contents of river basin management
1. To formulate and direct basic surveys of the river basin environment and water resources, to make a list of river basins, to establish a database and directories on the river basin environment and water resources.
2. To formulate and direct the implementation of the river basin planning.
3. To decide on measures to protect the water environment, cope with water environmental incidents, prevent, combat and address consequences of harms caused by water on river basins.
4. To regulate and distribute water resources, maintaining minimum flows on rivers; transferring water among sub-basins in a river basin, and from one river basin to another.
5. To inspect and examine the implementation of the river basin planning and handle violations of regulations on river basin management; to settle disputes between localities, between branches and between organizations and individuals in exploiting, using and enjoying benefits from the river basin environment and water resources.
6. To enter into international cooperation on management, exploitation and sustainable development of river basins; to fulfill commitments on international water sources in river basins, which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
7. To set up river basin-coordinating organizations.
Article 6. Lists of river basins
1. Lists of river basins serve as grounds for:
a/ Organizing the realization of contents of river basin management specified in Article 5 of this Decree;
b/ Decentralizing river basin management and determining river basin management responsibilities of ministries, branches and localities;
c/ Identifying investment priorities for the protection of water resources and sustainable development of river basins.
2. River basin lists are classified as follows:
a/ List of big river basins, covering the basins of the Red, Thai Binh, Bang Giang, Ky Cung, Ma, Ca, Vu Gia, Thu Bon, Ba, Dong Nai and Mekong rivers;
b/ List of inter-provincial river basins, covering river basins lying in two or more provinces and/ or centrally run cities;
c/ List of intra-provincial river basins, covering river basins lying within a province or centrally run city.
Article 7. Investment policies for sustainable development of river basins
1. The State prioritizes investment capital for the management, protection and sustainable development of river basins, covering:
a/ Basic surveys of the river basin environment and water resources; formulation of river basin environment-water resource data directories and building of systems for observation, warning and forecast of the river basin environment and water resources;
b/ Formulation and implementation of river basin plannings, plans for pollution prevention and combat, address of consequences of harms caused by water, plans for regulation and allocation of water sources and development of river basin water resources.
2. To formulate and materialize programs and projects on integrated management of river basin water sources, ensuring the water source balance on national and regional scales in order to meet the water needs of the people’s life and sustainable socio-economic development.
3. Investment in sustainable development of river basins is development investment. The State encourages and creates favorable conditions for all organizations, individuals and communities to invest in the management, protection and sustainable development of water resources in river basins and prevention and combat of harms caused by water.
4. To expand and attract international capital sources for the management and protection of the river basin environment and water resources.