Chương III Nghị định 105/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống ma túy: Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy
Số hiệu: | 105/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Minh Chính |
Ngày ban hành: | 04/12/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 20/12/2021 | Số công báo: | Từ số 1047 đến số 1048 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ Công an cho phép các cơ quan, tổ chức được tiến hành các hoạt động sau:
a) Nghiên cứu các chất ma túy, tiền chất theo Danh mục chất ma túy và tiền chất do Chính phủ quy định;
b) Sản xuất các chất ma túy, tiền chất tại các danh mục chất ma túy và tiền chất do Chính phủ quy định (trừ các tiền chất do Bộ Công Thương, Bộ Y tế quản lý và cho phép);
c) Vận chuyển các chất ma túy theo Danh mục chất ma túy do Chính phủ quy định.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân được nghiên cứu, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
3. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân được sản xuất tiền chất tại Danh mục tiền chất do Chính phủ quy định và văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý hóa chất (đối với các tiền chất do Bộ Công Thương quản lý).
4. Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn giao cho cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và quyết định việc cho phép nghiên cứu, sản xuất, vận chuyển chất ma túy, tiền chất và các hoạt động liên quan đến thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất theo quy định tại Mục 1 Chương III của Nghị định này (sau đây gọi là cơ quan cấp phép).
5. Bộ Công an trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực giám định kỹ thuật hình sự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện trình tự, thủ tục giám định chất ma túy, tiền chất và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất theo quy định của Luật Giám định tư pháp, Bộ luật Tố tụng hình sự, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và quy định tại Mục 3 Chương III của Nghị định này.
1. Trình tự, thủ tục cho phép nghiên cứu chất ma túy, tiền chất
a) Tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là cơ quan nghiên cứu) khi có nhu cầu nghiên cứu các chất ma túy, tiền chất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Nghị định này chuẩn bị hồ sơ đề nghị cho phép theo quy định tại khoản 2 Điều này, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Công an hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công an trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp phép tiến hành thẩm định và thông báo cho phép bằng văn bản.
Trường hợp có yêu cầu chỉnh lý, bổ sung tài liệu, trong thời hạn chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp phép có phiếu thông báo về việc chỉnh lý, bổ sung tài liệu, trong đó nêu rõ tài liệu, nội dung cần chỉnh lý, bổ sung và thời gian hoàn thành. Việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đã hoàn thành việc chỉnh lý, bổ sung.
Trường hợp hết thời hạn yêu cầu chỉnh lý, bổ sung hồ sơ hoặc thông tin không thống nhất giữa văn bản đề nghị và tài liệu chứng minh tại các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ, cơ quan cấp phép không tiến hành giải quyết.
2. Hồ sơ đề nghị cho phép nghiên cứu chất ma túy, tiền chất bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cho phép nghiên cứu của cơ quan nghiên cứu. Nội dung văn bản đề nghị nêu rõ thông tin về tên, địa chỉ cơ quan nghiên cứu; danh sách, vai trò của những người tham gia nghiên cứu; mục đích nghiên cứu; tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức cung cấp chất ma túy, tiền chất và tên gọi, mã CAS và mã HS, số lượng, hàm lượng chất ma túy, tiền chất đề nghị cho phép nghiên cứu; thời gian nghiên cứu; thời gian, hành trình, phương tiện vận chuyển từ địa điểm cung cấp đến địa điểm bảo quản, nghiên cứu;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của cơ quan nghiên cứu;
c) Bản sao Kế hoạch nghiên cứu được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Tài liệu chứng minh tính hợp pháp của chất đề nghị cho phép nghiên cứu; kế hoạch, biện pháp đảm bảo an toàn và điều kiện bảo quản chất ma túy, tiền chất đề nghị cho phép nghiên cứu; kế hoạch, biện pháp xử lý tồn dư chất ma túy, tiền chất trong quá trình nghiên cứu.
3. Nội dung văn bản cho phép nghiên cứu chất ma túy, tiền chất
Văn bản cho phép phải ghi rõ thông tin về tên, địa chỉ cơ quan nghiên cứu; tên gọi, mã CAS và mã HS, số lượng, hàm lượng chất ma túy, tiền chất được nghiên cứu; thời gian được phép nghiên cứu; thời gian, hành trình, phương tiện vận chuyển (trường hợp cần vận chuyển chất ma túy từ kho lưu trữ, bảo quản đến nơi tổ chức hoạt động nghiên cứu);
Văn bản cho phép được gửi cho cơ quan nghiên cứu, Công an tỉnh, thành phố nơi cơ quan nghiên cứu tiến hành bảo quản, nghiên cứu chất ma túy được cho phép.
4. Trình tự, thủ tục gia hạn cho phép nghiên cứu chất ma túy, tiền chất
a) Trước khi hết thời hạn cho phép tối thiểu 03 ngày, cơ quan nghiên cứu gửi văn bản đề nghị cơ quan cấp phép gia hạn cho phép nghiên cứu, trong đó nêu rõ lý do, thời gian đề nghị gia hạn;
b) Cơ quan cấp phép có trách nhiệm xem xét và thông báo việc cho phép gia hạn hoặc không cho phép gia hạn (phải nêu rõ lý do) bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị;
c) Việc cho phép gia hạn thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này;
d) Không cho phép gia hạn nghiên cứu đối với các trường hợp thay đổi mục đích nghiên cứu, loại chất, hàm lượng, số lượng, biện pháp đảm bảo an toàn và điều kiện bảo quản chất ma túy, tiền chất đề nghị gia hạn cho phép nghiên cứu; kế hoạch, biện pháp xử lý tồn dư chất ma túy, tiền chất trong quá trình gia hạn cho phép nghiên cứu.
5. Hoạt động nghiên cứu chất ma túy theo quy định của Điều này phải được theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ quá trình được cho phép đến khi hoàn thành nghiên cứu.
a) Cơ quan nghiên cứu phải thực hiện đúng nội dung theo văn bản cho phép và phải thông báo cho cơ quan cấp phép về việc hoàn thành nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, số lượng chất ma túy, tiền chất đã sử dụng; tồn dư chất ma túy, tiền chất và biện pháp, kết quả xử lý;
b) Công an tỉnh, thành phố nơi cơ quan nghiên cứu tiến hành bảo quản, nghiên cứu chất ma túy được cho phép bố trí lực lượng theo dõi, kiểm tra, giám sát việc vận chuyển, giao, nhận, bảo quản và sử dụng chất ma túy để nghiên cứu theo văn bản cho phép và quy định của pháp luật;
c) Trường hợp phát hiện vi phạm, lực lượng Công an nơi phát hiện vi phạm thông báo ngay cho cơ quan cấp phép và phối hợp ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Trình tự, thủ tục cho phép sản xuất chất ma túy, tiền chất
a) Cơ quan, tổ chức khi tiến hành các hoạt động sản xuất chất ma túy, tiền chất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Nghị định này (sau đây gọi là tổ chức có hoạt động sản xuất) gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Công an hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công an trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp phép tiến hành xem xét, đánh giá thực tế ở cơ sở và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chất ma túy, tiền chất;
c) Trường hợp có yêu cầu chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan cấp phép có phiếu thông báo, trong đó nêu rõ tài liệu, nội dung cần chỉnh lý, bổ sung;
Sau khi nhận đủ hồ sơ đã hoàn thành việc chỉnh lý, bổ sung, cơ quan cấp phép tiến hành cấp giấy phép theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
Trường hợp quá thời hạn 03 tháng, kể từ ngày cơ quan cấp phép có văn bản yêu cầu chỉnh lý, bổ sung mà tổ chức đề nghị cho phép sản xuất chất ma túy, tiền chất không hoàn thành việc chỉnh lý, bổ sung thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị;
d) Hồ sơ, điều kiện, tiêu chuẩn đối với tổ chức có hoạt động sản xuất và người có liên quan đến hoạt động sản xuất thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về dược đối với nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt và quản lý hóa chất đối với hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện.
2. Trình tự, thủ tục cho phép sản xuất thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất
a) Cơ quan, tổ chức khi tiến hành các hoạt động sản xuất thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Trình tự, thủ tục, hồ sơ, điều kiện, tiêu chuẩn đối với cơ quan, tổ chức và người liên quan đến việc sản xuất, đăng ký lưu hành thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y đối với quản lý thuốc thú y và quy định tại Nghị định này;
c) Đối với cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y theo quy định của pháp luật về thú y hiện hành, khi có nhu cầu sản xuất thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất cùng trên dây chuyền sản xuất thuốc thú y đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thì gửi hồ sơ đề nghị, gồm: văn bản đề nghị của tổ chức có hoạt động sản xuất kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y đã được cấp và tài liệu chứng minh quy trình sản xuất, các nguyên liệu làm thuốc thú y là chất gây nghiện, chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc thú y.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan cấp phép tiến hành tiếp nhận, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất đối với dây chuyền sản xuất thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất; trường hợp không đủ điều kiện cho phép sản xuất, cơ quan cấp phép trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất.
3. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chất ma túy, tiền chất và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất
a) Trường hợp giấy chứng nhận bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin của cơ quan, tổ chức thì cơ quan, tổ chức lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận hoặc văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận (đối với trường hợp sai sót thuộc về cơ quan cấp phép) kèm theo giấy chứng nhận đã được cấp. Hồ sơ đề nghị được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan cấp phép hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp phép tiến hành thẩm định và cấp lại giấy chứng nhận.
4. Trình tự, thủ tục sửa đổi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chất ma túy, tiền chất và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất
a) Trường hợp có thay đổi về địa điểm, quy mô, chủng loại, loại hình nghiên cứu, sản xuất thì cơ quan, tổ chức lập 01 bộ hồ sơ đề nghị, gồm: công văn đề nghị, bản sao có chứng thực tài liệu chứng minh có thay đổi. Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan cấp phép hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Cơ quan cấp phép tiến hành thẩm định, đánh giá thực tế ở cơ sở và quyết định sửa đổi giấy chứng nhận theo trình tự, thủ tục như cấp mới giấy chứng nhận.
5. Hoạt động sản xuất chất ma túy, tiền chất và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất phải được theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ quá trình được cấp phép đến sản phẩm hoàn thành theo quy trình.
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chất ma túy, tiền chất, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất và Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất được gửi cho tổ chức có đề nghị, Công an tỉnh, thành phố và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại địa phương nơi tiến hành hoạt động sản xuất;
b) Tổ chức có hoạt động sản xuất phải thực hiện đúng nội dung theo giấy chứng nhận được cấp và chịu sự theo dõi, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng;
c) Công an tỉnh, thành phố và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại địa phương nơi tiến hành hoạt động sản xuất phối hợp theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất quy định của pháp luật;
d) Trường hợp phát hiện vi phạm, lực lượng Công an nơi phát hiện vi phạm thông báo ngay cho cơ quan cấp phép và phối hợp ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển chất ma túy
a) Cơ quan, tổ chức khi có nhu cầu vận chuyển chất ma túy (sau đây gọi là tổ chức cần vận chuyển) chuẩn bị hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 2 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Công an hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công an trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp phép tiến hành thẩm định và cấp giấy phép vận chuyển cho tổ chức cần vận chuyển;
c) Trường hợp có yêu cầu chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp phép có phiếu thông báo về việc chỉnh lý, bổ sung, trong đó nêu rõ tài liệu, nội dung cần chỉnh lý, bổ sung và thời gian hoàn thành. Việc tiếp nhận, thẩm định và cấp giấy phép vận chuyển được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đã hoàn thành việc chỉnh lý, bổ sung.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển chất ma túy
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển chất ma túy có các nội dung sau: tên, địa chỉ tổ chức giao và tổ chức nhận chất ma túy; mục đích vận chuyển; tên gọi, mã CAS và mã HS, số lượng, hàm lượng chất ma túy; thời gian, hành trình, phương tiện vận chuyển;
b) Bản sao hợp đồng vận chuyển giữa tổ chức cần vận chuyển với tổ chức thực hiện vận chuyển hợp pháp;
c) Bản sao giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập chất ma túy (trường hợp vận chuyển từ kho lưu trữ, bảo quản đến cửa khẩu hoặc ngược lại để thực hiện thủ tục hải quan).
3. Giấy phép vận chuyển được cấp cho từng lần vận chuyển và có giá trị trong thời hạn ghi trên giấy phép nhưng không quá 06 tháng. Nội dung giấy phép ghi rõ thông tin tên, địa chỉ tổ chức giao và tổ chức nhận chất ma túy; mục đích vận chuyển; tên gọi, mã CAS và mã HS, số lượng, hàm lượng chất ma túy; thời gian, hành trình, phương tiện vận chuyển. Giấy phép được gửi cho tổ chức cần vận chuyển, tổ chức thực hiện vận chuyển và lực lượng Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Công an tỉnh, thành phố theo hành trình vận chuyển được ghi trên giấy phép.
4. Trình tự, thủ tục gia hạn và cấp lại giấy phép vận chuyển chất ma túy
a) Trước khi hết thời hạn cho phép tối thiểu 03 ngày, tổ chức cần vận chuyển gửi đơn đề nghị cơ quan cấp phép gia hạn, trong đó nêu rõ lý do, thời gian đề nghị gia hạn;
b) Trường hợp giấy phép bị mất hoặc có thay đổi về thời gian, hành trình, phương tiện vận chuyển, tổ chức cần vận chuyển gửi đơn đề nghị cơ quan cấp phép cấp lại giấy phép kèm theo giấy phép đã được cấp;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của tổ chức cần vận chuyển, cơ quan cấp phép tiến hành xem xét và cấp phép gia hạn hoặc cấp lại giấy phép vận chuyển cho các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b của khoản này.
5. Việc vận chuyển chất ma túy phải thực hiện theo đúng nội dung ghi trong giấy phép. Khi tiến hành giao, nhận chất ma túy phải có biên bản giao nhận giữa tổ chức cần vận chuyển với tổ chức thực hiện vận chuyển. Nội dung biên bản nêu rõ tên, địa chỉ tổ chức giao và tổ chức nhận chất ma túy; tên người giao, người nhận, giấy tờ tùy thân; tên gọi, mã CAS và mã HS, số lượng, hàm lượng chất ma túy giao nhận; thời gian, địa điểm giao nhận và cam kết việc giao nhận đầy đủ của người giao, người nhận.
6. Hoạt động vận chuyển chất ma túy theo quy định của Điều này phải được theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ quá trình được cấp giấy phép đến khi hoàn thành việc vận chuyển
a) Tổ chức cần vận chuyển và tổ chức thực hiện vận chuyển phải chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, có biện pháp bảo vệ an toàn, không để bị thất thoát trong quá trình vận chuyển và chịu sự theo dõi, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị Bộ đội Biên phòng, đơn vị Cảnh sát biển quản lý tuyến đường vận chuyển theo hành trình được cho phép phải bố trí lực lượng, phương tiện theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đảm bảo việc vận chuyển theo đúng tuyến đường và nội dung ghi trong giấy phép. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm, cơ quan chức năng phát hiện thông báo ngay cho cơ quan cấp phép và phối hợp ngăn chặn xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Kiểm soát hoạt động sản xuất thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 16 của Nghị định này.
2. Cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất phải đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, địa điểm, người hành nghề thú y theo quy định của pháp luật về thú y đối với quản lý thuốc thú y, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoạt động và chịu sự theo dõi, kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động nghiên cứu, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y đối với quản lý thuốc thú y, các quy định có liên quan tại Nghị định này và chịu sự theo dõi, kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm soát các hoạt động liên quan đến thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất theo quy định pháp luật về thú y đối với quản lý thuốc thú y và các quy định có liên quan tại Nghị định này; phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Bộ Công an cho phép cơ quan, tổ chức được tiến hành các hoạt động sau:
a) Nhập khẩu, xuất khẩu các chất ma túy, tiền chất tại các Danh mục chất ma túy và tiền chất do Chính phủ quy định (trừ các chất ma túy, tiền chất là nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt do Bộ Y tế cho phép và các tiền chất công nghiệp do Bộ Công Thương quản lý và cho phép);
b) Quá cảnh lãnh thổ Việt Nam các chất ma túy, tiền chất tại các Danh mục chất ma túy và tiền chất do Chính phủ quy định; thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
2. Bộ Công Thương cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân được tiến hành các hoạt động sau:
a) Nhập khẩu, xuất khẩu tiền chất quy định tại Danh mục tiền chất do Chính phủ quy định (trừ các tiền chất do Bộ Công an, Bộ Y tế quản lý và cho phép);
b) Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập chất ma túy, tiền chất quy định tại các Danh mục chất ma túy và tiền chất do Chính phủ quy định; thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép cơ quan, tổ chức được tiến hành các hoạt động sau:
a) Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất;
b) Nhập khẩu chất ma túy, tiền chất dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc thú y là các chất ma túy, tiền chất tại các Danh mục chất ma túy và tiền chất do Chính phủ quy định.
4. Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn giao cho cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và quyết định việc cho phép các hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của Điều này (sau đây gọi là cơ quan cấp phép).
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của Điều này là thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của Luật Thương mại (sau đây gọi là doanh nghiệp).
1. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu
a) Doanh nghiệp có hoạt động theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều 19 của Nghị định này chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều này, gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu chất ma túy theo quy định, cơ quan cấp phép tiến hành thẩm định và cấp giấy phép nhập khẩu;
c) Trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu chất ma túy, tiền chất theo quy định, cơ quan cấp phép tiến hành thẩm định, thực hiện thông báo tiền xuất khẩu và cấp giấy phép xuất khẩu. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu không thông qua yêu cầu thông báo tiền xuất khẩu thì cơ quan cấp phép không cấp giấy phép và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết lý do;
d) Trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất theo quy định, cơ quan cấp phép tiến hành thẩm định và cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính một trong các văn bản sau: Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu của nước có hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu (nếu có);
c) Bản sao có chứng thực các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh đối với hoạt động được phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu và Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam, trừ trường hợp nhập khẩu vì mục đích nghiên cứu, sử dụng điều trị bệnh cho động vật hoang dã, quý hiếm;
d) Bản sao hợp đồng, đơn hàng liên quan kèm theo bản chính đối chiếu (khi có yêu cầu);
đ) Các giấy tờ, tài liệu liên quan khác: Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản xuất hoặc Phiếu kết quả kiểm định sản phẩm, nhãn sản phẩm đối với thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất;
Các tài liệu nêu trên nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt có công chứng theo quy định của Luật Công chứng.
3. Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu theo Mẫu số 02A, 02B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này
a) Giấy phép được cấp cho từng lần nhập khẩu, xuất khẩu và có giá trị trong thời hạn ghi trên giấy phép nhưng không quá 12 tháng. Trường hợp hết thời hạn ghi trong giấy phép nhưng việc nhập khẩu, xuất khẩu chưa thực hiện được thì doanh nghiệp đề nghị cơ quan cấp giấy phép gia hạn, không giới hạn số lần gia hạn;
b) Giấy phép được gửi cho doanh nghiệp, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu, xuất khẩu và gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ Công an để theo dõi, quản lý và thực hiện các yêu cầu thông báo tiền xuất khẩu (khi có yêu cầu);
Việc cấp giấy phép nếu chưa được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia: Trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép, cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm gửi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu tới doanh nghiệp đề nghị cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu, xuất khẩu và gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ Công an để phối hợp quản lý, kiểm soát.
Trường hợp, việc cấp giấy phép đã thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia nhưng trong thời gian Trung tâm dữ liệu kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy thuộc Bộ Công an chưa kết nối được với Cổng thông tin một cửa quốc gia thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép, cơ quan cấp phép có trách nhiệm thông báo và gửi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu tới Bộ Công an để phối hợp quản lý, kiểm soát;
d) Việc cấp, điều chỉnh, cấp lại giấy phép do mất, thất lạc hoặc sai sót, doanh nghiệp có văn bản đề nghị kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh nội dung cần điều chỉnh hoặc báo cáo giải trình lý do mất, thất lạc đến cơ quan cấp phép. Trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc, cơ quan cấp phép tiến hành xem xét, điều chỉnh hoặc cấp lại giấy phép. Trường hợp từ chối cấp phép, cơ quan cấp phép trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu tiền chất theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 19 của Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật về hóa chất và các quy định có liên quan tại Nghị định này.
5. Lực lượng Hải quan có trách nhiệm làm thủ tục hải quan và thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện hàng nhập khẩu, xuất khẩu không đúng với nội dung giấy phép, cơ quan Hải quan tạm dừng các thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu, lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền; đồng thời trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện sai phạm, cơ quan Hải quan có trách nhiệm thông báo trực tiếp qua đường dây nóng cho các cơ quan cấp phép và Bộ Công an để phối hợp quản lý, kiểm soát.
6. Đối với trường hợp vi phạm các quy định về kiểm soát hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, Thủ trưởng cơ quan cấp phép và Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể quyết định thu hồi Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu đã cấp, đình chỉ, tạm đình chỉ việc nhập khẩu, xuất khẩu, xử lý người vi phạm và hàng nhập khẩu, xuất khẩu theo thẩm quyền hoặc chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật
1. Doanh nghiệp có hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 của Nghị định này chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương, gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ Công Thương hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Cơ quan cấp phép tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, thực hiện thông báo tiền xuất khẩu theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 35 của Nghị định này và cấp giấy phép tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương.
3. Trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép, cơ quan cấp phép có trách nhiệm gửi giấy phép tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập đã cấp cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan và gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ Công an để phối hợp quản lý, kiểm soát.
4. Lực lượng Hải quan có trách nhiệm thực hiện thủ tục và kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật Hải quan. Việc thay đổi mẫu mã, bao bì, thùng chứa của hàng tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập phải được sự đồng ý của Bộ Công Thương và giám sát của lực lượng Hải quan. Trường hợp phát hiện hàng tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập không đúng với nội dung giấy phép, cơ quan Hải quan tạm dừng các thủ tục hải quan, lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền; đồng thời trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện sai phạm thông báo trực tiếp qua đường dây nóng cho cơ quan cấp phép và Bộ Công an để phối hợp quản lý, kiểm soát.
1. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam
a) Doanh nghiệp có hoạt động tại điểm b khoản 1 Điều 19 của Nghị định này chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều này, gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ Công an hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công an trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp phép tiến hành thẩm định và cấp giấy phép quá cảnh. Trường hợp không cấp giấy phép quá cảnh thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho doanh nghiệp đề nghị cấp phép.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép quá cảnh của doanh nghiệp gồm các thông tin về tên, địa chỉ của doanh nghiệp; thời gian, địa điểm, lý do quá cảnh; tên, địa chỉ nơi sản xuất, tên gọi, mã số CAS và HS, số lượng, hàm lượng; tên gọi, mã HS, số lượng thuốc và nguyên liệu làm thuốc được điểm soát cần quá cảnh; trị giá hàng hóa; phương tiện, hành trình và điều kiện bảo đảm an toàn vận chuyển;
b) Bản chính hợp đồng vận tải;
c) Bản chính một trong các giấy tờ sau: Công thư đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của nước đề nghị cho hàng hóa quá cảnh, Giấy phép xuất khẩu của nước có hàng xuất khẩu hoặc Giấy phép nhập khẩu của nước có hàng nhập khẩu;
d) Bản chính Giấy phép quá cảnh của nước mà hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu đã đi qua trước khi đến Việt Nam (trường hợp vận chuyển quá cảnh nhiều nước).
Các tài liệu nêu trên nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt có công chứng theo quy định của Luật Công chứng.
3. Giấy phép quá cảnh
a) Nội dung giấy phép phải ghi rõ tên, địa chỉ của doanh nghiệp được phép quá cảnh; tên gọi, mã số CAS, mã số HS, mã số UN (nếu có), số lượng, hàm lượng các chất được phép quá cảnh; thời gian, phương tiện thực hiện việc vận chuyển quá cảnh; tên các cửa khẩu mà hàng vận chuyển quá cảnh đi qua;
b) Giấy phép quá cảnh có giá trị một lần theo thời hạn ghi trong giấy phép nhưng thời hạn ghi không quá 02 tháng. Trường hợp hết thời hạn ghi trong giấy phép nhưng việc quá cảnh chưa thực hiện được thì doanh nghiệp đề nghị được gia hạn thời hạn quá cảnh. Việc gia hạn được thực hiện một lần với thời hạn không quá 30 ngày;
c) Giấy phép quá cảnh được gửi cho doanh nghiệp đề nghị cấp phép quá cảnh, Chi cục Hải quan, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị Bộ đội Biên phòng, đơn vị Cảnh sát biển nơi hàng vận chuyển quá cảnh đi qua, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) và Bộ Công Thương để phối hợp quản lý, kiểm soát;
d) Trường hợp cần điều chỉnh giấy phép do sai sót hoặc cấp lại giấy phép do mất, thất lạc, doanh nghiệp có đơn đề nghị kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh nội dung cần điều chỉnh hoặc báo cáo giải trình lý do mất, thất lạc, gửi cơ quan cấp phép. Trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp phép tiến hành xem xét điều chỉnh giấy phép hoặc cấp lại giấy phép. Trường hợp từ chối điều chỉnh hoặc cấp lại giấy phép, cơ quan cấp phép trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4. Chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được chứa trong thùng chứa, đóng gói, niêm phong và đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và hồ sơ kèm theo. Trường hợp phát hiện thay đổi niêm phong hoặc thay đổi nguyên trạng hàng vận chuyển quá cảnh, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh tạm dừng các thủ tục hải quan, lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền và thông báo ngay qua đường dây nóng cho Bộ Công an để phối hợp quản lý, kiểm soát.
5. Hoạt động quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất phải theo đúng hành trình vào và ra theo đúng cửa khẩu đã ghi trong giấy phép quá cảnh. Doanh nghiệp thực hiện việc quá cảnh phải làm thủ tục, chịu sự kiểm soát của cơ quan Hải quan, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và chịu mọi chi phí quá cảnh theo quy định của pháp luật;
Chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất quá cảnh được phép lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập khẩu, trừ trường hợp được gia hạn thời gian quá cảnh, được lưu kho tại Việt Nam hoặc hàng quá cảnh bị hư hỏng, tổn thất hoặc phương tiện vận tải hàng quá cảnh bị hư hỏng;
Việc tiêu thụ nội địa chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất quá cảnh phải thực hiện theo quy định của pháp luật về nhập khẩu, xuất khẩu tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
6. Lực lượng Hải quan có trách nhiệm thực hiện thủ tục hải quan và kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng quá cảnh theo quy định của pháp luật Hải quan. Trường hợp phát hiện hàng vận chuyển quá cảnh không đúng với nội dung giấy phép, cơ quan Hải quan tạm dừng các thủ tục hải quan, lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền; đồng thời trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện sai phạm, cơ quan Hải quan có trách nhiệm thông báo trực tiếp cho cơ quan cấp phép hoặc thông báo qua đường dây nóng cho Bộ Công an và Bộ Công Thương để phối hợp quản lý, kiểm soát và xử lý.
7. Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị Bộ đội Biên phòng, đơn vị Cảnh sát biển quản lý tuyến đường vận chuyển của hoạt động quá cảnh được cho phép phải bố trí lực lượng, phương tiện kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo việc vận chuyển tuân thủ theo đúng tuyến đường và nội dung ghi trong giấy phép. Trường hợp hàng vận chuyển có số lượng lớn hoặc trong trường hợp cần thiết khác, đơn vị cấp phép được quyền yêu cầu lực lượng Công an địa phương, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển phối hợp với lực lượng Hải quan tổ chức việc áp tải hàng vận chuyển quá cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trong quá trình doanh nghiệp thực hiện thủ tục quá cảnh, các cơ quan chức năng phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì thông báo ngay cho cơ quan Hải quan để phối hợp ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.
8. Việc mang theo thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất vì mục đích điều trị bệnh cho bản thân người quá cảnh lãnh thổ Việt Nam không bị coi là mang hàng quá cảnh lãnh thổ Việt Nam. Người quá cảnh có trách nhiệm khai báo và giải trình về số lượng thuốc đã sử dụng với cơ quan Hải quan của Việt Nam, có nghĩa vụ thực hiện nghiêm các biện pháp an toàn thích hợp do cơ quan Hải quan áp dụng để ngăn chặn việc sử dụng không đúng mục đích hoặc vận chuyển trái phép các thuốc đó, đồng thời chịu sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
1. Bộ Công an cho phép cơ quan, tổ chức được tiến hành các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh đối với các hoạt động sau:
a) Nghiên cứu, vận chuyển các chất ma túy quy định tại các Danh mục chất ma túy do Chính phủ quy định;
b) Sản xuất chất ma túy, tiền chất quy định tại các Danh mục chất ma túy và tiền chất do Chính phủ quy định;
c) Nhập khẩu, xuất khẩu chất ma túy, tiền chất quy định tại các Danh mục chất ma túy và tiền chất do Chính phủ quy định (trừ tiền chất do Bộ Quốc phòng cho phép quy định tại khoản 2 của Điều này);
d) Nhập khẩu mẫu chất ma túy quy định tại khoản 5 của Điều này.
2. Bộ Quốc phòng cho phép các cơ quan, tổ chức được tiến hành hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, mua bán, sử dụng tiền chất theo quy định tại Danh mục tiền chất do Chính phủ quy định (trừ tiền chất do Bộ Công an, Bộ Y tế quản lý và cho phép).
3. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn giao cho cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và quyết định việc cho phép các hoạt động tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này (sau đây gọi là cơ quan cấp phép).
4. Cơ quan, tổ chức tiến hành các hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này phải là các cơ quan, tổ chức được Bộ Công an và Bộ Quốc phòng chỉ định và cấp phép (sau đây gọi là đơn vị).
5. Các đơn vị được nhập khẩu, quản lý và sử dụng mẫu các chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất vì mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi chung là mẫu chất ma túy):
a) Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an là đơn vị duy nhất được phép nhập khẩu mẫu chất ma túy;
b) Các đơn vị được quản lý, sử dụng mẫu chất ma túy bao gồm:
Đơn vị chức năng thuộc Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an; Phòng Kỹ thuật hình sự Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được nhận mẫu, quản lý và sử dụng mẫu chất ma túy từ Viện Khoa học, hình sự của Bộ Công an để giám định, huấn luyện nghiệp vụ phòng, chống tội phạm về ma túy và truy nguyên nguồn gốc ma túy;
Các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam và Hải quan và các cơ sở đào tạo người làm công tác phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) được nhận mẫu, quản lý và sử dụng mẫu chất ma túy từ Viện Khoa học hình sự Bộ Công an để huấn luyện nghiệp vụ phòng, chống tội phạm về ma túy;
Các đơn vị huấn luyện động vật nghiệp vụ để phát hiện ma túy thuộc Bộ Công an (Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động), Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) được nhận mẫu, quản lý và sử dụng mẫu chất ma túy từ Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an để huấn luyện động vật nghiệp vụ.
1. Các đơn vị có hoạt động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 23 của Nghị định này gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép về cơ quan cấp phép của Bộ Công an.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép và các điều kiện, tiêu chuẩn cho phép nghiên cứu, sản xuất chất ma túy, tiền chất vì mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Nghị định này. Đối với các đơn vị thuộc lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân theo quy định tại khoản 4 Điều 23 của Nghị định này khi được chỉ định tiến hành hoạt động nghiên cứu chất ma túy, tiền chất vì mục đích quốc phòng, an ninh được loại trừ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của cơ quan nghiên cứu.
3. Các đơn vị được phép nghiên cứu, sản xuất chất ma túy, tiền chất vì mục đích quốc phòng, an ninh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về hoạt động và chịu sự theo dõi, kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng theo quy định tại Điều này và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện trình tự, thủ tục giám định chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất theo quy định của Luật Giám định tư pháp, Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
1. Các đơn vị có hoạt động quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 23 của Nghị định này gửi hồ sơ đề nghị cấp phép về Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép và các điều kiện, tiêu chuẩn cho phép nhập khẩu, xuất khẩu và vận chuyển chất ma túy, tiền chất vì mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định tại Điều 17, Điều 20 của Nghị định này. Tùy từng trường hợp, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định loại trừ một số điều kiện, tiêu chuẩn và tài liệu cụ thể ít hoặc không liên quan đến hoạt động quốc phòng, an ninh hoặc trường hợp đáp ứng yêu cầu cấp bách cho quốc phòng, an ninh.
3. Cơ quan cấp phép thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng là đơn vị tiếp nhận hồ sơ, xem xét, đánh giá và tổ chức các hoạt động thẩm định, cấp giấy phép và theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển chất ma túy, tiền chất vì mục đích quốc phòng, an ninh của các đơn vị được cấp phép theo quy định.
4. Các đơn vị được phép nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển chất ma túy, tiền chất vì mục đích quốc phòng, an ninh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển và chịu sự theo dõi, kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng theo quy định tại Điều này, Điều 17, Điều 20 của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Đơn vị được tiến hành các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh được quy định tại Điều 23 của Nghị định này có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các hoạt động bảo quản, tồn trữ, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi chất ma túy, tiền chất trong cơ quan đảm bảo tuyệt đối an toàn và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nhầm lẫn, thất thoát các chất đó;
b) Chấp hành việc theo dõi, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng đối với các hoạt động bảo quản, tồn trữ, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi chất ma túy, tiền chất tại cơ quan, đơn vị.
2. Đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc các bộ, ngành có liên quan tiến hành theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo quản, tồn trữ, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi chất ma túy, tiền chất vì mục đích quốc phòng, an ninh đối với các đơn vị theo quy định tại khoản 1 của Điều này.
1. Nguồn mẫu chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh bao gồm:
a) Mẫu chất ma túy từ nguồn nhập khẩu;
b) Mẫu chất ma túy là vật chứng từ các vụ án về tội phạm ma túy;
c) Mẫu chất ma túy là sản phẩm từ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh phục vụ công tác giám định, huấn luyện nghiệp vụ phòng, chống tội phạm về ma túy và mẫu nguồn hơi chất ma túy huấn luyện động vật nghiệp vụ.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu mẫu chất ma túy bao gồm:
a) Văn bản chứng minh nguồn kinh phí hợp pháp;
b) Kế hoạch dự trù đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Văn bản thông báo hàng viện trợ (nếu là hàng viện trợ);
d) Công văn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu của Viện Khoa học hình sự.
3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu mẫu chất ma túy
a) Căn cứ vào dự trù nhu cầu sử dụng mẫu chất ma túy đã được Bộ Công an phê duyệt, Viện Khoa học hình sự lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu gửi cơ quan cấp phép thẩm định;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp phép có trách nhiệm thẩm định và cấp giấy phép nhập khẩu;
Giấy phép nhập khẩu mẫu chất ma túy được làm thành 05 bộ (mỗi bộ gồm 01 bản tiếng Việt và 01 bản tiếng Anh) gửi cho Viện Khoa học hình sự (02 bộ); Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) và lưu tại cơ quan cấp phép mỗi nơi 01 bộ;
c) Sau khi được cấp Giấy phép nhập khẩu, Viện Khoa học hình sự tiến hành các thủ tục nhập khẩu: Ký hợp đồng với đối tác được phê duyệt ủy thác nhập khẩu (trường hợp được Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Tài chính cho mua để sử dụng); phối hợp với đại diện đối tác viện trợ làm thủ tục nhập khẩu (nếu có).
4. Lấy mẫu chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh
a) Việc lấy mẫu chất ma túy theo quy định tại điểm b khoản 1 của Điều này để trưng cầu giám định phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về tội phạm ma túy thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Hằng năm hoặc khi có nhu cầu bổ sung mẫu chất ma túy phục vụ công tác giám định, huấn luyện nghiệp vụ phòng, chống tội phạm về ma túy và huấn luyện động vật nghiệp vụ, Viện trưởng Viện Khoa học hình sự đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt kế hoạch lấy mẫu chất ma túy là sản phẩm từ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh. Các đơn vị được phép tiến hành các hoạt động sản xuất, nhập khẩu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 23 của Nghị định này có trách nhiệm bàn giao mẫu chất ma túy về Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an theo kế hoạch được phê duyệt.
1. Mẫu chất ma túy phải được lưu trữ và bảo quản tại các kho lưu mẫu chất ma túy quốc gia và kho lưu mẫu chất ma túy trung gian.
a) Kho lưu mẫu chất ma túy quốc gia là nơi tiếp nhận mẫu theo các nguồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Nghị định này do Trung tâm giám định ma túy thuộc Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an trực tiếp quản lý, bảo quản và phân phối cho các cơ quan được sử dụng theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 23 của Nghị định này;
b) Kho lưu mẫu chất ma túy trung gian tại các cơ quan theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 23 của Nghị định này, bao gồm:
- Kho lưu mẫu chất ma túy trung gian tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là nơi tiếp nhận mẫu chất ma túy từ Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an do Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp quản lý và thực hiện giám định, huấn luyện nghiệp vụ phòng, chống tội phạm về ma túy và truy nguyên nguồn gốc ma túy;
- Kho lưu mẫu chất ma túy trung gian tại Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) là nơi tiếp nhận mẫu chất ma túy từ Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an do cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy và các cơ sở đào tạo người làm công tác phòng, chống ma túy, huấn luyện động vật nghiệp vụ chuyên khoa phát hiện ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam, Tổng cục Hải quan trực tiếp quản lý, sử dụng để đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ phòng, chống tội phạm về ma túy;
- Kho lưu mẫu chất ma túy trung gian tại các cơ sở đào tạo người làm công tác phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ Công an là nơi tiếp nhận và trực tiếp quản lý mẫu chất ma túy từ Viện Khoa học hình sự Bộ Công an để sử dụng huấn luyện nghiệp vụ phòng, chống tội phạm về ma túy;
- Kho lưu mẫu chất ma túy trung gian tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động là nơi tiếp nhận mẫu chất ma túy từ Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an do đơn vị Hướng dẫn huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ trực tiếp quản lý, sử dụng để huấn luyện động vật nghiệp vụ.
2. Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an tổ chức phân phối, bàn giao mẫu chất ma túy theo kế hoạch được phê duyệt, tiếp nhận mẫu chất ma túy không còn sử dụng của các đơn vị, tiến hành theo dõi, kiểm tra việc sử dụng tại các đơn vị và đánh giá chất lượng mẫu chất ma túy còn tồn trữ tại kho lưu mẫu chất ma túy trung gian để đề xuất xử lý theo quy định tại Điều 29 của Nghị định này.
3. Các đơn vị sử dụng khi không còn nhu cầu sử dụng mẫu chất ma túy phải bàn giao lại cho Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an.
4. Các đơn vị được tiến hành các hoạt động theo quy định tại khoản 1 của Điều này có trách nhiệm thực hiện các quy định về hoạt động bảo quản, phân phối, sử dụng mẫu chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này.
1. Định kỳ hằng năm, Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng mẫu chất ma túy còn tồn trữ tại các kho lưu mẫu chất ma túy trung gian và tự kiểm tra, đánh giá chất lượng mẫu chất ma túy còn tồn trữ tại kho lưu trữ mẫu chất ma túy quốc gia.
2. Trường hợp bị nhầm lẫn hoặc thất thoát mẫu chất ma túy, các đơn vị phải báo cáo ngay với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Khi nhận được báo cáo, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp phải tiến hành ngay việc thẩm tra, xác minh để có biện pháp xử lý thích hợp và gửi báo cáo về Bộ Công an (qua Viện Khoa học hình sự).
3. Khi mẫu chất ma túy tồn trữ nhiều hoặc bị giảm chất lượng sau khi đã sử dụng hoặc bị biến đổi do thời hạn bảo quản thì Viện trưởng Viện Khoa học hình sự phải có văn bản báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an về tình trạng mẫu (ghi rõ tên, số lượng, nồng độ, hàm lượng, lý do và phương pháp xử lý) để xem xét và thành lập Hội đồng tiêu hủy.
4. Hội đồng tiêu hủy mẫu chất ma túy bao gồm: Lãnh đạo Viện Khoa học hình sự là Chủ tịch Hội đồng, thành viên gồm đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, người phụ trách kho lưu trữ mẫu quốc gia và Giám đốc Trung tâm Giám định ma túy, Viện Khoa học hình sự là Ủy viên thư ký.
5. Trình tự, thủ tục tiêu hủy mẫu chất ma túy thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tiêu hủy vật chứng và phải lập biên bản, chụp ảnh, lưu hồ sơ theo quy định tại Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an.
1. Định kỳ hằng năm, các đơn vị được quy định tại điểm b khoản 5 Điều 23 của Nghị định này lập dự trù và gửi đăng ký số lượng mẫu chất ma túy về Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an trước ngày 15 tháng 01 để tổng hợp, đối chiếu số lượng tồn trữ và đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt kế hoạch dự trù, phân phối mẫu chất ma túy và kế hoạch nhập khẩu, lấy mẫu chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh.
2. Đơn vị sử dụng mẫu chất ma túy phải mở sổ theo dõi việc sử dụng. Viện Khoa học hình sự mở sổ theo dõi nhập, xuất kho, giao nhận và sử dụng tại đơn vị và thực hiện chế độ báo cáo, thống kê theo quy định của Bộ Công an. Các tài liệu liên quan phải được lưu giữ, quản lý theo quy định.
a) Đối với mẫu chất ma túy phục vụ truy nguyên nguồn gốc phải thực hiện theo đúng quy định về giám định truy nguyên nguồn gốc. Lập biên bản hoặc sổ ghi đầy đủ quá trình sử dụng mẫu có chữ ký xác nhận của người tham gia phân tích mẫu và lãnh đạo quản lý trực tiếp;
b) Các phòng thí nghiệm giám định sử dụng mẫu chuẩn phục vụ giám định phải mở sổ theo dõi quá trình sử dụng mẫu có chữ ký xác nhận của người tham gia phân tích mẫu và lãnh đạo quản lý trực tiếp;
c) Các đơn vị sử dụng mẫu phục vụ huấn luyện nghiệp vụ, đào tạo, huấn luyện động vật nghiệp vụ phải lập biên bản ghi lại tình trạng và các quá trình sử dụng mẫu có chữ ký xác nhận của người trực tiếp sử dụng mẫu và lãnh đạo quản lý trực tiếp.
3. Định kỳ (6 tháng/01 năm) các đơn vị sử dụng báo cáo tình hình sử dụng mẫu chất ma túy về Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an trước ngày 15 tháng 7 (số liệu tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo) và ngày 15 tháng 01 hàng năm (tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo). Viện Khoa học hình sự tổng hợp kết quả nhập khẩu, lấy mẫu, phân phối, sử dụng, tiêu hủy và tồn kho mẫu chất ma túy gửi báo cáo Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao.
4. Kinh phí thực hiện việc nhập khẩu, lấy mẫu, xử lý mẫu chất ma túy chi từ ngân sách nhà nước thường xuyên của Bộ Công an. Kinh phí đảm bảo các điều kiện bảo quản mẫu chất ma túy chi từ ngân sách nhà nước thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương.
1. Các đơn vị có hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và tổng hợp báo cáo về Bộ Công an.
2. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ Công an chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của các bộ, ngành, địa phương tiến hành kiểm tra, giám sát và đề xuất xử lý hoặc xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật Phòng, chống ma túy phải lập hồ sơ theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành, trong đó phải đảm bảo bao gồm các nội dung sau:
a) Cơ quan, tổ chức có hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất phải lưu trữ số liệu theo dõi số lượng, chất lượng, thời hạn sử dụng, quy trình sản xuất; số liệu về xuất, nhập, tồn kho; phiếu xuất, nhập kho;
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập phải lưu trữ số liệu nhập, xuất, tồn kho và hóa đơn, chứng từ, tài liệu có liên quan đối với từng chất theo danh mục tại Nghị định quy định các Danh mục chất ma túy và tiền chất của Chính phủ.
2. Hồ sơ, chứng từ phải lưu giữ trong thời hạn theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành. Hết thời hạn lưu giữ sổ sách, chứng từ, thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm lập Hội đồng để tiến hành hủy sổ sách, chứng từ đó và phải lập biên bản.
1. Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm tổng hợp tình hình hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy của lĩnh vực quản lý trên phạm vi toàn quốc và thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng (số liệu tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo)/1 năm (số liệu tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo) gửi Bộ Công an để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm tổng hợp tình hình nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất trên phạm vi toàn quốc (số lượng thực tế, số vụ việc vi phạm, hình thức xử lý và các thông tin khác có liên quan) và thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng (số liệu tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo)/1 năm (số liệu tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo) gửi Bộ Công an để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình tiến hành các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy đều phải báo cáo khẩn tới cơ quan quản lý trực tiếp trong trường hợp có sự nhầm lẫn, ngộ độc, bị thất thoát các chất này.
4. Khi chất ma túy, tiền chất, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất không thuộc quy định của Điều 21 Luật Phòng, chống ma túy cần xử lý thì đơn vị quản lý phải báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp, ghi rõ lý do, phương pháp xử lý. Việc xử lý chỉ được thực hiện khi cơ quan cấp trên có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản. Thủ trưởng đơn vị phải thành lập hội đồng xử lý và lập biên bản xử lý, báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và gửi Bộ Công an để theo dõi, quản lý.
1. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu nhập khẩu, xuất khẩu đối với chất ma túy, tiền chất thuộc danh mục phải dự trù theo quy định của các Công ước quốc tế về kiểm soát ma túy, hằng năm gửi đăng ký dự trù nhu cầu về cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ quản lý chuyên ngành.
2. Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp dự trù nhu cầu nhập khẩu, xuất khẩu chất ma túy, tiền chất quy định tại khoản 1 của Điều này theo mẫu dự trù của Ủy ban kiểm soát ma túy quốc tế Liên hợp quốc và gửi Bộ Công an trước ngày 31 tháng 3 hằng năm. Trường hợp nhu cầu vượt quá dự trù hoặc có thay đổi khác, các bộ thông báo bằng văn bản về Bộ Công an để thực hiện đăng ký bổ sung trước ngày 31 tháng 5 và trước ngày 30 tháng 9 của năm đăng ký.
3. Bộ Công an tổng hợp, rà soát, đối chiếu nhu cầu và kết quả nhập khẩu, xuất khẩu của năm trước, thực hiện việc đăng ký nhu cầu với Ủy ban kiểm soát ma túy quốc tế Liên hợp quốc và theo dõi, thực hiện thông báo tiền xuất khẩu với các nước theo quy định; đồng thời gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để phối hợp theo dõi.
1. Phối hợp kiểm soát các hoạt động nghiên cứu, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
a) Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tiến hành theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động nghiên cứu, sản xuất, vận chuyển chất ma túy, tiền chất theo quy định;
b) Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) và Bộ Quốc phòng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn, kiểm tra cơ quan chức năng của các địa phương tiến hành kiểm soát hoạt động bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất của các đơn vị có hoạt động sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập;
c) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp thực hiện kiểm soát các hoạt động vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất tại địa phương.
2. Phối hợp kiểm soát các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
a) Phối hợp kiểm soát trong thông báo tiền xuất khẩu đối với hoạt động nhập khẩu các tiền chất từ nước ngoài vào Việt Nam (áp dụng đối với hoạt động nhập khẩu từ các nước tham gia Điều 12 Công ước năm 1988 của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần):
Trên cơ sở giấy phép nhập khẩu do các bộ chức năng cấp gửi đến Bộ Công an hoặc thông tin giấy phép nhập khẩu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, trong thời hạn chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của nước xuất khẩu, Bộ Công an có trách nhiệm trả lời nước xuất khẩu về tính hợp pháp của lô hàng. Trong trường hợp Bộ Công an không nhận được giấy phép nhập khẩu đối với lô hàng được thông báo, Bộ Công an có trách nhiệm đề nghị nước xuất khẩu tạm dừng việc xuất khẩu lô hàng sang Việt Nam và gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để theo dõi;
b) Phối hợp kiểm soát trong thông báo tiền xuất khẩu đối với hoạt động xuất khẩu tiền chất từ Việt Nam ra nước ngoài (áp dụng đối với hoạt động xuất khẩu sang các nước tham gia Điều 12 Công ước năm 1988 của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần), bao gồm cả dạng đơn chất và dạng phối hợp;
Trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép có trách nhiệm gửi Bộ Công an những thông tin về tên, địa chỉ tổ chức đề nghị cấp phép xuất khẩu; tên gọi, hàm lượng, số lượng tiền chất; tên, địa chỉ tổ chức nhập khẩu; tên cửa khẩu có hàng xuất khẩu đi qua để ra thông báo tiền xuất khẩu đối với lô hàng cho cơ quan chức năng của nước nhập khẩu.
Trong thời hạn chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin của cơ quan có thẩm quyền cấp phép, Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện thông báo tiền xuất khẩu đối với lô hàng đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu. Trong thời hạn chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của cơ quan chức năng nước nhập khẩu, Bộ Công an có trách nhiệm trả lời cơ quan cấp phép để quyết định cấp giấy phép hoặc không cấp giấy phép theo thẩm quyền và gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để theo dõi;
c) Phối hợp kiểm soát hoạt động nhập khẩu chất ma túy, tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc từ nước ngoài vào Việt Nam;
Trên cơ sở báo cáo của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) về số lượng nhập khẩu thực tế đối với các chất ma túy, tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Nghị định này, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng tổ chức đánh giá kết quả nhập khẩu của năm và nhu cầu nhập khẩu các chất ma túy, tiền chất của năm tiếp theo để tổng hợp thông báo kết quả nhập khẩu, đăng ký dự trù với Ủy ban kiểm soát ma túy quốc tế Liên hợp quốc theo quy định.
d) Phối hợp kiểm soát hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập chất ma túy, tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc;
Trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập đối với chất ma túy, tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, Bộ Công Thương có trách nhiệm gửi Bộ Công an các thông tin về tên, địa chỉ doanh nghiệp đề nghị cấp phép; tên gọi, số lượng, hàm lượng chất ma túy, tiền chất; tên, địa chỉ tổ chức nhập khẩu, xuất khẩu; thời gian và tên cửa khẩu có hàng tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập đi qua để thực hiện thông báo tiền xuất khẩu;
Trong thời hạn chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin yêu cầu của Bộ Công Thương, Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện thông báo tiền xuất khẩu đối với lô hàng xin cấp giấy phép. Trong thời hạn chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của nước nhập khẩu, Bộ Công an có trách nhiệm trả lời cơ quan cấp phép để quyết định cấp giấy phép hoặc không cấp giấy phép tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập theo thẩm quyền và gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để theo dõi;
đ) Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao thực hiện việc cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất, trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép, cơ quan cấp phép có trách nhiệm gửi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh và gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ Công an để theo dõi, quản lý.
4. Phối hợp trao đổi thông tin về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
a) Bộ Công an là cơ quan đầu mối trao đổi thông tin về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ Quốc phòng, các địa phương, các nước liên quan và Ủy ban Kiểm soát ma túy quốc tế Liên hợp quốc thông qua Trung tâm Dữ liệu kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy (sau đây gọi tắt là Trung tâm dữ liệu) đặt tại Bộ Công an.
Trung tâm dữ liệu do Cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an trực tiếp quản lý, vận hành, truy cập, cập nhật, khai thác, xử lý và trao đổi thông tin với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ Quốc phòng, các địa phương, các nước liên quan và Ủy ban Kiểm soát ma túy quốc tế Liên hợp quốc bằng phần mềm hệ thống quản lý dữ liệu về phòng, chống ma túy;
Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tài khoản và mật khẩu riêng của phần mềm hệ thống quản lý dữ liệu về phòng, chống ma túy do Bộ Công an cung cấp để truy cập, cập nhật, khai thác và trao đổi thông tin tại Trung tâm dữ liệu, trừ những thông tin nghiệp vụ do Bộ Công an quy định;
Trường hợp cần thông tin, tài liệu không thuộc phạm vi Trung tâm dữ liệu để phục vụ công tác kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, cơ quan phối hợp có trách nhiệm trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan đề nghị. Nếu từ chối cung cấp thông tin, tài liệu cơ quan được yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
b) Bộ Công an có trách nhiệm thông báo cho các bộ, ngành và các địa phương liên quan thông tin về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và những thông tin khác có liên quan trong quá trình kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy để các bộ, ngành và các địa phương có biện pháp chủ động ngăn chặn, phòng ngừa hiệu quả;
c) Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:
Thu thập, quản lý thông tin về các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao;
Cung cấp những thông tin cần thiết có liên quan đến công tác kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy cho Trung tâm dữ liệu thông qua việc truy cập và cập nhật dữ liệu bằng phần mềm hệ thống quản lý dữ liệu về phòng, chống ma túy; riêng đối với giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất gửi kèm theo bản chính;
Kịp thời trao đổi, thông tin với Bộ Công an để có biện pháp phối hợp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm khi nhận được nguồn tin, tài liệu hoặc phát hiện những sai phạm trong công tác kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
d) Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đảm bảo kết nối dữ liệu và vận hành của Trung tâm dữ liệu với Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) cung cấp tài khoản và mật khẩu riêng cho Trung tâm dữ liệu để truy cập, cập nhật, khai thác và trao đổi thông tin về giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh tại Cổng thông tin một cửa quốc gia.
đ) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng thường xuyên trao đổi thông tin với nhau về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy tại địa phương.
5. Phối hợp theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy
a) Bộ Công an chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ Quốc phòng hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân và địa phương thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động đó nhằm mục đích bất hợp pháp;
b) Các bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật theo thẩm quyền, chuyển Bộ Công an điều tra, xử lý những vụ vi phạm có dấu hiệu hình sự;
c) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động đó nhằm mục đích bất hợp pháp. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật theo thẩm quyền, chuyển Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều tra, xử lý những vụ vi phạm có dấu hiệu hình sự.
1. Tổ Công tác liên ngành phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy cấp trung ương.
a) Tổ Công tác liên ngành phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy cấp trung ương do Bộ Công an thành lập, quyết định ban hành quy chế và chỉ đạo hoạt động của Tổ;
b) Nhiệm vụ của Tổ Công tác liên ngành phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy cấp trung ương: Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân, địa phương thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động đó nhằm mục đích bất hợp pháp. Phát hiện, ngăn chặn và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Tổ Công tác liên ngành phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
a) Tổ Công tác liên ngành phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy các tỉnh, thành phố do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập và quyết định ban hành quy chế, chỉ đạo hoạt động;
b) Tổ Công tác liên ngành phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy các tỉnh, thành phố có nhiệm vụ: Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn, theo dõi, kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, thành phố thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động đó vào mục đích bất hợp pháp. Phát hiện, ngăn chặn và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
CONTROL OF LEGAL ACTIVITIES RELATING TO NARCOTIC SUBSTANCES
Section 1. CONTROL OF RESEARCH, ASSESSMENT, PRODUCTION, AND TRANSPORT OF NARCOTIC SUBSTANCES, PRECURSORS, AND VETERINARY DRUGS CONTAINING NARCOTIC SUBSTANCES OR PRECURSORS
Article 14. Competent authority entitled to permit research, assessment, production, transport of narcotic substances and precursors, and activities relating to veterinary drugs containing narcotic substances or precursors
1. The Ministry of Public Security shall permit agencies and organizations to conduct the following activities:
a) Research on narcotic substances and precursors specified under the list of narcotic substances and precursors promulgated by the Government;
b) Production of narcotic substances and precursors under the list of narcotic substances and precursors promulgated by the Government (other than the precursors under management and permission of the Ministry of Industry and Trade or the Ministry of Health);
c) Transportation of narcotic substances under the list of narcotic substances promulgated by the Government.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall permit agencies, organizations, and individuals to conduct research, test, assess, produce, transport, preserve, retain, sell, purchase, distribute, use, dispose, and exchange veterinary drugs containing narcotic substances or precursors.
3. Departments of Industry and Trade of provinces and central-affiliated cities shall permit agencies, organizations, and individuals to produce precursors under the list of precursors promulgated by the Government and applicable legislative documents on chemical management (for precursors under management of the Ministry of Industry and Trade).
4. Ministry of Public Security and Ministry of Agriculture and Rural Development, within their tasks and powers, shall assign authorities to receive application, assess, and decide to permit research, production, transport of narcotic substances and precursors, and activities relating to veterinary drugs containing narcotic substances and precursors under Section 1 of Chapter III hereof (hereinafter referred to as “permitting authority”).
5. The Ministry of Public Security, within their functions, tasks, and state management powers regarding technical assessment, is responsible for organizing procedures for assessing narcotic substances, precursors, and veterinary drugs containing narcotic substances or precursors in accordance with the Law on Judicial Expertise, the Criminal Procedure Code, relevant law provisions, and Section 3 Chapter III hereof.
Article 15. Control of research on narcotic substances and precursors
1. Procedures for permitting research on narcotic substances and precursors
a) When a science and technology organization established in accordance with the Law on Science and Technology (hereinafter referred to as “research organization”) wishes to conduct research on narcotic substances or precursors in accordance with Point a Clause 1 Article 14 hereof, they shall prepare an application in accordance with Clause 2 of this Article and submit in person or via postal service to the Ministry of Public Security or online via the online public service system of the Ministry of Public Security on the National single-window information portal;
b) Within 5 working days from the date on which an adequate application has been received, the permitting authority shall assess and inform the applicant in writing.
Any adjustment or addition of documents must be notified to the applicant by the permitting authority in writing within 3 working days from the date on which the permitting authority receives the application. The written notification must specify contents that need to be adjusted and/or added and deadline for submission. Receipt and processing of application must be performed within 3 working days from the date on which the permitting authority receives the updated application.
If the deadline for adjusting and/or adding to the application expires or the information in the application is inconsistent with that in the verifying documents, the permitting authority shall not process the application.
2. Application for conducting research on narcotic substances and precursors consists of:
a) Written application for conducting research produced by the applicant. The application must specify name, address of research organizations; list and roles of individuals engaging in the research; purpose of research; name and address of agencies, organizations supplying narcotic substances, precursors, name, CAS code, HS code, quantity, and contents of narcotic substances and precursors applied for research permission; time of research; time, route, and transport vehicles for transporting from supply location to the storage, research location;
b) Copies of the Science and technology registration certificate of the applicant;
c) Copies of Research plan approved by competent authority;
d) Documents proving legitimacy of the substances applied for research permission; safety plans, safety measures, and conditions for preserving narcotic substances and precursors applied for research permission; plans and measures to dispose residual narcotic substances and precursors left from the research process.
3. Written permission for research on narcotic substances and precursors
The written permission must specify information on name, address of research organization; name, CAS code, HS code, quantity, and content of the narcotic substances and precursors subject to research; permitted time for research; time, route, and transport vehicles (when transporting narcotic substances from storage to research locations);
The written permission shall be sent to research organization and police authority of provinces and cities where the research organization preserves and conducts research on the permitted narcotic substances.
4. Procedures for extending permission for research on narcotic substances and precursors
a) The research organization must send application for extending permission for research at least 3 days prior to the expiry date of the original permission. The application for extension must specify reason and period to be extended;
b) Permitting authority is responsible for reviewing and deciding whether or not to extend research deadline in writing within 3 working days from the date on which the application for extension is received;
c) Permission for extension shall conform to Point a and Point b Clause 3 of this Article;
d) Extension of research deadline shall not be granted for cases of altering research purposes, type of substances, content, quantity, safety measures, and conditions for preserving narcotic substances and precursors applied for extension of research; plans and solutions for disposing residual narcotic substances and precursors produced during the extended research period.
5. Research on narcotic substances under this Article must be monitored, inspected, and supervised closely from the permission granting phase to the completion date.
a) Research organization must comply with the written permission and must notify the permitting authority of completion of the research, research results, quantity of narcotic substances and precursors used; residual narcotic substances and precursors and disposal solutions;
b) Police authority of provinces and cities where research organizations preserve and research on the narcotic substances are allowed to assign personnel to monitor, inspect, and supervise the transport, deliver, receipt, preservation, and use of narcotic substances for research according to permitting documents and regulations and law;
c) Police authority shall discover any violation, immediately inform and cooperate with permitting authority in intercepting and handling as per the law.
Article 16. Control of production of narcotic substances, precursors, and veterinary drugs containing narcotic substances or precursors
1. Procedures for permitting production of narcotic substances and precursors
a) Prior to producing narcotic substances and precursors in accordance with Point b Clause 1 Article 14 hereof, a producing agency or organization (hereinafter referred to as “production applicant”) shall send the application in person or via postal office to the Ministry of Public Security or online via the online public service portal of the Ministry of Public Security on the National single-window system;
b) Within 30 working days from the date on which adequate application is received, permitting authority shall review, assess the producing facilities physically, and issue certificate of eligibility for producing narcotic substances and precursors;
c) Any revision or addition of must be notified by the permitting authority in writing within 3 working days from the date on which the application is received. The notification must specify documents and contents that need to be revised and/or added;
Once adequately adjusted application is received, permitting authority shall issue the permit in accordance with Point b Clause 1 of this Article;
If the applicant fails to revise or adjust the application within 3 months from the date on which the permitting authority issues the notice requesting adjustment, the submitted application shall no longer remain valid;
d) Documents, conditions, and standards of the production applicant and individuals related to the production shall conform to applicable regulations and law on pharmacy for drug ingredients that must be placed under special control and chemical management for chemicals under conditional production and sale.
2. Procedures for permitting production of veterinary drugs containing narcotic substances and precursors
a) When an agency or organization producing veterinary drugs containing narcotic substances or precursors, they shall submit application in person or via postal service to the Ministry of Agriculture and Rural Development or online via the online public service portal of the Ministry of Agriculture and Rural Development on the National single-window information portal;
b) Procedures, documents, conditions, and standards of the agency or organization and the individuals related to production, registration for circulation of veterinary drugs containing narcotic substances and precursors shall conform to regulations and law on animal health regarding veterinary drugs and this Decree;
c) When a facility which has obtained the certificate of eligibility for producing veterinary drugs as per applicable animal health laws wishes to produce veterinary drugs containing narcotic substances or precursors on the same line of production where veterinary drugs under the certificates of eligibility for production are produced, they must submit application consisting of: written application of the production applicant together with copies of the certificate of eligibility for production of veterinary drugs and documents proving production of veterinary drugs and the use of addictive substances, psychotropic substances, and precursors as ingredients of veterinary drugs.
Within 5 working days from the date on which adequate application is received, the permitting authority shall receive, assess, and issue certificate of eligibility for production for the production line of veterinary drugs containing narcotic substances and precursors; in case of rejection, the permitting authority shall respond in writing and specify reasons for rejection.
3. Procedures for reissuance of certificate of eligibility for production of narcotic substances, precursors, and veterinary drugs containing narcotic substances or precursors.
a) If the certificate is missing, defective, damaged, or altered in terms of information on the production applicant, the production applicant shall prepare an application for reissuance of certificate or a written request for reissuance of the certificate (if the error is on the permitting authority’s part) together with issued certificate. The application shall be sent in person or via postal service to the permitting authority or via the online public service portal of Ministry of Public Security, Ministry of Agriculture and Rural Development on the National single-window information portal;
b) Within 5 working days from the date on which adequate application is received, the permitting authority shall assess and reissue the certificate.
4. Procedures for revision of certificate of eligibility for production of narcotic substances, precursors, and veterinary drugs containing narcotic substances or precursors.
a) In case of any change to location, scale, type, model of research and/or production, the production applicant must produce an application consisting of: Official Dispatch and verified true copies of documents proving the changes. The application shall be sent in person or via postal service to the permitting authority or via the online public service portal of Ministry of Public Security, Ministry of Agriculture and Rural Development on the National single-window information portal;
b) The permitting authority shall conduct physical assessment at the facility and decide to revise the certificate following the procedures for issuing new certificate.
5. The production of narcotic substances, precursors, and veterinary drugs containing narcotic substances and precursors must be monitored, examined, and assessed closely from the permission granting stage to the completion stage.
a) Certificate of eligibility for production of narcotic substances, precursors, and veterinary drugs containing narcotic substances and precursors and certificate for sale of veterinary drugs containing narcotic substances and precursors shall be sent to the applicant, police authority of the province and regulatory authority in province where the production takes place;
b) The production applicant must comply with the certificate and stay under monitor, inspection, and supervision of authorities;
c) Police authorities of provinces and cities and specialized regulatory authorities in areas where production takes place must cooperate in monitoring, inspection, and supervising the production as per the law;
d) Police authority shall discover any violation, immediately inform and cooperate with permitting authority in intercepting and handling as per the law.
Article 17. Control of transport of narcotic substances
1. Procedures for applying for transport permit for narcotic substances
a) An agency or organization that wishes to transport narcotic substances (hereinafter referred to as “transport applicant”) shall produce an application according to Clause 2 of this Article and submit in person or via postal service to the Ministry of Public Security or online via the online public service portal of Ministry of Public Security via the Single-window information system;
b) Within 5 working days from the date on which an adequate application is received, permitting authority shall examine and issue transport permit to the transport applicant;
c) Any adjustment or addition of documents must be notified to the applicant by the permitting authority in writing within 3 working days from the date on which the permitting authority receives the application. The written notification must specify contents that need to be adjusted and/or added and deadline for submission. The receipt, examination, and issuance of transport permit shall be done within 5 working days from the date on which the adequately adjusted application is received.
2. Application for transport permit of narcotic substances
a) Application for transport permit of narcotic substances contains the following information: names, addresses of the consignor and the consignee; purpose of transport; name, CAS code, HS code, quantity, content of narcotic substances; time, route, and means of transport;
b) Copies of transport agreement between the transport applicant and the legal carrier;
c) Copies of permit for export, import, temporary import for re-export, temporary export for re-import of narcotic substances (when transporting from storage, preservation areas to border checkpoints or vice versa for customs procedures).
3. Transport permit shall be issued for each delivery and remain valid during the period specified on the permit without exceeding 6 months. The permit must specify names and addresses of the consignor and the consignee; purpose of delivery, name, CAS code, HS code, quantity, content of narcotic substances; time, route, and means of transport. The permit shall be sent to transport applicant, the carrier, Customs, Border Guard, Vietnam Coast Guard, police authority of provinces and cities along the route mentioned under the permit.
4. Procedures for extension and reissuance of transport permit of narcotic substances
a) At least 3 days prior to the expiration of the permit, the transport applicant must submit the application for extension to the permitting authority which specifies reason and duration of extension;
b) If the permit is missing or there is any change to the time, route, or means of transport, the transport applicant shall submit application for re-issuance of the permit together with the previously issued permit;
c) Within 3 working days from the date on which application of the transport applicant is received, permitting authority shall consider and allow extension or re-issuance of transport permit for cases under Point a and Point b of this Clause.
5. The transport of narcotic substances must conform to the permit. Record of delivery must be produced by the transport applicant and the carrier when handing over and receiving narcotic substances. The record must specify names and addresses of the consignor and the consignee; names and identification papers of the carrier and name of receiver; name, CAS code, HS code, quantity, and content of the narcotic substances; time, location of delivery and proof of delivery of both the consignee and the consignor.
6. The transport of narcotic substances under this Article must be monitored, inspected, and supervised closely from the permission granting stage to completion
a) The transport applicant and the carrier must be responsible for the quantity, quality, adopting protective measures to ensure safety and prevent loss during transport, and subject to monitor, inspection, and supervision of competent authority;
b) Police authority of provinces and central-affiliated cities, Border Guards, Vietnam Coast Guard managing areas along the permitted route must assign forces and vehicles to monitor, inspect, closely supervise, and ensure adherence to the route and other details under the permit. If an authority discovers any sign of violation, they must immediately report to the permitting authority and cooperate in intercepting and resolving as per the law.
Article 18. Control of activities relating to veterinary drugs containing narcotic substances or precursors
1. Control the production of veterinary drugs containing narcotic substances or precursors in accordance with Clause 2, Clause 3, and Clause 4 Article 16 of this Decree.
2. Testing, inspecting facilities for veterinary drugs containing narcotic substances or precursors must satisfy requirements and standards regarding facilities, location, and animal health practitioners in accordance with regulations and law on animal health regarding management of veterinary drugs, be designated by the Ministry of Agriculture and Rural Development to operate, and be subject to monitor, inspection, and supervision of competent authority.
3. Agencies, organizations, and individuals conducting research, transporting, preserving, storing, selling, distributing, using, processing, or exchanging veterinary drugs containing narcotic substances or precursors shall conform to regulations and law on animal health regarding management of veterinary drugs, this Decree and stay under monitor, inspection, supervision of competent authority.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall inspect activities relating to veterinary drugs containing narcotic substances or precursors in accordance with regulations and law on animal health for management of veterinary drugs and this Decree; discover violations and take actions within their competence or transfer the case to the competent authority for resolution as per the law.
Section 2. CONTROL OF IMPORT, EXPORT, TEMPORARY IMPORT FOR RE-EXPORT, TEMPORARY EXPORT FOR RE-IMPORT, AND TRANSIT WITHIN VIETNAMESE TERRITORY OF NARCOTIC SUBSTANCES, PRECURSORS, ADDICTIVE DRUGS, PSYCHOTROPIC DRUGS, PRECURSOR DRUGS, DRUG INGREDIENTS THAT ARE ADDICTIVE ACTIVE INGREDIENTS, PSYCHOTROPIC ACTIVE INGREDIENTS, DRUG PRECURSORS, AND VETERINARY DRUGS CONTAINING NARCOTIC SUBSTANCES AND PRECURSORS
Article 19. Competent authority entitled to permit and agencies, organizations, and individuals allowed to import, export, temporarily import for re-export, temporarily export for re-import, and transit within Vietnamese territory narcotic substances, precursors, addictive substances, psychotropic drugs, precursor drugs, drug ingredients that are addictive active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors and/or veterinary drugs and containing narcotic substances, precursors
1. The Ministry of Public Security permits agencies and organizations to:
a) Import and export narcotic substances and precursors under list of narcotic substances and precursors regulated by the Government (except narcotic substances and precursors that serve as medicinal ingredients and require special control and permission of Ministry of Health and industrial precursors that are under management and require permission of Ministry of Industry and Trade);
b) Transit narcotic substances and precursors under the list of narcotic substances and precursors regulated by the Government; addictive drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are addictive active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors, and veterinary drugs containing narcotic substances or precursors in Vietnamese territory.
2. Ministry of Industry and Trade permits agencies, organizations, and individuals to:
a) Import and export precursors under the list of precursors regulated (except for precursors under management and requiring permission of Ministry of Public Security and Ministry of Health);
b) Temporarily import for re-export and temporarily export for re-import narcotic substances and precursors under the list of narcotic substances and precursors regulated by the Government; addictive drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are addictive active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors, and veterinary drugs containing narcotic substances or precursors.
3. Ministry of Agriculture and Rural Development permits agencies and organizations to:
a) Import and export veterinary drugs containing narcotic substances or precursors;
b) Import narcotic substances and precursors used as ingredients for veterinary drugs that are narcotic substances precursors under the list of narcotic substance and precursors regulated by the Government.
4. Ministry of Public Security, Ministry of Industry and Trade, and Ministry of Agriculture and Rural Development, within their tasks and powers, shall assign authority to receive application, Appraise, and decide to permit activities under Clause 1, Clause 2, and Clause 3 of this Article (hereinafter referred to as “permitting authority”).
5. Agencies, organizations, and individuals that are Vietnamese traders and foreign traders engaging in commercial activities in Vietnam in accordance with the Law on Commerce (hereinafter referred to as “enterprises”) are allowed to conduct activities under Clause 1, Clause 2, and Clause 3 of this Article 3.
Article 20. Control of import, export of narcotic substances, precursors, and veterinary drugs containing narcotic substances or precursors
1. Procedures for applying for import, export permit
a) An enterprise operating in accordance with Point a Clause 1 and Clause 3 Article 19 of this Decree shall send the application for import, export permit prepared according to Clause 2 of this Article in person or via postal service to Ministry of Public Security, Ministry of Agriculture and Rural Development or online via the online public service portal of Ministry of Public Security, Ministry of Agriculture and Rural Development on the National single-window information portal;
b) Within 3 working days from the date on which adequate application for import permit is received, the permitting authority shall appraise and issue import permit;
c) Within 10 working days from the date on which adequate application for export permit for narcotic substances and precursors is received, permitting authority shall appraise, notify export value, and issue export permit. If competent authority of the importing country refuses to approve the notification of export value, the permitting authority shall not issue the permit and inform the applicant about the reason in writing;
d) Within 5 working days from the date on which adequate application for import, export permit for veterinary drugs containing narcotic substances and precursors as per the law, the permitting authority shall appraise and issue import, export permit.
2. Application for import, export permit
a) The application prepared using Form No. 1 under Appendix hereto;
b) Copies of the import permit or export permit of the country where the exports or imports come from (if any);
c) Certified true copies of the following copies: Investment registration certificate, Business registration certificate, Enterprise registration certificate, Certificate of eligibility for producing, conducting businesses for permitted activities, Certificate of eligibility for import and Certificate for selling veterinary drugs in Vietnam (except for cases where imports are used for research or treatment of wild, rare animals);
d) Copies of relevant contracts and orders together with original copies for comparison (when necessary);
dd) Other relevant documents: Certificate of Analysis (CoA) of the producer or product inspection record, product labels for veterinary drugs containing narcotic substances or precursors;
If the aforementioned documents are in foreign languages, attach notarized Vietnamese translations according the Law on Notarization.
3. Import, export permits using Form No. 02A and Form No. 02B under the Appendix attached hereto
a) The permit shall be issued for each instance of import, export and remain valid for the duration on the permit but no longer than 12 months. If import, export has not been implemented by the end of the duration in the permit, the applicant shall apply for extension without limit on number of instances of extension;
b) The permit shall be sent to the applicant, the Customs Sub-departments where customs procedures of the imports, exports are adopted, Ministry of Finance (General Department of Customs), and Ministry of Public Security for monitor, management, and implementation of pre-export notification requirements (when requested);
If the permit is not issued on the National single-window information portal, within 3 working days from the date on which the permission is granted, the permitting authority is responsible for sending the import, export permit to the applicant, Customs Sub-department where customs procedures of imports, exports are adopted, Ministry of Finance (General Department of Customs), and Ministry of Public Security.
If the permit is issued via the National single-window information portal during the period in which the Database center for controlling legal activities relating to narcotic substances (hereinafter referred to as “Database center”) affiliated to Ministry of Public Security is not connected to the National single-window information portal, within 3 working days from the date on which the permit is issued, permitting authority is responsible for notifying and sending the import, export permit to Ministry of Public Security;
d) The enterprise shall submit the application for issuance, revision, re-issuance of the missing, lost, or defective permit together with documents proving the revised contents or reports presenting the cause of the missing, lost permit to the permitting authority. Within 5 working days, the permitting authority shall review, revise, or re-issue the permit. In case of rejection, the permitting authority shall respond in writing and include the reasons for rejection.
4. Application and procedures for import, export permit of precursors in accordance with Point a Clause 2 Article 19 of this Decree shall conform to regulations and law on chemicals and relevant provisions under this Decree.
5. Customs are responsible for implementing customs procedures and inspection, supervising imports and exports as per the law. If imports or exports are inconsistent with the permit, customs authority shall cease all import, export procedures, produce records, and take actions within their competence; within 3 working days from the date on which the violation is discovered, customs authority is responsible for notifying permitting authority and Ministry of Public Security.
6. With respect to violations to regulations on control of import and export, heads of permitting authority and directors of Customs Sub-departments where customs procedures are adopted may decide to revoke import, export permit, cease, suspend import and export, take actions against the offenders and imports, exports within their competence, or transfer to competent authority as per the law depending on nature and severity of the violations.
Article 21. Control of temporary import for re-export and temporary export for re-import of narcotic substances, precursors, addictive drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, drug ingredients that are addictive active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors, and veterinary drugs containing narcotic substances and precursors
1. An enterprise operating in accordance with Point b Clause 2 Article 19 hereof shall send application for permit in accordance with regulations and law on foreign trade management, in person, or via postal service to Ministry of Industry and Trade, or online via the online public service portal of Ministry of Industry and Trade via the National single-window information system.
2. The permitting authority shall receive the application, appraise, notify export value in accordance with Point d Clause 2 Article 35 of this Decree, and issue temporary import for re-export or temporary export for re-import permit for narcotic substances, precursors, addictive drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are addictive active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors, and veterinary drugs containing narcotic substances or precursors in accordance with the Law on Foreign Trade Management.
3. Within 3 working days from the date on which the permit is issued, permitting authority is responsible for sending the permit to the Customs Sub-departments where customs procedures are adopted, Ministry of Finance (General Department of Customs), and Ministry of Public Security.
4. The Customs is responsible for adopting procedures, inspecting, supervising in accordance with customs laws. The change to model, packaging, or container of goods temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import requires consent of Ministry of Industry and Trade and supervision of customs authority. If goods temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import are inconsistent with the permit, customs authority shall cease all customs procedures, produce records, and take actions within their competence; within 3 working days from the date on which the inconsistency is discovered, inform the permitting authority and Ministry of Public Security via the hotline.
Article 22. Control of transit of narcotic substances, precursors, addictive substances, psychotropic drugs, precursor drugs, drug ingredients that are addictive active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors and/or veterinary drugs and containing narcotic substances, precursors in Vietnamese territory
1. Procedures for applying for transit permit
a) An enterprise conducting activities under Point b Clause 1 Article 19 of this Decree shall submit applications prepared in accordance with Clause 2 of this Article in person or via postal service to Ministry of Public Security or online via the online public service portal of Ministry of Public Security on the National single-window information portal;
b) Within 5 working days from the date on which an adequate application is received, the permitting authority shall appraise and issue transit permit. In case of rejection, respond the applicant in writing and provide reasons for rejection.
2. Application for transit permit
a) Application for transit permit consists of information on name, address of the applicant; time, location, and reason for transit; name, address of manufacturing location, name, CAS code, HS code, quantity, and content; name, HS code, quantity of medicine and medicinal ingredients under control that need to be in transit; value of goods; vehicles, route, and conditions for ensuring safety during transport;
b) Original copies of transport agreement;
c) Original copies of any of the following documents: Official documents of competent authority of the country requesting transit of goods, export permit of the exporting country, or import permit of the importing country;
d) Original copies of transit permit of the countries which the exports or imports have previously transited between prior to entering Vietnam (if goods have transited between multiple countries).
If the aforementioned documents are in foreign languages, attach notarized Vietnamese translations according the Law on Notarization.
3. Transit permit
a) The permit must specify name, address of the enterprise allowed to transit goods; name, CAS code, HS code, UN code (if any), quantity, and content of chemicals allowed to be in transit; time and vehicles for transit; name of checkpoints which the goods travel through;
b) The transit permit is valid for a single use within the duration which is specified in the permit and not exceeding 2 months. If the goods have not been in transit before the end of the deadline in the permit, the enterprise may apply for extension of the deadline. The extension shall be granted once for no longer than 30 days;
c) Transit permit shall be sent to the applicant, Customs Sub-departments, police authority of provinces and central-affiliated cities, Border Guards, Vietnam Coast Guard where the goods will travel through, Ministry of Finance (General Department of Customs), and Ministry of Industry and Trade;
d) If the applicant wishes to revise or re-issue the permit, they shall submit the application together with documents proving the contents that need to be revised or reports presenting the cause of missing or lost to the permitting authority. Within 5 working days from the date on which adequate application is received, permitting authority shall revise the permit or re-issue the permit. In case of rejection, the permitting authority must respond the applicant in writing and specify reason.
4. Narcotic substances, precursors, addictive drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are addictive active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors, and veterinary drugs containing narcotic substances or precursors in transit in Vietnamese territory must be placed in containers, packed, sealed, and compliant with international standards and regulations and attached documents. If any change to the seal or condition of the goods during transit is discovered, Customs Sub-department where transit procedures are adopted must immediately cease all customs procedures, produce records, take actions within their competent, and immediately inform Ministry of Public Security via the hotline.
5. The transit of narcotic substances, precursors, addictive drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are addictive active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors, and veterinary drugs containing narcotics or precursors in Vietnamese territory must adhere to the entry and exit route and checkpoints specified in the transit permit. The enterprise whose goods are to be in transit must be subject to procedures and control of customs authority and competent authority of Vietnam and incur all transit costs as per the law;
Narcotic substances, precursors, addictive drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are addictive active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors, and veterinary drugs containing narcotics or precursors shall remain in transit in Vietnamese territory for up to 30 days from the date on which customs procedures are complete at import checkpoints, except for cases where the transit period is extended or the transit goods are stored in Vietnam or the transit goods or transport thereof is damaged;
The domestic sale of narcotic substances, precursors, addictive drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are addictive active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors, and veterinary drugs containing narcotics or precursors must comply with regulations and law on import, export under this Decree and relevant law provisions.
6. Customs are responsible for performing customs procedures, inspecting, and supervising transit goods in accordance with customs laws. If transit goods are found to be inconsistent with the permit, customs authority shall cease all customs procedures, produce records, and take actions within their competence; within 3 working days from the date on which the violation is found, customs authority is responsible for informing permitting authority in person or informing Ministry of Public Security and Ministry of Industry and Trade via the hotline.
7. Police authority of provinces and central-affiliated cities, Border Guard, and Vietnam Coast Guard shall assign forces to closely control and monitor the transport in order to guarantee adherence to the route and other details in the permit. If goods come in great quantity or when necessary, the permitting authority has the right to request local police authority, Border Guard, and Vietnam Coast Guard to cooperate with Customs in escorting transit goods out of Vietnam. During adoption of transit procedures, the authority that discovers signs of violation must immediately inform customs authority for cooperation in intervention and actions as per the law.
8. Addictive drugs, psychotropic drugs, or precursor drugs carried for treating individuals in transit in Vietnamese territory shall not be considered to be in transit in Vietnamese territory. Individuals in transit are responsible for declaring, providing explanation for the used medicine with Vietnamese customs authority, adopting appropriate safety measures required by the customs authority in order to prevent the in appropriate use or illegal transport of the chemicals, and subject to control of Vietnamese authority.
Section 3. CONTROL OF LEGAL ACTIVITIES RELATING TO NARCOTIC SUBSTANCES FOR NATIONAL DEFENSE AND SECURITY PURPOSES
Article 23. Competent authority entitled to permit and agencies, organizations allowed to conduct legal activities relating to narcotic substances for national defense and security purposes
1. The Ministry of Public Security permits agencies and organizations to:
a) Conduct research and transport narcotic substances mentioned under the list of narcotic substances regulated by the Government;
b) Produce narcotic substances and precursors under the list of narcotic substances and precursors regulated by the Government;
c) Import and export narcotic substances and precursors under the list of narcotic substances and precursors regulated by the Government (except for precursors that require permission of Ministry of National Defense under Clause 2 of this Article);
d) Import samples of narcotic substances under Clause 5 of this Article.
2. The Ministry of National Defense permits agencies and organizations to import, export, sale, and use precursors under the list of precursors regulated by the Government (except for precursors under management and requiring permission of Ministry of Public Security and/or Ministry of Health).
3. Ministry of Public Security and Ministry of National Defense, within their tasks and powers, shall assign authorities to receive application, appraise, and decide to permit activities under Clause 1 and Clause 2 of this Article (hereinafter referred to as “permitting authority”).
4. Agencies and organizations must be designated and permitted (hereinafter referred to as “designated and permitted entities”) by Ministry of Public Security and Ministry of Health prior to carrying out activities under Clause 1 and Clause 2 of this Article.
5. Designated and permitted entities are allowed to import, manage, and use samples of narcotic substances, precursors, addictive drugs, psychotropic drugs, precursors, medicinal ingredients that are addictive active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors, and veterinary drugs containing narcotic substances or precursors used for national defense and security (hereinafter referred to as “narcotic substance samples”):
a) National Institute of Criminal Sciences, Ministry of Public Security is the only entity allowed to import narcotic substance samples;
b) Designated and permitted entities allowed to manage and use narcotic substance samples include:
Designated and permitted entities affiliated to the National Institute of Criminal Sciences, Ministry of Public Security; Police Departments of Criminal Sciences of provinces and central-affiliated cities are allowed to receive, manage, and use narcotic substance samples from the National Institute of Criminal Sciences of Ministry of Public Security in order to appraise and provide professional training for prevention and control of narcotic substance-related crimes and origin tracing of narcotic substances;
Drug-related crime preventing authorities affiliated to the People’s police authority, Border Guard, Vietnam Coast Guard, Customs, and training facilities providing training for individuals engaging in prevention of drug-related crimes affiliated to Ministry of Public Security, Ministry of National Defense, and Ministry of Finance (General Department of Customs) are allowed to receive, manage, and use narcotic substance samples from the National Institute of Criminal Sciences of Ministry of Public Security in order to provide training for drug-related crime prevention;
Designated and permitted entities training animals for drug detection affiliated to Ministry of Public Security (Command of Mobile Police), Ministry of National Defense, and Ministry of Finance (General Department of Customs) are allowed to receive, manage, and use narcotic substance samples from the National Institute of Criminal Sciences, Ministry of Public Security to train professional animals.
Article 24. Control of research, assessment, and production of narcotic substances and precursors for national defense and security purposes
1. Designated and permitted entities conducting activities under Point a and Point b Clause 1 Article 23 of this Decree shall send application for permit to permitting authority affiliated to Ministry of Public Security.
2. Application, procedures for permit issuance, conditions, and standards for research and production of narcotic substances and precursors for national defense and security shall conform to Article 15 and Article 16 hereof. When designated and permitted entities affiliated to the People’s police and the People’s army under Clause 4 Article 23 hereof are designated to conduct research on narcotic substances or precursors for national defense and security purposes, they are not required to submit Science and technology registration certificate of research organizations.
3. Designated and permitted entities allowed to conduct research, produce narcotic substances and precursors for national defense and security are responsible for adequately complying with regulations on operations and staying under monitor, examination, and supervision of authorities in accordance with this Article and relevant law provisions.
4. National Institute of Criminal Sciences, Ministry of Public Security is responsible for organizing procedures for assessing narcotic substances, precursors, addictive drugs, psychotropic drugs, precursors, medicinal ingredients that are addictive active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors, and veterinary drugs containing narcotic substances or precursors used for national defense and security in accordance with the Law on Judicial Expertise, the Criminal Procedure Code, and relevant documents.
Article 25. Control of import, export, and transport of narcotic substances and precursors for national defense and security purposes
1. Designated and permitted entities conducting activities under Point a and Point c Clause 1 and Clause 2 Article 23 hereof shall send the application for permit to Ministry of Public Security and Ministry of National Defense.
2. Application, procedures, conditions, and standards for obtaining permit for import, export, and transport of narcotic substances, and precursors for national defense and security purposes shall conform to Article 17 and Article 20 hereof. On a case-by-case basis, the Minister of Public Security and Minister of National Defense shall decide to eliminate certain conditions, standards, and documents that are not or almost not relevant to national defense and security activities or when fulfilling immediate demands of national defense and security.
3. Permitting authority affiliated to Ministry of Public Security and Ministry of National Defense shall receive application, consider, review, and organize assessment, issuance of permit, monitor, inspection, and supervision of import, export, and transport of narcotic substances and precursors for national defense and security purposes of designated and permitted entities.
4. Entities designated and permitted to import, export, and transport narcotic substances and precursors for national defense and security purposes are responsible for adequately complying with regulations on import, export, and transport and staying under monitor, inspection, and supervision of authorities in accordance with this Article, Article 17, Article 20 of this Decree, and relevant law provisions.
Article 26. Regulations on preservation, storage, distribution, use, treatment, and exchange of narcotic substances and precursors for national defense and security purposes
1. Entities designated and permitted to conduct legal activities relating to narcotic substances for national defense and security under Article 23 hereof are responsible for:
a) developing plans for preserving, storing, distributing, using, treating, and exchanging narcotic substances and precursors while guaranteeing absolute safety and being legally responsible for any loss of the substances;
b) complying with monitor, inspection, and supervision of authorities regarding storage, preservation, distribution, use, treatment, and exchange of narcotic substances and precursors.
2. Authorities affiliated to Ministry of Public Security are responsible for cooperating with authorities of relevant ministries and central governments in monitoring, inspecting, and supervising preservation, storage, distribution, use, treatment, and exchange of narcotic substances and precursors for national defense and security of designated and permitted entities under Clause 1 of this Article.
Article 27. Regulations on import and collection of narcotic substance samples for national defense and security
1. Sources of narcotic substance samples for national defense and security include:
a) Imported narcotic substances;
b) Narcotic substances collected as evidence in cases related to drug crimes;
c) Narcotic substance samples produced from legal activities related to narcotic substances in national defense and security sector serving assessment, training for drug-related crime prevention, and narcotic substance scent samples for animal training.
2. Application for import permit of narcotic substance samples consists of:
a) Documents proving legal funding sources;
b) Estimate plans approved by competent authority;
c) Documents notifying aid (if the samples are aid);
d) Official Dispatch applying for import permit of National Institute of Criminal Sciences.
3. Procedures for applying for import permit of narcotic substance samples
a) Based on the expected need for narcotic substance samples approved by the Ministry of Public Security, National Institute of Criminal Sciences shall submit application for import permit to permitting authority;
b) Within 10 working days from the date on which an adequate application is received, permitting authority is responsible for examining and issuing import permit;
Import permit of narcotic substance samples shall be made into 5 sets (with each set consists of 1 copy in Vietnamese and 1 copy in English), 2 of which are sent to the National Institute of Criminal Sciences and 1 set each is sent to the Customs Sub-department where import procedures are adopted, Ministry of Finance (General Department of Customs), and the permitting authority;
c) After obtaining the import permit, the National Institute of Criminal Sciences shall adopt import procedures; sign contracts with partners authorized to import (if allowed to purchase by Ministry of Public Security, Ministry of National Defense, or Ministry of Finance for use); cooperate with representatives of aiding partners in adopting import procedures (if any).
4. Collection of narcotic substance samples for national defense and security
a) The collection of narcotic substance samples under Point b Clause 1 of this Article for expertise serving investigation, prosecution, trying of cases regarding drug crimes shall conform to the Criminal Procedure Code;
b) On an annual basis or when necessary, the Director of National Institute of Criminal Sciences shall request the Minister of Public Security to approve the plan for sampling narcotic substances produced from legal activities related to narcotics for national defense and security. Entities permitted to produce and import in accordance with Clause 1 and Clause 2 Article 23 hereof are responsible for transferring narcotic substance samples to the National Institute of Criminal Sciences, Ministry of Public Security as per approved plan.
Article 28. Regulations on preservation, distribution, and use of narcotic substance samples for national defense and security
1. Narcotic substance samples must be stored and preserved in national narcotic substance sample storage and intermediary narcotic substance sample storage.
a) The national narcotic substance sample storage shall receive samples from sources mentioned under Clause 1 Article 27 of this Decree and shall be managed, preserved, distributed to agencies in accordance with Point b Clause 5 Article 23 hereof by Narcotic Assessment Center affiliated to the National Institute of Criminal Sciences, Ministry of Public Security;
b) The intermediary narcotic substance sample storage in agencies under Point b Clause 5 Article 23 hereof consists of:
- Intermediary narcotic substance sample storage in police authorities of provinces and central-affiliated cities shall receive narcotic substance samples from the National Institute of Criminal Sciences, Ministry of Public Security, is subject to management of Department of Criminal Techniques of police authorities of provinces and central-affiliated cities, and assess, provide professional training for drug-related crime prevention and origin tracing of narcotic substances;
- The intermediary narcotic substance sample storage in Ministry of Defense and Ministry of Finance (General Department of Customs) shall receive narcotic substance samples from the National Institute of Criminal Sciences, Ministry of Public Security and be under management and employed by drug-related crime preventing authorities and training facilities providing training for drug prevention personnel and professional animals for detecting narcotic substances affiliated to Border Guard, Vietnam Coast Guard, and General Department of Customs to provide professional training in drug-related crime prevention;
- The intermediary narcotic substance sample storage in training facilities for individuals engaged in drug-related crime affiliated to the Ministry of Public Security shall receive and directly manage narcotic substance samples from the National Institute of Criminal Sciences of Ministry of Public Security in order to provide professional training in drug-related crime prevention;
- The intermediary narcotic substance sample storage in Command of Mobile Police shall receive narcotic substance samples from the National Institute of Criminal Sciences, Ministry of Public Security and be managed, used by the entities providing training, employing professional animals for professional animal training.
2. The National Institute of Criminal Sciences, Ministry of Public Security shall distribute, transfer narcotic substance samples according to approved plan, receive narcotic substance samples that are no longer used by entities, monitor, inspect the use in the entities, and assess quality of narcotic substance samples remained at the intermediary narcotic substance sample storage in order to propose disposal solutions in accordance with Article 29 hereof.
3. Narcotic substance samples that are no longer used must be handed over to National Institute of Criminal Sciences, Ministry of Public Security.
4. Entities permitted to conduct activities under Clause 1 of this Article are responsible for implementing regulations on preservation, distribution, and use of narcotic substance samples for national defense and security in accordance with Article 26 of this Decree.
Article 29. Regulations on handling narcotic substance samples for national defense and security
1. On an annual basis, the National Institute of Criminal Sciences, Ministry of Public Security shall inspect, assess quality of narcotic substance samples remained in intermediary narcotic substance sample storage, and inspect, assess quality of narcotic substance samples remained in the national narcotic substance sample storage.
2. Any confusion or loss of narcotic substance samples must be reported to immediate superior. Upon receiving report, the immediate superior must promptly appraise and verify in order to adopt appropriate measures and send reports to Ministry of Public Security (via National Institute of Criminal Sciences).
3. When narcotic substance samples are stored in great quantity or deteriorate after use or are altered during preservation, the Director of National Institute of Criminal Sciences must submit report on sample status (specify name, quantity, concentration, content, reasons, and handling measures) to Ministry of Public Security for consideration and establishment of Council for disposal.
4. The Council for narcotic substance sample disposal consists of: Head of the National Institute of Criminal Sciences acts as the Chairperson of the Council, representatives of the Supreme People’s Procuracy, the Investigation Police Departments for Drug Crimes and individuals in charge of the national narcotic substance sample storage act as members, and Director of Narcotic Assessment Center, National Institute of Criminal Sciences acts as the secretary.
5. Procedures for disposing narcotic substance samples shall conform to regulations and law on criminal proceeding regarding evidence disposal. The disposal must be made into records, photographed, and stored as per the law in the National Institute of Criminal Sciences, Ministry of Public Security.
Article 30. Estimates preparation, documents, report, and funding for import and sampling of narcotic substances for national defense and security
1. On an annual basis, entities under Point b Clause 5 Article 23 hereof shall prepare backups and send narcotic substance sample registration to the National Institute of Criminal Sciences, Ministry of Public Security before January 15 for consolidation and cross-check, and request Minister of Public Security to approve plans for estimates, distribution of narcotic substance samples, and plans for import, sampling of narcotic substances for national defense and security.
2. Entities using narcotic substance samples must keep logbook of the use. The National Institute of Criminal Sciences shall keep logbook recording input, output, delivery, and use of narcotic substance samples, and produce records, statistical reports according to regulations of Ministry of Public Security. Relevant documents must be stored and managed as per the law.
a) For narcotic substance samples that serve origin tracing, comply with regulations and law regarding assessment for origin tracing. Produce record or document recording the use of samples and bearing countersignature of individuals engaging in sample analysis and direct superior;
b) Laboratories utilizing standard samples for assessment must keep logbook monitoring sample use and bearing countersignature of individuals engaging in sample analysis and direct superior;
c) Entities using samples for professional training and training of professional animals must record the state and usage of samples while obtaining countersignature of individuals using the samples and direct superior.
3. On a 6-monthly or annual basis, entities using the samples shall submit reports on narcotic substance sample use to the National Institute of Criminal Sciences, Ministry of Public Security before July 15 (figures are calculated from December 15 of the year preceding the reporting year to June 14 of the reporting period) and January 15 (figures are calculated from December 15 of the year preceding the reporting year to December 14 of the reporting year). The National Institute of Criminal Sciences shall consolidate import, sampling, distribution, use, disposal, and stock results of narcotic substances and send reports to Ministry of Public Security, the Supreme People’s Procuracy, and the Supreme People’s Court.
4. Funding for import, sampling, and processing of narcotic substance samples shall be allocated from recurrent state budget of Ministry of Public Security. Funding for maintaining narcotic substance sample storage conditions shall be allocated from recurrent state budget of departments and local governments.
Article 31. Responsibility for inspecting, supervising, and taking actions against violations
1. Entities conducting legal activities relating to narcotic substances for national defense and security are responsible for inspecting, supervising, taking actions against violations within their competence, consolidating and submitting reports to Ministry of Public Security.
2. Drug-related crime preventing authorities affiliated to Ministry of Public Security shall take charge and cooperate with authorities of departments and local governments in inspecting, supervising, and proposing actions to be taken or taking actions against violations within their competence.
Section 4. DOCUMENTATION AND REPORT POLICIES FOR LEGAL ACTIVITIES RELATING TO NARCOTIC SUBSTANCES
1. Agencies, organizations, and individuals conducting legal activities relating to narcotic substances under Clause 1 Article 12 must document the following information as requested by the specialized authority:
b) Agencies, organizations conducting research, assessing, and producing must store figures monitoring quantity, quality, expiry date, production procedures, input, output, inventory, delivery note, receipt note;
b) Agencies, organizations, and individuals purchasing, selling, exporting, importing, temporarily importing, re-exporting, temporarily exporting, re-importing must store figures regarding input, output, inventory, invoices, instrument, and documents for each substance according to Decree on lists of narcotic substances and precursors of the Government.
2. Documents must be stored for the duration regulated by specialized authority. At the end of the mandated storage period of documents, head of each entity is responsible for establishing a Council for disposing the documents and keep record of the disposal.
1. Ministry of Public Security, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Health, Ministry of Agriculture and Rural Development, and Ministry of National Defense are responsible for consolidating information legal activities relating to narcotic substances of their respective field and submitting reports on a 6-monthly basis (figures shall be calculated from December 15 of the year preceding the reporting year to June 14 of the reporting period) or annual basis (figures shall be calculated from December 15 of the year preceding the reporting year to December 14 of the reporting year) to Ministry of Public Security for presentation to the Prime Minister.
2. Ministry of Finance is responsible for consolidating information on import, export, temporary import, re-export, temporary export, re-import, and transit of narcotic substances, precursors, addictive drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are addictive active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors, and veterinary drugs containing narcotic substances and precursors nationwide (actual quantity, number of violations, actions taken, and other relevant information) and submitting 6-monthly reports (figures shall be calculated from December 15 of the year preceding reporting period to June 14 of the reporting period) or annual reports (figures shall be calculated from December 15 of the year preceding the reporting period to December 14 of the reporting period) to Ministry of Public Security for presentation to the Prime Minister.
3. Agencies, organizations, and individuals conducting legal activities relating to narcotic substances must immediately report any case of confusion, poisoning, or loss of the substances to their direct superior.
4. When narcotic substances, precursors, or veterinary drugs containing narcotic substances or precursors that are not listed under Article 21 of the Law on Narcotic Substance Prevention and Control must be handled, handling entities must immediately report to their direct superior and specify reason, handling methods. The handling shall only be commenced once the competent superior approves in writing. Heads of the handling entities must establish Handling council, produce handling record, and report to their direct superior and Ministry of Public Security.
Article 34. Estimates preparation
1. Agencies and organizations that wish to import, export narcotic substances or precursors under the list must produce estimates according to International conventions on drug control and send estimate registration to competent authority affiliated to the overseeing Ministry on an annual basis.
2. Ministry of Health, Ministry of Industry and Trade, Ministry of National Defense, and Ministry of Agriculture and Rural Development shall consolidate estimates on import, export demands of narcotic substances and precursors under Clause 1 of this Article using the format of the International Narcotics Control Board of United Nations and send to Ministry of Public Security before March 31 each year. If the demand exceeds the estimates or there are other changes, ministries shall inform Ministry of Public Security in writing in order to make additional registration before May 31 and September 30 of the registering year.
3. Ministry of Public Security shall consolidate, review, cross-check with import, export demands and results of the previous year, register the demand with the International Narcotics Control Board, monitor and notify other countries of export value; submit to Ministry of Finance (General Department of Customs).
Section 5. COOPERATION IN CONTROLLING LEGAL ACTIVITIES RELATING TO NARCOTIC SUBSTANCES
Article 35. Contents and policies on cooperation in controlling legal activities relating to narcotic substances
1. Cooperate in controlling research, assessment, inspection, production, transport, preservation, storage, sale, distribution, use, handling, and exchange of narcotic substances, precursors, addictive drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are addictive active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors and veterinary drugs containing narcotic substances and precursors.
a) Ministry of Public Security shall take charge and cooperate with entities and local governments in monitoring, inspecting, and supervising research, production, and transport of narcotic substances and precursors as per the law;
b) Ministry of Industry and Trade, Ministry of Health, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Finance (General Department of Customs), and Ministry of National Defense, within their tasks, powers, and functions, are responsible for taking charge and cooperating with Ministry of Public Security in guiding local authorities to control preservation, storage, sale, distribution, use, handling, and exchange of narcotic substances, precursors, addictive drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are addictive active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors and veterinary drugs containing narcotic substances and precursors of entities conducting production, import, export, temporary import, re-export, temporary export, re-import;
c) People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, within their functions, tasks, and powers, are responsible for directing local authorities to cooperate in controlling transport, preservation, storage, sale, distribution, use, handling, and exchange of narcotic substances, precursors, addictive drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are addictive active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors and veterinary drugs containing narcotic substances and precursors in provinces and cities.
2. Cooperation in controlling of import, export, temporary import for re-export, temporary export for re-import, and transit within Vietnamese territory of narcotic substances, precursors, addictive drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, drug ingredients that are addictive active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors, and veterinary drugs containing narcotic substances and precursors.
a) Cooperate in controlling pre-export notification for export of precursors from foreign countries into Vietnam (applicable to import from countries participating in Article 12 of the 1988 United Nations Convention against Illicit Traffic in Narcotic Drugs and Psychotropic Substances):
On the basis of import permit sent by permitting authority to Ministry of Public Security or import permit on the National single-window information system, within 2 working days from the date on which notification of the exporting countries, Ministry of Public Security is responsible for responding to exporting countries regarding legitimacy of the shipment. In case Ministry of Public Security does not receive import permit for the notified shipment, Ministry of Public Security is responsible for requesting exporting countries to cease the export of the shipment to Vietnam and requesting Ministry of Finance (General Department of Customs);
b) Cooperate in controlling pre-export notification for export of precursors from Vietnam to foreign countries (applicable to import from countries participating in Article 12 of the 1988 United Nations Convention against Illicit Traffic in Narcotic Drugs and Psychotropic Substances), in both chemicals and chemical compounds;
Within 3 working days from the date on which adequate application for export permit is received, competent permitting authority is responsible for sending information on name, address of applicant, name, content, quantity of precursors, name, address of importing organization, name of border checkpoints where the export goods travel through to Ministry of Public Security in order to inform competent authority of exporting countries.
Within 2 working days from the date on which information of competent permitting authority is received, Ministry of Public Security is responsible for making pre-export notification for the shipment whose export permit is applied for issuance. Within 2 working days from the date on which responses of authority of the exporting countries are received, Ministry of Public Security is responsible for responding to permitting authority in order to decide whether or not to issue permit within their competence and sending to Ministry of Finance (General Department of Customs);
c) Cooperate in controlling import of narcotic substances, precursors, medicinal ingredients that are addictive active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors to Vietnam;
On the basis of reports of Ministry of Finance (General Department of Customs) regarding actual import quantity of narcotic substances, precursors, medicinal ingredients that are addictive active ingredients, psychotropic active ingredients, and drug precursors under Clause 2 Article 33 hereof, Ministry of Public Security shall take charge and cooperate with Ministry of Industry and Trade, Ministry of Health, Ministry of Agriculture and Rural Development, and Ministry of National Defense in assessing import results of the year and import demands of narcotic substances and precursors of the following year in order to consolidate notification of import results and estimates registration with the International Narcotics Control Board.
d) Cooperate in controlling temporary import, re-export, temporary export, re-import of narcotic substances, precursors, medicinal ingredients that are addictive active ingredients, psychotropic active ingredients, and drug precursors;
Within 3 working days from the date on which application for temporary import, re-export, temporary export, re-import of narcotic substances, precursors, medicinal ingredients that are addictive active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors, Ministry of Industry and Trade is responsible for sending information on name, address of applicant, name, quantity, content of narcotic substances, precursors, name, address of importing, exporting organizations, time and name of checkpoint where temporarily imported, re-exported, temporarily exported, re-exported goods travel through to Ministry of Public Security in order to make pre-export notification;
Within 2 working days from the date on which request of Ministry of Industry and Trade is received, Ministry of Public Security is responsible for making pre-export notification. Within 2 working days from the date on which responses of the importing countries are received, Ministry of Public Security is responsible for responding to permitting authority in order to decide whether or not to issue permit within their competence and sending to Ministry of Finance (General Department of Customs);
dd) Ministry of Public Security, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Health, Ministry of Agriculture and Rural Development, and Ministry of National Defense, within their functions, tasks, and powers, shall grant import, export, temporary export, re-import, temporary import, re-export, transit permit of narcotic substances, precursors, addictive drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are addictive active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors, and veterinary drugs containing narcotic substances and precursors; within 3 working days from the date on which the permit is issued, permitting authority is responsible for sending import, export, temporary export, re-import, temporary import, re-export, transit permit to the applicant, Customs Sub-departments where customs procedures of the imports, exports, goods temporarily exported for re-imported, goods temporarily imported for re-exported, goods in transit are completed, Ministry of Finance (General Department of Customs), and Ministry of Public Security.
4. Cooperate in exchanging information regarding control on legal activities relating to narcotic substances.
a) Ministry of Public Security shall act as the contact point for exchanging information on control on legal activities relating to narcotic substances with Ministry of Industry and Trade, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Health, Ministry of Health (General Department of Customs), Ministry of National Defense, local governments, relevant countries, and the International Narcotics Control Board via the Database center positioned in Ministry of Public Security.
The Database center shall be managed, operated, accessed, updated, extracted, processed, and exchanged by authorities affiliated to Ministry of Public Security with Ministry of Industry and Trade, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Health, Ministry of Finance (General Department of Customs), Ministry of National Defense, local governments, relevant countries, and the International Narcotics Control Board via system software for managing narcotic control data;
Ministry of Industry and Trade, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Health, Ministry of Finance (General Department of Customs), Ministry of National Defense, and the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall have their separate accounts and passwords of the system software for managing narcotic control data provided by Ministry of Public Security to access, update, extract, and exchange information in the Database center, except for professional information regulated by Ministry of Public Security;
If information and/or documents not within the Database center are required for the control on legal activities relating narcotic substances, cooperating authorities are responsible for exchanging and providing information, documents at request of the requesting authority. In case of rejection, the requested authority must respond in writing and specify reasons for rejection.
b) Ministry of Public Security is responsible for informing ministries, central governments, and local governments about methods, schemes of the criminals and other relevant information during the control on legal activities relating to narcotic substances in order to allow ministries, central governments, and local governments to take active and effective preventive measures;
c) Ministry of Industry and Trade, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Health, Ministry of Finance (General Department of Customs), and Ministry of National Defense are responsible for:
Collecting and managing information on legal activities relating to narcotic substances within their functions, tasks, and powers;
Providing necessary information related to the control on legal activities relating to narcotic substances to the Database center via accessing and updating data using system software for managing narcotic control data; with respect to import, export, temporary export, re-import, temporary import, re-export, and transit permit for narcotic substances, precursors, addictive drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal ingredients that are addictive active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors and veterinary drugs containing narcotic substances and precursors together with original copies;
Promptly communicating, informing Ministry of Public Security in order to take preventive measures and take actions against violations upon receiving information, documents, or discovering errors in control on legal activities relating to narcotic substances.
d) Ministry of Finance (General Department of Customs) shall guarantee data connection and operation of the Database center with the National single-window information portal.
Ministry of Finance (General Department of Customs) shall provide separate accounts and password to allow the Database center to access, update, extract, and communicate information on import, export, temporary export, re-import, temporary import, re-export, and transit permit in the National single-window information portal.
dd) People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, within their functions, tasks, and powers, are responsible for directing authorities to communicate with each other regarding control on legal activities relating to drugs in provinces and central-affiliated cities.
5. Cooperate in monitoring, inspecting, and supervising legal activities relating to narcotic substances
a) Ministry of Public Security is responsible for taking charge and cooperating with Ministry of Industry and Trade, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Health, Ministry of Finance (General Department of Customs), and Ministry of National Defense in guiding, monitoring, inspecting, and supervising implementation of legislative documents on controlling legal activities relating to narcotic substances in order to prevent the use of such activities for illegal purposes;
b) Ministries, within their tasks and powers, are responsible for organizing implementation of the assigned tasks, conducting inspection and examination of compliance with regulations on controlling legal activities relating to narcotic substances of agencies, organizations, and individuals; taking actions against violations and transfer cases with signs of criminal activities to Ministry of Public Security;
c) People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, within their functions, tasks, and powers, are responsible for directing affiliated authorities to guide, inspect, and supervise the compliance with legislative documents on controlling legal activities relating to narcotic substances to prevent the use of said activities for illegal purposes. Inspect and examine compliance with regulations on controlling legal activities relating to narcotic substances of agencies, organizations, and individuals; take actions against violations within their competence, transfer cases with signs of criminal activities to police authority of provinces and central-affiliated cities.
Article 36. Interdisciplinary Task Forces for cooperating in controlling legal activities relating to narcotic substances
1. Central Interdisciplinary Task Forces for cooperating in controlling legal activities relating to narcotic substances.
a) Central Interdisciplinary Task Forces for cooperating in controlling legal activities relating to narcotic substances shall be established, operating on the regulations issued, and directed by the Ministry of Public Security;
b) Missions of the central Interdisciplinary Task Forces for cooperating in controlling legal activities relating to narcotic substances: Publicize, guide, provide training, expedite, monitor, examine, and supervise compliance with regulations and law on controlling legal activities relating to narcotic substances of agencies, organizations, individuals, and local governments in order to prevent the use of said activities for legal activities. Discover, interfere, and request competent authorities to take actions against violations as per the law.
2. Interdisciplinary Task Forces for cooperating in controlling legal activities relating to narcotic substances of provinces and central-affiliated cities.
a) Interdisciplinary Task Forces for cooperating in controlling legal activities relating to narcotic substances of provinces and central-affiliated cities shall be established, operating on the basis of regulations issued, and directed by the People’s Committees of provinces and cities;
b) Missions of Interdisciplinary Task Forces for cooperating in controlling legal activities relating to narcotic substances of provinces and cities: Publicize, guide, provide training, monitor, examine, and supervise compliance with regulations and law on controlling legal activities relating to narcotic substances of agencies, organizations, individuals, and local governments in order to prevent the use of said activities for legal activities. Discover, interfere, and request competent authorities to take actions against violations as per the law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực