Chương I Nghị định 06/2019/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 06/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 22/01/2019 | Ngày hiệu lực: | 10/03/2019 |
Ngày công báo: | 09/02/2019 | Số công báo: | Từ số 163 đến số 164 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; chế độ quản lý, bảo vệ, trình tự, thủ tục khai thác các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nuôi động vật rừng thông thường; thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây viết tắt là CITES) tại Việt Nam.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; nuôi động vật rừng thông thường trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ được hiểu như sau:
1. Loài dùng để chỉ một loài, một phân loài hoặc một quần thể động vật, thực vật cách biệt về địa lý.
2. Loài lai là kết quả giao phối hay cấy ghép hai loài hoặc hai phân loài động vật hoặc thực vật với nhau. Trong trường hợp loài lai là kết quả giao phối hay cấy ghép giữa hai loài được quy định trong các Nhóm hoặc Phụ lục khác nhau, loài lai đó được quản lý theo loài thuộc Nhóm hoặc Phụ lục mức độ bảo vệ cao hơn.
3. Giấy phép CITES, chứng chỉ CITES do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, tái nhập khẩu, nhập nội từ biển hợp pháp mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; xuất khẩu mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Nghị định này và không thuộc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES.
4. Phụ lục CITES bao gồm:
a) Phụ lục I là những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng, bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại;
b) Phụ lục II là những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có thể sẽ bị tuyệt chủng, nếu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật những loài này khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại không được kiểm soát;
c) Phụ lục III là những loài động vật, thực vật hoang dã mà một quốc gia thành viên CITES yêu cầu các quốc gia thành viên khác hợp tác để kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.
5. Bộ phận của động vật, thực vật hoang dã nguy cấp là bất kỳ thành phần nào (như da, vỏ, rễ) ở dạng thô hay đã qua sơ chế (như bảo quản, làm bóng...) có khả năng nhận dạng được của loài đó.
6. Dẫn xuất của các loài động vật, thực vật là toàn bộ các dạng vật chất được lấy ra từ động vật, thực vật như: Máu, dịch mật của động vật; nhựa, tinh dầu lấy ra từ thực vật; hoặc là các phần của động vật, thực vật đã được chế biến như là thuốc, nước hoa, đồng hồ, túi xách...
7. Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp bao gồm động vật, thực vật hoang dã còn sống hay đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận, dẫn xuất của các loài đó.
8. Động vật rừng thông thường là các loài động vật rừng thuộc các lớp thú, chim, bò sát, lưỡng cư và không thuộc: Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ ban hành hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES; Danh mục động vật được nuôi, thuần hoá thành vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi.
9. Khai thác mẫu vật loài động vật, thực vật là hoạt động lấy mẫu vật loài động vật, thực vật hoang dã trong môi trường tự nhiên.
10. Vì mục đích thương mại là bất kỳ hoạt động giao dịch nào đối với mẫu vật loài động vật, thực vật hoang dã nhằm mục đích lợi nhuận.
11. Không vì mục đích thương mại là các hoạt động phục vụ ngoại giao; nghiên cứu khoa học; trao đổi giữa các vườn động vật, vườn thực vật, bảo tàng; triển lãm trưng bày giới thiệu sản phẩm; biểu diễn xiếc; trao đổi, trao trả mẫu vật giữa các Cơ quan quản lý CITES.
12. Vườn động vật là nơi sưu tập, nuôi giữ các loài động vật hoang dã nhằm mục đích trưng bày, nhân giống, giáo dục môi trường và nghiên cứu khoa học.
13. Vườn thực vật là nơi sưu tập, chăm sóc các loài thực vật hoang dã phục vụ mục đích trưng bày, nhân giống, giáo dục môi trường và nghiên cứu khoa học.
14. Nhập nội từ biển là hoạt động đưa vào lãnh thổ Việt Nam mẫu vật loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục CITES được khai thác từ vùng biển không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào.
15. Tái xuất khẩu là xuất khẩu mẫu vật đã nhập khẩu trước đó.
16. Môi trường có kiểm soát là môi trường có sự quản lý của con người nhằm tạo ra những loài thuần chủng hoặc những cây lai, con lai. Môi trường có kiểm soát phải đảm bảo các điều kiện để ngăn ngừa sự xâm nhập hoặc phát tán của động vật, thực vật, trứng, giao tử, hợp tử, hạt, mầm, gen, dịch bệnh ra ngoài hoặc vào trong môi trường đó.
17. Cơ sở nuôi, cơ sở trồng, bao gồm: Cơ sở nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và/hoặc loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES và/hoặc loài động vật rừng thông thường; cơ sở trồng cấy nhân tạo loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và/hoặc loài thực vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại hoặc vì mục đích thương mại.
18. Nuôi sinh trưởng là hình thức nuôi giữ con non, trứng của các loài động vật hoang dã khai thác từ tự nhiên để nuôi lớn, cho ấp nở thành các cá thể con trong môi trường có kiểm soát.
19. Nuôi sinh sản là hình thức nuôi giữ động vật hoang dã để sản sinh ra các thế hệ kế tiếp trong môi trường có kiểm soát.
20. Trồng cấy nhân tạo là hình thức trồng, cấy từ hạt, mầm, hợp tử, ghép cành hoặc các cách nhân giống khác thực vật hoang dã trong môi trường có kiểm soát.
21. Nguồn giống sinh sản là cá thể động vật ban đầu hợp pháp được nuôi trong cơ sở nuôi sinh sản để sản xuất ra các cá thể thế hệ kế tiếp.
22. Thế hệ F1 gồm các cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát, trong đó có ít nhất bố hoặc mẹ được khai thác từ tự nhiên.
23. Thế hệ F2 hoặc các thế hệ kế tiếp gồm các cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát bởi cặp bố, mẹ thế hệ F1 trở đi.
24. Vật dụng cá nhân, vật dụng hộ gia đình có nguồn gốc động vật, thực vật hoang dã là mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình. Mẫu vật sống không được coi là vật dụng cá nhân, vật dụng hộ gia đình.
25. Mẫu vật đồ lưu niệm là vật dụng cá nhân, vật dụng hộ gia đình có được ngoài quốc gia thường trú của chủ sở hữu mẫu vật. Động vật sống không được coi là mẫu vật đồ lưu niệm.
26. Mẫu vật săn bắt là mẫu vật có được từ các hoạt động săn bắt hợp pháp.
27. Mẫu vật tiền Công ước là mẫu vật có được trước ngày loài đó được quy định tại các Phụ lục CITES hoặc trước khi quốc gia thành viên gia nhập, trong các trường hợp sau:
a) Mẫu vật được đưa ra khỏi nơi sinh sống tự nhiên của chúng;
b) Mẫu vật được sinh ra trong môi trường có kiểm soát;
c) Chủ sở hữu có quyền sở hữu hợp pháp đối với mẫu vật.
28. Quốc gia thành viên CITES là quốc gia mà ở đó CITES có hiệu lực.Bổ sung
This Decree provides for a list of endangered, precious and rare species of forest fauna and flora; management and protection of and procedures for exploitation endangered, precious and rare species of forest fauna and flora; nurture of usual forest fauna; observation of the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (hereinafter referred to as "CITES”) in Vietnam.
This Decree applies to regulatory agencies, domestic organizations, family households and individuals; Vietnamese people who permanently resides in foreign countries and foreign organizations and individuals performing activities related to endangered, precious and rare species of forest fauna and flora and endangered species of wild fauna and flora on the CITES Appendices; nurture of usual forest fauna within the territory of Vietnam.
For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. “species” means any species, subspecies or geographically separate population thereof.
2. “hybrid” means the result of cross or transplant between two species or two subspecies of animals or plants. If the hybrid is generated by cross or transplant between two species in different Groups or Appendices, such hybrid shall be managed like the species in the Group or Appendix which is entitled to a level of protection greater than the others.
3. CITES permits and CITES certificates issued by the CITES management authority of Vietnam shall apply to legal export, import, re-export, re-import and introduction from the sea of CITES-listed endangered species of wild fauna and flora; export of specimens of endangered, precious and rare species of forest fauna and flora prescribed herein and not on the list of species specified in CITES Appendices.
4. CITES Appendices include:
a) Appendix I listing species threatened with extinction, prohibited from export, import, re-export, introduction from the sea and transit of natural specimens for commercial purposes.
b) Appendix II listing species that, although currently not threatened with extinction, may become so without control of export, import, re-export, introduction from the sea and transit of natural specimens thereof for commercial purposes.
c) Appendix III listing species for which a CITES party has asked other Parties to assist in controlling export, import, re-export for commercial purpose.
5. “organ of endangered wild fauna and flora” means any raw or processed (maintained or polished) component such as skin, husk or root of a species which shows a sign of identification of such species.
6. “derivative of fauna and flora” means any form of substances generated by animals and plants such as blood and bile of animals; resin and essential oil of plants or parts of animals and plants that has been processed such as medicines, perfume, watches, bags and so on.
7. “specimen of endangered species of wild fauna and flora” means any alive or dead wild animal and plant, egg, larva, organ and derivative thereof.
8. “normal forest fauna" include species in the mamma, aves, reptilia and amphinia class and not on the list of endangered, precious and rare species of forest fauna and flora issued by the Government or CITES-listed species; the list of domesticated animals under provisions of the law on animal husbandry.
9. “exploitation of specimens of fauna and flora " means sampling wild fauna and flora in a natural environment.
10. “for commercial purpose" means any transaction of wild animal and plant specimens for profit.
11. “for non-profit purpose” means any activities serving foreign affairs, scientific research, exchanges among zoos, arboreta and museums; exhibition for product introduction; circus performance; exchange and return of specimens among CITES management authorities.
12. “zoo” means a place used for collection and nurture of wild fauna for the purpose of exhibition, multiplication, environmental education and scientific research.
13. “arboretum” means a place used for collection and nurture of wild flora for the purpose of exhibition, multiplication, environmental education and scientific research.
14. “introduction from the sea” means transportation into the territory of Vietnam of specimens of any species of wild fauna and flora which were taken in the marine environment not under the jurisdiction of any State.
15. “re-export" means export of specimens previously imported.
16. “ controlled environment” means an environment under human management for the purpose of generating purebreds or hybrids. The controlled environment must meet conditions for prevention spread or break-in of fauna, flora, eggs, gametes, zygotes, seeds, germs and epidemics out of or at such environment.
17. "raising facility" means any facility rearing, breeding endangered, precious and rare species of forest fauna and/or CITES-listed endangered species of wild fauna and flora and/or normal forest fauna; facility of artificial production of endangered, precious and rare species of flora and/or CITES-listed wild flora for profit or non-profit purposes.
18. “rearing” means nurturing naturally-generated young wild fauna and eggs of wild fauna for growing and caring purpose until they can give births to their babies in the controlled environment.
19. “breeding" means nurturing wild fauna for reproduction of next generations in the controlled environment.
20. “artificial production” means growing or transplanting flora from seeds, germs, zygotes or other methods for multiplication of wild flora in the controlled environment.
21. “cultivar source" means the legal first animal individual nurtured in a breeding facility for production of individuals of next generations.
22. "F1 hybrid" include individuals generated in the controlled environment whose one of their parents is exploited from nature.
23. “F2 hybrid or the subsequent generations include individuals generated in the controlled environment by couples of F1 hybrids and subsequent generations.
24. “personal belongings and home appliances originated from wild fauna and flora” mean specimens with legal origin of individuals or family households. Alive specimens shall not be considered personal belongings or home appliances.
25. “souvenir specimen” means any personal belonging or home appliance taken from the outside of the State in which the owner thereof is permanently resides. Alive animals shall not be considered souvenir specimens.
26. “hunted specimen” means any specimen collected from legal hunting.
27. “pre-Convention specimen” means any specimen collected prior to the day on which such specimen is included into CITES Appendices or before participation in the CITES of range states if:
a) such specimen is taken out from its natural habitat;
b) such specimen is generated in the controlled environment;
c) the owner thereof holds the legal ownership of such specimen.
28. “CITES party” means any state for which the CITES has entered to force.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực