Chương 5 Nghị định 108/2006/NĐ-CP: Thủ tục đầu tư trực tiếp
Số hiệu: | 108/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/09/2006 | Ngày hiệu lực: | 25/10/2006 |
Ngày công báo: | 10/10/2006 | Số công báo: | Từ số 15 đến số 16 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
27/12/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong những lĩnh vực sau:
a) Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;
b) Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;
c) Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản;
d) Phát thanh, truyền hình;
đ) Kinh doanh casino;
e) Sản xuất thuốc lá điếu;
g) Thành lập cơ sở đào tạo đại học;
h) Thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
2. Dự án đầu tư không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, không phân biệt nguồn vốn và có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trở lên trong những lĩnh vực sau:
a) Kinh doanh điện; chế biến khoáng sản; luyện kim;
b) Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;
c) Sản xuất, kinh doanh rượu, bia;
3. Dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sau:
a) Kinh doanh vận tải biển;
b) Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và Internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng;
c) In ấn, phát hành báo chí; xuất bản;
d) Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập.
4. Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;
5. Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng các điều kiện mở cửa thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
6. Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan, để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án sau:
1. Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các dự án đầu tư quy định tại Điều 37 Nghị định này đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
2. Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (sau đây gọi là Ban Quản lý) thực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án sau:
1. Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các dự án đầu tư quy định tại Điều 37 Nghị định này đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
2. Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn quy định tại Điều 38 Nghị định này.
2. Ban Quản lý tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn quy định tại Điều 39 Nghị định này.
3. Đối với dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn chưa quy định thuộc quản lý hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thì hồ sơ dự án đầu tư được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư đó.
4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự án đầu tư và làm các thủ tục đầu tư theo quy định của Nghị định này.
1. Mẫu Giấy chứng nhận đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
2. Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ của nhà đầu tư;
b) Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; nhu cầu diện tích đất sử dụng;
c) Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư;
d) Tổng vốn đầu tư;
đ) Thời hạn thực hiện dự án;
e) Tiến độ thực hiện dự án đầu tư;
g) Xác nhận các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).
3. Nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì Giấy chứng nhận đầu tư có nội dung bao gồm nội dung quy định tại khoản 2 Điều này và nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
4. Nhà đầu tư trong nước trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này có yêu cầu thực hiện thủ tục đầu tư đồng thời với thủ tục thành lập tổ chức kinh tế thì thực hiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo như quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Nhà đầu tư không phải đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
2. Nhà đầu tư trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có nhu cầu được xác nhận ưu đãi đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì thực hiện đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Điều 43 Nghị định này.
1. Nhà đầu tư trong nước phải đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam thuộc các trường hợp sau:
a) Dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư;
b) Dự án không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định này.
2. Nhà đầu tư đăng ký đầu tư tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư quy định tại Điều 40 Nghị định này.
3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư trao giấy biên nhận ngay sau khi nhận được bản đăng ký đầu tư.
4. Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc xác nhận ưu đãi đầu tư thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư căn cứ vào nội dung văn bản đăng ký đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản đăng ký đầu tư hợp lệ.
5. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liên quan.
Dự án có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 46 của Luật Đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư như sau:
1. Hồ sơ đăng ký đầu tư gồm:
a) Văn bản đăng ký đầu tư (theo mẫu);
b) Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
c) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
2. Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
a) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
b) Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký đầu tư, hồ sơ đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp thành lập tổ chức kinh tế gắn với dự án đầu tư) và cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không được yêu cầu bổ sung thêm giấy tờ nào khác.
4. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liên quan.
1. Hồ sơ thẩm tra đầu tư gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu);
b) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu: bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác; đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân;
c) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm);
d) Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;
đ) Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;
2. Đối với trường hợp thực hiện thủ tục đầu tư đồng thời với thủ tục đăng ký kinh doanh, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
a) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
b) Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
3. Nội dung thẩm tra:
a) Sự phù hợp với: quy hoạch kết cấu hạ tầng - kỹ thuật; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác.
Đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch hoặc chưa có trong quy hoạch nêu trên, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch;
b) Nhu cầu sử dụng đất: diện tích đất, loại đất và tiến độ sử dụng đất;
c) Tiến độ thực hiện dự án: tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và tiến độ thực hiện các mục tiêu của dự án;
d) Giải pháp về môi trường: đánh giá các yếu tố tác động đến môi trường và giải pháp xử lý phù hợp với quy định của pháp luật về môi trường.
1. Hồ sơ thẩm tra đầu tư gồm:
a) Hồ sơ quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 44 Nghị định này;
b) Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Nội dung thẩm tra:
a) Thẩm tra khả năng đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan.
Các Bộ, ngành liên quan có chịu trách nhiệm thẩm tra khả năng đáp ứng các điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư và Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp các điều kiện đầu tư đã được pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư quyết định việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải lấy ý kiến thẩm tra của các Bộ, ngành liên quan;
b) Đối với dự án đầu tư trong nước, nếu dự án đã đáp ứng các điều kiện đầu tư theo quy định của pháp luật thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy trình đăng ký đầu tư quy định tại Điều 43 Nghị định này.
1. Hồ sơ thẩm tra đầu tư gồm :
a) Hồ sơ quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 45 Nghị định này;
b) Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện tham gia thị trường quy định đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư và Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Nội dung thẩm tra theo quy định tại khoản 3 Điều 45 và khoản 2 Điều 46 Nghị định này.
1. Nhà đầu tư nộp 10 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó ít nhất có 1 bộ hồ sơ gốc.
2. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của các Bộ, ngành liên quan.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được hỏi có ý kiến thẩm tra bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những vấn đề của dự án thuộc chức năng quản lý của mình.
4. Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lập báo cáo thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về chủ trương đầu tư.
5. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo thẩm tra trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban Quản lý, Văn phòng Chính phủ thông báo bằng văn bản ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về dự án đầu tư.
6. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban Quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
7. Trường hợp dự án đầu tư không được chấp thuận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
8. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
1. Nhà đầu tư nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư 8 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư; nộp cho Ban Quản lý 4 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc đối với dự án do Ban quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của sở, ngành liên quan; trường hợp cần thiết thì gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được hỏi có ý kiến thẩm tra bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những vấn đề của dự án thuộc chức năng quản lý của mình.
4. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm tra, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm tra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Đối với dự án do Ban quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban quản lý tổng hợp ý kiến các cơ quan được hỏi ý kiến để quyết định cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Trường hợp dự án đầu tư không được chấp thuận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
5. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liên quan.
1. Các Bộ quản lý ngành thẩm tra việc đáp ứng điều kiện đầu tư, quy hoạch đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và Điều 82 của Luật Đầu tư.
2. Căn cứ vào quy định tại các Điều 29 và 82 của Luật Đầu tư, các Bộ quản lý ngành soạn thảo điều kiện đầu tư trình Chính phủ ban hành; xây dựng quy hoạch và phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.
Điều kiện đầu tư và quy hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và được niêm yết tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư.
1. Khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn và thời hạn thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Việc điều chỉnh dự án đầu tư thực hiện theo một trong các quy trình sau:
a) Không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư;
b) Đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư;
c) Thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư.
3. Các dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh gồm:
a) Các dự án không điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn;
b) Các dự án đầu tư trong nước mà sau khi điều chỉnh, dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện;
c) Các dự án đầu tư trong nước mà sau khi điều chỉnh, dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thay đổi mục tiêu, địa điểm đầu tư.
1. Đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư:
a) Dự án thuộc diện đăng ký điều chỉnh gồm các dự án mà sau khi điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn, dự án đó thuộc các trường hợp sau: dự án có vốn đầu tư nước ngoài mà sau khi điều chỉnh, dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện; dự án đầu tư trong nước mà sau khi điều chỉnh, dự án đó không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 51 Nghị định này; dự án đầu tư trong nước thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện mà sau khi điều chỉnh, dự án đó không thay đổi mục tiêu và vẫn đáp ứng các điều kiện đầu tư quy định đối với dự án đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 51 nghị định này;
b) Hồ sơ đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư gồm: văn bản đăng ký chứng nhận những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư; bản sao Giấy chứng nhận đầu tư; bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc điều lệ doanh nghiệp (đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài);
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư cấp mới (đối với trường hợp chưa có Giấy chứng nhận đầu tư) hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư:
a) Dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra điều chỉnh gồm các dự án mà sau khi điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn, dự án đó thuộc các trường hợp sau: dự án có vốn đầu tư nước ngoài sau khi điều chỉnh thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư; dự án đầu tư trong nước mà sau khi điều chỉnh, dự án đó thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Hồ sơ gồm thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư gồm: văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư; giải trình lý do điều chỉnh; những thay đổi so với dự án triển khai; báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án; bản sao Giấy chứng nhận đầu tư; bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc điều lệ doanh nghiệp (đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài).
c) Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thẩm tra những nội dung điều chỉnh và cấp mới (đối với trường hợp chưa có Giấy chứng nhận đầu tư) hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
d) Trường hợp dự án đầu tư sau khi điều chỉnh trở thành dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ mà không có trong quy hoạch hoặc thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện nhưng điều kiện đầu tư chưa được pháp luật quy định thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến thẩm tra của các Bộ, ngành liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trước khi cấp mới hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư;
đ) Trường hợp nội dung điều chỉnh liên quan đến lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến thẩm tra của Bộ, ngành có liên quan trước khi cấp mới hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liên quan.
Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo hình thức liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh, ngoài các nội dung hồ sơ quy định tại các Điều 44, 45, 45 và 47 Nghị định này thì nội dung của hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh thực hiện theo quy định tại các Điều 54 và 55 Nghị định này.
Hợp đồng liên doanh phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân đầu tư tham gia liên doanh và người đại diện theo pháp luật của các bên liên doanh; tên, địa chỉ của doanh nghiệp liên doanh.
2. Loại hình doanh nghiệp.
3. Lĩnh vực, ngành nghề và phạm vi kinh doanh.
4. Vốn điều lệ, phần góp vốn của mỗi bên, phương thức, tiến độ góp vốn điều lệ.
5. Tiến độ thực hiện dự án.
6. Thời hạn hoạt động của dự án.
7. Địa điểm thực hiện dự án.
8. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên doanh.
9. Các nguyên tắc quản lý tài chính; phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ trong kinh doanh.
10. Thể thức sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng, điều kiện chấm dứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp.
11. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Ngoài các nội dung trên, các bên liên doanh có quyền thỏa thuận những nội dung khác trong hợp đồng liên doanh nhưng không trái với quy định của pháp luật.
Hợp đồng liên doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các bên liên doanh ký tắt vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối hợp đồng. Hợp đồng liên doanh có hiệu lực kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh có những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án.
2. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh.
3. Đóng góp của các bên hợp doanh, việc phân chia kết quả đầu tư, kinh doanh, tiến độ thực hiện hợp đồng.
4. Tiến độ thực hiện dự án.
5. Thời hạn hợp đồng.
6. Quyền, nghĩa vụ của các bên hợp doanh.
7. Các nguyên tắc tài chính.
8. Thể thức sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng.
9. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Ngoài các nội dung trên, các bên hợp doanh có quyền thỏa thuận những nội dung khác trong hợp đồng hợp tác kinh doanh nhưng không trái với quy định của pháp luật.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các bên hợp doanh ký tắt vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối hợp đồng. Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài có hiệu lực kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam quy định tại Điều 10 Nghị định này thực hiện thủ tục như sau:
1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp đó làm thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Trường hợp nhà đầu tư mua cổ phần của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam thì thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư quy định tại các Điều 51 và 52 Nghị định này.
3. Trường hợp nhà đầu tư góp vốn để đầu tư thì phải làm thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
4. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam thì thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Nghị định này. Hồ sơ sáp nhập, mua lại doanh nghiệp gồm:
a) Văn bản đề nghị sáp nhập, mua lại doanh nghiệp gồm các nội dung: tên, địa chỉ và người đại diện của nhà đầu tư nước ngoài sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện, vốn điều lệ và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại; tóm tắt thông tin về nội dung sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; đề xuất (nếu có);
b) Quyết định của hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc của đại hội đồng cổ đông về việc bán doanh nghiệp;
c) Hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp bao gồm những nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại; thủ tục và điều kiện sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; phương án sử dụng lao động; thủ tục, điều kiện và thời hạn chuyển giao tài sản, chuyển vốn, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập, mua lại; thời hạn thực hiện việc sáp nhập, mua lại; trách nhiệm của các bên;
d) Điều lệ của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại;
đ) Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp sau khi được phép sáp nhập, mua lại (nếu có sự thay đổi).
e) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài gồm: bản sao quyết định thành lập hoặc giấy tờ có giá trị tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức kinh tế; bản sao hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân.
1. Nhà đầu tư có dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc đã được cấp Giấy phép đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có quyền chuyển đổi hình thức đầu tư sang hình thức đầu tư khác theo quy định tại Điều 21 của Luật Đầu tư.
2. Nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện việc chuyển đổi theo quy định riêng của Chính phủ về đăng ký lại và chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư của dự án có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện như sau:
a) Việc chuyển đổi hình thức đầu tư gắn với việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh phải gửi cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư hồ sơ chuyển đổi hình thức đầu tư: Hồ sơ chuyển đổi hình thức đầu tư bao gồm: văn bản đề nghị chuyển đổi hình thức đầu tư; quyết định của hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc của đại hội đồng cổ đông hoặc thoả thuận của các bên hợp doanh (đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh) về việc chuyển đổi hình thức đầu tư; dự thảo điều lệ doanh nghiệp chuyển đổi; hợp đồng hợp tác kinh doanh (đối với dự án đầu tư hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh);
c) Quyết định của hội đồng thành viên doanh nghiệp liên doanh hoặc quyết định của nhà đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài); thoả thuận của các bên hợp doanh (đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh) về việc chuyển đổi hình thức đầu tư phải thông báo cho các chủ nợ và người lao động biết trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư và thông báo cho nhà đầu tư.
1. Dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước quy định dưới đây phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định chấp thuận sử dụng vốn nhà nước để đầu tư:
a) Vốn ngân sách nhà nước;
b) Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
c) Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh;
d) Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
đ) Vốn đầu tư từ Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước.
2. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và chấp thuận sử dụng vốn nhà nước để đầu tư, chủ đầu tư thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định tại Nghị định này để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư là tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ thẩm tra đầu tư.
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng vốn ngân sách nhà nước tổ chức thẩm định và chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư đối với dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
2. Ngân hàng Phát triển Việt Nam tổ chức thẩm định và quyết định dự án được hưởng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
3. Bộ Tài chính tổ chức thẩm định và quyết định việc bảo lãnh nhà nước đối với dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng thuộc danh mục được Nhà nước bảo lãnh.
4. Hội đồng quản trị của tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước khác hoặc tổng giám đốc, giám đốc của doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị tổ chức thẩm định và quyết định đối với việc sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước để đầu tư.
5. Thẩm quyền thẩm định chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định và thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết về quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư.
Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư gồm:
1. Văn bản đề nghị sử dụng vốn nhà nước của chủ đầu tư gửi cơ quan thẩm định tương ứng với từng nguồn vốn quy định tại Điều 59 Nghị định này.
2. Bản giải trình về đề nghị sử dụng vốn nhà nước để đầu tư, gồm các nội dung chính sau:
a) Tên dự án;
b) Mục tiêu, quy mô đầu tư của dự án;
c) Địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
d) Vốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư; phần vốn nhà nước tham gia vào dự án;
đ) Thuyết minh về sự phù hợp của dự án với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thuyết minh về sự phù hợp trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư;
e) Hiệu quả đầu tư, bao gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội;
g) Thuyết minh về khả năng thu hồi vốn đầu tư, khả năng hoàn trả vốn vay và phương án hoàn trả vốn vay (nếu có);
h) Thời hạn của dự án đầu tư;
i) Tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
Nội dung thẩm định gồm:
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ (của cả nước hoặc của vùng hoặc của lãnh thổ) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Sự phù hợp của việc đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước; mục tiêu đầu tư, hiệu quả đầu tư; phương thức quản lý phù hợp với từng nguồn vốn và loại dự án đầu tư.
3. Sự phù hợp với chính sách hỗ trợ đầu tư (nếu có).
4. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư; thời hạn của dự án đầu tư.
5. Khả năng thu hồi vốn đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay và phương án hoàn trả vốn vay (nếu có).
6. Hiệu quả đầu tư, bao gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội.
PROCEDURES FOR DIRECT INVESTMENT
Section I. COMPETENCE TO APPROVE AND GRANT INVESTMENT CERTIFICATES
Article 37.- Projects for which the Prime Minister shall approve the investment policy
1. Investment projects in the following domains, irrespective of the source of capital and the scale of investment:
a/ Building and commercial operation of airports; transportation by air;
b/ Building and commercial operation of national seaports;
c/ Exploration for, exploitation and processing of oil and gas; exploration for and exploitation of minerals;
d/ Radio and television broadcasting;
e/ Casino business;
f/ Production of cigarettes;
g/ Establishment of university-level training establishments;
h/ Establishment of industrial parks, export processing zones, hi-tech parks and economic zones.
2. Investment projects other than those defined in Clause 1 of this Article, irrespective of the source of capital, and having an investment capital of VND 1,500 billion or more in the following domains:
a/ Electricity business; mineral processing; metallurgy;
b/ Building of railway, road and inland waterway infrastructure;
c/ Production and business of alcohol and beer.
3. Foreign investment projects in the following domains:
a/ Ocean shipping business;
b/ Establishment of networks for and provision of postal, delivery, telecommunications and Internet services; establishment of wave transmission networks;
c/ Press printing and distribution; publishing;
d/ Establishment of independent scientific research institutions.
4. When an investment project defined in Clause 1, 2 or 3 of this Article is included in the planning approved by the Prime Minister or by a person authorized by the Prime Minister and satisfies the conditions required by law and treaties to which Vietnam is a contracting party, the investment certificate-granting agency shall carry out procedures for granting a investment certificate to the project without having to submit the project to the Prime Minister for decision on the investment policy.
5. When an investment project defined in Clause 1, 2 or 3 of this Article is not included in the planning approved by the Prime Minister or by a person authorized by the Prime Minister or does not satisfy conditions for opening the market in treaties to which Vietnam is a contracting party, the investment certificate-granting agency shall assume the prime responsibility for consulting the branch-managing ministry, the Ministry of Planning and Investment and other concerned agencies, sum up their opinions and submit the project to the Prime Minister for decision on the investment policy.
6. When an investment project defined in Clause 1, 2 or 3 of this Article is in a domain which has no planning yet, the investment certificate-granting agency shall consult the branch-managing ministry, the Ministry of Planning and Investment and other concerned agencies, sum up their opinions and submit the project to the Prime Minister for decision on the investment policy.
Article 38.- Projects for which provincial-level Peoples Committees shall grant investment certificates
Provincial-level Peoples Committees shall make investment registration and grant investment certificates for the following projects:
1. Investment projects outside industrial parks, export processing zones, hi-tech parks and economic zones, including also investment projects defined in Article 37 of this Decree and for which the Prime Minister has approved the investment policy.
2. Investment projects on development on infrastructures in industrial parks, export processing zones or hi-tech parks in localities which have not yet set up industrial park, export processing zone and hi-tech park management boards.
Article 39.- Projects for which industrial park, export processing zone, hi-tech park and economic zone management boards shall grant investment certificates
Industrial park, export processing zone, hi-tech park and economic zone management boards (hereinafter referred to as management boards) shall make investment registration and grant investment certificates for the following projects:
1. Investment projects within industrial parks, export processing zones, hi-tech parks and economic zones, including also investment projects defined in Article 37 of this Decree and for which the Prime Minister has approved the investment policy.
2. Investment projects on development of infrastructures in industrial parks, export processing zones, hi-tech parks and economic zones.
Article 40.- Agencies receiving investment project dossiers
1. Provincial/municipal Planning and Investment Services shall receive dossiers of investment projects defined in Article 38 of this Decree to be executed in their localities .
2. Management boards shall receive dossiers of investment projects defined in Article 39 of this Decree to be executed in their localities.
3. For an investment project to be executed in a locality not yet covered by the administrative management of a province or a centrally run city or an investment project to be executed in more than one province or centrally run city, its dossier shall be submitted to the Planning and Investment Service of the locality where the investor has opened or intends to set up the head office or branch or executive office in order to execute the investment project.
4. Agencies receiving investment project dossiers shall guide and check the validity of investment project dossiers and carry out investment procedures under the provisions of this Decree.
Article 41.- Contents of investment certificates
1. The form of investment certificate shall be prescribed by the Ministry of Planning and Investment for uniform application nationwide.
2. An investment certificate contains the following major details:
a/ Name and address of the investor;
b/ Location of execution of the investment project; the land area requirement;
c/ Objectives and scale of the investment project;
d/ Total investment capital;
e/ Project execution duration;
f/ Execution schedule of the investment project;
g/ Certification of investment preferences and supports (if any).
3. For a foreign investor who has an investment project associated with the establishment of an economic organization, the investment certificate contains the details specified in Clause 2 of this Article and the details of a business registration certificate provided in the Enterprise Law. The investment certificate is concurrently the business registration certificate.
4. An investment certificate with the contents stipulated in Clause 3 of this Article shall be granted to a domestic investor defined in Clause 1, Article 6 of this Decree who wishes to carry out investment procedures at the same time with procedures for establishment of an economic organization.
Section II. CERTIFICATION OF INVESTMENT
Article 42.- Domestic investment projects not subject to investment registration
1. Investors are not required to make investment registration for domestic investment projects capitalized at under VND 15 billion and outside conditional investment domains.
2. When an investor defined in Clause 1 of this Article wishes to obtain certification of investment preferences or an investment certificate, the investor shall make investment registration so as to be granted an investment certificate under the provisions of Article 43 of this Decree.
Article 43.- Investment registration for domestic investment projects
1. Domestic investors shall make investment registration for domestic investment projects capitalized at between VND 15 billion and under VND 300 billion and falling into the following cases:
a/ Being outside conditional investment domains defined in Article 29 of this Decree;
b/ Being other than those specified in Clause 1, Article 37 of this Decree.
2. The investor shall make investment registration with the investment project dossier-receiving agency defined in Article 40 of this Decree.
3. The agency receiving investment project dossiers shall hand over receipt slips upon receipt of investment registration documents.
4. When an investor wishes to have an investment certificate or certification of investment preferences, the investment certificate-granting agency shall base itself on the investment registration document to issue an investment certificate within 15 working days after the date of receipt of the valid investment registration document.
5. Within 7 working days after the date of grant of an investment certificate, the investment certificate-granting agency shall send its copies to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Trade, the Ministry of Natural Resources and Environment, the State Bank of Vietnam, the branch-managing agency and concerned agencies.
Article 44.- Investment registration for foreign investment projects
The procedures for investment registration of foreign investment projects defined in Article 46 of the Investment Law shall be carried out as follows:
1. An investment registration dossier comprises:
a/ Investment registration document (made according to a set form);
b/ Business cooperation contract, for investment under a business cooperation contract;
c/ Report on the financial capability of the investor (which is made by the investor and for which the investor shall bear responsibility).
2. For an investment project associated with the establishment of an economic organization, in addition to the dossier referred to in Clause 1 of this Article, the investor shall also submit:
a/ The business registration dossier corresponding to the type of enterprise as provided for in the enterprise law and relevant laws;
b/ The joint venture contract, for investment in the form of establishment of a joint-venture economic organization between a domestic investor and a foreign investor.
3. Within 15 working days after the date of receipt of the valid investment registration dossier and business registration dossiers, the investment certificate-granting agency shall check the validity of the investment registration dossier or the business registration dossier (in case of establishment of an economic organization associated with an investment project) and grant an investment certificate. It may not require any additional papers.
4. Within 7 working days after the date of grant of an investment certificate, the investment certificate-granting agency shall send its copies to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Trade, the Ministry of Natural Resources and Environment, the State Bank of Vietnam, the branch-managing agency and concerned agencies.
Article 45.- Examination of investment projects capitalized at VND billion 300 or more and outside conditional investment domains
1. An investment examination dossier comprises:
a/ An application for an investment certificate (made according to a set form);
b/ Written certification of the legal status of the investor: copy of the establishment decision or business registration certificate or a document of equivalent validity, for investors being organizations; copy of the passport or peoples identity card, for investors being individuals;
c/ Report on the investors financial capability (which is made by the investor and for which the investor shall bear responsibility).
d/ Econo-technical exposition containing the following major details: objectives, scale and location of investment; investment capital; project execution schedule; land use requirements; and technological and environmental solutions;
e/ Business cooperation contract, for investment under a business cooperation contract.
2. In order to carry out investment procedures at the same time with business registration procedures, in addition to the dossier referred to in Clause 1 of this Article, the investor shall also submit:
a/ The business registration dossier corresponding to the type of enterprise as stipulated in the enterprise law and relevant laws;
b/ Joint venture contract, for investment in the form of establishment of a joint-venture economic organization between a domestic investor and a foreign investor.
3. Examination contents:
a/ Conformity with: the technical infrastructure planning; the land use planning; the construction planning; the planning on prospecting, exploitation and processing of minerals and other natural resources.
For an investment project in a domain with no planning yet or which is not included in any of the aforesaid plannings, the investment certificate-granting agency shall consult state management agencies with planning competence;
b/ Land use requirements: land area, land category and land use schedule;
c/ Project execution schedule: investment capital disbursement schedule, construction schedule and schedule of achievement of project objectives;
d/ Environmental solutions: assessment of environmental impact factors and treatment solutions in accordance with the environment law.
Article 46.- Examination of investment projects capitalized at under VND billion 300 and in conditional investment domains
1. An examination dossier comprises:
a/ Papers referred to in Clauses 1 and 2, Article 44 of this Decree;
b/ Exposition on the capability to satisfy the conditions which the project is required by law to satisfy, for investment projects in conditional investment domains defined in Article 29 of the Investment Law and Appendix III to this Decree.
2. Examination contents:
a/ Capability to satisfy the conditions required by the Investment Law and relevant laws;
Concerned ministries and branches shall examine the capability to satisfy the conditions which the investment project is required by law to satisfy, for investment projects in conditional investment domains defined in Article 29 of the Investment Law and Appendix III to this Decree;
When investment conditions are provided by law or a treaty to which Vietnam is a contracting party, the investment certificate-granting agency shall decide to grant an investment certificate without having to gather examination opinions of concerned ministries and branches;
b/ For a domestic investment project that satisfies the investment conditions as required by law, the investment certificate-granting agency shall grant an investment certificate according to the investment registration procedures defined in Article 43 of this Decree.
Article 47.- Examination of investment projects capitalized at VND billion 300 or more and in conditional investment domains
1. An examination dossier comprises:
a/ Papers referred to in Clauses 1 and 2, Article 45 of this Decree;
b/ Exposition on the capability to satisfy the market entry conditions required for investment projects in conditional investment domains defined in Article 29 of the Investment Law and Appendix III to this Decree.
2. The examination contents shall be as stipulated in Clause 3 of Article 45 and Clause 2 of Article 46 of this Decree.
Article 48.- Process of examination of investment projects falling within the approving competence of the Prime Minister
1. An investor shall submit 10 sets of the investment project dossier, including at least one original set.
2. Within 3 working days after the date of receipt of an investment project dossier, the dossier-receiving agency shall check its validity and send it to concerned ministries and branches for examination opinions.
For an invalid dossier, the dossier-receiving agency shall notify the investor thereof for revision and supplementation of the dossier.
3. Within 15 working days after the date of receipt of an investment project dossier, the consulted agency shall give written examination opinions and take responsibility for the projects matters under its management.
4. Within 25 working days after the date of receipt of a complete and valid dossier, the investment certificate-granting agency shall make an examination report and submit it to the Prime Minister for decision on the investment policy.
5. Within 7 working days after the date of receipt of the examination report submitted by a provincial-level Peoples Committee or a management board, the Government Office shall notify the Prime Ministers opinion on the investment project.
6. Within 5 working days after the date of receipt of the approval of the Prime Minister, the provincial-level Peoples Committee or management board shall grant an investment certificate.
7. When the investment project is disapproved, the investment project dossier-receiving agency shall send a written notice to the investor, clearly stating the reason for disapproval.
8. Within 7 working days after the date of grant of an investment certificate, the investment project dossier-receiving agency shall send its copies to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Trade, the Ministry of Natural Resources and Environment, the State Bank of Vietnam, the branch-managing agency and concerned agencies.
Article 49.- Process of examination of investment projects subject to examination for grant of investment certificates
1. The investor shall submit to the provincial-level Planning and Investment Service 8 sets of the investment project dossier, including one original set, for projects for which the provincial-level Peoples Committee shall grant investment certificates; or submit to the management board 4 sets of the investment project dossier, including one original set, for projects for which the management board shall grant investment certificates.
2. Within 3 working days after the date of receipt of an investment project dossier, the dossier-receiving agency shall check its validity and send it to concerned provincial-level services and branches for examination. When necessary, it shall send the dossier to concerned ministries and branches for opinions
For an invalid dossier, the dossier-receiving agency shall notify the investor thereof for revision and supplementation of the dossier.
3. Within 15 working days after the date of receipt of an investment project dossier, the consulted agency shall give written examination opinions and take responsibility for the projects matters under its management.
4. Within 20 working days after the date of receipt of a complete and valid dossier, the provincial-level Planning and Investment Service shall make an examination report and submit it to the provincial-level Peoples Committee for decision. Within 5 working days after the date of receipt of the examination report, the provincial-level Peoples Committee shall grant an investment certificate.
When the investment project is disapproved, the investment project dossier-receiving agency shall send a written notice to the investor, clearly stating the reason therefor.
5. Within 7 working days after the date of grant of an investment certificate, the investment project dossier-receiving agency shall send its copies to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Trade, the Ministry of Natural Resources and Environment, the State Bank of Vietnam, the branch-managing agency and concerned agencies.
Article 50.- Competence of branch-managing ministries to examine the grant of investment certificates
1. Branch-managing ministries shall examine the satisfaction of investment conditions and the conformity with plannings by investment projects in conditional investment domains defined in Article 29 of the Investment Law, Appendix III to this Decree and Article 82 of the Investment Law.
2. Pursuant to the provisions of Articles 29 and 82 of the Investment Law, branch-managing ministries shall prepare investment conditions and submit them to the Government for promulgation; formulate and approve plannings or submit them to competent agencies for approval.
After being promulgated by competent authorities, investment conditions and plannings be publicized on the mass media and posted at the head offices of investment project dossier-receiving agencies.
Section III. ADJUSTMENT OF INVESTMENT PROJECTS
Article 51.- Adjustment of investment projects
1. When adjusting an investment projects objectives, scale, location, form, capital or execution schedule, the investor shall carry out procedures to adjust the investment certificate.
2. The adjustment of an investment project may be made in one of the following processes:
a/ Procedures for adjustment registration or adjustment examination are not required;
b/ The adjustment is subject to registration;
c/ The adjustment is subject to examination.
3. Investment projects for which adjustment registration or examination procedures are not required include:
a/ Projects adjusted but not changing their objectives, scale, location, form, capital or execution schedule;
b/ Domestic investment projects which, after adjustment, are capitalized at under VND 15 billion and outside conditional investment domains;
c/ Domestic investment projects which, after adjustment, are capitalized at under VND 300 billion and do not change their investment objectives and location.
Article 52.- Registration and examination of adjustments to investment projects
1. Registration of adjustments to investment projects
a/ Projects subject to adjustment registration include projects which, after adjustment of their objectives, scale, location, form, capital or execution schedule, fall in the following cases: foreign investment projects which, after adjustment, are capitalized at under VND 300 billion and outside conditional investment domains; domestic investment projects which, after adjustment, are not in any conditional investment domains, except for those specified in Clause 3, Article 51 of this Decree; domestic investment projects which, after adjustment, are still in a conditional investment domain, do not change their investment objectives, and still satisfy the investment conditions specified for those projects, except for those specified in Clause 3, Article 51 of this Decree;
b/ A dossier of registration of adjustments to an investment project comprises: written registration of certification of the adjusted contents of the investment project; a copy of the investment certificate; the revised version of the joint-venture contract or business cooperation contract or enterprise charter (for foreign investment projects);
c/ Within 15 working days after the date of receipt of a complete and valid dossier, the investment certificate-granting agency shall grant a new investment certificate (for a project not yet granted an investment certificate) or adjust the granted one.
2. Examination of adjustments to investment projects:
a/ Investment projects subject to adjustment examination include projects which, after adjustment of their objectives, scale, location, form, capital or execution schedule, fall into the following cases: foreign investment projects which, after adjustment, are subject to examination for grant of investment certificates; domestic investment projects which, after adjustment, are in a conditional investment domain, except for those specified at Point a, Clause 1 of this Article;
b/ A dossier of examination of adjustments to an investment project comprises: written request for adjustments to the investment project; exposition on the adjustment reason; changes in the ongoing project; a report on the project execution by the time of adjustment; a copy of the investment certificate; the revised version of the joint-venture contract or business cooperation contract or enterprise charter (for foreign investment projects);
c/ Within 30 working days after the date of receipt of a complete and valid dossier, the investment certificate-granting agency shall examine the adjustments and grant a new investment certificate (for a project not yet granted an investment certificate) or adjust the granted one;
d/ When an investment project, after adjustment, falls within the approving competence of the Prime Minister but is not included in the planning or falls into a conditional investment domain where investment conditions have not yet been provided for by law, the investment certificate-granting agency shall collect examination opinions of concerned ministries and branches and submit the case to the Prime Minister for decision before granting a new investment certificate or adjusting the granted one;
e/ When adjustments are related to a conditional investment domain, the investment certificate-granting agency shall collect examination opinions of concerned ministries and branches before granting a new investment certificate or adjusting the granted one.
3. Within 7 working days after the date of grant of an adjusted investment certificate, the investment certificate-granting agency shall send its copies to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Trade, the Ministry of Natural Resources and Environment, the State Bank of Vietnam, the branch-managing agency and concerned agencies.
Section IV. OTHER PROVISIONS ON FOREIGN INVESTMENT PROJECTS
Article 53.- Contents related to dossiers of foreign investment projects
A foreign investment project executed in the form of joint venture or business cooperation contract must, in addition to the documents defined in Articles 44, 45, 46 and 47 of this Decree, have a joint venture contract or a business cooperation contract with the contents stipulated in Articles 54 and 55 of this Decree.
Article 54.- Contents of a joint-venture contract
A joint-venture contract contains the following principal details:
1. Names and addresses of investing organizations or individuals participating in the joint venture and representatives at law of joint venture parties; name and address of the joint venture enterprise.
2. Type of enterprise;
3. Business domains, lines and scope.
4. Charter capital, contributed capital portion of each party, mode and schedule of charter capital contribution.
5. Project execution schedule.
6. Operational duration of the project.
7. Project execution location.
8. Rights and obligations of the joint venture parties.
9. Principles of financial management; sharing of profits and handling of losses in business.
10. Modes of revision and termination of the contract, conditions for the transfer, termination of operation and dissolution of the enterprise.
11. Liabilities for breach of contract, mode of settlement of disputes.
Apart from the above details, the joint venture parties may reach agreement on other details in their joint-venture contract which are not contrary to law.
Competent representatives of the joint venture parties shall initial on every page and sign at the end of their contract. A joint venture contract takes effect on the date of grant of the investment certificate.
Article 55.- Details of a business cooperation contract
A business cooperation contract contains the following principal details:
1. Names, addresses and competent representatives of the parties to the business cooperation contract; contact address or address of the project execution location.
2. Business purposes and scope.
3. Contributions of the business cooperation parties, sharing of investment and business results, contract performance schedule.
4. Project execution schedule.
5. Term of the contract.
6. Rights and obligations of the business cooperation parties.
7. Financial principles.
8. Modes of revision and termination of the contract, transfer conditions.
9. Liabilities for breach of contract, mode of settlement of disputes.
Apart from the above details, the business cooperation parties may reach agreement on other details in their business cooperation contract which are not contrary to law.
Competent representatives of business cooperation parties shall initial on every page and sign at the end of their contract. A business cooperation contract between a Vietnamese party and a foreign party takes effect on the date of grant of the investment certificate.
Article 56.- Procedures for direct investment in the form of contribution of capital to, purchase of shares from, merger with or acquisition of enterprises
An investor contributing capital to, purchasing shares from, merges with or acquires an enterprise in Vietnam under the provisions of Article 10 of this Decree shall carry out procedures as follows:
1. When a foreign investor purchases shares of a Vietnamese enterprise, that enterprise shall carry out business registration procedures in accordance with the enterprise law.
2. When an investor purchases shares of a foreign-invested enterprise currently operating in Vietnam, the investor shall carry out procedures to adjust an investment project under the provisions of Articles 51 and 52 of this Decree.
3. When an investor contributes capital for investment, the investor shall carry out investment procedures in accordance with the investment law.
4. When a foreign investor merges with or acquires an enterprise currently operating in Vietnam, the investor shall carry out investment procedures so as to be granted an investment certificate under the provisions of this Decree. A dossier of enterprise merger or acquisition comprises:
a/ Written proposal for merger with or acquisition of the enterprise indicating the name, address and representative of the foreign investor merging with or acquiring the enterprise; name, address, representative, charter capital and operation domain of the merged or acquired enterprise; brief information on the enterprise merger or acquisition; and proposals (if any);
b/ Decision of the members council or the enterprise owner or the shareholders general meeting on the sale of the enterprise;
c/ The enterprise merger or acquisition contract. This contract contains the following principal details: name, address of the head office of the merged or acquired enterprise; procedures and conditions for the merger or acquisition; plan on the use of laborers; procedures, conditions and deadline for the transfer of assets, capital, shares and bonds of the merged or acquired company; deadline for the merger or acquisition; and responsibilities of the parties;
d/ Charter of the merged or acquired enterprise;
e/ Draft charter of the enterprise after the merger or acquisition is permitted (if there are changes);
f/ Written certification of the legal status of the foreign investor: a copy of the establishment decision or the paper of equivalent validity, for investors being economic organizations; a copy of the passport, for investors being individuals.
Article 57.- Procedures for conversion of investment form of foreign investment projects
1. An investor having a project which has been granted an investment certificate or which has been granted an investment license under the provisions of the Law on Foreign Investment in Vietnam is entitled to convert the form of investment of the project into another form of investment under the provisions of Article 21 of the Investment Law.
2. An investor who has been granted an investment license under the provisions of the Law on Foreign Investment in Vietnam shall conduct the conversion under separate regulations of the Government on re-registration and conversion of foreign-invested enterprises.
3. Procedures for conversion of the form of investment of a foreign investment project shall be carried as follows:
a/ The conversion of the investment form associated with the transformation of the type of enterprise must comply with the provisions of the enterprise law;
b/ A foreign-invested enterprise or the business cooperation parties shall send to the investment certificate-granting agency a dossier of conversion of the investment form. This dossier comprises: written proposal for conversion of the investment form; decision of the members council or enterprise owner or shareholders general meeting or the agreement of the business cooperation parties (for an investment project in the form of business cooperation contract) on the conversion of the investment form; draft charter of the converted enterprise; the business cooperation contract (for an investment project in the form of business cooperation contract);
c/ The decision of the members council of the joint venture enterprise or the decision of the investor (for enterprises with 100% foreign investment capital); the agreement of the business cooperation parties (for business cooperation contracts) on the conversion of the investment form must be notified to creditors and laborers within 15 working days after the date of the decision;
d/ Within 30 working days after the date of receipt of a complete and valid dossier referred to at Point b, Clause 3 of this Article, the investment certificate-granting agency shall adjust the investment certificate and notify the investor thereof.
Section V. SOME PROVISIONS ON PROCEDURES FOR USE OF STATE CAPITAL FOR INVESTMENT AND BUSINESS
Article 58.- Investment and business using state capital
1. Investment projects must obtain approval of competent authorities when using the following state capital for investment:
a/ State budget capital;
b/ Development investment credit of the State;
c/ State-guaranteed credit;
d/ Development investment capital of state enterprises;
e/ Investment capital of the State Capital Investment and Trading Corporation.
2. After the use of state capital for investment is appraised and approved by a competent agency, the investor shall carry out investment procedures under the provisions of this Decree so as to be granted an investment certificate. Written approval of the use of state capital for investment is a mandatory document in the investment registration dossier or the investment examination dossier.
Article 59.- Agencies appraising and approving the use of state capital for investment
1. Agencies competent to decide on the use of state budget capital shall appraise and approve the use of state capital for investment by investment projects funded with state budget capital.
2. The Vietnam Development Bank shall appraise and decide on projects eligible for development investment credit of the State.
3. The Ministry of Finance shall appraise and decide on state guarantees for investment projects funded with credit capital that are on the list of state-guaranteed investment projects.
4. The management board of an economic group, a state corporation or other state enterprise or the general director or director of a state enterprise without a management board shall appraise and decide on the use of development investment capital by the state enterprise for investment.
5. The competence of the State Capital Investment and Business Corporation to appraise and approve the use of state capital for investment shall be decided by the Prime Minister.
6. Appraisal agencies shall organize appraisal and notify the investors of their approval or disapproval of the use of state capital for investment.
Article 60.- Dossiers of appraisal of investment projects funded with state capital
A dossier of appraisal of an investment project comprises:
1. The investors written proposal for the use of state capital addressed to the appraisal agency in charge of the relevant capital source as defined in Article 59 of this Decree.
2. Written justification of the proposal for the use of state capital for investment, containing the following details:
a/ Name of the project;
b/ Investment objectives and scale of the project;
c/ Location of execution of the investment project;
d/ Investment capital amount; investment capital source; and state capital portion in the project;
e/ Exposition on the projects conformity with the socio-economic development strategy, planning and plan already approved by competent authorities; exposition on the appropriateness of the use of investment capital;
f/ Investment benefits, including financial and socio-economic benefits;
g/ Exposition on the capability to recover investment capital; the capability to repay loans and the loan repayment plan (if any);
h/ Duration of the investment project;
i/ Execution schedule of the investment project.
Article 61.- Contents of appraisal of investment projects funded with state capital
The appraisal contents include:
1. The investment projects conformity with the socio-economic development strategy, planning and plan already approved by competent authorities in each period (of the whole country, the region or the territory concerned).
2. Appropriateness of the investment and business with state capital; investment purposes and benefits; method of management appropriate to each source of capital and type of investment project.
3. Conformity with the investment support policy (if any).
4. Execution schedule and duration of the investment project.
5. The capability to recover investment capital; the capability to repay loans and the loan repayment plan (if any).
6. Investment benefits, including financial and socio-economic benefits.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Điều 3. Áp dụng pháp luật đầu tư, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế
Điều 11. Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh
Điều 23. Lĩnh vực đầu tư có điều kiện, lĩnh vực cấm đầu tư
Điều 27. Thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư
Điều 43. Đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước
Điều 44. Đăng ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài
Điều 50. Thẩm quyền của Bộ quản lý ngành đối với việc thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Điều 57. Thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư của dự án có vốn đầu tư nước ngoài
Điều 68. Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
Điều 69. Thanh lý dự án đầu tư
Điều 85. Giải quyết tranh chấp
Điều 86. Áp dụng pháp luật đối với dự án đang thực hiện đầu tư trước khi Luật Đầu tư có hiệu lực