Chương IV Nghị định 08/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi: Điều khoản thi hành
Số hiệu: | 08/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 10/01/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2013 |
Ngày công báo: | 25/01/2013 | Số công báo: | Từ số 47 đến số 48 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng mức xử phạt hành vi buôn bán hàng giả
Kể từ 01/03/2013, hành vi buôn bán hàng giả sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến tối đa là 70.000.000 đồng.
Hiện nay, mức phạt đối với hành vi kinh doanh hàng giả chỉ từ 300.000 - 60.000.000 đồng tùy theo giá trị hàng hóa.
Nội dung trên được quy định trong Nghị định 08/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.
Riêng hành vi sản xuất hàng giả có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến tối đa 100.000.000 đồng.
Ngoài ra, mức phạt cao nhất đối với hành vi buôn bán nhãn, bao bì hàng hóa giả là 40.000.000 đồng; sản xuất nhãn, bao bì giả là 60.000.000 đồng.
Nghị định 08/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/3/2013.
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2013.
2. Bãi bỏ các quy định:
a) Khoản 8 Điều 3, Điều 24 và Điều 25 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP;
b) Khoản 6 Điều 3, Điều 7 và Điều 10 Nghị định số 15/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón;
c) Điều 12 Nghị định số 06/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá;
d) Khoản 28 Điều 2 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y;
đ) Điểm a, Điểm b và Điểm d Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 93/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
e) Điểm b Khoản 4 Điều 13, Điểm c Khoản 6 Điều 14 và Điểm c Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 26/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
g) Khoản 3 Điều 12 và Khoản 3 Điều 16 quy định xử phạt đối với hành vi giả mạo nhãn các loại giống vật nuôi đang lưu hành trên thị trường đã được đăng ký tại Nghị định số 47/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi;
h) Khoản 2 Điều 3, Điều 13 và Điều 14 Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi;
i) Điểm b và Điểm c Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2007/NĐ-CP;
k) Các quy định khác của Chính phủ về hàng giả và xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đã ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
1. Hành vi vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán hàng giả thực hiện và lập biên bản vi phạm hành chính trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì việc xử phạt được áp dụng theo quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có liên quan.
2. Hành vi vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán hàng giả đã lập biên bản vi phạm hành chính trong thời gian Nghị định này chưa có hiệu lực, nhưng tại thời điểm xử phạt Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng quy định của Nghị định này để xử phạt trong trường hợp Nghị định này không quy định bị xử phạt hành chính hoặc quy định hình thức xử phạt và mức xử phạt nhẹ hơn.
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành có liên quan quy định chi tiết việc thực hiện quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 5, Khoản 3 Điều 20 và Điều 22 Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
REGULATIONS ON THE IMPLEMENTATION
1. This Decree takes effect on March 01st 2013.
2. The following regulations are annulled:
a) Clause 8 Article 3, Article 24, and Article 25 of the Government's Decree No. 06/2008/NĐ-CP dated January 16th 2008 on the penalties for administrative violations of commerce, amended and supplemented in the Government's Decree No. 112/2010/NĐ-CP dated December 01st 2010, amending and supplementing a number of articles of the Decree No. 06/2008/NĐ-CP;
b) Clause 6 Article 3, Article 7 and Article 10 of the Government's Decree No. 15/2010/NĐ-CP dated March 01st 2010, on the penalties for administrative violations of the production and trade of fertilizers;
b) Article 12 of the Government's Decree No. 06/2009/NĐ-CP dated January 22nd 2009, on the penalties for administrative violations of the production and trade of wine and tobacco;
d) Clause 28 Article 2 of the Government's Decree No. 33/2005/NĐ-CP dated March 15th 2005, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Veterinary Medicine;
dd) Point a, Point b, and Point d Clause 2 Article 23 of the Government's Decree No. 93/2011/NĐ-CP dated October 18th 2011, on the penalties for administrative violations of drugs, cosmetics, and medical equipment;
e) Point b Clause 4 Article 13, Point c Clause 6 Article 14, and Point c Clause 2 Article 17 of the Government's Decree No. 26/2003/NĐ-CP dated March 19th 2003 on the penalties for administrative violations of plant protection and quarantine;
g) Clause 3 Article 12 and Clause 3 Article 16 on the penalties for the forgery of labels of animal breeds in circulation that have been registered in the Government's Decree No. 47/2005/NĐ-CP dated April 08th 2005 on the penalties for administrative violations of animal breeds;
h) Clause 2 Article 3, Article 13, and Article 14 of the Government's Decree No. 08/2011/NĐ-CP dated January 25th 2011, on the penalties for administrative violations of animal feed;
j) Point b and Point c Clause 4 Article 16 of the Government's Decree No. 97/2007/NĐ-CP dated June 07th 2007 on the administrative penalties and enforcement of the administrative decisions of the customs, amended and supplemented in the Government's Decree No. 18/2009/NĐ-CP dated February 18th 2009, amending and supplementing a number of articles of the Decree No. 97/2007/NĐ-CP;
k) Other regulations of the Government on the counterfeit goods and the administrative penalties for the production and trade of counterfeit goods promulgated before this Decree takes effect.
Article 24. Transitional regulations.
1. The penalties for the acts of producing and trading counterfeit goods that have been recorded before this Decree takes effect shall comply with the Decrees on the penalties for administrative violations of relevant fields.
2. For the acts of producing and trading counterfeit goods that have been recorded before this Decree takes effect, but penalized after the effective date of this Circular, this Decree shall apply as long as the forms or rates of penalties in this Decree are heavier.
Article 25. Implementation responsibilities
1. The Minister of Industry and Trade shall guide and organize the implementation of this Decree.
2. The Minister of Finance shall preside and cooperate with the Ministry of Industry and Trade and relevant Ministries in specifying the implementation of Point d Clause 4 Article 5, Clause 3 Article 20, and Article 22 of this Decree.
3. The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces are responsible for the implementation of this Decree./.