Chương III Nghị định 08/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi: Thủ tục và thẩm quyền xử phạt hành chính
Số hiệu: | 08/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 10/01/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2013 |
Ngày công báo: | 25/01/2013 | Số công báo: | Từ số 47 đến số 48 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng mức xử phạt hành vi buôn bán hàng giả
Kể từ 01/03/2013, hành vi buôn bán hàng giả sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến tối đa là 70.000.000 đồng.
Hiện nay, mức phạt đối với hành vi kinh doanh hàng giả chỉ từ 300.000 - 60.000.000 đồng tùy theo giá trị hàng hóa.
Nội dung trên được quy định trong Nghị định 08/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.
Riêng hành vi sản xuất hàng giả có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến tối đa 100.000.000 đồng.
Ngoài ra, mức phạt cao nhất đối với hành vi buôn bán nhãn, bao bì hàng hóa giả là 40.000.000 đồng; sản xuất nhãn, bao bì giả là 60.000.000 đồng.
Nghị định 08/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/3/2013.
Văn bản tiếng việt
1. Thủ tục xử phạt, thời hạn xử phạt, thủ tục chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm, chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính, chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Pháp lệnh và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.
2. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Các vụ việc xử phạt vi phạm hành chính đều phải lập hồ sơ và lưu giữ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.
4. Người có thẩm quyền xử phạt hành chính có trách nhiệm công bố công khai thông tin về tên, địa chỉ cá nhân, tổ chức sản xuất, buôn bán hàng giả bị xử phạt, loại hàng giả, các dấu hiệu nhận biết hàng giả, địa bàn hoặc địa điểm phát hiện hàng giả trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình hoặc cung cấp các thông tin này cho các cơ quan thông tin đại chúng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định tại các Điều 28, 29 và 30 Pháp lệnh đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý.
1. Người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường quy định tại Điều 37 Pháp lệnh có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả quy định từ Điều 8 đến Điều 14 Nghị định này.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều này của Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều này của Đội trưởng Đội Quản lý thị trường:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm và phương tiện vi phạm có giá trị đến 30.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này, trừ biện pháp buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng giả, tang vật.
4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều này của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không có thời hạn; đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm;
d) Tịch thu tang vật vi phạm và phương tiện vi phạm;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều này của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không có thời hạn, đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm;
d) Tịch thu tang vật vi phạm và phương tiện vi phạm;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
1. Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ có thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 31 Pháp lệnh đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả quy định tại Nghị định này.
2. Người có thẩm quyền của cơ quan Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan có thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định tại các Điều 32, 33 và 34 Pháp lệnh đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng giả, buôn bán hàng giả qua biên giới quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của mình.
3. Người có thẩm quyền của cơ quan Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 38 Pháp lệnh đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn, lĩnh vực quản lý của ngành.
Việc xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm làm căn cứ cho việc xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Đối với hàng giả quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 3 Nghị định này là giá thị trường của hàng hóa thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 34 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP. Thủ trưởng cơ quan thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm hành chính hoặc đang thụ lý xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm tổ chức xác định giá theo quy định tại khoản này.
2. Trường hợp không thể xác định được giá trị như quy định tại Khoản 1 Điều này thì thành lập Hội đồng định giá theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP để xác định giá theo giá của hàng giả căn cứ vào thứ tự ưu tiên quy định tại Khoản 2 Điều 34 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.
3. Tang vật vi phạm, phương tiện vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 và Khoản 5 Điều 3 Nghị định này được xác định giá trị theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.
1. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có trách nhiệm chi trả chi phí cho việc thu hồi tiêu hủy, loại bỏ yếu tố vi phạm khi bị áp dụng biện pháp này.
3. Đối với hàng giả bị xử phạt tịch thu tiêu hủy hoặc xử lý tịch thu tiêu hủy nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng chi trả chi phí tiêu hủy hoặc hàng giả không có người nhận thì ngân sách nhà nước cấp kinh phí tiêu hủy hàng giả theo quy định.
Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.
Việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả bao gồm tiền phạt, tiền bán tang vật, phương tiện bị tịch thu (nếu có) theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
PROCEDURE AND AUTHORITY TO IMPOSE ADMINISTRATIVE PENALTIES
Article 15. The procedure for imposing penalties
1. The procedure and time limit for imposing penalties, the procedure for converting documents of violations showing signs of crimes, converting documents of violations for administrative penalties, the implementation of decisions on administrative penalties are specified in the Decree No. 128/2008/ND-CP.
2. The authority and procedure for taking measures for enforcing the implementation of decisions on administrative penalties are specified in the Government's Decree No. 37/2005/NĐ-CP dated March 18th 2005, on the procedure for taking measures for enforcing the implementation of decisions on administrative penalties.
3. The penalties for administrative violations must be recorded and kept as prescribed by law.
4. The persons competent to impose administrative penalties shall announce the names, addresses of the penalized organizations and individuals producing and trading counterfeit goods, the kinds of counterfeit goods, the signs for recognizing counterfeit goods, the locations where counterfeit goods are found on their websites, or provide such information for the mass media.
Article 16. The authority to impose penalties of People’s Committees at all levels
The Presidents of the People’s Committees of communes, wards, towns; the Presidents of the People’s Committees of districts, and cities affiliated to central-affiliated cities and provinces, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces are entitled to impose administrative penalties, in accordance with Article 28, 29, and 30 of the Ordinance, for the local production and trade of counterfeit goods prescribed in this Decree.
Article 17. The authority to impose penalties of the marker management agency.
1. The competent persons of the market management agency prescribed in Article 37 of the Ordinance are entitled to impose administrative penalties for the production and trade of counterfeit goods prescribed in Articles from 8 to 14 of this Decree.
2. The authority to impose administrative penalties in Clause 1 of this Article of market controllers:
a) Issue warnings;
b) Impose fines of up to 200,000 VND.
3. The authority to impose administrative penalties in Clause 1 of this Article of Leaders of Market management squads:
a) Issue warnings;
b) Impose fines of up to 5,000,000 VND.
c) Confiscate the exhibits and instruments for committing violations valued at up to 30,000,000 VND
d) Take the remedial measures applicable to the administrative violations prescribed in this Decree, except for the compelled export or re-export of counterfeit goods and exhibits.
4. The authority to impose administrative penalties in Clause 1 of this Article of Directors of Sub-Departments of Market management:
a) Issue warnings;
b) Impose fines of up to 20,000,000 VND.
c) Indefinitely or temporarily revoke the practice certificate or license, temporarily suspend the production and trade of illegal goods and services.
d) Confiscate the exhibits and instruments for committing violations;
dd) Take the remedial measures applicable to the administrative violations prescribed in this Decree.
5. The authority to impose administrative penalties in Clause 1 of this Article of Directors of Departments of Market management:
a) Issue warnings;
b) Impose fines of up to 70,000,000 VND.
c) Indefinitely or temporarily revoke the practice certificate or license, temporarily suspend the production and trade of illegal goods and services;
d) Confiscate the exhibits and instruments for committing violations;
dd) Take the remedial measures applicable to the administrative violations prescribed in this Decree.
Article 18. The authority to impose administrative penalties of the police, the customs, the Border guard, the Coastguard, and specialized inspectors
1. Chiefs of police of districts, chiefs of police divisions in charge of investigation into crimes against economic management and order, Directors of provincial police departments, Directors of police departments in charge of investigation into crimes against economic management and order are entitled to impose administrative penalties, in accordance with Article 31 of the Ordinance, for the production and trade of counterfeit goods prescribed in this Decree.
2. The competent persons of the Border guard, the Coastguard, and the customs are entitled to impose administrative penalties, in accordance with Article 32, 33, and 34 of the Ordinance, for the local export, import, and trade of counterfeit goods across the border prescribed in this Decree.
3. The competent persons of specialized inspection agencies are entitled to impose administrative penalties, in accordance with Article 38 of the Ordinance, for the local production and trade of counterfeit goods prescribed in this Decree.
Article 19. Valuating the exhibits of administrative violations
The valuation of exhibits and instruments for committing violations as the basis for the determination of the fine bracket and the authority to impose penalties are specified in Article 34 of the Decree No. 128/2008/ND-CP, in particular:
1. The values of counterfeit goods prescribed in Point a Clause 4 Article 3 of this Decree are the market prices of the genuine goods that have the same technical features and use when the administrative violations are found as prescribed in Point d Clause 2 Article 34 of the Decree No. 128/2008/ND-CP. The Heads of the inspecting agency that discovers the administrative violations or handles the administrative violations shall organize the valuation in accordance with this Clause.
2. If the value is not able to be identified as prescribed in Clause 1 this Article, a valuation council shall be established as prescribed in Clause 3 Article 34 of the Decree No. 128/2008/ND-CP in order to valuate the counterfeit goods based on the priority prescribed in Clause 2 Article 34 of the Decree No. 128/2008/ND-CP.
3. The exhibits and instruments for committing violations prescribed in Point b Clause 4 and Clause 5 Article 3 of this Decree shall be valuated in accordance with Article 34 of the Decree No. 128/2008/ND-CP.
Article 20. Handling the exhibits and instruments for committing violations.
1. The exhibits and instruments for committing violations shall be handle in accordance with the Ordinance and the Decree No. 128/2008/ND-CP.
2. The violating organizations and individuals shall pay the cost of the recall, destruction, and removal of illegal elements when these measures are taken.
3. If the violating organizations and individuals fails to pay the cost of destruction, or the counterfeit goods are abandon, the State budget shall cover the cost of the destruction of counterfeit goods as prescribed.
Article 21. The prevention of administrative violations
This implementation of measures for preventing administrative violations and ensuring the administrative penalties for the production and trade of counterfeit goods are specified in the Ordinance and the Decree No. 128/2008/ND-CP.
Article 22. The management and use of the money collected from handling administrative violations
The management and use of the money collected from the administrative penalties for the production and trade of counterfeit goods, including fines, revenues from the sale of confiscated exhibits and instruments (if any) are prescribed by the Minister of Finance.