Chương II Nghị định 06/2019/NĐ-CP: Danh mục, chế độ quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nuôi động vật rừng thông thường
Số hiệu: | 06/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 22/01/2019 | Ngày hiệu lực: | 10/03/2019 |
Ngày công báo: | 09/02/2019 | Số công báo: | Từ số 163 đến số 164 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo Nghị định này, gồm:
a) Nhóm I: Các loài thực vật rừng, động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IA: các loài thực vật rừng.
Nhóm IB: các loài động vật rừng.
b) Nhóm II: Các loài thực vật rừng, động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IIA: Các loài thực vật rừng.
Nhóm IIB: Các loài động vật rừng.
2. Sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Định kỳ 05 năm một lần, hoặc trong trường hợp có thay đổi về các loài quy định tại khoản 1 Điều này hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục I và II CITES thay đổi liên quan tới các loài thực vật rừng, động vật rừng phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
1. Hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, chế biến, vận chuyển, buôn bán các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không được ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của loài đó trong tự nhiên.
2. Mọi hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được quản lý, đảm bảo nguồn gốc hợp pháp.
3. Khu vực sinh cảnh sống thường xuyên, tập trung của các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được nghiên cứu làm cơ sở để thành lập các khu rừng đặc dụng.
4. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, xây dựng công trình, điều tra, thăm dò, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong các diện tích rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện các quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật khác có liên quan.
1. Các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được điều tra, đánh giá tình trạng cùng với hoạt động điều tra rừng theo quy định của Quy chế quản lý rừng.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức điều tra, đánh giá thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên phạm vi cả nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá trên diện tích rừng trong phạm vi của tỉnh.
3. Nhà nước khuyến khích chủ rừng thực hiện việc điều tra, đánh giá hiện trạng và diễn biến thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trong phạm vi diện tích được nhà nước giao, cho thuê.
1. Hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo tồn, phát triển bền vững các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thực hiện theo đúng đề tài, dự án đã được phê duyệt và tuân thủ Quy chế quản lý rừng.
2. Trước khi thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học phải báo cáo bằng văn bản với chủ rừng và cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp cấp tỉnh để giám sát quá trình thực hiện.
1. Trong trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đe dọa xâm hại nghiêm trọng tài sản hoặc tính mạng con người; tổ chức, cá nhân phải áp dụng các biện pháp xua đuổi, hạn chế gây tổn thương đến động vật, đồng thời thông tin ngay với cơ quan Kiểm lâm hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi gần nhất.
2. Trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đe dọa tấn công trực tiếp đến tính mạng con người ở ngoài các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, sau khi đã áp dụng các biện pháp xua đuổi nhưng không có hiệu quả, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định và chỉ đạo việc bẫy, bắt, bắn cá thể động vật đó.
3. Xử lý đối với mẫu vật các loài động vật hoang dã sau khi bẫy, bắt, bắn quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 10 và Điều 32 Nghị định này.
1. Khai thác; nuôi, trồng; chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày; xuất khẩu; vận chuyển, cất giữ mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm các loài Nhóm I thực hiện theo quy định tại Nghị định này đối với các loài thuộc Phụ lục I CITES.
2. Khai thác; nuôi, trồng; chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày; xuất khẩu; vận chuyển, cất giữ mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm các loài Nhóm II thực hiện theo quy định tại Nghị định này đối với các loài thuộc Phụ lục II CITES.
3. Miễn trừ giấy phép CITES nhập khẩu trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I không thuộc Phụ lục I CITES.
1. Xử lý mẫu vật sống:
a) Việc xử lý tịch thu phải chăm sóc mẫu vật, tránh rủi ro để mẫu vật bị chết;
b) Ngay sau xử lý mẫu vật theo quy định của pháp luật phải bàn giao cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để tổ chức chăm sóc và bảo quản mẫu vật. Đối với mẫu vật sống xử lý theo thứ tự ưu tiên sau: Thả lại môi trường tự nhiên phù hợp với sinh cảnh và phân bố tự nhiên của loài nếu mẫu vật khỏe mạnh; hoặc chuyển giao cho cơ sở cứu hộ động vật, vườn động vật hoặc vườn thực vật nếu mẫu vật yếu cần cứu hộ hoặc tiêu hủy.
2. Mẫu thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này xử lý như sau:
a) Mẫu vật các loài Nhóm IA, IB thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công;
b) Mẫu vật các loài Nhóm IIA, IIB chuyển giao cho tổ chức khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để trưng bày vì mục đích giáo dục bảo tồn; bán đấu giá cho tổ chức, cá nhân nuôi, trồng, chế biến, kinh doanh theo quy định của pháp luật; hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể thực hiện các biện pháp xử lý khác.
Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Đảm bảo nguồn gốc động vật rừng nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật;
2. Đảm bảo an toàn cho con người; thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, thú y;
3. Thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi quy định theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân phải gửi thông báo cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật.
LIST AND MANAGEMENT OF ENDANGERED, PRECIOUS AND RARE SPECIES OF FOREST FAUNA AND FLORA; NURTURE OF NORMAL FOREST FAUNA
Article 4. List of endangered, precious and rare species of forest fauna and flora
1. The list of endangered, precious and rare species of forest fauna and flora issued thereto includes:
a) Group I including species of forest fauna and flora threatened with extinction and banned from exploitation or use for commercial purpose and species in CITES Appendix I naturally inhabiting Vietnam.
Group IA including forest flora.
Group IB including forest fauna.
b) Group II including species of forest fauna and flora that, although currently not threatened with extinction but may become so without strict control of exploitation and use for commercial purpose and species specified in CITES Appendix II naturally inhabiting Vietnam.
Group IIA including forest flora.
Group IIB including forest fauna.
2. Amendments to the list of endangered, precious and rare species of forest fauna and flora.
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall send a proposal of amendments to the list of endangered, precious and rare species of forest fauna and flora once every five years or in case there is any change in species specified in Clause 1 this Article or the list of species provided in CITES Appendix I and II related to species of forest fauna and flora naturally inhabiting Vietnam.
Article 5. Protection of endangered, precious and rare species of forest fauna and flora
1. Hunting, capture exploitation, nurture, slaughter, storage, processing, transportation and sale of endangered, precious and rare species of forest fauna and flora must not produce harmful effects on the existence, growth and development of such species in nature.
2. Hunting, capture, exploitation, nurture, slaughter, storage, processing, transportation, sale, promotion, exhibition, export, import, temporary import for export, temporary export for import of specimens of endangered, precious and rare species of forest fauna and flora must be managed to ensure legal origin thereof.
3. Permanent habitat of endangered, precious and rare species of forest fauna and flora shall be studied as a basis for establishment of special-use forest areas.
4. Organizations, family households and individuals conducting production, construction, investigation, survey, research, sightseeing, travelling or performing other activities within the areas with endangered, species and rare species of forest fauna and flora must comply with regulations hereof and other relevant law provisions.
Article 6. Investigation into and assessment of current state of endangered, precious and rare species of forest fauna and flora
1. Endangered, precious and rare species of forest fauna and flora shall be investigated and assessed in conjunction with forest investigation under regulations on forest management.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall carry out investigation into and assessment of endangered, precious and rare species of forest fauna and flora nationwide while provincial-level People’s Committees shall carry out investigation and assessment in provincial forest areas.
3. The State shall encourage forest owners to carry out investigation into and assessment of current state and development of endangered, precious and rare species of forest fauna and flora in the area allocated or leased out by the State.
Article 7. Scientific research on endangered, precious and rare species of forest fauna and flora
1. Scientific research on preservation and sustainable development of endangered, precious and rare species of forest fauna and flora shall be conducted according to the approved topic and project and shall comply with regulations on forest management.
2. A written report shall be sent to the forest owner and provincial-level forestry state management agency for supervision purpose before such scientific research.
Article 8. Actions taken in case of harm or threat to human life by endangered, precious and rare species of forest fauna and flora
1. In case endangered, precious and rare forest fauna cause harm to or pose a threat to human life or assets; organizations and individual shall take measures to drive away such fauna but restrict harm to them and notify the nearest forestry administration or commune-level or provincial People’s Committee.
2. In case endangered, precious and rare forest fauna pose a direct threat to human life outside special-use and protection forests, Chairpersons of provincial People’s Committees shall decide and give guidelines on trapping, hunting or capturing such fauna if obtaining no result after taking measures to drive them away.
3. Handling of hunted, trapped or captured specimens of wild fauna specified in Clause 2 this Article shall comply with regulations in Article 10 and 32 hereof.
Article 9. Exploitation, raising, processing, promotion, transportation and export of and trade in specimens of endangered, precious and rare species of forest fauna and flora
1. Exploitation, raising, processing, promotion, exhibition, export, transportation, storage of and trade in specimens of Group I endangered, precious and rare species of forest fauna and flora shall comply with regulations hereof for species specified in CITES Appendix I.
2. Exploitation, raising, processing, promotion, exhibition, export, transportation, storage of and trade in specimens of Group II endangered, precious and rare species of forest fauna and flora shall comply with regulations hereof for species specified in CITES Appendix II.
3. The CITES permit for import may be excluded from the application for a license for export of specimens of Group I endangered, precious and rare species of forest fauna and flora not included in CITES Appendix I.
Article 10. Handling of seized endangered, precious and rare species of forest fauna and flora
1. Handling of alive specimens:
a) Post-seizure handling of alive specimens must provide care for such specimens to avoid risks of death thereof.
b) Specimens shall be transferred to the local forestry administration after handling for the purpose of care and maintenance. Alive specimens shall be handled in the following order of priority: reintroduction of specimens into the natural environment suitable for their living conditions and natural distribution if such specimens are found healthy; or transfer to animal rescue agencies, zoos or arboretum in case such specimens are needed to be rescued or eliminated.
2. Specimens of endangered, precious and rare species of forest fauna and flora not specified in Clause 1 this Article shall be handled as follows:
a) Specimens of Group IA and IB species shall be handled in compliance with provisions of the law on management and use of public assets;
b) Specimens of Group IIA and IIB species shall be transferred to research organizations, environmental education institutions or specialized museums for exhibition purpose for preservation education; or sold, through auction, to organizations or individuals raising, processing or trading such species as per law provisions; or destructed in case it is impossible to implement other measures.
Article 11. Nurture of normal forest fauna
Every facility nurturing normal forest fauna must:
1. ensure their forest fauna has legal origin under law provisions;
2. ensure safety of human and comply with law provisions on environment and veterinary;
3. record development of their animals in to a logbook according to Form No.16 provided in the Appendix issued thereto and notify the local forestry administration of nurture of normal forest fauna within 3 working days from the day on which such fauna is taken to the nurturing facility for monitoring and management purpose.