Nghị định 120/2008/NĐ-CP về quản lý lưu vực sông
Số hiệu: | 120/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 01/12/2008 | Ngày hiệu lực: | 27/12/2008 |
Ngày công báo: | 12/12/2008 | Số công báo: | Từ số 640 đến số 641 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Còn hiệu lực
30/06/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định việc quản lý lưu vực sông, bao gồm: điều tra cơ bản môi trường, tài nguyên nước lưu vực sông; quy hoạch lưu vực sông; bảo vệ môi trường nước lưu vực sông; điều hòa, phân bổ tài nguyên nước và chuyển nước đối với các lưu vực sông; hợp tác quốc tế và thực hiện các Điều ước quốc tế về lưu vực sông; tổ chức điều phối lưu vực sông; trách nhiệm quản lý lưu vực sông.
1. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lưu vực sông.
2. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Lưu vực sông quốc tế” là lưu vực sông có một hay nhiều nguồn nước quốc tế.
2. “Nhóm lưu vực sông” là tập hợp các lưu vực sông gần nhau về mặt địa lý.
3. “Danh mục lưu vực sông” là tập hợp các lưu vực sông được phân loại dựa trên các tiêu chí về tầm quan trọng, quy mô diện tích lưu vực, chiều dài sông chính, địa điểm về mặt hành chính – lãnh thổ và các căn cứ khác.
4. “Danh bạ dữ liệu môi trường – tài nguyên nước lưu vực sông” là cơ sở dữ liệu tổng hợp các đặc trưng thống kê của một lưu vực sông, bao gồm: vị trí địa lý, diện tích, tổng lượng nước, chất lượng nước, tình trạng khai thác, sử dụng nước, xả nước thải, các đặc điểm về kinh tế - xã hội, các đặc trưng về môi trường.
5. “Kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm” là nội dung bao gồm các biện pháp quản lý, phương án đầu tư và tiến độ triển khai các hoạt động cụ thể nhằm bảo đảm mục tiêu chất lượng nước đã xác định trong quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước.
6. “Kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước” là nội dung bao gồm các biện pháp quản lý, phương án đầu tư và tiến độ triển khai các hoạt động cụ thể nhằm bảo đảm điều hòa, phân bổ tài nguyên nước theo mức phân bổ, tỷ lệ đã xác định trong quy hoạch phân bổ tài nguyên nước để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng sử dụng nước.
7. “Dòng chảy tối thiểu” là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông hoặc đoạn sông, bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các đối tượng sử dụng nước theo thứ tự ưu tiên đã được xác định trong quy hoạch lưu vực sông.
1. Tài nguyên nước trong lưu vực sông phải được quản lý thống nhất, không chia cắt giữa các cấp hành chính, giữa thượng nguồn và hạ nguồn; bảo đảm sự công bằng, hợp lý và bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa các tổ chức, cá nhân trong cùng lưu vực sông.
2. Các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân phải cùng chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường nước trong lưu vực sông theo quy định của pháp luật; chủ động hợp tác khai thác nguồn lợi do tài nguyên nước mang lại và bảo đảm lợi ích của cộng đồng dân cư trong lưu vực.
3. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải trên lưu vực sông phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Kết hợp chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước với việc bảo vệ môi trường, khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong lưu vực sông.
5. Quản lý tổng hợp, thống nhất số lượng và chất lượng nước, nước mặt và nước dưới đất, nước nội địa và nước vùng cửa sông ven biển, bảo đảm tài nguyên nước được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu.
6. Bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng, hợp lý, các bên cùng có lợi trong bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra đối với các nguồn nước quốc tế trong lưu vực sông.
7. Phân công, phân cấp hợp lý công tác quản lý nhà nước về lưu vực sông; từng bước xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên nước trong lưu vực sông, huy động sự đóng góp tài chính của mọi thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư và tranh thủ sự tài trợ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông.
1. Xây dựng và chỉ đạo công tác điều tra cơ bản môi trường, tài nguyên nước lưu vực sông, lập danh mục lưu vực sông, xây dựng cơ sở dữ liệu và danh bạ dữ liệu môi trường – tài nguyên nước lưu vực sông.
2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch lưu vực sông.
3. Quyết định các biện pháp bảo vệ môi trường nước, ứng phó sự cố môi trường nước; phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.
4. Điều hòa, phân bổ tài nguyên nước, duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông; chuyển nước giữa các tiểu khu vực trong lưu vực sông, từ lưu vực sông này sang lưu vực sông khác.
5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông và xử lý các vi phạm quy định về quản lý lưu vực sông; giải quyết tranh chấp giữa các địa phương; giữa các ngành, giữa các tổ chức và cá nhân trong khai thác, sử dụng, thụ hưởng các lợi ích liên quan đến môi trường, tài nguyên nước trên lưu vực sông.
6. Hợp tác quốc tế về quản lý, khai thác và phát triển bền vững lưu vực sông; thực hiện các cam kết về nguồn nước quốc tế trong lưu vực sông mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
7. Thành lập tổ chức điều phối lưu vực sông.
1. Danh mục lưu vực sông là căn cứ để:
a) Tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại Điều 5 của Nghị định này;
b) Phân cấp quản lý lưu vực sông, xác định trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong quản lý lưu vực sông;
c) Xác định ưu tiên đầu tư bảo vệ tài nguyên nước, phát triển bền vững lưu vực sông.
2. Danh mục lưu vực sông được phân loại như sau:
a) Danh mục lưu vực sông lớn: bao gồm các lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang, sông Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vũ Gia, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai, sông Cửu Long (Mê Kông);
b) Danh mục lưu vực sông liên tỉnh: bao gồm các lưu vực sông có diện tích lưu vực nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
c) Danh mục lưu vực sông nội tỉnh: bao gồm các lưu vực sông có diện tích lưu vực nằm trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Nhà nước ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững lưu vực sông, bao gồm:
a) Công tác điều tra cơ bản môi trường, tài nguyên nước lưu vực sông; xây dựng Danh bạ dữ liệu môi trường – tài nguyên nước và hệ thống quan trắc, cảnh báo, dự báo về môi trường, tài nguyên nước lưu vực sông;
b) Lập và triển khai thực hiện quy hoạch lưu vực sông, kế hoạch phòng, chống ô nhiễm, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, kế hoạch điều hòa phân bổ nguồn nước và phát triển tài nguyên nước của lưu vực sông.
2. Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án quản lý tổng hợp nguồn nước trong lưu vực sông, bảo đảm cân đối nguồn nước trên quy mô quốc gia và từng vùng nhằm đáp ứng nhu cầu nước phục vụ cho đời sống dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
3. Đầu tư phát triển bền vững lưu vực sông là đầu tư phát triển. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cá nhân, cộng đồng xã hội tham gia đầu tư quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước trong lưu vực sông và phòng, chống tác hại do nước gây ra.
4. Mở rộng và thu hút các nguồn vốn quốc tế cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường tài nguyên nước lưu vực sông.
1. Điều tra môi trường; điều tra, kiểm kê tài nguyên nước trên lưu vực sông, bao gồm:
a) Lập bản đồ đặc trưng lưu vực sông, bản đồ đặc trưng sông, hồ, đầm phá;
b) Lập bản đồ địa chất thủy văn cho các tầng, các cấu trúc chứa nước, phức hệ chứa nước;
c) Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất;
d) Điều tra, đánh giá và lập bản đồ chuyên đề về tài nguyên nước;
đ) Điều tra, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước;
e) Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, nhiễm mặn, ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước mặt, nước dưới đất; lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt;
g) Điều tra xác định khả năng tiếp nhận nước thải của các nguồn nước;
h) Điều tra, đánh giá, cảnh báo, dự báo các diễn biến bất thường về tài nguyên nước, các tác hại do nước gây ra;
i) Điều tra, xác định khả năng, thử nghiệm bổ sung nước dưới đất.
2. Điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
3. Xây dựng và duy trì hệ thống giám sát tài nguyên nước, giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
4. Xây dựng và duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường, tài nguyên nước.
1. Chính phủ thống nhất quản lý công tác điều tra cơ bản môi trường, tài nguyên nước lưu vực sông trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản môi trường, tài nguyên nước lưu vực sông, hướng dẫn việc xây dựng và lập kế hoạch phát hành danh bạ dữ liệu môi trường – tài nguyên nước lưu vực sông.
1. Quy hoạch lưu vực sông bao gồm các quy hoạch thành phần sau đây:
a) Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước;
b) Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước;
c) Quy hoạch phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
2. Phạm vi của quy hoạch thành phần có thể toàn lưu vực, một hay một số tiểu lưu vực.
1. Quy hoạch lưu vực sông được lập theo kỳ hạn mười (10) năm một lần, khi cần thiết có thể kéo dài thêm kỳ hạn nhưng không quá năm (05) năm kể từ ngày kết thúc kỳ hạn đối với quy hoạch đang có hiệu lực.
2. Thời gian lập đồ án quy hoạch lưu vực sông không quá hai mươi bốn (24) tháng kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông:
a) Đánh giá tổng quát về môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng tài nguyên nước lưu vực sông, tình hình bảo vệ môi trường nước, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, phòng, chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra;
b) Xác định mục tiêu, nhu cầu sử dụng nước, tiêu nước, các vấn đề cần giải quyết trong bảo vệ môi trường nước, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, phòng, chống, giảm thiểu tác hại, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
c) Xác định quy hoạch thành phần cần phải xây dựng, thứ tự ưu tiên và phạm vi lập quy hoạch của các quy hoạch thành phần nhằm đạt được các mục tiêu, giải quyết các vấn đề đã xác định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Đề ra giải pháp và tiến độ lập quy hoạch lưu vực sông.
2. Thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông không quá sáu (06) tháng kể từ ngày chính thức được giao nhiệm vụ.
1. Danh mục lưu vực sông được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường, Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng, của địa phương và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan.
3. Các chương trình mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành liên quan đến bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra.
4. Đặc điểm môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội của lưu vực sông và tiềm năng thực tế của tài nguyên nước.
5. Các quyền và nghĩa vụ trong Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong các lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường.
6. Các định mức, tiêu chuẩn về tài nguyên nước và môi trường liên quan đến tài nguyên nước.
7. Nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Đánh giá số lượng, chất lượng, dự báo xu thế biến động tài nguyên nước, hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với từng nguồn nước.
2. Xác định nhu cầu nước, các vấn đề tồn tại trong việc khai thác sử dụng tổng hợp tài nguyên nước và lập thứ tự ưu tiên giải quyết, khả năng đáp ứng các nhu cầu nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, thủy điện, thủy sản, công nghiệp, giao thông, du lịch, các hoạt động kinh tế - xã hội khác và bảo vệ môi trường đối với từng nguồn nước.
3. Xác định thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ tài nguyên nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho cấp nước sinh hoạt, cho các mục đích sử dụng nước khác bao gồm cả nhu cầu cho bảo vệ môi trường trong trường hợp hạn hán, thiếu nước.
4. Xác định mục đích sử dụng nước, dòng chảy tối thiểu cần duy trì trên các đoạn sông trong lưu vực và các biện pháp cần thực hiện để giải quyết các vấn đề đã xác định tại khoản 2 Điều này.
5. Kiến nghị mạng giám sát tài nguyên nước, giám sát sử dụng nước, việc điều chỉnh các thông số hoặc điều chỉnh quy trình vận hành hiện tại của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước (nếu cần).
6. Xác định nhu cầu chuyển nước giữa các tiểu lưu vực trong lưu vực; nhu cầu chuyển nước với lưu vực sông khác (nếu có).
7. Đề xuất biện pháp công trình phát triển tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước để phát triển kinh tế - xã hội trong lưu vực.
8. Giải pháp và tiến độ thực hiện Quy hoạch.
1. Xác định vị trí, phạm vi và mức độ gây ô nhiễm của các nguồn gây ô nhiễm trong lưu vực sông; những khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; nguyên nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
2. Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước đối với từng nguồn nước, phân vùng chất lượng nước.
3. Xác định và đánh giá tầm quan trọng của các hệ sinh thái dưới nước.
4. Xác định mục tiêu chất lượng nước trên cơ sở mục đích sử dụng nước đối với từng nguồn nước.
5. Xác định các giải pháp bảo vệ môi trường nước, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm hoặc suy thoái, cạn kiệt.
6. Kiến nghị mạng giám sát chất lượng nước trên lưu vực, giám sát xả nước thải vào nguồn nước, việc điều chỉnh các thông số hoặc điều chỉnh quy trình vận hành hiện tại của các công trình bảo vệ tài nguyên nước trên lưu vực sông (nếu có).
7. Đề xuất biện pháp phi công trình, công trình để đáp ứng mục tiêu chất lượng nước trong lưu vực sông.
8. Giải pháp và tiến độ thực hiện Quy hoạch.
1. Đánh giá tình hình, diễn biến, xác định nguyên nhân và phân vùng tác hại do nước gây ra trong lưu vực sông.
2. Đánh giá tổng quát hiệu quả các biện pháp công trình, phi công trình đã được xây dựng, hệ thống trên lưu vực để phòng, chống, giảm thiểu tác hại và khắc phục hậu quả do nước gây ra và ảnh hưởng của các biện pháp này đối với các vùng ngập lụt, vùng đất ngập nước, các vấn đề về bồi, xói lòng, bờ sông, vùng cửa sông, ven biển.
3. Xác định tiêu chuẩn phòng, chống lũ, lụt, hạn hán đối với toàn bộ lưu vực sông, từng vùng, từng tiểu lưu vực.
4. Kiến nghị việc điều chỉnh các thông số hoặc điều chỉnh quy trình vận hành hiện tại của các công trình phòng, chống, giảm thiểu tác hại và khắc phục hậu quả do nước gây ra (nếu có).
5. Xác định các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động phòng, chống, giảm thiểu tác hại và khắc phục hậu quả do nước gây ra, hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán và các thiên tai khác.
6. Đề xuất biện pháp công trình, phi công trình để giảm thiểu tác hại, khắc phục hậu quả do nước gây ra, bảo vệ các khu vực có nguy cơ bị lũ, lụt, hạn hán; bảo tồn các vùng đất ngập nước, bảo đảm các tiêu chuẩn phòng, chống lũ, lụt, hạn hán đối với toàn bộ lưu vực sông, từng vùng, từng tiểu lưu vực.
7. Giải pháp và tiến độ thực hiện Quy hoạch.
1. Trách nhiệm lập quy hoạch lưu vực sông:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch lưu vực sông đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn, Danh mục lưu vực sông liên tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch lưu vực sông đối với các lưu vực sông nằm trong phạm vi địa phương thuộc Danh mục lưu vực sông nội tỉnh;
c) Các cơ quan quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan trong quá trình lập đồ án quy hoạch lưu vực sông.
2. Đồ án quy hoạch lưu vực sông phải được lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và đại diện cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn lưu vực sông, trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết về định mức, quy chuẩn, tiêu chuẩn, nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch lưu vực sông.
1. Quy hoạch lưu vực sông được xem xét, điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau:
a) Có sự thay đổi lớn về các điều kiện tự nhiên trên lưu vực sông;
b) Có sự điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch lưu vực sông;
c) Có sự kiến nghị điều chỉnh của các Bộ, ngành hoặc Ủy ban Lưu vực sông hoặc Ủy ban nhân dân địa phương liên quan trong việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông.
2. Thời hạn điều chỉnh quy hoạch lưu vực sông do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch lưu vực sông quyết định.
3. Nội dung điều chỉnh quy hoạch lưu vực sông phải dựa trên kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch lưu vực sông đã được phê duyệt, xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh quy hoạch; phải bảo đảm tính kế thừa và chỉ điều chỉnh những nội dung thay đổi.
4. Việc lập, thẩm định và phê duyệt nội dung điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
1. Công bố quy hoạch lưu vực sông:
a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố quy hoạch lưu vực sông đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn, Danh mục lưu vực sông liên tỉnh;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố quy hoạch lưu vực sông đối với các lưu vực sông nằm trong phạm vi địa phương thuộc Danh mục lưu vực sông nội tỉnh;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể về nội dung và hình thức công bố quy hoạch lưu vực sông.
2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy hoạch lưu vực sông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, lập quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước của mình và phê duyệt sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong lưu vực sông chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch lưu vực sông đối với phần nội dung công việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình; điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý nhà nước trong trường hợp chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đó không phù hợp với quy hoạch lưu vực sông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Ủy ban Lưu vực sông quy định tại Điều 30 Nghị định này (sau đây gọi là Ủy ban Lưu vực sông) thảo luận, kiến nghị các biện pháp bảo đảm thực hiện hoặc điều chỉnh quy hoạch lưu vực sông; đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch lưu vực sông; định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình thực hiện.
5. Các hội nghề nghiệp, các tổ chức kinh tế và tập thể, cộng đồng dân cư có trách nhiệm và được tạo điều kiện để thực hiện quyền giám sát, đề xuất các biện pháp cụ thể thực hiện quy hoạch lưu vực sông.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra thực hiện quy hoạch lưu vực sông; định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện các quy hoạch lưu vực sông trong cả nước.
1. Kinh phí lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch lưu vực sông đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn, Danh mục lưu vực sông liên tỉnh do ngân sách nhà nước cấp và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Kinh phí lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch lưu vực sông đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông nội tỉnh do ngân sách nhà nước cấp và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh.
3. Kinh phí thực hiện quy hoạch lưu vực sông của các Bộ, ngành, địa phương được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật được sử dụng để lập và thực hiện quy hoạch lưu vực sông.
1. Chủ đầu tư phải nộp hồ sơ lưu trữ sau khi hồ sơ đồ án quy hoạch lưu vực sông được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước các cấp có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ về quy hoạch lưu vực sông theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
3. Cơ quan lưu trữ hồ sơ đồ án quy hoạch lưu vực sông có trách nhiệm cung cấp tài liệu lưu trữ cho cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước và các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, sử dụng nước trên lưu vực sông trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm:
a) Tổ chức quan trắc, đo đạc thường xuyên nguồn thải;
b) Kiểm tra, giám sát các điểm xả nước thải vào nguồn nước bảo đảm lượng thải và chất lượng nước thải đáp ứng khả năng tiếp nhận nước thải và mục tiêu chất lượng nước của từng sông, đoạn sông, hồ, đầm phá và vùng đất ngập nước trong lưu vực sông;
c) Thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước do mình quản lý hoặc trực tiếp khai thác, sử dụng;
d) Xây dựng cơ sở dữ liệu nước thải xả vào nguồn nước và đăng ký vào Danh bạ dữ liệu môi trường – tài nguyên nước lưu vực sông.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt các nguồn nước, xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước và thông tin về chất lượng các nguồn nước, các nguồn xả thải trên lưu vực sông;
b) Quy định về bảo vệ hành lang sông đối với các nguồn nước nhạy cảm, có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa; về bảo vệ, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực hành lang sông và vùng cửa sông, ven biển;
c) Hướng dẫn các giải pháp phục hồi chất lượng nước trong trường hợp môi trường nước bị ô nhiễm, suy thoái.
1. Lập kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông:
a) Kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông được lập theo kỳ hạn năm (05) năm một lần;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông có sắp xếp thứ tự ưu tiên trên cơ sở Quy hoạch lưu vực sông đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn, Danh mục lưu vực sông liên tỉnh;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông có sắp xếp thứ tự ưu tiên trên cơ sở Quy hoạch lưu vực sông đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với các lưu vực sông nằm trong phạm vi địa phương thuộc Danh mục lưu vực sông nội tỉnh;
d) Kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông phải được lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và đại diện cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn lưu vực sông.
2. Thông báo kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm cho các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích trên lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn, Danh mục lưu vực sông liên tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho các Ban, ngành thuộc phạm vi quản lý, các cơ quan liên quan kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông đối với các lưu vực sông nằm trong phạm vi địa phương thuộc Danh mục lưu vực sông nội tỉnh;
c) Nội dung, hình thức thông báo kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông do cơ quan có thẩm quyền thông báo quyết định.
3. Thực hiện kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông:
a) Kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông là cơ sở để lập chương trình, dự án bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành, địa phương;
b) Các Bộ, ngành, các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo điều chỉnh chương trình, kế hoạch, dự án, chế độ xả nước thải thuộc phạm vi quản lý phù hợp với kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1. Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường nước lưu vực sông:
a) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm xây dựng các phương án và trang bị đầy đủ các thiết bị phòng, chống, ứng phó sự cố môi trường nước do mình gây ra;
b) Khi xảy ra sự cố môi trường nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thực hiện các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức, cá nhân gây sự cố môi trường nước ngoài, việc bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm bồi thường để khắc phục hậu quả ô nhiễm, suy thoái trước mắt và phục hồi, cải tạo môi trường về lâu dài.
d) Trong trường hợp xảy ra sự cố, các cơ quan chức năng địa phương có trách nhiệm phối hợp giảm thiểu tác hại do sự cố gây ra, xác định rõ nguồn gốc, cơ sở, cá nhân gây sự cố; giám sát, đánh giá mức độ suy giảm chất lượng môi trường nước lưu vực sông, các thiệt hại do sự cố gây ra để có căn cứ yêu cầu cơ sở, cá nhân gây sự cố bồi thường thiệt hại.
2. Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường nước lưu vực sông xuyên quốc gia:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ động tiến hành các biện pháp ngăn chặn, hạn chế lan rộng vùng ô nhiễm, xử lý, giảm thiểu ô nhiễm thuộc phạm vi quản lý và thông báo kịp thời Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan tại quốc gia xảy ra sự cố môi trường nước xuyên quốc gia để tiến hành ngay các biện pháp ngăn chặn và khắc phục hậu quả phù hợp với cam kết, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quy định việc xác định dòng chảy tối thiểu cần duy trì trên lưu vực sông.
2. Xác định dòng chảy tối thiểu trong sông:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra, khảo sát và xác định dòng chảy tối thiểu trong sông hoặc đoạn sông đối với từng nguồn nước trong lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn, Danh mục lưu vực sông liên tỉnh;
b) Đối với các lưu vực sông quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường thay mặt Chính phủ đàm phán, thống nhất với các nước có chung nguồn nước quốc tế về mức duy trì dòng chảy tối thiểu trên dòng chính của lưu vực sông.
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, khảo sát và xác định dòng chảy tối thiểu trong sông hoặc đoạn sông đối với từng nguồn nước trong lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông nội tỉnh;
d) Dòng chảy tối thiểu trong sông hoặc đoạn sông phải được công bố công khai, lấy ý kiến các tổ chức kinh tế liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước và đại diện cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn lưu vực sông.
3. Thẩm quyền công bố dòng chảy tối thiểu duy trì trong sông:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố dòng chảy tối thiểu trong sông hoặc đoạn sông đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn, Danh mục lưu vực sông liên tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố dòng chảy tối thiểu trong sông hoặc đoạn sông đối với các lưu vực sông nằm trong phạm vi địa phương thuộc Danh mục lưu vực sông nội tỉnh.
4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước liên quan chịu trách nhiệm chỉ đạo điều chỉnh chương trình, kế hoạch, dự án, chế độ khai thác, sử dụng tài nguyên nước của mình bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trong sông hoặc đoạn sông đã được công bố.
1. Lập kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước:
a) Kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước lưu vực sông được lập theo kỳ hạn năm (05) năm một lần;
b) Các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức kinh tế có khai thác, sử dụng tài nguyên nước có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban Lưu vực sông, Bộ Tài nguyên và Môi trường kế hoạch nhu cầu sử dụng nước từng năm của mình trong thời kỳ năm (05) năm đối với từng nguồn nước trên lưu vực;
c) Đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn, Danh mục lưu vực sông liên tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước cho các mục đích sử dụng khác nhau trên cơ sở quy hoạch lưu vực sông đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, khả năng thực tế của nguồn nước, yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu trong sông, dự báo tình hình biến đổi dòng chảy các năm tiếp theo trên lưu vực của cơ quan khí tượng thủy văn và nhu cầu sử dụng nước của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế;
d) Đối với các lưu vực sông nằm trong phạm vi địa phương thuộc Danh mục lưu vực sông nội tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước cho các mục đích sử dụng khác nhau trên cơ sở quy hoạch lưu vực sông đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, khả năng thực tế của nguồn nước, mức dòng chảy tối thiểu trong sông, dự báo tình hình biến đổi dòng chảy các năm tiếp theo trên lưu vực của cơ quan khí tượng thủy văn và nhu cầu sử dụng nước của các Bộ, ngành, địa phương các tổ chức kinh tế;
đ) Kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước phải được công bố công khai, lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương liên quan, các tổ chức kinh tế liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước và đại diện cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn lưu vực sông.
2. Thông báo kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có diện tích nằm trong lưu vực sông kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước trên lưu vực đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn, Danh mục lưu vực sông liên tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo các Ban, ngành thuộc phạm vi quản lý, các cơ quan, đơn vị liên quan khác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước đối với các lưu vực sông nằm trong phạm vi địa phương thuộc Danh mục lưu vực sông nội tỉnh;
c) Nội dung, hình thức thông báo kế hoạch điều hoà, phân bổ tài nguyên nước trên lưu vực sông do cơ quan có thẩm quyền thông báo quyết định.
3. Thực hiện kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước:
a) Các Bộ, ngành, tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước liên quan đến khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo việc xem xét, điều chỉnh chương trình, kế hoạch, dự án, chế độ khai thác, sử dụng tài nguyên nước của mình phù hợp với kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước trên lưu vực sông và khả năng đáp ứng thực tế của nguồn nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo;
b) Khi xảy ra hạn hán, thiếu nước hoặc ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, Ủy ban Lưu vực sông phải kiến nghị ngay với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước theo thứ tự ưu tiên đã được phê duyệt trong quy hoạch phân bổ tài nguyên nước trong lưu vực sông được quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định này và thông báo kịp thời việc điều chỉnh kế hoạch điều hoà, phân bổ tài nguyên nước, thời kỳ hiệu lực của sự điều chỉnh cho các cơ quan nhà nước, tổ chức liên quan trên lưu vực sông;
c) Trường hợp cơ quan, tổ chức liên quan và địa phương nằm trong lưu vực sông không nhất trí với nội dung điều chỉnh kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước thì kiến nghị với cơ quan ra thông báo để xem xét, quyết định;
d) Trong tình trạng khẩn cấp, phải thực hiện điều hòa, phân bổ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
1. Căn cứ lập dự án chuyển nước giữa các lưu vực sông:
a) Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia;
b) Quy hoạch lưu vực sông, duy trì dòng chảy tối thiểu, kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước trên các lưu vực sông;
c) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nằm trong các lưu vực sông liên quan;
d) Khả năng nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước và tác động môi trường;
đ) Cam kết, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đối với trường hợp dự án chuyển nước giữa các lưu vực sông quốc tế.
2. Lấy ý kiến, thẩm định dự án chuyển nước giữa các lưu vực sông:
a) Dự án chuyển nước liên quan đến lưu vực sông nào thì phải lấy ý kiến Ủy ban Lưu vực sông đó trong quá trình lập, phê duyệt dự án chuyển nước lưu vực sông;
b) Dự án chuyển nước giữa các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn, Danh mục lưu vực sông liên tỉnh của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổ chức cá nhân phải gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư theo phân cấp quản lý đầu tư xây dựng công trình;
c) Dự án chuyển nước giữa các lưu vực sông nằm trong phạm vi địa phương thuộc Danh mục sông nội tỉnh của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổ chức, cá nhân phải gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thẩm định trước khi xin chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư theo phân cấp quản lý đầu tư xây dựng công trình.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường là đầu mối giúp Chính phủ thực hiện hợp tác quốc tế về lưu vực sông, có nhiệm vụ:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan thực hiện các thủ tục đàm phán, ký kết các Điều ước quốc tế về lưu vực sông theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các cam kết, Điều ước quốc tế liên quan đến tài nguyên nước; việc thu thập, trao đổi dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước lưu vực sông theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
c) Đại diện cho Chính phủ Việt Nam trong việc chủ trì đàm phán các văn bản pháp lý quốc tế về tài nguyên nước; tham gia giải quyết các tranh chấp quốc tế về tài nguyên nước và môi trường lưu vực sông;
d) Theo dõi tình hình các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến lưu vực sông mà Việt Nam là thành viên.
2. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ:
a) Xây dựng, duy trì, củng cố mối quan hệ hợp tác quốc tế và thực hiện các Điều ước quốc tế về lưu vực sông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công;
b) Gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo tình hình hợp tác quốc tế và thực hiện Điều ước quốc tế về lưu vực sông để Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1. Việc gia nhập tổ chức lưu vực sông quốc tế được thực hiện theo pháp luật về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là đầu mối đại diện cho Chính phủ Việt Nam tham gia các tổ chức lưu vực sông quốc tế. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ về việc cử đại diện tại tổ chức lưu vực sông quốc tế; quyết định việc cử chuyên gia làm việc tại tổ chức hợp tác lưu vực sông quốc tế.
1. Chức năng của Ủy ban Lưu vực sông:
a) Ủy ban Lưu vực sông có chức năng giám sát, điều phối hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông; đề xuất ban hành các chính sách, kiến nghị các giải pháp về bảo vệ môi trường nước, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước, phòng, chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông;
b) Phạm vi chịu trách nhiệm của Ủy ban Lưu vực sông có thể là một lưu vực sông hoặc một nhóm lưu vực sông.
2. Tổ chức Ủy ban Lưu vực sông:
a) Ủy ban Lưu vực sông được thành lập đối với lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn hoặc lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông liên tỉnh quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định này. Lưu vực sông lớn có nhiều tiểu lưu vực sông liên tỉnh thì có thể thành lập Tiểu ban Lưu vực sông liên tỉnh;
b) Đối với lưu vực sông nội tỉnh, việc điều phối các hoạt động bảo vệ môi trường nước, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước, phòng, chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo.
3. Thành phần Ủy ban Lưu vực sông:
a) Ủy ban Lưu vực sông lớn gồm đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của một số tỉnh có lãnh thổ nằm trong lưu vực sông, đại diện một số đơn vị quản lý công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước có quy mô lớn (nếu có) do một Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Chủ tịch Ủy ban.
b) Ủy ban Lưu vực sông liên tỉnh hoặc Tiểu ban Lưu vực sông liên tỉnh gồm đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của các tỉnh có lãnh thổ nằm trong lưu vực sông, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành có liên quan khác và các đơn vị quản lý công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước có quy mô lớn (nếu có) trong lưu vực sông. Chủ tịch Ủy ban là một lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do các tỉnh có lãnh thổ nằm trong lưu vực sông cử với nhiệm kỳ 02 năm theo chế độ luân phiên giữa các tỉnh;
4. Thẩm quyền thành lập Ủy ban Lưu vực sông:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ủy ban Lưu vực sông đối với lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Ủy ban Lưu vực sông đối với lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông liên tỉnh hoặc Tiểu ban Lưu vực sông liên tỉnh theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về tài nguyên nước;
1. Văn phòng lưu vực sông có nhiệm vụ giúp Ủy ban Lưu vực sông thực hiện các nhiệm vụ được Ủy ban giao, đặt tại một đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Thẩm quyền thành lập Văn phòng lưu vực sông:
a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập Văn phòng lưu vực sông đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn, Danh mục lưu vực sông liên tỉnh;
b) Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, biên chế của Văn phòng lưu vực sông.
1. Kinh phí từ ngân sách nhà nước:
a) Kinh phí hoạt động của Ủy ban Lưu vực sông, bố trí trong phạm vi dự toán chi của Bộ, cơ quan có thành viên đại diện trong Ủy ban;
b) Kinh phí hoạt động của Văn phòng lưu vực sông, bố trí trong phạm vi dự toán chi ngân sách nhà nước được giao hàng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân.
3. Tài trợ của các tổ chức quốc tế, nước ngoài.
4. Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lưu vực sông trên phạm vi cả nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
1. Trình Thủ tướng Chính phủ:
a) Ban hành Danh mục lưu vực sông liên tỉnh;
b) Thành lập các Ủy ban Lưu vực sông đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn;
c) Phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch lưu vực sông; kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông; kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước trong lưu vực đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn;
d) Giải quyết các tranh chấp về tài nguyên nước giữa các Bộ, ngành, địa phương, tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lưu vực sông trên các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn.
2. Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá về lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch lưu vực sông; quy chế làm việc mẫu của Ủy ban Lưu vực sông.
3. Ban hành Danh mục lưu vực sông nội tỉnh, thành lập Ủy ban Lưu vực sông đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông liên tỉnh.
4. Phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch lưu vực sông đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông liên tỉnh.
5. Tổ chức lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch lưu vực sông và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn, Danh mục lưu vực sông liên tỉnh.
6. Tổ chức lập và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch sau khi được phê duyệt đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn, Danh mục lưu vực sông liên tỉnh, bao gồm:
a) Kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông;
b) Kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước.
7. Công bố dòng chảy tối thiểu duy trì trong sông đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn, Danh mục lưu vực sông liên tỉnh.
8. Thẩm định các quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong lưu vực sông của các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn, Danh mục lưu vực sông liên tỉnh.
9. Thực hiện hợp tác quốc tế và các Điều ước quốc tế quy định tại Chương VI Nghị định này; giải quyết các tranh chấp về tài nguyên nước giữa các Bộ, ngành, địa phương, tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông liên tỉnh.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý các ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước có trách nhiệm:
1. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Ủy ban Lưu vực sông trong việc xây dựng quy hoạch lưu vực sông.
2. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước chuyên ngành của mình phù hợp với quy hoạch lưu vực sông, kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông, kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Cử đại diện có thẩm quyền tham gia Ủy ban Lưu vực sông theo quy định của Nghị định này.
4. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch lưu vực sông về việc xem xét, sửa đổi hoặc điều chỉnh quy hoạch lưu vực sông khi thấy cần thiết.
1. Đề xuất bảo đảm cân đối nhu cầu vốn đầu tư cho việc lập, thực hiện các quy hoạch lưu vực sông.
2. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để đầu tư thực hiện các quy hoạch lưu vực sông.
3. Vận động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho đầu tư bảo vệ, phát triển bền vững lưu vực sông.
1. Tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch lưu vực sông và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông nội tỉnh.
2. Tổ chức lập và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch sau khi được phê duyệt đối với các lưu vực sông Danh mục lưu vực sông nội tỉnh, bao gồm:
a) Kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông;
b) Kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước.
3. Công bố dòng chảy tối thiểu duy trì trong sông đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông nội tỉnh.
4. Thẩm định các quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ trong các lưu vực sông nội tỉnh.
5. Giải quyết các tranh chấp về tài nguyên nước giữa các Bộ, ngành, địa phương, tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lưu vực sông trong lưu vực sông nội tỉnh.
6. Thông báo kế hoạch quản lý, tình hình bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn tỉnh cho:
a) Tiểu ban Lưu vực sông liên tỉnh tương ứng trong trường hợp tỉnh có diện tích nằm trong lưu vực sông lớn.
b) Ủy ban Lưu vực sông liên tỉnh tương ứng trong trường hợp tỉnh có diện tích nằm trong lưu vực sông liên tỉnh.
7. Định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường việc thực hiện quản lý lưu vực sông nội tỉnh
1. Cho ý kiến trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch lưu vực sông và kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước đối với các lưu vực sông thuộc Danh mục lưu vực sông lớn.
2. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về giải quyết tranh chấp khai thác, sử dụng tài nguyên nước giữa các ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Đề xuất các chính sách, cơ chế về quản lý lưu vực sông.
1. Tổ chức thẩm định đối với nhiệm vụ, đồ án các quy hoạch lưu vực sông và quy hoạch của các tiểu lưu vực trong lưu vực sông; kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông; kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước; mức yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu trong sông; các dự án chuyển nước giữa các vùng, các tiểu lưu vực trong lưu vực, các dự án chuyển nước hay tiếp nhận nước của lưu vực với các lưu vực sông khác.
2. Điều hòa, phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương, các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, dự án về tài nguyên nước trong lưu vực sông.
3. Đề xuất mức thuế sử dụng tài nguyên nước, mức thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân trong lưu vực theo quy định của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường nước, khai thác sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.
4. Giám sát việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông; kiến nghị với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong lưu vực và Bộ Tài nguyên và Môi trường các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, khắc phục sự cố môi trường trong lưu vực, việc sửa đổi, điều chỉnh quy hoạch lưu vực sông khi thấy cần thiết.
5. Tổ chức xây dựng Cơ sở dữ liệu và Danh bạ dữ liệu môi trường, tài nguyên nước lưu vực sông.
6. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nước, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong lưu vực sông, phát triển bền vững lưu vực sông.
7. Kiến nghị phương án giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước trong lưu vực sông với cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
8. Định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình thực hiện quy hoạch lưu vực sông, tình hình thực hiện các kế hoạch quy định tại Nghị định này.
1. Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường thực hiện chức năng thanh tra quản lý lưu vực sông.
2. Nội dung thanh tra, kiểm tra:
a) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý lưu vực sông;
b) Phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý lưu vực sông;
c) Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về quản lý lưu vực sông.
3. Việc thanh tra hoạt động quản lý lưu vực sông thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý lưu vực sông.
2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý lưu vực sông thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Trong thời gian khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quản lý lưu vực sông. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động quản lý lưu vực sông của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thì thi hành theo các quyết định, bản án đó.
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và kiến nghị xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý lưu vực sông.
2. Tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trên lưu vực sông, cản trở việc thực hiện quản lý lưu vực sông theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với quy định Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 120/2008/ND-CP |
Hanoi, December 1, 2008 |
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the May 20, 1998 Law on Water Resources;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Environmental Protection;
At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,
DECREES:
This Decree provides for the management of river basins, covering basic surveys of the river basin environment and water resources; river basin planning; protection of the river basin water environment; regulation and allocation of water resources and river basin water transfer; international cooperation and implementation of treaties on river basins; organization of river basin coordination; and river basin management responsibilities.
Article 2. Subjects of application
1. This Decree applies to agencies, organizations and individuals conducting activities related to river basins.
2. In case a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contains provisions different from those of this Decree, the provisions of that treaty will prevail.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. International river basin means a river basin where exists one or more than one international water source.
2. River basin group means a group of river basins which are geographically close to one another.
3. River basin list means a collection of river basins classified on the basis of criteria of their importance, basin area, main river length, administrative and territorial characters and others.
4. River basin environment-water resource data directory means a general database of statistical particularities of a river basin, including geographical position, area, total water volume, water quality, water exploitation and use status, wastewater discharge, socio-economic characters and environmental particularities.
5. Plan for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources covers managerial measures, investment plan and schedule for specific activities to achieve the water quality targets set in water resource protection planning.
6. Water resource regulation and distribution plan covers managerial measures, investment plan and schedule for specific activities to ensure water resource regulation and allocation according to rates set in the water resource allocation planning in order to meet water users’ needs.
7. Minimum flow means the flow at the lowest level necessary for maintaining a river or river section, ensuring the normal development of aquatic ecosystems and the minimum level for water resource exploitation and use by water users in the priority order stated in the river basin planning.
Article 4. Principles for river basin management
1. Water resources in a river basin must be uniformly managed without division among administrative levels, between upstream and downstream; the fairness, rationality and equality in obligations and interests among organizations and individuals in the same river basin must be ensured.
2. Ministries, branches, local administrations at all levels, organizations and individuals shall bear joint responsibility for protecting the water environment in river basins according to law, and actively cooperate in tapping benefits brought about by water resources and ensuring the interests of population communities in river basins.
3. The exploitation and use of water resources and the discharge of wastewater on river basins are liable to financial obligations prescribed by law.
4. The exploitation, use and development of water resources must be combined with the environmental protection and sustainable exploitation of other natural resources in river basins.
5. To comprehensively and uniformly manage water volume and quality, surface and ground water, inland water and river-mouth coastal water, ensuring that water resources are used thriftily and efficiently for multiple purposes.
6. To ensure territorial sovereignty, national interests, equality, reasonability and mutual benefits in environmental protection, water resource exploitation, use and protection, prevention and combat of harms caused by water to international water sources in river basins.
7. To rationally assign and decentralize the state management of river basins; to incrementally socialize the protection of water resources in river basins, mobilizing financial contributions of all economic sectors and population communities and taking advantage of financial assistance of other countries and international organizations for the management and protection of water resources in river basins.
Article 5. Contents of river basin management
1. To formulate and direct basic surveys of the river basin environment and water resources, to make a list of river basins, to establish a database and directories on the river basin environment and water resources.
2. To formulate and direct the implementation of the river basin planning.
3. To decide on measures to protect the water environment, cope with water environmental incidents, prevent, combat and address consequences of harms caused by water on river basins.
4. To regulate and distribute water resources, maintaining minimum flows on rivers; transferring water among sub-basins in a river basin, and from one river basin to another.
5. To inspect and examine the implementation of the river basin planning and handle violations of regulations on river basin management; to settle disputes between localities, between branches and between organizations and individuals in exploiting, using and enjoying benefits from the river basin environment and water resources.
6. To enter into international cooperation on management, exploitation and sustainable development of river basins; to fulfill commitments on international water sources in river basins, which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
7. To set up river basin-coordinating organizations.
Article 6. Lists of river basins
1. Lists of river basins serve as grounds for:
a/ Organizing the realization of contents of river basin management specified in Article 5 of this Decree;
b/ Decentralizing river basin management and determining river basin management responsibilities of ministries, branches and localities;
c/ Identifying investment priorities for the protection of water resources and sustainable development of river basins.
2. River basin lists are classified as follows:
a/ List of big river basins, covering the basins of the Red, Thai Binh, Bang Giang, Ky Cung, Ma, Ca, Vu Gia, Thu Bon, Ba, Dong Nai and Mekong rivers;
b/ List of inter-provincial river basins, covering river basins lying in two or more provinces and/ or centrally run cities;
c/ List of intra-provincial river basins, covering river basins lying within a province or centrally run city.
Article 7. Investment policies for sustainable development of river basins
1. The State prioritizes investment capital for the management, protection and sustainable development of river basins, covering:
a/ Basic surveys of the river basin environment and water resources; formulation of river basin environment-water resource data directories and building of systems for observation, warning and forecast of the river basin environment and water resources;
b/ Formulation and implementation of river basin plannings, plans for pollution prevention and combat, address of consequences of harms caused by water, plans for regulation and allocation of water sources and development of river basin water resources.
2. To formulate and materialize programs and projects on integrated management of river basin water sources, ensuring the water source balance on national and regional scales in order to meet the water needs of the people’s life and sustainable socio-economic development.
3. Investment in sustainable development of river basins is development investment. The State encourages and creates favorable conditions for all organizations, individuals and communities to invest in the management, protection and sustainable development of water resources in river basins and prevention and combat of harms caused by water.
4. To expand and attract international capital sources for the management and protection of the river basin environment and water resources.
BASIC SURVEYS OF THE RIVER BASIN ENVIRONMENT AND WATER RESOURCES
Article 8. Major contents of basic surveys of the river basin environment and water resources
1. Survey of the environment; survey and inventory of water resources in river basins, covering:
a/ Making specific maps of river basins and specific maps of rivers, lakes and lagoons;
b/ Making geological and hydrographic maps of water containing formations, structures and complexes.
c/ Survey and exploration of ground water sources;
d/ Survey, assessment of, and making of topical maps on, water resources;
dd/ Survey and assessment of factors affecting water resources;
e/ Survey and assessment of degradation, alkalization. pollution and exhaustion of surface and ground water sources;
g/ Survey to determine water sources’ capacity to receive wastewater;
h/ Survey, assessment, warning and forecast of abnormal developments in water resources and harms caused by water;
i/ Survey and determination of ground water supplementation possibility and tests.
2. Survey of the current status of exploitation and use of water resources and discharge of wastewater into water sources.
3. Building and maintenance of systems for supervision of water resources and supervision of the exploitation and use of water resources and the discharge of wastewater into water sources.
4. Building and maintenance of systems of information and databases on the environment and water resources.
Article 9. Organization of basic surveys of the river basin environment and water resources
1. The Government uniformly manages basic surveys of the river basin environment and water resources nationwide.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, branches and People’s Committees of provinces and centrally run cities (below collectively referred to as provincial-level People’s Committees) in, organizing basic surveys of the river basin environment and water resources, guiding the making of plans on distribution of river basin environment-water resource data directories.
Article 10. River basin planning
1. A river basin planning comprises the following component plannings:
a/ Planning on allocation of water resources;
b/ Planning on protection of water resources;
c/ Planning on prevention, combat and address of consequences of harms caused by water.
2. A component planning may cover the whole basin, one or a several sub-basins.
Article 11. River basin planning period and elaboration time limit
1. A river basin planning is formulated once for every 10 years and, when necessary, this period can be prolonged but for not more than 5 years after the expiration of the current planning.
2. The river basin planning time limit is 24 months from the date the planning tasks are approved by competent authorities.
Article 12. River basin planning tasks
1. River basin planning tasks include:
a/ To make an overall assessment of the natural environment, socio-economic situation, current status of river basin water resources, water environment protection, water resource exploitation, use and development and water-caused harm prevention, combat and immunization;
b/ To identify water use and drainage objectives and needs, issues to be settled in water environment protection; water resource exploitation, use and development, water-caused harm prevention, combat, minimization and consequence address;
c/ To identify to-be-formulated component plannings, priority order and their planning scope with a view to achieving the set objectives and solving issues identified at Point b, Clause 1 of this Article;
d/ To set solutions and a roadmap for the formulation of river basin plannings.
2. The time limit for the formulation of river basin planning tasks is 6 months from the date the tasks are officially assigned.
Article 13. Grounds for formulation of river basin plannings
1. The river basin lists approved by competent authorities.
2. The Law on Water Resources, the Law on Environmental Protection, the national strategy for water resources, the national strategy for environmental protection, strategic orientations for sustainable development in Vietnam national, regional and local socio-economic development plannings and plans, and other relevant legal documents.
3. Target programs, strategies, plannings and specialized plans which are related to environmental protection, water resource exploitation and use, water-caused harm prevention, combat and minimization.
4. Characters of the national, economic and social environments of river basins and practical potential of water resources.
5. Rights and obligations in treaties on water resources and environment to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting parry.
6. Norms and standards of water resources and water resource-related environment.
7. River basin planning tasks approved by competent authorities.
Article 14. Major contents of a planning on allocation of river basin water resources
1. Assessing the volume and quality and forecasting the development trends of water resources, and the current status of water resource exploitation and use for every water source.
2. Identifying water needs and existing problems in the comprehensive exploitation and use of water resources and establishing the priority order and capacity to meet water needs for daily life, agriculture, hydro-power, fishery, industries, transport, tourism, other socio-economic activities and environmental protection for every water source.
3. Determine the priority order and water resource allocation rates in the water resource exploitation and use for daily life and other purposes, including water needs for environmental protection in case of droughts or water shortage.
4. Determining water use purposes, minimum flows to be maintained in river sections in basins and necessary measures to deal with matters specified in Clause 2 of this Article.
5. Proposing networks for water resource supervision, water use oversight and the adjustment of parameters or adjustment of the current operation of water resource-exploiting and -using works (if necessary).
6. Identifying needs for water transfer among sub-basins within a river basin; needs for water transfer with other river basins (if any).
7. Proposing construction measures for water resource development with a view to meeting the needs for water for socio-economic development in the basins.
8. Identifying planning implementation solutions and schedule.
Article 15. Major contents of a planning on protection of river basin water resources
1. Identifying the positions, scopes and extents of polluting sources in river basins; polluted, degenerated and exhausted areas; causes of water source pollution, degeneration or exhaustion.
2. Assessing the current status and developments of water quality for each water source, classifying areas based on water quality.
3. Determining and assessing the importance of aquatic eco-systems.
4. Identifying water quality targets on the basis of water use purposes for every water source.
5. Identifying solutions for the protection of the water environment and rehabilitation of polluted, degenerated or exhausted water sources.
6. Proposing networks for overseeing river basin water quality, supervising the discharge of wastewater into water sources and the adjustment of parameters or adjustment of the current operation of works protecting water resources in river basins (if any).
7. Proposing non-construction or construction measures to achieve the river basin water quality targets.
8. Identifying planning implementation solutions and schedule.
Article 16. Major contents of a planning on prevention, combat and address of consequences of harms caused by water in river basins
1. Assessing the situation and development and determining the cause of, and classifying areas based on water-caused harms in river basins.
2. Evaluating general effects of construction or non-construction measures implemented in river basins to prevent, combat, minimize and address consequences of water-caused harms and the impacts of these measures on flooded areas and submerged regions, the river-bed, river-bank, river-mouth and coastal deposit and erosion.
3. Determining the standards of flood and drought prevention and combat for the whole river basins, each region and each sub-basin.
4. Proposing the adjustment of parameters or the current operation of water harm-preventing, -combating and -minimizing and consequence-addressing facilities (if any).
5. Determining solutions for raising the quality and efficiency of activities of preventing, combating and minimizing water-caused harms and addressing their consequences, and the systems of warning and forecasting floods, droughts and other natural disasters.
6. Proposing construction or non-construction measures to minimize water-caused harms and address their consequences, to protect regions prone to floods or droughts; to preserve submerged regions and ensure standards of flood and drought prevention and combat for the whole river basins, each region and each sub-basin.
7. Identifying planning implementation solutions and schedule.
Article 17. Formulation of river basin plannings
1. Responsibilities to formulate river basin plannings
a/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall formulate planning tasks and drafts for river basins on the list of big river basins or the list of inter-provincial river basins:
b/ Provincial-level People’s Committees shall formulate planning tasks and drafts for river basins in their respective localities, which are on the list of intra-provincial river basins;
c/ The agencies defined at Points a and b, Clause 1 of this Article, shall coordinate with concerned ministries, branches and localities in drafting river basin plannings.
2. Draft river basin plannings must be commented by concerned ministries, branches, localities and economic organizations relates in the exploitation and use of water resources or discharge of wastewater into water sources, and representatives of population communities living in river basin areas, before they are submitted to competent authorities for consideration and approval.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall detail the norms, standards, criteria, contents, order and procedures for formulating, appraising and approving river basin plannings.
Article 18. Adjustment of river basin plannings
1. A river basin planning may be examined and adjusted in one of the following circumstances:
a/ There arise big changes in natural conditions in the river basin;
b/ The socio-economic development master plan is adjusted, thus altering the objectives of the rive ;basin planning;
c/ Adjustment is proposed by ministries, branches, the River Basin Committee or local People’s Committees involved in the implementation of the river basin planning.
2. The time of adjustment of a river basin planning shall be decided by the competent agency having approved the river basin planning.
3. River basin planning adjustment must be based on the results of analyzing and evaluating the implementation of the approved river basin planning and defining factors affecting the planning adjustment, ensure continuity and only cover altered contents.
4. The formulation, appraisal and approval of adjusted contents comply with the provisions of this Decree.
Article 19. Organization of implementation of river basin plannings
1. Publicization of river basin plannings:
a/ The Minister of Natural Resources and Environment shall publicize plannings on river basins on the list of big river basins or the list of inter-provincial river basins;
b/ Presidents of provincial-level People’s Committees shall publicize plannings on river basins lying within their respective localities, which are on the list of intra-provincial river basins;
c/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall detail the to-be-publicized contents and forms of publicizing river basin plannings.
2. Ministries, branches and provincial-level People’s Committees shall base on the approved river basin plannings to formulate their plans on water resource exploitation and use and approve them after they are appraised by the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. Ministries, branches and People’s Committees of provinces in river basins shall direct and organize the implementation of river basin plannings with regard to tasks falling under their respective responsibilities and adjust, within the ambit of their respective state management responsibilities, strategies, plannings and plans which are not in line with the approved river basin plannings.
4. The River Basin Committees defined in Article 30 of this Decree (below referred to as the River Basin Committees) shall discuss and propose measures to implement or adjust river basin plannings; propose competent state agencies to settle disputes among state agencies, organizations and individuals in the course of organizing the implementation of river basin plannings; and annually report on the implementation to the Ministry of Natural Resources and Environment.
5. Professional associations, economic organizations and collectives and population communities are obliged and provided with conditions to exercise the right to supervise and propose specific measures for the implementation of river basin plannings.
6. The Ministry of Natural Resources and Environment shall inspect and annually report to the Prime Minister on the implementation of river basin plannings throughout the country.
Article 20. Funds for formulation and implementation of river basin plannings
1. Funds for the formulation of planning tasks and drafts for river basins on the list of big river basins or the list of inter-provincial river basins will be supplied by the state budget and incorporated into the annual budgets of the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. Funds for the formulation of planning tasks and drafts for river basins on the list of intra-provincial river basins will be supplied by the state budget and incorporated into the annual budgets of provinces.
3. Funds for the implementation of river basin plannings of ministries, branches or localities will be incorporated into the annual budget estimates of ministries, branches or localities in accordance with the Law on State Budget.
4. Amounts donated by domestic and foreign organizations and individuals and other lawful financial sources as provided for by law may be used for the formulation and implementation of river basin plannings.
Article 21. Archival of files on river basin plannings
1. Investors shall submit river basin planning files for archival under the law on archive after they are approved by competent authorities.
2. Water resource state management agencies at all levels shall archive river basin planning files according to the law on archive.
3. River planning file archive offices shall supply archived documents to competent individuals, organizations and state bodies according to law.
PROTECTION OF THE RIVER BASIN WATER ENVIRONMENT
Article 22. Control of polluting sources and protection of river basin water quality
1. Within the ambit of their respective responsibilities, ministries, ministerial-level agencies, provincial-level People’s Committees, corporations, state-run economic groups, and organizations and individuals engaged in the exploitation or use of river basin water shall:
a/ Organize regular observation and measurement of wastewater sources;
b/ Inspect and supervise locations where wastewater is discharged into water sources, ensuring that wastewater volumes and quality meet the wastewater-receiving capacity and water quality criteria of each river, river section, lake, lagoon and submerged area in river basins;
c/ Apply measures to protect water sources which they directly manage, exploit or use;
d/ Establish databases on wastewater discharged into water sources and register them into river basin environment-water resource data directories.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
a/ Direct and organize the investigation, survey and assessment of water source pollution, degeneration or exhaustion: build systems of water environment observation and information on quality of water sources and wastewater discharge sources in river basins.
b/ Provide for the protection of river corridors with regard to sensitive water sources with high biodiversity and cultural preservation values; the protection and development of natural ecological systems in river corridors and river-mouth and coastal areas;
c/ To guide solutions for the restoration of water quality if the water environment is polluted and degenerated.
Article 23. Plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins
1. Formulation of plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins:
a/ A plan for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basin will be formulated once for every five (5) years;
b/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall organize the formulation of plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins in a priority order based on the approved river basin plannings for river basins on the list of big river basins and the list of inter-provincial river basins;
c/ Provincial-level People’s Committees shall organize the formulation of plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins in a priority order, based on the approved river basin plannings for river basins lying within their respective localities on the list of intra-provincial river basins;
d/ Plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins must be commented by ministries, branches, localities, economic organizations involved in the exploitation and use of water resources or discharge of wastewater into water sources and representatives of population communities in river basins.
2. Notification of plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins:
a/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall notify plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources to ministries, branches and provincial-level People’s Committees of localities having land areas in river basins on the list of big river basins or the list of inter-provincial river basins.
b/ Provincial-level People’s Committees shall notify departments and branches under their management and concerned agencies of the plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins lying within their localities and being on the list of intra-provincial river basins;
c/ To-be-notified contents and forms of notifying plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins shall be decided by agencies with notifying competence.
3. Implementation of plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins:
a/ Plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins serve as grounds for the elaboration of environmental protection programs and projects of ministries, branches or localities;
b/ Ministries, branches, corporations, state-run economic groups and People’s Committees at all levels shall direct the adjustment of programs, plans, projects and regimes on wastewater discharge under their respective management in to be in line with plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins.
c/ The Ministry of Natural Resources and Environment and provincial-level People’s Committees shall inspect, oversee, monitor and periodically report to the Prime Minister on the implementation of plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins.
Article 24. Responding to and addressing river basin water environment incidents
1. Responding to and addressing river basin water environment incidents:
a/ Production, business or service establishments shall formulate schemes and be fully equipped with facilities to prevent, combat and respond to water environment incidents they have caused;
b/ Upon the occurrence of water environment incidents, production, business or service establishments shall apply measures to respond to and address the incidents according to law;
c/ Organizations and individuals that cause water environment incidents shall, apart from being held responsible therefor according to law, pay compensations in order to address the pollution and degeneration in the immediate future and rehabilitate and improve the environment for a long-term future.
d/ In case of incidents. local functional bodies shall coordinate with one another in minimizing harms caused by the incidents, identifying the incident causes, grounds and individuals at fault; supervise and evaluate the extent of degeneration of quality of the water environment in river basins and harms caused by the incidents so as to have grounds for requesting the incident-causing establishments or individuals to pay damages.
2. Responding to and addressing trans boundary river basin water environment incidents:
a/ Provincial-level People’s Committees shall actively apply measures to stop and restrict the spread of pollution, treat and minimize pollution under their management and promptly notify such to the Ministry of Natural Resources and Environment;
b/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall coordinate with concerned authorities in countries where trans boundary water environment incidents occur in immediately taking preventive and remedial measures compliant with commitments or treaties to which Vietnam is a contracting party.
REGULATION AND ALLOCATION OF WATER RESOURCES AND TRANSFER OF RIVER BASIN WATER
Article 25. Maintenance of minimum flow in river basins
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, providing for the determination of minimum flows to be maintained in river basins.
2. Maintenance of minimum flows in rivers:
a/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall investigate, survey and determine minimum flows in rivers or river sections for each water source in river basins on the list of big river basins or the list of inter-provincial river basins;
b/ For international river basins, the Ministry of Natural Resources and Environment shall, on behalf of the Government, negotiate and reach agreement with countries sharing the international water sources on the to-be-maintained level of minimum flows on the principal currents of river basins;
c/ Provincial-level People’s Committees shall investigate, survey and determine minimum flows in rivers or river sections for each water sources in river basins on the list of intra-provincial river basins;
d/ Minimum flows in rivers or river sections must be publicized and commented by economic organizations involved in water resource exploitation or use and representatives of population communities in river basin areas.
3. Competence to publicize the to-be-maintained minimum flows in rivers:
a/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall publicize the minimum flows in rivers or river sections in basins on the list of big river basins or the list of inter-provincial river basins;
b/ Provincial-level People’s Committees shall publicize the minimum flows in rivers or river sections in basins lying within their respective localities and being on the list of intra-provincial river basins.
4. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, concerned corporations and state-run economic groups shall direct the adjustment of their respective programs, plans, projects and regulations on water resource exploitation and use, maintaining the publicized minimum flows in rivers or river section.
Article 26. Regulation and allocation of water resources in river basins
1. Formulation of plans for water resource regulation and allocation:
a/ A plan for water resources regulation and allocation will be formulated once for every five (5) years;
b/ Ministries, branches, localities and economic organizations, that are engaged in water resource exploitation or use, shall notify the River Basin Committee and the Ministry of Natural Resources and Environment of their annual plans on water demands within every five (5)-year period for each water source in river basins.
c/ For river basins on the list of big river basins or the list of inter-provincial river basins, the Ministry of Natural Resources and Environment shall formulate plans on water resource regulation and allocation for different use purposes on the basis of approved river basin plannings. the practical capacities of water sources, the requirements of maintaining minimum flows in rivers and meteorological and hydrological offices’ forecasts about changes of flows in subsequent years in river basins and water needs of ministries, branches, localities and economic organizations;
d/ For river basins lying within their respective localities and being on the list of intra-provincial river basins, provincial-level People’s Committees shall formulate plans for water resource regulation and allocation for different use purposes on the basis of approved river basin plannings, the practical capacities of water sources, the minimum flows in rivers, the meteorological and hydrological offices’ forecasts about changes of flows in subsequent years in the basins and the water needs of ministries, branches, localities and economic organizations;
dd/ Plans for water resource regulation and allocation must be publicized and commented by concerned ministries, branches, localities and economic organizations involved m water resource exploitation and use and representatives of population communities in river basin areas.
2. Notification of plans on water resource regulation and allocation:
a/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall notify ministries, branches and provincial-level People’s Committees of localities having land areas in river basins of the plans on regulation and allocation of water resources in river basins on the list of big river basin or the list of inter-provincial river basins;
b/ Provincial-level People’s Committees shall notify departments and branches under their management and agencies and units involved in the exploitation or use of water resources in river basins of the plans on water resource regulation and allocation in river basins lying within their localities and being on the list of intra-provincial river basins;
c/ To-be-notified contents and forms of notifying plans on river basin water resource regulation and allocation will be decided by agencies with notifying competence.
3. Implementation of plans on water resource regulation and allocation:
a/Ministries, branches, corporations and state-run economic groups involved in water resource exploitation, use and protection and People’s Committees at all levels shall direct the examination and adjustment of their respective programs, plans, projects and regimes on water resource exploitation and use to be in line with the plans on regulation and allocation of river basin water resources and the practical capacity of water sources, which are notified by competent state agencies.
b/ In case of droughts, water shortage or serious pollution of water sources, the River Basin Committees shall immediately petition the Ministry of Natural Resources and Environment or provincial-level People’s Committees to adjust the plans on water resource regulation and allocation in the approved priority order in the river basin water resource allocation planning defined in Clause 3, Article 14 of this Decree and promptly notify the adjustment of plans on water resource regulation and allocation, the effective duration of the adjustment to concerned state agencies and organizations in river basins;
c/ If concerned agencies or organizations and localities in river basin areas disagree with adjustments to the plans on water resource regulation and allocation, they may propose the notifying agencies to consider and decide;
d/ In case of emergency, water resource regulation and allocation must be conducted in accordance with the law on the state of emergency.
Article 27. Transfer of river basin water
1. Grounds for the formulation of projects on water transfer among river basins:
a/ The national strategy on water resources and the strategy on environmental protection;
b/ The river basin planning, maintenance of minimum flows, and plans on regulation and distribution of water resources in river basins;
c/ Socio-economic development plans of localities in relevant river basins;
d/ Water sources’ capacity, water needs and environmental impacts;
dd/ International commitments or treaties to which Vietnam is a contracting party, in case of projects on water transfer among international river basins.
2. Consultation on and appraisal of projects on water transfer among river basins:
a/ A water transfer project related to any river basin must be commented by the Committee for that river basin in the course of formulating and approving the project;
b/ Projects on water transfer between river basins on the list of big river basins or the list of inter-provincial river basins of ministries, branches, provincial-level People’s Committees, corporations or state-run economic groups, organizations or individuals shall be sent to the Ministry of Natural Resources and Environment for appraisal before they are submitted to the Prime Minister for consideration and decision on investment policies or decisions according to decentralization of work construction investment management;
c/ Projects on water transfer between river basins lying within localities and being on the list of intra-provincial river basins of ministries, branches, provincial-level People’s Committees, corporations, state-run economic groups, organizations or individuals shall be sent to provincial-level People’s Committees for appraisal before asking for investment policies or investment decisions according to decentralization of work construction investment management.
INTERNATIONAL COOPERATION AND IMPLEMENTATION OF TREATIES ON RIVER BASINS
Article 28. International cooperation on river basins
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall act as the sole body assisting the Government in the implementation of international cooperation on river basins, having the tasks:
a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs and concerned ministries and branches in, carrying out procedures for negotiating and concluding treaties on river basins according to law;
b/ To direct and supervise the implementation of international commitments and treaties concerning water resources as well as the gathering and exchange of data and information on river basin water resources under the treaties to which Vietnam is a contracting party;
c/ To represent the Vietnamese Government in conducting negotiations on international legal documents on water resources and participating in the settlement of international disputes over river basin water resources and environment;
d/ To monitor the implementation by ministries, branches and localities of international river basin-related commitments to which Vietnam is a contracting party.
2. Ministries, branches and provincial-level People’s Committees have the tasks:
a/ To establish, maintain and consolidate relations of international cooperation and implement treaties on river basins within the scope of their respective functions, tasks and delegated powers;
b/ To send to the Ministry of Natural Resources and Environment reports on international cooperation and implementation of treaties on river basins so that the latter can make sum-up reports to the Prime Minister.
Article 29. Admission to international river basin organizations
1. The admission to international river basin organizations complies with the law on conclusion and implementation of treaties.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall act as the sole body representing the Vietnamese Government in the participation in international river basin organizations. The Minister of Natural Resources and Environment shall report to the Prime Minister on the appointment of representatives at international river basin organizations and may decide on the appointment of specialists to work at international river basin cooperation organizations.
RIVER BASIN COORDINATING ORGANIZATIONS
Article 30. The River Basin Committees
1. Functions of the River Basin Committees
a/ The River Basin Committees function to supervise and coordinate activities of concerned ministries, branches and localities in the implementation of river basin plannings; to propose the promulgation of policies and propose measures for water environment protection, exploitation, use and development of water sources, prevention, combat and minimization of harms caused by water in river basins;
b/ A River Basin Committee can take charge of one river basin or a group of river basins.
2. Organization of the River Basin Committees
a/ The River Basin Committees will be set up for river basins on the list of big river basins or the list of inter-provincial river basins defined at Points a and b, Clause 2, Article 6 of this Decree. For a big river basin having many inter-provincial sub-basins, an inter-provincial river basin sub-committee can be set up;
b/ For intra-provincial river basins, the coordination of activities of protecting the water environment, exploiting, using and developing water resources, preventing, combating and minimizing harms caused by water in river basins will be directed by presidents of provincial-level People’s Committees.
3. Composition of a River Basin Committee:
a/ A River Basin Committee is composed of representatives of concerned ministries, branches, provincial-level People’s Committees of a number of provinces situated within the river basin and a number of units managing big water resource-exploiting or -using works (if any), which is headed by a vice-minister of Natural Resources and Environment as its chairman.
b/ An inter-provincial river basin committee or sub-committee is composed of representatives of the leaderships of provincial-level People’s Committees of provinces situated in the river basin, the Ministry of Natural Resources and Environment, other concerned ministries and branches as well as units managing large-scale water resource-protecting, -exploiting or -using or waste water-discharging works (if any) in the river basin. The committee is headed by a provincial-level People’s Committee leader appointed by the provinces situated within the river basin for a 2-year term under the regime of rotation between such provinces.
4. Competence to establish River Basin Committees:
a/ The Prime Minister may decide to establish a river basin committee for river basins on the list of big river basins at the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment;
b/ The Minister of Natural Resources and Environment may establish river basin committees for river basins on the list of inter-provincial river basins or inter-provincial river basin sub-committees at the proposal of the heads of units performing the specialized state management of water resources.
Article 31. River Basin Office
1. The River Basin Office is tasked to assist the River Basin Committees in performing the tasks assigned by the Committees and located at a unit of the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. Competence to set up the River Basin Office:
a/ The Minister of Natural Resources and Environment may decide on the establishment of the River Basin Office for river basins on the list of big river basins or the list of inter-provincial river basins;
b/ The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in, guiding the tasks, powers, organization and payroll of the River Basin Office.
Article 32. Funds for the operation of the River Basin Committees and River Basin Office
1. State budget funds:
a/ Funds for the operation of the River Basin Committees will be incorporated into expenditure estimates of the ministries and agencies having their representatives in the Committees,
b/ Funds for the operation of the River Basin Office will be incorporated into the annually allocated state budget expenditure estimates of the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. Voluntary contributions of organizations and individuals.
3. Donations of international organizations and foreign countries.
4. Other sources prescribed by law.
RIVER BASIN MANAGEMENT RESPONSIBILITIES
Article 33. The Ministry of Natural Resources and Environment
Being a government agency performing the function of state management of river basins nationwide, the Ministry of Natural Resources and Environment has the responsibilities:
1. To submit to the Prime Minister
a/ For promulgation, a list of inter-provincial river basins;
b/ The establishment of the River Basin Committees for river basins on the list of big river basins;
c/ For approval, river basin planning tasks and drafts; plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins; plans for regulation and distribution of water resources in river basins on the list of big river basins;
d/ For settlement disputes over water resources among ministries, branches, localities, disputes among organizations and individuals engaged in river basin-related activities in river basins on the list of big river basins.
2. To promulgate norms, standards, techno-economic targets and unit prices for the formulation of river basin planning tasks and drafts; model working regulations of the River Basin Committees.
3. To promulgate a list of intra-provincial river basins, to set up the River Basin Committees for river basins on the list of inter-provincial river basins.
4. To approve river basin planning tasks and drafts for, river basins on the list of inter-provincial river basins.
5. To formulate river basin planning tasks and drafts and organize the implementation thereof after they are approved, for river basins on the list of big river basins or the list of inter-provincial river basins.
6. To formulate and direct the implementation of plans after they are approved, for river basins on the list of big river basins or the list of inter-provincial river basins, including;
a/ Plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins;
b/ Plans for water resource regulation and allocation.
7. To announce minimum flows to be maintained in rivers, for river basins on the list of big river basins or the list of inter-provincial river basins.
8. To appraise plans of ministries, branches, government-attached agencies and provincial-level People’s Committees on exploitation and use of water resources in river basins on the list of big river basins or the list of inter-provincial river basins.
9. To materialize international cooperation and treaties as provided for in Chapter VI of this Decree; to settle disputes over water resources between ministries, branches, localities, disputes between organizations or individuals engaged in activities related to river basins on the list of inter-provincial river basins.
Article 34. Ministries and ministerial-level agencies
Within the ambit of their functions, tasks and powers prescribed by law, the ministries or ministerial-level agencies managing water resource-exploiting or -using sectors have the responsibilities:
1. To coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment and the River Basin Committees in formulating river basin plannings.
2. To formulate, amend or supplement their respective specialized plannings and plans for water resource protection and exploitation to be in line with the river basin plannings, plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins and plans for water resource regulation and allocation, which have been approved by competent state agencies.
3. To appoint competent representatives to participate in the River Basin Committees under the provisions of this Decree.
4. To propose agencies with river basin planning-approving competence to examine, revise or adjust river basin plannings, when necessary.
Article 35. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance
1. To propose the assurance of investment capital for the formulation and implementation of river basin plannings.
2. To study, formulate mechanisms and policies to encourage and mobilize investment capital sources at home and abroad for the realization of river basin plannings.
3. To mobilize official development assistance (ODA) for the protection and sustainable development of river basins.
Article 36. Provincial-level People’s Committees
1. To formulate and approve river basin planning tasks and drafts and organize the implementation thereof after they are approved, for river basins on the list of intra-provincial river basins.
2. To formulate and direct the implementation of various plans after they are approved, for river basins on the list of intra-provincial river basins, including:
a/ Plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins;
b/ Plans for water resource regulation and distribution.
3. To publicize to-be-maintained minimum river flows, for river basins on the list of intra-provincial river basins.
4. To appraise water resource exploitation or use plannings of ministries, branches, government-attached agencies in intra-provincial river basins.
5. To settle disputes over water resources between ministries, branches and/or localities and disputes between organizations and/or individuals engaged in activities related to intra-provincial river basins.
6. To notify plans for management protection, exploitation, use and development of water resources; for water harm prevention, combat and consequence address in the provinces to:
a/ The corresponding River Basin Sub-Committees if the provinces have land areas lying in big river basins;
b/ The corresponding inter-provincial River Basin Committees if the provinces have land areas lying in inter-provincial river basins.
7. To periodically report to the Ministry of Natural Resources and Environment on the management of intra-provincial river basins.
Article 37. The National Water Resources Council
1. To give its comments on river basin plannings and plans for water resource regulation and distribution, with regard to river basins on the list of big river basins, before they are approved by the Prime Minister.
2. To propose the Prime Minister to settle disputes over water resource exploitation and use between branches, provinces and/or centrally run cities.
3. To propose policies and mechanisms for river basin management.
Article 38. The River Basin Committees
1. To appraise river basin planning tasks and drafts and plannings on sub-basins in river basins; plans for water pollution prevention and combat and rehabilitation of polluted water sources in river basins; plans for water resource regulation and allocation; to-be-maintained minimum flows in rivers; projects on water transfer among regions or sub-basins in river basins, projects on water transfer to, or water receipt from, other river basins.
2. To regulate and coordinate activities of ministries, branches, localities, corporations, state-run economic groups, organizations and individuals in the implementation of plannings. plans, projects on water resources in river basins.
3. To propose royalty rates for water resources, charge and fee rates and contributions by people in river basins according to law for the protection of the water environment, water resource exploitation and use, water-caused harm prevention and combat and water consequence address in river basins.
4. To supervise the implementation of river basin plannings; to propose to provincial-level People’s Committees in the basin areas and the Ministry of Natural Resources and Environment measures for water resource management, protection and use, water-caused harm consequence prevention, combat and address, redress of environmental incidents in river basins, and revision and adjustment of river basin plannings, when necessary.
5. To establish databases and data directories on river basin environment and water resources.
6. To implement international cooperation on water environment protection, water resource exploitation, use and development; water-caused harm consequence prevention, combat and address and sustainable development of river basins.
7. To propose options to settle disputes over water resources in river basins to agencies competent to settle such disputes according to law.
8. To periodically report to the Ministry of Natural Resources and Environment on the implementation of river basin plannings and plans defined in this Decree.
INSPECTION, EXAMINATION, AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 39. Inspection and examination
1. The specialized natural resource and environment inspectorate shall perform the function of inspecting the river basin management.
2. Contents of inspection and examination:
a/ Inspecting and examining the observance of legal provisions on river basin management;
b/ Detecting, preventing and handling according its competence or proposing competent agencies to handle violations of law on riser basin management;
c/ Proposing measures to ensure the enforcement of law on river basin management.
3. The inspection of river basin management activities complies with the law on inspection.
Article 40. Settlement of complaints and denunciations
1. Organizations and individuals may complain about or denounce law-breaking acts in river basin management activities.
2. The settlement of complaints about, and denunciations of, law-breaking acts in river basin management activities complies with the law on complaints and denunciations.
3. Pending the settlement of complaints, denunciations or lawsuits, organizations and individuals shall still comply with administrative decisions of competent state management agencies in charge of river basin management. When decisions on settlement of complaints or denunciations about river basin management activities are issued by competent state management agencies or courts and take effect, such decisions shall be complied with.
Article 41. Handling of violations
1. Organizations and individuals have the duty to promptly detect and prevent, and propose the handling of, law-breaking acts in river basin management activities.
2. Organizations or individuals that abuse their positions or powers to cause degeneration or exhaustion of water sources in rive: basins, obstruct the river basin management under this Decree and other relevant legal documents shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively handled or examined for penal liability; if causing damage, they shall pay compensation therefor according to law.
Article 42. Implementation guidance
The Ministry of Natural Resources and Environment shall direct, guide and inspect the implementation of this Decree.
1. This Decree takes effect 15 days after its publication in “CONG BAO.” To annul previous provisions which are contrary to the provisions of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial-level People’s Committees shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |