Chương 1 Nghị định 108/2009/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 108/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 27/11/2009 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2010 |
Ngày công báo: | 10/12/2009 | Số công báo: | Từ số 567 đến số 568 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/04/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định lĩnh vực, điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư, ưu đãi đầu tư; quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao.
Đối với các hình thức Hợp đồng dự án tương tự khác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong từng trường hợp cụ thể.
2. Đối tượng điều chỉnh của Nghị định này gồm các Nhà đầu tư, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện Hợp đồng dự án, các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có liên quan đến việc thực hiện Dự án theo quy định tại Nghị định này.
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (sau đây gọi tắt là Hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà Đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, Nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
2. Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (sau đây gọi tắt là Hợp đồng BTO) là hợp đồng được ký giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, Nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho Nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
3. Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (sau đây gọi tắt là Hợp đồng BT) là hợp đồng được ký giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, Nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho Nhà đầu tư thực hiện Dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho Nhà đầu tư theo thỏa thuận trong Hợp đồng BT.
4. Dự án là dự án thực hiện theo hình thức Hợp đồng BOT, Hợp đồng BTO và Hợp đồng BT, gồm Dự án quan trọng quốc gia và các Dự án còn lại được phân thành các Nhóm A, B và C theo quy định của pháp luật về xây dựng.
5. Dự án khác là một hoặc các dự án khác nhau được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho Nhà đầu tư thực hiện theo các điều kiện thỏa thuận trong Hợp đồng dự án.
6. Hợp đồng dự án là Hợp đồng BOT, Hợp đồng BTO, Hợp đồng BT theo quy định tương ứng tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và các tài liệu kèm theo.
7. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật Đầu tư.
8. Doanh nghiệp BOT, Doanh nghiệp BTO, Doanh nghiệp BT (sau đây gọi chung là Doanh nghiệp dự án) là doanh nghiệp do Nhà đầu tư thành lập để thiết kế, xây dựng, vận hành, quản lý Công trình dự án và để thực hiện Dự án khác.
9. Báo cáo nghiên cứu khả thi (Dự án đầu tư xây dựng công trình) là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để thiết kế, xây dựng và vận hành, quản lý Công trình kết cấu hạ tầng theo hình thức Hợp đồng BOT, Hợp đồng BTO và Hợp đồng BT.
10. Công trình kết cấu hạ tầng là các công trình được khuyến khích thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
11. Công trình dự án là Công trình BOT, Công trình BTO và Công trình BT.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện Hợp đồng dự án là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và điều kiện quản lý cụ thể, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho cơ quan trực thuộc của mình ký kết và thực hiện Hợp đồng dự án Nhóm B và Nhóm C.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện Hợp đồng dự án là một Bên tham gia Hợp đồng dự án và thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo thỏa thuận với Nhà đầu tư tại Hợp đồng dự án.
4. Tùy thuộc tính chất, quy mô của Dự án, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập bộ phận chuyên trách hoặc chỉ định cơ quan chuyên môn của mình làm đầu mối tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định tại Hợp đồng dự án, nhưng trong mọi trường hợp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các nghĩa vụ đã cam kết theo Hợp đồng dự án.
1. Chính phủ khuyến khích thực hiện các Dự án xây dựng và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng mới hoặc Dự án cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành, quản lý các công trình hiện có trong các lĩnh vực sau đây:
a) Đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ;
b) Đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt;
c) Cảng hàng không, cảng biển, cảng sông;
d) Hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải;
đ) Nhà máy điện, đường dây tải điện;
e) Các công trình kết cấu hạ tầng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đối với các công trình nêu tại điểm e khoản 1 Điều này, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành và địa phương có liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong từng trường hợp cụ thể.
1. Nhà đầu tư hoặc Doanh nghiệp dự án phải tự thu xếp các nguồn vốn để thực hiện Dự án theo thỏa thuận tại Hợp đồng dự án.
2. Đối với Dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp dự án không được thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư của Dự án.
3. Đối với Dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp dự án được xác định theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau:
a) Đối với phần vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp dự án không được thấp hơn 15% của phần vốn này;
b) Đối với phần vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp dự án không được thấp hơn 10% của phần vốn này;
4. Dự án khác phải đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu (nếu có) theo quy định của pháp luật.
1. Tổng vốn nhà nước tham gia thực hiện Dự án không được vượt quá 49% tổng vốn đầu tư của Dự án.
2. Đối với Dự án cần thực hiện để đáp ứng nhu cầu cấp bách về việc sử dụng công trình kết cấu hạ tầng và Dự án quan trọng khác, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước để xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư hoặc thực hiện các công việc khác nhằm hỗ trợ thực hiện Dự án.
3. Nguồn vốn hỗ trợ thực hiện Dự án theo quy định tại khoản 2 Điều này không tính vào tổng vốn đầu tư của Dự án và được lập, quản lý, sử dụng theo quy định đối với dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước.
1. Tùy thuộc vào nhu cầu đàm phán và thực hiện Dự án, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Nhóm công tác liên ngành để hỗ trợ đàm phán, thực hiện Dự án (sau đây gọi là Nhóm công tác liên ngành). Thành phần của Nhóm công tác liên ngành gồm:
a) Một số thành viên đại diện cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Đại diện của cơ quan ở trung ương và địa phương nơi Dự án dự kiến thực hiện hoặc liên quan đến Dự án;
c) Một số chuyên gia pháp luật, kỹ thuật, tài chính độc lập khác theo quyết định của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Nhóm công tác liên ngành có nhiệm vụ:
a) Tham gia đàm phán Hợp đồng dự án và hỗ trợ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quy định tại Nghị định này;
b) Tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Thời gian hoạt động của Nhóm công tác liên ngành do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tùy thuộc vào yêu cầu thực hiện Dự án.
1. Chi phí lập, công bố Danh mục dự án, tổ chức lựa chọn Nhà đầu tư và các chi phí khác liên quan đến việc thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được bố trí từ ngân sách nhà nước trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chi phí lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án hoặc Đề xuất dự án, kể cả chi phí liên quan đến việc chuẩn bị Dự án khác (không bao gồm Đề xuất dự án do Nhà đầu tư lập theo quy định tại Điều 11 Nghị định này) được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác (nếu có).
3. Tùy thuộc tính chất và quy mô của Dự án, Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện Dự án phải thanh toán cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chi phí chuẩn bị dự án nêu tại khoản 2 Điều này.
Article 1. Scope and subjects of regulation
1. This Decree provides for investment domains, conditions, order, procedures and incentives; and rights and obligations of parties to build-operate-transfer, build-transfer-operate and build-transfer contracts.
The Ministry of Planning and Investment shall, on a case-by-case basis, submit other project contracts of similar forms to the Prime Minister for consideration and decision.
2. This Decree applies to investors, state agencies competent to sign and perform project contracts, and agencies, organizations, individuals and enterprises involved in project implementation as provided for in this Decree.
Article 2. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Build-operate-transfer (BOT) contract means a contract signed between a competent state agency and an investor to build and operate an infrastructure facility in a specified duration. Upon the expiration of this duration, the investor shall transfer without compensation such facility to the Vietnamese State.
2. Build-transfer-operate (BTO) contract means a contract signed between a competent state agency and an investor to build an infrastructure facility. After completely building this infrastructure facility, the investor shall transfer it to the Vietnamese State. The Government will grant the investor the right to operate that facility for a specified duration to recover investment capital and earn profits.
3. Build-transfer (BT) contract means a contract signed between a competent state agency and an investor to build an infrastructure facility. After completely building this infrastructure facility, the investor shall transfer it to the Vietnamese State. The Government will create conditions for the investor to implement other projects for recovering investment capital and earning profits or shall make payments to the investor as agreed in the BT contract.
4. Project means the one to be implemented under a BOT. BTO or BT contract. Projects include national important projects and other projects classified into groups A, B and C under the construction law.
5. Another/other projects means a different project or projects which a competent state agency assigns to an investor for implementation under the terms agreed in the project contract.
6. Project contract means a BOT, BTO or BT contract as defined respectively in Clause 1, 2 or 3 of this Article and attached documents.
7. Investors include organizations and individuals defined in the Investment Law.
8. BOT, BTO or BT enterprise (below collectively referred to as project enterprise) means an enterprise established by an investor to design, build, operate and manage project works and implement other projects.
9. Feasibility study report (work construction investment project) means a combination of proposals relating to the contribution of capital for designing, building, operating and managing infrastructure facilities in the form of BOT. BTO or BT contract.
10. Infrastructure facilities means facilities encouraged for construction specified in Article 4 of this Decree.
11. Project work means a BOT, BTO or BT work.
Article 3. State agencies competent to sign and perform project contracts
1. State agencies competent to sign and perform project contracts include ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People's Committees of provinces or centrally run cities (below collectively referred to as ministries, branches and provincial-level People's Committees).
2. Based on their specific functions, tasks, powers and management conditions, ministries, branches and provincial-level People's Committees may authorize their attached agencies to sign and perform contracts of group-B and group-C projects.
3. State agency competent to sign and perform a project contract is a party to the project contract and has the rights, obligations and responsibilities as agreed with the investor in the project contract.
4. Depending on the characteristics and size of a project, a competent state agency may form a full-time section or designate a professional agency under its management to act as the focal point in exercising its rights and fulfilling its obligations indicated in the project contract but shall, in all cases, take total responsibility for the obligations committed in the project contract.
1. The Government encourages the implementation of projects to build, operate and manage new infrastructure facilities or to improve, expand, modernize, operate and manage existing works in the following domains:
a/ Roads, road bridges, road tunnels and ferry landings;
b/ Railways, railway bridges and railway tunnels;
c/ Airports, seaports and river ports;
d/ Clean water supply systems; water drainage systems; and wastewater and waste collection and treatment systems;
e/ Power plants and power transmission lines;
f/ Other infrastructure facilities as decided by the Prime Minister.
2. For works specified at Point f, Clause 1 of this Article, ministries, branches and provincial-level People's Committees shall collect written opinions of concerned ministries, branches and localities and submit them to the Prime Minister for consideration and decision on a case-by-case basis.
Article 5. Capital sources for project implementation
1. Investors or project enterprises shall raise by themselves capital sources for project implementation as agreed in project contracts.
2. For a project capitalized at up to VND 1.5 trillion, the project enterprise's equity must not be lower than 15% of the project's total investment capital.
3. For a project capitalized at over VND 1.5 trillion, the project enterprise's equity shall be determined on the partially progressive principle below:
a/ For the investment capital portion of up to VND 1.5 trillion, the project enterprise's equity must not be lower than 15% of this capital portion;
b/ For the investment capital portion of over VND 1.5 trillion, the project enterprise's equity must not be lower than 10% of this capital portion.
4. Other projects must satisfy the equity requirement (if any) under law.
Article 6. Use of state capital for project implementation
1. The total state capital for implementation of a project must not exceed 49% of the total investment capital of that project.
2. For projects to be implemented to meet urgent needs for the use of infrastructure facilities and other important projects, ministries, branches and provincial-level People's Committees shall consider and decide on the use of state budget capital for building auxiliary works, organizing compensation, ground clearance and resettlement or performing other jobs to support project implementation.
3. Capital sources for supporting the implementation of a project specified in Clause 2 of this Article will not be included in the total investment capital of that project and shall be managed and used under regulations applicable to state-funded investment projects.
Article 7. Inter-branch working parties
1. Based on project negotiation and implementation requirements, a competent state agency shall set up an inter-branch working party to assist in project negotiation and implementation (below referred to as inter-branch working party). Such a party consists of:
a/ Some members representing the competent state agency;
b/ Representatives of central and local agencies in the locality where the project is to be implemented or which are involved in the project;
c/ Some independent legal, technical and financial experts as decided by the competent state agency.
2. Tasks of an inter-branch working party:
a/ To join in negotiating the project contract and assist the competent state agency in performing the tasks defined in this Decree;
b/ To join in solving problems arising from the project implementation;
c/ To perform other tasks at the request of the competent state agency.
3. The working duration of an inter-branch working party shall be decided by the competent state agency, depending on the project implementation requirements.
Article 8. Investment preparation expenses and tasks and powers of competent state agencies
1. Expenses for making and announcing lists of projects and selecting investors and other expenses relating to the performance of powers and responsibilities of competent state agencies shall be allocated from the state budget, based on approved cost estimates.
2. Expenses for formulating and appraising project feasibility study reports or project proposals, including expenses relating to the preparation of other projects (excluding project proposals made by investors under Article 11 of this Decree) shall be allocated from the state budget and other revenue sources (if any).
3. Depending on the characteristics and size of a project, the investor selected to implement the project shall pay project preparation expenses specified in Clause 2 of this Article to the competent state agency.