Chương I: Nghị định 10/2020/NĐ-CP Quy định chung
Số hiệu: | 10/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 17/01/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2020 |
Ngày công báo: | 01/02/2020 | Số công báo: | Từ số 163 đến số 164 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Lái xe taxi phải in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền cho khách
Nội dung này được đề cập tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được ban hành ngày 17/01/2020.
Theo đó, lái xe taxi sử dụng đồng hồ tính tiền phải in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền cho hành khách khi kết thúc hành trình, đồng hồ tính tiền và thiết bị in phải được gắn cố định tại ví trí khách hàng dễ quan sát.
Đối với phiếu thu tiền phải có các thông tin tối thiểu như Tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (km) và tổng số tiền hành khách phải trả.
Một số quy định khác mới được bổ sung về kinh doanh vận tải bằng taxi như:
- Nếu đã gắn hộp đèn với chữ “TAXI” cố định trên nóc xe (kích thước 12 x 30m) thì không phải niêm yết (dán cố định) cụm từ “Xe TAXI” trên kính phía trước và kính phía sau xe.
- Xe taxi sử dụng phần mềm để đặt xe, hủy chuyến, tính cước chuyến đi phải có thiết bị kết nối trực tiếp với hành khách; tiền cước chuyến đi được tính theo quãng đường xác định trên bản đồ số...
Nghị định 10/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và việc cấp, thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu, biển hiệu; quy định về công bố bến xe.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc liên quan đến kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
3. Tuyến cố định là tuyến vận tải hành khách được cơ quan có thẩm quyền công bố, được xác định bởi hành trình, lịch trình, bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến (điểm đầu, điểm cuối đối với tuyến xe buýt).
4. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình nhất định.
5. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định, bao gồm tuyến xe buýt nội tỉnh và tuyến xe buýt liên tỉnh. Trong đó:
a) Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Tuyến xe buýt liên tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của hai hoặc ba tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
6. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là việc sử dụng xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (bao gồm cả người lái xe) để vận chuyển hành khách theo lịch trình và hành trình do hành khách yêu cầu; có sử dụng đồng hồ tính tiền để tính cước chuyến đi hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, hủy chuyến, tính cước chuyến đi và kết nối trực tiếp với hành khách thông qua phương tiện điện tử.
7. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử (sau đây gọi là hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng điện tử) giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe).
8. Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành bằng văn bản giấy hoặc điện tử giữa đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe) để vận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch.
9. Vận tải trung chuyển hành khách là hoạt động vận tải không thu tiền do doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định sử dụng xe ô tô chở người từ 16 chỗ trở xuống (kể cả người lái xe) để đón, trả khách đi các tuyến vận tải khách cố định của đơn vị mình đến bến xe khách hoặc điểm dừng đón, trả khách của tuyến cố định trên địa bàn địa phương hai đầu tuyến.
10. Trọng tải thiết kế của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hoá tối đa mà xe ô tô đó được chở theo quy định của nhà sản xuất.
11. Trọng tải được phép chở của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hóa tối đa mà xe ô tô đó được phép chở, nhưng không vượt quá trọng tải thiết kế của phương tiện, khi hoạt động trên đường bộ theo quy định.
12. Bến xe ô tô khách (bến xe khách) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô đón, trả hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách.
13. Bến xe ô tô hàng (bến xe hàng) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô vận tải hàng hóa xếp, dỡ hàng hóa và các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận tải hàng hóa.
14. Trạm dừng nghỉ là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thực hiện chức năng phục vụ người và phương tiện dừng, nghỉ trong quá trình tham gia giao thông trên đường bộ.
15. Giờ xuất bến của từng chuyến xe là mốc thời gian để xác định thời điểm xe phải rời khỏi bến xe khách.
16. Hành trình chạy xe là đường đi của phương tiện trên một tuyến đường cụ thể, được xác định bởi điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng, đỗ trên tuyến.
17. Lịch trình chạy xe là thời gian xe chạy kể từ khi xe xuất phát đến khi kết thúc hành trình, trong đó có xác định mốc thời gian tương ứng với một số vị trí nhất định trên hành trình chạy xe.
18. Biểu đồ chạy xe là tổng hợp hành trình, lịch trình chạy xe của các chuyến xe theo chu kỳ trong một khoảng thời gian nhất định.
19. Phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải là phần mềm ứng dụng cung cấp giao thức kết nối giữa đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe với hành khách hoặc người thuê vận tải; tất cả các hoạt động kết nối diễn ra trong môi trường số.
20. Trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe là việc tổ chức hoặc cá nhân giao nhiệm vụ cho lái xe điều khiển phương tiện để thực hiện vận chuyển hành khách, hàng hoá thông qua phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải hoặc Lệnh vận chuyển hoặc Hợp đồng vận chuyển hoặc Giấy vận tải (Giấy vận chuyển).
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Decree provides for auto transport business, conditions for auto transport business, issuance and revocation of auto transport business license and automobile signage, and announcement of new stations.
Article 2. Regulated entities
This Decree is applicable to organizations and individuals operating or involving in the auto transport business.
Article 3. Definitions
For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. “transport business” refers to an enterprise, a cooperative or a household business operating an auto transport business.
2. “auto transport business” includes one or more than one main transport activity (coordinating, driving or transport cost pricing) carried out to transport passengers or goods on the road for profit.
3. “fixed route” means a passenger transport route which is announced by the competent authority and the journey, schedule, departure station and arrival station (or bus terminus for bus routes) of which are predetermined.
4. “fixed-route transport business” means an auto transport business in which passengers are transported on a fixed route.
5. “fixed-route bus business” means an auto transport business in which the bus operates on a fixed route and picks up or drops off passengers at designated locations. Fixed bus routes include:
a) Provincial bus routes, which run within the limit of a province or central-affiliated city;
b) Interprovincial bus routes, which pass through two or three provinces and/or central-affiliated cities.
6. “taxi business” means a business in which an automobile having fewer than 9 seats (including the driver) transports passengers according to the schedule and journey requested by the passengers; and a taximeter is used to calculate the fare or a piece of software is run to book or cancel a ride, calculate the fare and connect with the passengers directly and electronically.
7. “passenger automobile rental business” means a business in which passengers are transported by an automobile under a physical or electronic passenger transport contract (hereinafter referred to as “transport contract”) between the operator of a passenger automobile rental business and a person who would like to hire both the automobile and its driver.
8. “tourist transport business” means a business in which tourists are transported by an automobile according to a travel itinerary and a physical or electronic transport contract or travel contract between the operator of a tourist transport business and a person who would like to hire both the automobile and its driver.
9. “shuttle service” means a free-of-charge service by an enterprise or a cooperative operating a fixed-route transport business in which automobiles with maximum 16 seats (including the driver) transport its passengers to or from a bus station or a fixed route’s pick-up or drop-off point located in the province where the route starts or ends.
10. “design payload” of an automobile means the maximum number of passengers and amount of cargo that the automobile can carry according to its manufacturer’s regulations.
11. “permissible payload” of an automobile means the maximum number of passengers and amount of cargo that the automobile is permitted to carry on the road, which shall not exceed its design payload.
12. “bus station” means a facility of the road infrastructure that allows automobiles to pick up and drop off passengers and provide auxiliary passenger transport services.
13. “cargo station” means a facility of the road infrastructure that allows trucks to load and unload cargo and provide auxiliary freight services.
14. “rest stop” means a facility of the road infrastructure at which passengers and vehicles can stop and rest during their journeys.
15. “departure time of each automobile” means the time at which an automobile must depart from a bus station.
16. “route" means a specific path taken by an automobile and determined based on its departure point, arrival point and other stops along the way.
17. “schedule" means the time an automobile completes a route starting from its departure to its arrival, including the times the automobile will depart from or arrive at some particular stops of the route.
18. “schedule compilation” means a compilation of schedules of services that run on one route at consistent intervals for a certain period of time.
19. “transport marketplace application” means an application that provides the protocols to connect transport businesses and drivers with passengers or automobile renters on the digital environment.
20. “automobile or driver coordination” refers to the process where an organization or individual assigns a passenger or freight transport task to a driver via the transport marketplace application, a transport order or a transport contract.