Chương I Nghị định 08/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi: Quy định chung
Số hiệu: | 08/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 10/01/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2013 |
Ngày công báo: | 25/01/2013 | Số công báo: | Từ số 47 đến số 48 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng mức xử phạt hành vi buôn bán hàng giả
Kể từ 01/03/2013, hành vi buôn bán hàng giả sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến tối đa là 70.000.000 đồng.
Hiện nay, mức phạt đối với hành vi kinh doanh hàng giả chỉ từ 300.000 - 60.000.000 đồng tùy theo giá trị hàng hóa.
Nội dung trên được quy định trong Nghị định 08/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.
Riêng hành vi sản xuất hàng giả có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến tối đa 100.000.000 đồng.
Ngoài ra, mức phạt cao nhất đối với hành vi buôn bán nhãn, bao bì hàng hóa giả là 40.000.000 đồng; sản xuất nhãn, bao bì giả là 60.000.000 đồng.
Nghị định 08/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/3/2013.
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với vi phạm hành chính, thủ tục và thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.
2. Hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này gồm các loại hàng hóa theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật thương mại năm 2005.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Theo Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Sản xuất hàng giả” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả để đưa vào lưu thông.
2. “Buôn bán hàng giả” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa hàng giả vào lưu thông.
3. “Tem, nhãn, bao bì giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của cá nhân, tổ chức kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
4. “Tang vật”:
a) Hàng giả thành phẩm, chưa thành phẩm đã hoặc chưa đưa vào lưu thông;
b) Nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện, bộ phận, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, các loại vật tư, nguyên liệu khác và tem, nhãn, bao bì giả được sử dụng để sản xuất hàng giả.
5. “Phương tiện vi phạm” gồm phương tiện vận tải, công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất, buôn bán hàng giả.
1. Hàng không có giá trị sử dụng, công dụng:
a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính, tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.
2. Hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa:
a) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thương nhân khác;
b) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
3. Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.
4. Tem, nhãn, bao bì giả.
1. Hình thức phạt tiền quy định tại Nghị định này được áp dụng xử phạt tùy theo hành vi vi phạm, tính chất và mức độ vi phạm, đối tượng vi phạm với mức tiền phạt như sau:
a) Đối với hành vi buôn bán hàng giả: Từ 100.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
b) Đối với hành vi sản xuất hàng giả: Từ 200.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
2. Hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm quy định tại Nghị định này được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Tang vật quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 3 Nghị định này;
b) Tang vật là loại hàng giả mà nếu áp dụng biện pháp buộc cá nhân, tổ chức vi phạm tự tiêu hủy sẽ ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường, sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và trật tự an toàn xã hội;
c) Tang vật là loại hàng giả không thể loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì sản phẩm, hàng hóa hoặc việc loại bỏ yếu tố vi phạm vẫn dẫn đến khả năng vi phạm tiếp theo;
d) Việc buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật là không thể thực hiện được;
đ) Tịch thu phương tiện vi phạm được áp dụng đối với loại phương tiện được cá nhân, tổ chức sử dụng trực tiếp để sản xuất, buôn bán hàng giả và không bao gồm phương tiện vi phạm theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh) và Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 128/2008/NĐ-CP).
3. Hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn giấy phép, chứng chỉ hành nghề quy định tại Nghị định này được áp dụng như sau:
a) Chỉ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính được cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Việc áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn giấy phép, chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định tại Điều 16 Pháp lệnh và Điều 11 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.
4. Các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này được áp dụng như sau:
a) Buộc cá nhân, tổ chức vi phạm tiêu hủy hàng giả được áp dụng đối với loại hàng giả mà việc tự tiêu hủy không ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường, sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và trật tự an toàn xã hội;
b) Buộc cá nhân, tổ chức vi phạm loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả được áp dụng đối với loại hàng giả loại bỏ được yếu tố vi phạm và việc loại bỏ yếu tố vi phạm này không dẫn đến khả năng vi phạm tiếp theo;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm có khả năng thực hiện được các biện pháp này;
d) Buộc nộp lại số tiền thu được vào ngân sách nhà nước được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm có thu lợi bất chính, bao gồm toàn bộ số tiền thu được từ sản xuất, buôn bán hàng giả;
đ) Buộc thu hồi tiêu hủy hoặc buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm được áp dụng đối với số hàng giả mà cá nhân, tổ chức vi phạm đã tiêu thụ, đã bán còn đang lưu thông trên thị trường.
5. Khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt phải quy định thời hạn phù hợp để cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện. Trường hợp đã hết thời hạn thực hiện ghi trong quyết định xử phạt mà không thực hiện thì phải cưỡng chế thi hành hoặc quyết định tịch thu để xử lý theo quy định.
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả bị xử phạt hành chính về từng hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này.
2. Nguyên tắc xử phạt; các trường hợp không xử phạt; các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng; thời hiệu và thời hạn xử phạt; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; cách tính thời hiệu và thời hạn; áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả; trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thực hiện theo quy định của Pháp lệnh và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.
1. Các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có dấu hiệu tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 thì người có thẩm quyền phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 Pháp lệnh.
2. Trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chuyển hồ sơ vụ vi phạm sản xuất, buôn bán hàng giả để xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 63 Pháp lệnh thì xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định này.
Article 1. Scope of regulation
1. This Decree deals with the acts of administrative violations, the forms and rates of penalties, and the remedial measures applicable to the administrative violations, the procedures and authority to impose administrative penalties for acts of producing and trading counterfeit goods.
2. The goods within the scope of regulation of this Decree are the goods prescribed in Clause 2 Article 3 of the Law on Commerce 2005.
Article 2. Subjects of application
1. The Vietnamese organizations and individuals that produce and trade counterfeit goods within Vietnam’s territory.
2. The foreign organizations and individuals that produce and trade counterfeit goods within the Vietnam’s territory, unless otherwise prescribed by the International Agreements to which Vietnam is a signatory.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. “Producing counterfeit goods are doing one, some, or all the activities including manufacturing, publishing, printing, processing, ordering, preparing, processing, treating, extracting, recycling, assembling, mixing, dividing, filling, packing, and other activities to make counterfeit goods and put them into circulation.
2. “Trading counterfeit goods" are doing on, some, or all the activities including offering, displaying, introducing, advertising, promoting, storing, preserving, transporting, trading, exporting, importing, and other activities to put the counterfeit goods into circulation.
3. “Counterfeit stamps, labels, and packages” includes decals, goods labels, goods packages, quality stamps, warranty notes, goods seals, or other items of traders that contain fraudulent information specified in Clause 2 Article 4 of this Decree.
4. “Exhibits":
a) Finished or semi-finished counterfeit goods that have or have not put into circulation.
b) Materials, accessories, components, parts, additives, processing supplements, other raw materials, counterfeit stamps, labels, and packages used for producing counterfeit goods
5. “instruments for committing violations” include vehicles, tools, machinery, and other items used for producing and trading counterfeit goods.
Article 4. Types of counterfeit goods
1. The useless goods;
a) The useless goods; the goods of which the uses are not consistent with their nature, their names; the goods of which the uses are not consistent with the announced or registered ones.
b) The goods of which the amount of primary substances, nutrients, or other technical properties only reaches 70% or lower compared to the quality standards and technical regulations that have been registered, announced, or written on their labels or packages;
c) The medicines for humans and domestic animals that have no pharmaceutical substances, or the amount of pharmaceutical substances is not consistent with the registered one; or do not contain all the registered pharmaceutical substances, or contain other pharmaceutical substances than that written on their labels or packages.
b) The plant protection drugs that do not contain active ingredients, or the amount of active ingredient only reaches 70% or lower compared to the quality standards and technical regulations that have been registered or announced, or does not contain all the registered active ingredients, or contain other active ingredients than that written on their labels and packages.
2. Goods using counterfeit labels and packages:
a) Goods using labels and packages that illegally assume the names and addresses of other traders; illegally assume the trademarks and brand names, the circulation registration codes, bar codes, or packages of other traders;
b) The goods of which the labels or packages contain fraudulent information about the origins, the places where goods are produced, packaged, and assembled.
3. The goods with fake intellectual property as prescribed in Article 213 of the Law on Intellectual property 2005.
4. Counterfeit stamps, labels, and packages.
Article 5. The application of forms of administrative penalties and remedial measures
1. Depending on the acts of violations, the nature and seriousness of the violations, and subjects of violations, the fines prescribed in this Decree shall be imposed as follows:
a) For trading counterfeit goods: From 100,000 VND to 70,000,000 VND;
b) For producing counterfeit goods: From 200,000 VND to 100,000,000 VND.
2. The confiscation of exhibits and instruments for committing violations prescribed in this Decree shall be applied in the following cases:
a) The exhibits prescribed in Point b Clause 4 Article 3 of this Decree;
b) The exhibits being the counterfeit goods of which the destruction would affect the environment, humans, animals, plants, social safety and order.
c) The exhibits being counterfeit goods of which the illegal elements on their labels or packaged is not removable, or the removal of the illegal elements might lead to further violations.
d) The export or re-export of exhibits from Vietnam is not impossible;
dd) The confiscation of instruments for committing violations shall be applied to the instruments used for directly producing and trading counterfeit goods, excluding the instruments for committing violations prescribed in Clause 2 Article 17 of the Ordinance on Handling administrative violations 2002, amended and supplemented in the Ordinance on amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on Handling administrative violations 2008 (hereinafter referred to as the Ordinance), and Clause 2 Article 12 of the Government's Decree No. 128/2008/ND-CP dated December 16th 2008, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance (hereinafter referred to as the Decree No. 128/2008/ND-CP).
3. The temporary or indefinite revocation of the practice certificates or licenses in this Circular shall be applied as follows:
a) Only applicable to the violating organizations and individuals issued with practice certificates and licenses;
b) The temporary or indefinite revocation of the practice certificates or licenses in this Circular is specified in Article 16 of the Ordinance and Article 11 of the Decree No. 128/2008/ND-CP.
4. The remedial measures prescribed in this Decree shall be applied as follows:
a) Compelling the violating organizations and individuals to destroy the counterfeit goods as long as the destruction of such counterfeit goods does not affect the environment, humans, animals, plants, social safety and order;
c) Compelling the violating organizations and individuals to remove the illegal elements from their labels or packaged as long as the removal of the illegal elements does not lead to further violations.
c) Compelling the export or re-export of the imported counterfeit goods from Vietnam, as long as the violating organizations and individuals are able to take this measures.
d) Compelling the violating organizations and individuals to transfer the money illegally collected to the State budget, including the money collected from the production and trade of counterfeit goods;
dd) Compelling the destruction or removal of the illegal elements from the goods that have been sold and put into circulation by the violating organizations and individuals.
5. When applying the remedial measures prescribed in Clause 4 of this Article, the persons competent to impose penalties shall impose a reasonable deadline for the violating organizations and individuals to implement. If the measures are not implemented after the deadline written in the penalty decision, the implementation shall be enforced, or the decision on confiscation shall be made to handle the case as prescribed.
Article 6. The application of laws on imposing administrative penalties
1. Each violation committed by the organizations and individuals that produce and trade counterfeit goods shall be penalized separately in accordance with this Decree.
2. The penalty principle, the cases exempted from penalties; the mitigating and aggravating circumstances, the statute of limitations and limits for imposing penalties; the period considered without charge; the method of calculation of statute of limitations and time limit, the application of forms of penalties for administrative violations and remedial measures; the responsibility of person competent to impose administrative penalties for producing and trading counterfeit goods are specified in the Ordinance and the Decree No. 128/2008/ND-CP.
Article 7. Converting the documents of violations showing signs of crimes for criminal prosecution or vice versa
1. The documents about production and trade of counterfeit goods showing signs of crimes as prescribed by the Criminal Code 1999 and the Law on amending and supplementing a number of articles of the Criminal code 2009 shall be sent to criminal proceedings agencies for considering the criminal prosecution as prescribed in Article 62 of the Ordinance.
2. If the liable to criminal prosecution is cancelled, and the documents about the production and trade of counterfeit goods are converted for administrative penalties as prescribed in Article 63 of the Ordinance, the administrative penalties shall be imposed as prescribed in this Decree.