Chương II: Nghị định 10/2020/NĐ-CP Quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Số hiệu: | 10/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 17/01/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2020 |
Ngày công báo: | 01/02/2020 | Số công báo: | Từ số 163 đến số 164 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Lái xe taxi phải in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền cho khách
Nội dung này được đề cập tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được ban hành ngày 17/01/2020.
Theo đó, lái xe taxi sử dụng đồng hồ tính tiền phải in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền cho hành khách khi kết thúc hành trình, đồng hồ tính tiền và thiết bị in phải được gắn cố định tại ví trí khách hàng dễ quan sát.
Đối với phiếu thu tiền phải có các thông tin tối thiểu như Tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (km) và tổng số tiền hành khách phải trả.
Một số quy định khác mới được bổ sung về kinh doanh vận tải bằng taxi như:
- Nếu đã gắn hộp đèn với chữ “TAXI” cố định trên nóc xe (kích thước 12 x 30m) thì không phải niêm yết (dán cố định) cụm từ “Xe TAXI” trên kính phía trước và kính phía sau xe.
- Xe taxi sử dụng phần mềm để đặt xe, hủy chuyến, tính cước chuyến đi phải có thiết bị kết nối trực tiếp với hành khách; tiền cước chuyến đi được tính theo quãng đường xác định trên bản đồ số...
Nghị định 10/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thì được đăng ký khai thác tuyến theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
2. Tuyến cố định phải xuất phát và kết thúc tại bến xe khách từ loại 1 đến loại 6. Đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn mà chưa có bến xe khách từ loại 1 đến loại 6 thì cho phép tuyến vận tải hành khách cố định được xuất phát và kết thúc tại bến xe dưới loại 6.
3. Nội dung quản lý tuyến
a) Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và công bố danh mục mạng lưới tuyến;
b) Thông báo biểu đồ chạy xe theo tuyến và cập nhật vào danh mục mạng lưới tuyến các nội dung gồm: Tổng số chuyến xe tối đa được khai thác trên tuyến, giãn cách thời gian tối thiểu giữa các chuyến xe liền kề, giờ xuất bến của các chuyến xe đã có đơn vị tham gia khai thác; danh sách đơn vị đang khai thác tuyến; xây dựng và thông báo điểm dừng đón, trả khách trên các tuyến;
c) Theo dõi, tổng hợp kết quả hoạt động vận tải của các doanh nghiệp, hợp tác xã, bến xe trên tuyến; thống kê sản lượng hành khách.
4. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
a) Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;
b) Phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe;
c) Phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
5. Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
6. Quy định đối với hoạt động tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định
a) Tăng cường phương tiện vào các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng: Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thống nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến; báo cáo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để tổng hợp và ban hành kế hoạch thực hiện chung;
b) Tăng cường phương tiện vào các ngày cuối tuần (thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật) có lượng khách tăng đột biến: Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thống nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến; thông báo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để thực hiện trong năm. Căn cứ phương án tăng cường phương tiện đã thông báo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến và lưu lượng khách thực tế tại bến xe, bến xe khách xác nhận chuyến xe tăng cường vào Lệnh vận chuyển của doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến khi thực hiện. Xe sử dụng để tăng cường là xe đa được cấp phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”, “XE HỢP ĐỒNG”, biển hiệu “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” còn giá trị sử dụng.
7. Đơn vị kinh doanh bến xe khách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vận tải cho doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định đúng nội dung hợp đồng đã ký kết; kiểm tra việc thực hiện điều kiện đối với xe ô tô, lái xe và xác nhận vào Lệnh vận chuyển; chỉ cho xe vận chuyển hành khách xuất bến nếu đủ điều kiện.
8. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 đối với các bến xe khách từ loại 1 đến loại 4 và trước ngày 01 tháng 7 năm 2021 đối với các bến xe khách còn lại phải sử dụng phần mềm quản lý bến xe khách để quản lý hoạt động xe ra, vào bến và cung cấp thông tin (gồm: tên bến xe; tên doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải; họ và tên lái xe; biển kiểm soát xe; tuyến hoạt động; giờ xe xuất bến; số lượng hành khách khi xe xuất bến thực tế) trên Lệnh vận chuyển của từng chuyến xe hoạt động tại bến về Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, trước khi xe xuất bến doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định thực hiện cung cấp nội dung (gồm: tên bến xe; tên doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải; họ và tên lái xe; biển kiểm soát xe; tuyến hoạt động; giờ xe xuất bến; số lượng hành khách khi xe xuất bến thực tế) trên Lệnh vận chuyển qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định thì được tham gia đấu thầu hoặc đặt hàng khai thác tuyến xe buýt trong danh mục mạng lưới tuyến đã công bố.
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
a) Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;
b) Phải có phù hiệu “XE BUÝT” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;
c) Phải có sức chứa từ 17 chỗ trở lên. Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên các tuyến có hành trình bắt buộc phải qua cầu có trọng tải cho phép tham gia giao thông từ 05 tấn trở xuống hoặc trên 50% lộ trình tuyến là đường từ cấp IV trở xuống (hoặc đường bộ đô thị có mặt cắt ngang từ 07 mét trở xuống) được sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 12 đến dưới 17 chỗ.
3. Nội dung quản lý tuyến
a) Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và công bố danh mục mạng lưới tuyến, biểu đồ chạy xe trên các tuyến, giá vé (đối với tuyến có trợ giá) và các chính sách hỗ trợ của nhà nước về khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn địa phương;
b) Quy định và tổ chức đấu thầu, đặt hàng khai thác tuyến xe buýt trong danh mục mạng lưới tuyến;
c) Xây dựng, bảo trì và quản lý kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt; quyết định tiêu chí kỹ thuật, vị trí điểm đầu, điểm cuối và điểm dừng của tuyến xe buýt trên địa bàn địa phương;
d) Theo dõi, tổng hợp kết quả hoạt động vận tải của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên tuyến; thống kê sản lượng hành khách.
4. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2022, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải cung cấp thông tin (gồm: tên doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải; họ và tên lái xe; biển kiểm soát xe; tuyến hoạt động; giờ xe xuất bến) trên Lệnh vận chuyển của từng chuyến xe thông qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.
5. Xe buýt được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón, trả khách tại các bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch, địa điểm văn hóa, thể thao, trung tâm thương mại, đầu mối giao thông và các địa điểm kết nối với các phương thức vận tải khác; được ưu tiên hoạt động khi tổ chức giao thông tại đô thị.
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi
a) Phải có phù hiệu “XE TAXI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;
b) Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE TAXI” là 06 x 20 cm.
Được quyền lựa chọn gắn hộp đèn với chữ "TAXI" cố định trên nóc xe với kích thước tối thiểu là 12 x 30 cm. Trường hợp lựa chọn gắn hộp đèn với chữ "TAXI" cố định trên nóc xe thì không phải niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” trên kính phía trước và kính phía sau xe;
c) Trường hợp xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó; việc xác định tổng thời gian hoạt động được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe.
2. Xe taxi sử dụng đồng hồ tính tiền
a) Trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì, phải có thiết bị in hoá đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; đồng hồ tính tiền và thiết bị in phải được gắn cố định tại vị trí hành khách dễ quan sát; lái xe phải in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền và trả cho hành khách khi kết thúc hành trình;
b) Phiếu thu tiền phải có các thông tin tối thiểu, gồm: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (km) và tổng số tiền hành khách phải trả.
3. Xe taxi sử dụng phần mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi (sau đây gọi là phần mềm tính tiền)
a) Trên xe phải có thiết bị kết nối trực tiếp với hành khách để đặt xe, hủy chuyến;
b) Tiền cước chuyến đi được tính theo quãng đường xác định trên bản đồ số;
c) Phần mềm tính tiền phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; giao diện dành cho hành khách phải có tên hoặc biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải và phải cung cấp cho hành khách trước khi thực hiện vận chuyển các nội dung tối thiểu gồm: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, họ và tên lái xe, biển kiểm soát xe, hành trình, cự ly chuyến đi (km), tổng số tiền hành khách phải trả và số điện thoại giải quyết phản ánh của hành khách.
4. Kết thúc chuyến đi, doanh nghiệp, hợp tác xã sử dụng phần mềm tính tiền phải gửi (qua phần mềm) hóa đơn điện tử của chuyến đi cho hành khách, đồng thời gửi về cơ quan Thuế các thông tin của hóa đơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải thông báo đến Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh phương thức tính tiền sử dụng trên xe taxi của đơn vị trước khi thực hiện kinh doanh vận tải.
6. Xe taxi được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón, trả khách tại các bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch, địa điểm văn hóa, thể thao, trung tâm thương mại; được ưu tiên hoạt động khi tổ chức giao thông tại đô thị.
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
a) Phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết các thông tin khác trên xe;
b) Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” là 06 x 20 cm;
c) Thực hiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 của Nghị định này.
2. Hợp đồng vận chuyển phải được đàm phán và ký kết trước khi thực hiện vận chuyển giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe).
3. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe
a) Chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe); chỉ được đón, trả khách theo đúng địa điểm trong hợp đồng vận chuyển đã ký kết;
b) Không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức; không được ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách hoặc nhiều người thuê vận tải khác nhau;
c) Không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh;
d) Trong thời gian một tháng, mỗi xe ô tô không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp, phạm vi trùng lặp được tính tại một địa điểm hoặc tại nhiều địa điểm nằm trên cùng một tuyến phố (một tuyến đường), ngõ (hẻm) trong đô thị; việc xác định điểm đầu, điểm cuối trùng lặp được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe và hợp đồng vận chuyển đã ký kết.
4. Khi vận chuyển hành khách, ngoài các giấy tờ phải mang theo theo quy định của Luật giao thông đường bộ, lái xe còn phải thực hiện các quy định sau:
a) Mang theo hợp đồng vận chuyển bằng văn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
b) Mang theo danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
c) Trường hợp sử dụng hợp đồng điện tử, lái xe phải có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách kèm theo do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp;
d) Lái xe không phải áp dụng quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này trong trường hợp thực hiện hợp đồng vận chuyển phục vụ đám tang, đám cưới.
5. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng trước khi thực hiện vận chuyển hành khách phải cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận chuyển theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm e, điểm g) Điều 15 của Nghị định này đến Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng văn bản hoặc qua thư điện tử (Email). Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận chuyển qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.
6. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, lái xe vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc
a) Trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện việc thông báo một lần các nội dung tối thiểu của hợp đồng theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm e, điểm g) Điều 15 của Nghị định này; phải thông báo lại khi có sự thay đổi về hành trình, thời gian vận chuyển hoặc các điểm dừng đỗ, đón trả khách;
b) Vận chuyển đúng đối tượng (học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc) và không phải thực hiện các nội dung được quy định tại điểm c, điểm d khoản 3, điểm b, điểm c khoản 4 và khoản 5 Điều này.
7. Ngoài hoạt động cấp cứu người, phục vụ các nhiệm vụ khẩn cấp như thiên tai, địch họa theo yêu cầu của lực lượng chức năng, xe ô tô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được đón, trả khách ngoài các địa điểm ghi trong hợp đồng.
8. Sở Giao thông vận tải thông báo danh sách các xe được cấp phù hiệu xe hợp đồng đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đơn vị kinh doanh vận tải đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh để phối hợp quản lý.
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch
a) Có biển hiệu “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết các thông tin trên xe;
b) Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE DU LỊCH” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE DU LỊCH” là 06 x 20 cm;
c) Thực hiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 của Nghị định này.
2. Hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành phải được đàm phán và ký kết trước khi thực hiện vận chuyển giữa đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe).
3. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô, đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành và lái xe
a) Chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe; chỉ được đón, trả khách theo đúng địa điểm trong hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành đã ký kết;
b) Không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức;
c) Trường hợp sử dụng xe ô tô để vận chuyển khách du lịch có điểm đầu và điểm cuối của chuyến đi không nằm trong phạm vi của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh;
d) Trong thời gian một tháng, mỗi xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có điểm đầu và điểm cuối của chuyến đi không nằm trong phạm vi của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp, phạm vi trùng lặp được tính tại một địa điểm hoặc tại nhiều địa điểm nằm trên cùng một tuyến phố (một tuyến đường), ngõ (hẻm) trong đô thị; việc xác định điểm đầu, điểm cuối trùng lặp được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe và hợp đồng vận chuyển đã ký kết.
4. Khi vận chuyển khách du lịch, ngoài các giấy tờ phải mang theo theo quy định của Luật giao thông đường bộ, lái xe còn phải thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 4 Điều 7 của Nghị định này.
5. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách du lịch trước khi thực hiện vận chuyển hành khách phải thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 7 của Nghị định này.
6. Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón, trả khách du lịch, phục vụ tham quan du lịch tại sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch và được hoạt động không hạn chế thời gian trên các tuyến giao thông dẫn tới các điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm cung ứng dịch vụ du lịch theo quy định của chính quyền địa phương.
7. Ngoài hoạt động cấp cứu người, phục vụ các nhiệm vụ khẩn cấp như thiên tai, địch họa theo yêu cầu của lực lượng chức năng, xe ô tô vận tải khách du lịch không được đón, trả khách ngoài các địa điểm ghi trong hợp đồng.
8. Sở Giao thông vận tải thông báo danh sách các xe được cấp biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đơn vị kinh doanh vận tải đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh để phối hợp quản lý.
1. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải từ 1.500 ki-lô-gam trở xuống để vận chuyển hàng hóa và người thuê vận tải trả tiền cho lái xe theo đồng hồ tính tiền hoặc theo phần mềm tính tiền trên xe. Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xe niêm yết chữ “TAXI TẢI”, số điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh.
2. Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng
a) Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để vận chuyển loại hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời;
b) Khi vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng, lái xe phải mang theo Giấy phép lưu hành (Giấy phép sử dụng đường bộ) còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm là việc sử dụng xe ô tô để vận chuyển hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp.
4. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ là việc sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc để vận chuyển công-ten-nơ.
5. Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường là hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa trừ các hình thức kinh doanh vận tải quy định tại các khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”, xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”, xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường và xe taxi tải phải có phù hiệu “XE TẢI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
7. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải chịu trách nhiệm việc xếp hàng hóa lên xe ô tô theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
8. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải cấp cho lái xe Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường. Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) phải có xác nhận (ký, ghi rõ họ và tên) khối lượng hàng hóa đã xếp lên phương tiện của chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy quyền) hoặc đại diện đơn vị, cá nhân thực hiện việc xếp hàng.
9. Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc phải có thiết bị để truy cập vào phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe không được chở hàng vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông.
10. Đối với hoạt động vận chuyển xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự qua hầm đường bộ áp dụng theo quy định tại khoản 5 Điều này.
11. Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc điện tử do đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tự phát hành và có các thông tin tối thiểu gồm: Tên đơn vị vận tải; biển kiểm soát xe; tên đơn vị hoặc người thuê vận tải; hành trình (điểm đầu, điểm cuối); số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có); loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, trước khi thực hiện vận chuyển, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.
1. Việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc theo thỏa thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải.
2. Trường hợp không thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thực hiện theo phán quyết của Tòa án hoặc Trọng tài.
1. Đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe khách, bến xe hàng phải xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông.
2. Quy trình bảo đảm an toàn giao thông phải thể hiện rõ các nội dung sau:
a) Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải: theo dõi, giám sát hoạt động của lái xe và phương tiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải; thực hiện kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô và lái xe ô tô trước khi thực hiện hành trình (đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi thực hiện kiểm tra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị); chấp hành quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày của lái xe; chế độ bảo dưỡng sửa chữa đối với xe ô tô kinh doanh vận tải; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trên hành trình; có phương án kiểm soát để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe khi đã kết thúc hành trình (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách); tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe; có phương án xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải; chế độ báo cáo về an toàn giao thông đối với lái xe, người điều hành vận tải;
b) Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng: Kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô, lái xe ô tô, hàng hóa và hành lý của hành khách trước khi xuất bến; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trong khu vực bến xe; chế độ báo cáo về an toàn giao thông.
3. Đơn vị kinh doanh vận tải
a) Sử dụng xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải phải đáp ứng các điều kiện tham gia giao thông theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 53, khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 55 của Luật giao thông đường bộ; phải có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm (trừ xe buýt nội tỉnh) và có hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe;
b) Không sử dụng xe ô tô khách có giường nằm hai tầng để hoạt động trên các tuyến đường cấp V và cấp VI miền núi;
c) Sử dụng lái xe kinh doanh vận tải phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm điều khiển xe khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để điều khiển xe khách có giường nằm hai tầng;
d) Lập, cập nhật đầy đủ các nội dung quy định về quá trình hoạt động của phương tiện và lái xe thuộc đơn vị vào lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề lái xe. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 việc cập nhật được thực hiện qua phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Bộ Giao thông vận tải.
4. Đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe kinh doanh vận tải phải thực hiện thời gian làm việc trong ngày và thời gian lái xe liên tục theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật giao thông đường bộ. Thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục như sau:
a) Đối với lái xe taxi, xe buýt nội tỉnh tối thiểu là 05 phút;
b) Đối với lái xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt liên tỉnh, xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng, xe ô tô vận tải khách du lịch, xe ô tô vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe ô tô vận tải hàng hóa tối thiểu là 15 phút.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về xây dựng, thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và lộ trình áp dụng quy trình bảo đảm an toàn giao thông đối với bến xe; quy định nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông; hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe; hướng dẫn lập, cập nhật lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề lái xe.
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
2. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
3. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
a) Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);
b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế.
4. Tổng cục Đường bộ Việt Nam lưu trữ dữ liệu vi phạm của các phương tiện trong thời gian 03 năm.
5. Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo cung cấp được các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 3 của Điều này.
6. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày.
Chapter II
PROVISIONS ON AUTO TRANSPORT BUSINESS
Article 4. Fixed-route transport business
1. Enterprises and cooperatives granted the auto transport business license which permits fixed-route transport may apply to operate fixed routes according to regulations in Article 20 of this Decree.
2. A fixed route must start and end at bus stations ranked from level 1 to level 6. For remote and isolated areas and areas with socio-economic difficulties where bus stations ranked from level 1 to level 6 are unavailable, their fixed routes may start and end at stations ranked below level 6.
3. Management of fixed routes shall focus on the following tasks:
a) Formulate, amend and release route network lists;
b) Release schedule compilations; update the following information to route network lists: Maximum number of services on a route, minimum intervals between consecutive services, departure time of operated services and list of operators thereof; and formulate and announce pick-up points and drop-off points of each route;
c) Monitor transport operations of enterprises, cooperatives and bus stations related to the routes; compile results of such operations and count passengers.
4. Automobiles used to operate a fixed-route transport business shall:
a) Reserve priority seats for people with physical disabilities, the elderly and pregnant women;
b) Have the “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” (“FIXED-ROUTE AUTOMOBILE”) signage affixed beneath the front windscreen on the right-hand side;
c) Have all required information affixed on their bodies.
5. Automobiles used to operate a shuttle service must be affixed with the “XE TRUNG CHUYỂN” (“SHUTTLE BUS”) signage beneath the front windscreen on the right-hand side and have all required information affixed on their bodies.
6. Regulations on extra services for reduction of passenger load on fixed routes
a) For extra services on public holidays and dates of national high school graduation examinations, enterprises and cooperatives operating fixed routes (hereinafter referred to as “fixed route operators”) shall finalize plans for extra services with bus stations based on actual demand; and report to Departments of Transport of the provinces where relevant bus terminus are located for promulgation of a consolidated plan;
b) For extra services for surge in demand on Friday and weekends, fixed route operators shall finalize plans for extra services with bus stations based on actual demand; and report to Departments of Transport of the provinces where relevant bus terminus are located for implementation within the year. Based on these plans and actual passenger load at each bus station, each station shall confirm extra services in the transport order of the fixed route operator. The automobiles used for extra services must be affixed with unexpired “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” (“FIXED-ROUTE AUTOMOBILES”), “XE HỢP ĐỒNG” (“RENTED AUTOMOBILE”) or “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” (“TOURIST AUTOMOBILE”) signage.
7. Bus station operators shall provide auxiliary transport services for fixed route operators as agreed upon in concluded contracts; inspect fulfillment of conditions applicable to automobiles and drivers and give their confirmation in transport orders; and permit only qualified passenger automobiles to depart.
8. Bus stations must employ the bus station management software to manage departures, arrivals and provide information (including station’s name; fixed route operator’s name; driver's full name; registration plate number; operating route; time of departure and number of passengers at time of departure) in transport orders of each service in their stations to Directorate for Roads of Vietnam. Time limit for this task is before July 01, 2020 for level 1 to level 4 bus stations and before July 01, 2021 for the remaining bus stations. From July 01, 2022, prior to any departure, fixed route operators shall provide information (including station’s name; fixed route operator’s name; driver's full name; registration plate number; operating route; time of departure and number of passengers at time of departure) in transport orders via the software of the Ministry of Transport.
Article 5. Fixed-route bus business
1. Enterprises and cooperatives granted the auto transport business license which permits fixed-route bus business may participate in bidding or receive orders regarding operation of bus routes included in published route network lists.
2. Automobiles used for bus business shall:
a) Reserve priority seats for people with physical disabilities, the elderly and pregnant women;
b) Have the “XE BUÝT” (“BUS”) signage affixed beneath the front windscreen on the right-hand side and have all required information affixed on their bodies;
c) Have at least 17 seats. Location and number of seats and standing passengers and other technical regulations for buses shall comply with the technical regulations promulgated by the Ministry of Transport. Automobiles having between 12-17 seats may be used for bus routes running through bridges whose load capacity is less than 05 tonnes or bus routes 50% of which consists of roads below level IV (or roads whose cross section is less than 07 meters).
3. Management of fixed bus routes shall focus on the following tasks:
a) Formulate, amend and publish route network lists, schedule compilations, ticket prices (for routes given fare subsidy) and the state’s incentive policies for promotion of public transport bus services in localities;
b) Regulate and organize bidding and placement of orders concerning operation of bus routes included in route network lists;
c) Build, maintain and manage bus infrastructure; decide technical criteria and locations of bus terminus and other bus stops in localities;
d) Monitor route operations of enterprises and cooperatives and compile results of such operations; and count passengers.
4. Before July 01, 2022, the enterprise or cooperative operating a bus business shall provide information (including enterprise or cooperative’s name; driver's full name; registration plate number; operating route and time of departure) in transport orders of each bus via the software of the Ministry of Transport.
5. Buses shall be allocated separate pick-up and drop-off areas in transport hubs, tourism areas, tourist accommodations, tourist attractions, cultural-sports establishments, shopping malls, transport nodes and intermodal passenger transport hubs; and given priority in metropolises.
Article 6. Taxi business
1. Automobiles used for taxi business shall:
a) Have the “XE TAXI” (“TAXI”) signage affixed beneath the front windscreen on the right-hand side and have all required information affixed on their bodies;
b) Have the “XE TAXI" (“TAXI”) phrase, which is made out of retroreflective material and 06 x 20 cm in size, affixed on the front and back windshields; or
Have an LED “TAXI” signboard of at least 12 x 30 cm installed on the top of their roofs;
c) If the time a passenger automobile operates in a locality accounts for 70% of its total operating time in a month, it must obtain the signage from that locality; the total operating time shall be determined using the data obtained from its tracker.
2. For taxis equipped with taximeters:
a) The meter must be inspected and affixed with a lead seal by a competent measuring and inspecting authority, and connected to an invoice or receipt printer; both the meter and printer must be fixed at a location easily seen by passengers; and the driver shall print and give an invoice or a receipt to the passenger when the trip ends;
b) Receipts must include the following basic information: name of the transport business, the taxi’s registration plate number, the travel distance (km) and total amount of payment.
3. For taxies equipped with the software capable of booking, canceling and charging rides (hereinafter referred to as “ride hailing software"):
a) The taxi must be equipped with a device directly connecting with passengers for booking and canceling rides;
b) The ride is charged based on the distance showed on the digital map;
c) The ride hailing software must comply with regulations of laws on electronic transactions; the interface for passengers must show the transport enterprise or cooperative's name or logo and provide the following basic information for passengers prior to any ride: name of the transport business, driver’s full name, the taxi’s registration plate number, the route and distance thereof (km), total amount of payment and phone number for feedbacks from passengers.
4. After a ride is completed, the enterprise or cooperative using the ride hailing software must send the ride’s electronic invoice to the passenger via the software and send the invoice's information to its supervisory tax authority according to regulations from the Minister of Finance.
5. The enterprise or cooperative operating a taxi business must notify the Department of Transport which issues its business license of the payment method employed by its taxis prior to its operation.
6. Taxis shall be allocated separate pick-up and drop-off areas in transport hubs, tourism areas, tourist accommodations, tourist attractions, cultural-sports establishments and shopping malls; and given priority in metropolises.
Article 7. Passenger automobile rental business
1. Automobiles to be leased must:
a) Have the “XE HỢP ĐỒNG” (“RENTED AUTOMOBILE”) signage affixed beneath the front windscreen on the right-hand side and have all required information affixed on their bodies;
b) Have the “XE HỢP ĐỒNG" (“RENTED AUTOMOBILE”) phrase, which is made out of retroreflective material and 06 x 20 cm in size, affixed on the front and back windshields;
c) Comply with the regulations in Point c Clause 1 Article 6 of this Decree.
2. The transport contract between the passenger automobile rental business and the renter must be concluded before the trip.
3. Passenger automobile rental businesses and their drivers shall:
a) Only sign transport contracts with renters who would like to rent the whole automobile (including the driver); and pick up and drop off passengers at the locations stated in the concluded contract;
b) Not pick up any passenger not included in the passenger list enclosed with the concluded contract and provided by the business; confirm booking individually; sell tickets or charge passengers individually in any shape or form; or establish a fixed itinerary or schedule to serve multiple passengers or renters;
c) Not pick up or drop off passengers on a daily basis at the rental business’s premises or another fixed location rented or co-operated by the rental business;
d) In a month, the number of trips with the same point of departure and point of arrival that an automobile make shall not exceed 30% of its total trips; data from the automobile’s tracker and concluded transport contracts shall be used to identify theses points.
4. When transporting passengers, besides bringing the documents required by the Law on Road Traffic, drivers must:
a) Bring the physical transport contract signed by the passenger automobile rental business (unless otherwise provided for in Point c herein);
b) Bring the passenger list bearing a mark of confirmation from the passenger automobile rental business (unless otherwise provided for in Point c herein);
c) If the electronic contract is used, the driver must be equipped with a device capable of accessing the contract and enclosed passenger list provided by the passenger automobile rental business;
d) Drivers serving funerals and weddings are exempt from the regulations in Points a, b and c herein.
5. Before a trip, passenger automobile rental businesses must provide the basic information required by Clause 2 (excluding Points e and g) Article 15 of this Decree to the Department of Transport issuing its transport business license in writing or via email. From January 01, 2022, passenger automobile rental businesses shall provide basic information of transport contracts via the software of the Ministry of Transport.
6. Regulations on transport of students or officials and public employees to school or to work for passenger automobile rental businesses and drivers thereof:
a) Before executing the contract, the rental business must inform the basic information required by Clause 2 (excluding Points e and g) Article 15 of this Decree once; and must inform again upon any change to the route, schedule or pick-up or drop-off point;
b) The business and its drivers shall transport only students, officials and/or public employees to school or to work and are exempt from the regulations in Points c and Clause 3, Points b and c Clause 4 and Clause 5 of this Article.
7. Rental automobiles may pick up and drop off passengers at locations not included in the transport contract only in case of human emergency or natural disasters or conflict requested by competent authorities.
8. Departments of Transports shall send lists of automobiles issued with the rental automobile signage to People’s Committees of the communes where the headquarters or a branch of each rental business is located for cooperation in management.
Article 8. Tourist transport business
1. Automobiles used for tourist transport business shall:
a) Have the “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” (“TOURIST AUTOMOBILE”) signage affixed beneath the front windscreen on the right-hand side and have all required information affixed on their bodies;
b) Have the “XE DU LỊCH" (“TOURIST AUTOMOBILE”) phrase, which is made out of retroreflective material and 06 x 20 cm in size, affixed on the front and back windshields;
c) Comply with the regulations in Point c Clause 1 Article 6 of this Decree.
2. The transport contract or a travel contract concerning hire of both the automobile and the driver between the tourist transport business and the renter must be concluded before the trip.
3. Regulations for tourist transport businesses, travel businesses and drivers:
a) The tourist transport business shall only sign transport contracts with renters who would like to rent the whole automobile; and passengers shall be picked up and dropped off at the locations stated in the concluded transport or travel contract;
b) It is forbidden to pick up any passenger not included in the passenger list enclosed with the concluded contract and provided by the transport business; confirm booking individually; sell tickets or charge passengers individually in any shape or form;
c) If the point of departure and point of arrival are not located in the same province or central-affiliated city, the tourist automobile shall not pick up or drop off tourists on a daily basis at the premises of the transport business or another fixed location rented or co-operated by the transport business;
d) In a month, the number of trips whose point of departure and point of arrival are not located in the same province or central-affiliated city that an automobile make shall not exceed 30% of its total trips; data from the automobile’s tracker and concluded transport contracts shall be used to identify theses points.
4. When transporting tourists, drivers shall bring the documents required by the Law on Road Traffic and comply with the regulations in Points a, b and c Clause 4 Article 7 of this Decree.
5. Tourist transport businesses shall satisfy the regulations in Clause 5 Article 7 of this Decree prior to operation.
6. Tourist automobiles shall be allocated separate areas to pick up and drop off tourists visiting transport hubs, tourism areas, tourist attractions and tourist accommodations and may operate on routes leading to tourist attractions, tourist accommodations and places of provision of tourism services at any time and in compliance with regulations of local government.
7. Tourist automobiles may pick up and drop off passengers at locations not included in the transport contract only in case of human emergency or natural disasters or conflict requested by competent authorities.
8. Departments of Transports shall send lists of automobiles issued with the tourist automobile signage to People’s Committees of the communes where the headquarters or a branch of each transport business is located for cooperation in management.
Article 9. Trucking business
1. A box truck business is a business that employs 1,500-kg automobiles to transport cargo for reward, which is calculated by a taximeter or the ride hailing software installed on the automobile. The "TAXI TẢI” (“BOX TRUCK”) phrase and the business’s phone number and name shall be affixed on the truck’s doors or both sides of its body.
2. Oversize load transport business
a) Oversize load transport business is a business where suitable automobiles are employed to transport nondivisible cargo whose size or weight exceeds the legally permitted limit;
b) When transporting oversize loads, drivers must bring an unexpired permit to operate oversized or overweight vehicles issued by the competent authority.
3. Hazardous cargo transport business is a business where automobiles are employed to transport cargo containing dangerous substances that may pose a threat to human life or health, the environment or national security and safety. Automobiles transporting hazardous cargo must obtain the permit to transport hazardous cargo from the competent authority.
4. Tractor truck business is a business where tractor units attached to trailers or semi-trailers are employed to transport containers.
5. Ordinary cargo transport business is a trucking business not regulated by Clause 2, Clause 3 and Clause 4 herein.
6. Tractor trucks must be issued with the “XE CÔNG-TEN-NƠ” (“TRACTOR TRUCK”) signage, tractor units attached to trailers or semi-trailers must be issued with the “XE ĐẦU KÉO” (“TRACTOR UNIT”) signage and commercial automobiles transporting ordinary cargo and box trucks must be issued with the “XE TẢI” (“TRUCK”) signage. These types of signage shall be affixed beneath the front windscreen on the right-hand side of each automobile; and all required information must be affixed on each automobile’s body according to guidelines from the Minister of Transport.
7. Trucking businesses shall take responsibility for loading cargo onto automobiles following guidelines from the Minister of Transport.
8. Trucking businesses must issue transport orders to their drivers. Transport orders must include confirmation (signature and full name) of the amount of cargo loaded onto the automobile from the cargo owner (or a person authorized by the cargo owner) or the representative of the entity or the individual loading the cargo.
9. When transporting cargo, the driver must bring the physical transport order or a device capable of showing the transport order’s contents and other documents related to the driver and the automobile required by law. Transport businesses and their drivers shall not transport cargo exceeding the permitted weight.
10. Bicycles, motorcycles and other similar vehicles shall be transported through road tunnels according to regulations in Clause 5 herein.
11. Physical or electronic transport orders shall be issued by trucking businesses and composed of the following basic information: business’s name; automobile’s registration plate number; renter’s name; route (points of departure and arrival); contract's number and signing date (if any); and type of goods and weight of cargo to be transported. From July 01, 2022, prior to any transport, trucking businesses must provide the basic information of transport orders via the software of the Ministry of Transport.
Article 10. Limitations of liability of trucking business operators to compensation for cargo damage, loss or shortage
1. Compensation for cargo damage, loss or shortage shall be given according to the transport contract or agreement between the transport business operator and the renter.
2. Compensation shall be given according to the ruling of the court or an arbitrator if the regulation in Clause 1 of this Article is inapplicable.
Article 11. Regulations on traffic safety in auto transport business
1. Transport businesses, bus stations and cargo stations must formulate and implement traffic safety procedures.
2. Traffic safety procedures must specify the following contents:
a) For transport businesses: monitoring of drivers and automobiles throughout the operation of their businesses; inspection of traffic safety requirements for drivers and automobiles prior to their journeys (taxi businesses shall make this inspection according to their own plans); compliance with regulations on non-stop driving time and daily driving time; commercial automobile maintenance; inspection and monitoring of automobiles and drivers at work; plans to ensure all passengers have exited passenger automobiles; transport operation and traffic safety training for drivers; plans for handling of traffic accidents; and traffic safety reporting regimes for drivers and transport coordinators;
b) For bus or cargo station operators: inspection of traffic safety requirements for automobiles, drivers, cargo and luggage of passengers prior to departure; inspection and monitoring of automobiles and drivers in the stations; and traffic safety reporting regime.
3. Auto transport businesses shall:
a) Operate their commercial automobiles in compliance with the operation regulations stated in Clauses 1 and 3 Article 53 and Clauses 2, 3 and 5 Article 55 of the Law on Road Traffic; equip safety belts for all seats and beds (excluding provincial buses) and provide instructions on traffic safety and on-board emergency evacuation for passengers;
b) Not operate double-decker sleeper buses on level V and level VI mountainous roads;
c) Employ drivers with at least 02 years of experience in driving passenger automobiles having at least 30 seats (including the driver) to drive double-decker sleeper buses;
d) Formulate and update required information on employment of their automobiles and drivers in each automobile’s service history and driver’s work history. From July 01, 2022, this task may be carried out via the software for auto transport business management of the Ministry of Transport.
4. Transport businesses and commercial car drivers shall comply with regulations on daily driving time and non-stop driving time in Clause 1 Article 65 of the Law on Road Traffic. Regulations on break time between 2 non-stop driving periods are as follows:
a) At least 05 minutes for taxi drivers and provincial bus drivers;
b) At least 15 minutes for drivers of passenger automobiles running on fixed routes, interprovincial buses, rental passenger automobiles, tourist automobiles, tractor trucks and trucks.
5. Minister of Transport shall stipulate formulation and implementation of traffic safety procedures for auto transport business and the roadmap for application of traffic safety procedures in stations; duties of traffic safety managers and supervisors; instructions on traffic safety and on-board emergency evacuation for passengers; and guidelines for formulation and update of automobile’s service history and driver’s work history.
Article 12. Regulations on automobile trackers
1. Commercial automobiles and shuttle buses must be equipped with automobile trackers.
2. Automobile trackers must comply with national technical regulations, be in good condition and operate continuously.
3. Automobile trackers must satisfy the following requirements:
a) Automobile trackers shall retain and transmit information on routes, driving speed and non-stop driving time to the vehicle tracking data system of the Ministry of Transport (Directorate for Roads of Vietnam);
b) Information from automobile trackers shall be used for state management of transport and operation of transport businesses and shared with the Ministry of Public Security (Traffic Police Authority) and Ministry of Finance (General Department of Taxation) for cooperation in state management of traffic order and safety; public order and security; and tax.
4. Directorate for Roads of Vietnam shall retain data on traffic violations for 03 years.
5. Transport businesses shall maintain operation of automobile trackers to provide the information prescribed in Point a Clause 3 of this Article.
6. Transport businesses and commercial car drivers shall not employ technical measures, peripherals or other measures to disrupt GPS or GSM signal or falsify data from automobile trackers. Before operating an automobile, the driver must use their driver identity card to log in to the automobile tracker and log out after the drive to record their non-stop driving time and daily driving time.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực