Chương II Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015: Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra của công an nhân dân
Số hiệu: | 99/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 26/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 31/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1263 đến số 1264 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra HS; nhiệm vụ, quyền hạn tiến hành hoạt động điều tra; Điều tra viên hình sự; quan hệ phối hợp trong hoạt động điều tra hình sự; bảo đảm điều kiện cho hoạt động điều tra hình sự được ban hành ngày 26/11/2015.
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 gồm 10 Chương, 73 Điều (thay vì Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 gồm 7 Chương, 38 Điều). Luật 99/2015/QH13 được tổ chức theo các Chương sau:
- Những quy định chung
- Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra của Công an nhân dân
- Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra của quân đội nhân dân
- Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
- Quan hệ phân công và phối hợp trong hoạt động điều tra hình sự tại Chương VI Luật cơ quan điều tra hình sự 2015
- Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên và cán bộ điều tra
- Đảm bảo điều kiện hoạt động điều tra hình sự
- Trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác điều tra hình sự
- Điều khoản thi hành
Theo đó, Luật cơ quan điều tra hình sự năm 2015 có các điểm sau đáng chú ý:
- Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan điều tra:
+ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh
+ Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, cấp huyện
+ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương
+ Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực
+ Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương
- Bổ sung quy định nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của Kiểm ngư
Cơ quan Kiểm ngư khi thực hiện nhiệm vụ mà phát hiện tội phạm tại các Điều 111, 242, 244, 245, 246, 305 và 311 BLHS xảy ra trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam do Kiểm ngư quản lý thì Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng thì xử lý theo Điều 36 Luật 99/2015/QH13.
- Điều 44 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 bổ sung trách nhiệm của Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an
+ Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo các tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
+ Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo các tài liệu, đồ vật, có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
- Quy định rõ tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên cao cấp tại Điều 49 Luật tổ chức điều tra hình sự 2015
Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 46 Luật tổ chức cơ quan điều tra HS 2015và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp:
+ Đã là Điều tra viên trung cấp ít nhất 05 năm;
+ Có năng lực điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp;
+ Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm;
+ Có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp;
+ Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên cao cấp.
- Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động điều tra hình sự theo Luật 99/2015/QH13
Căn cứ yêu cầu công tác điều tra hình sự, địa bàn hoạt động và điều kiện kinh tế - xã hội, Nhà nước bảo đảm cơ sở vật chất của Cơ quan điều tra gồm có đất đai, trụ sở, công trình; trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, kỹ thuật nghiệp vụ và các điều kiện vật chất, kỹ thuật khác.
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an gồm có các phòng Điều tra, phòng nghiệp vụ và Văn phòng Cơ quan An ninh Điều tra.
2. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh gồm có các đội Điều tra, đội nghiệp vụ và bộ máy giúp việc Cơ quan An ninh Điều tra.
1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật này nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra; vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra của Công an nhân dân do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.
3. Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong hoạt động Điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh; hướng dẫn các cơ quan của lực lượng An ninh nhân dân thuộc Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.
4. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra của Công an nhân dân.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các Điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân; tiến hành Điều tra vụ án hình sự về tội phạm khác liên quan đến an ninh quốc gia hoặc để bảo đảm khách quan theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an.
3. Hướng dẫn các cơ quan của lực lượng An ninh nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.
4. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm của lực lượng An ninh nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh báo cáo Thủ trưởng Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự.
1. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an gồm có:
a) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;
b) Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Cục Cảnh sát hình sự);
c) Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ;
d) Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy;
đ) Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu).
2. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh gồm có:
a) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;
b) Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Phòng Cảnh sát hình sự);
c) Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ;
d) Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy;
đ) Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu).
3. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện gồm có:
a) Đội Điều tra tổng hợp;
b) Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Đội Cảnh sát hình sự);
c) Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ;
d) Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy.
Căn cứ tình hình tội phạm và yêu cầu thực tiễn, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập từ một đến bốn đội trong Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện quy định tại Khoản này; quyết định giải thể, sáp nhập, thu gọn đầu mối các đội trong Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện.
1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra; các vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.
3. Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm đối với các cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện; hướng dẫn các cơ quan của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.
4. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Công an nhân dân.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Khoản 2 Điều 21 của Luật này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra.
3. Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm đối với Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện; hướng dẫn các cơ quan của lực lượng Cảnh sát nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.
4. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh Điều tra của Công an nhân dân.
3. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
4. Kiểm tra, hướng dẫn Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm.
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
ORGANIZATIONAL APPARATUS, TASKS AND POWERS OF INVESTIGATING BODIES OF THE PEOPLE’S PUBLIC SECURITY
Section 1. ORGANIZATIONAL APPARATUS, TASKS AND POWERS OF THE INVESTIGATING SECURITY OFFICES
Article 15. Organizational apparatus of the investigating security offices
1. The organizational apparatus of the Investigating Security Office of the Ministry of Public Security is composed of investigating sections, operation sections and its office.
2. The organizational apparatus of an investigating security office of a provincial-level Public Security Department is composed of investigating teams, operation teams and an apparatus assisting the investigating security office.
Article 16. Tasks and powers of the Investigating Security Office of the Ministry of Public Security
1. To organize anti-criminal on-duty activities, receive denunciations and reports on crimes, and propose the institution of criminal cases; to classify and directly handle denunciations and reports on crimes, and propose the institution of criminal cases, which fall under its jurisdiction or promptly transfer them to competent bodies for settlement.
2. To conduct the criminal investigation into particularly serious or complicated crimes involving more than one province or centrally run city or foreigner, which fall under the investigating jurisdiction of the investigating security offices of the provincial-level Public Security Departments defined in Clause 2, Article 17 of this Law if deeming it necessary to directly conduct the investigation; particularly serious cases falling under the investigating jurisdiction of the investigating security offices of the People’s Public Security, which are abrogated by the Judicial Council of the Supreme People’s Court for re-investigation.
3. To guide and direct the investigating operation and examine the law observance and professional operation in investigating and crime-handling activities of the investigating security offices of the provincial-level Public Security Departments; to guide offices of the People’s Security forces of the People’s Public Security, which are tasked to conduct a number of investigating activities, in doing so.
4. To propose concerned agencies and organizations to apply measures to redress the causes of, and conditions giving rise to, crimes.
5. To organize preliminary and final reviews of receipt and handling of denunciations and reports on crimes and proposal on institution of criminal cases and crime investigation and handling within the ambit of tasks and powers of the Investigating Security Office of the People’s Public Security.
6. To settle complaints and denunciations in accordance with the Criminal Procedure Code.
Article 17. Tasks and powers of the investigating security offices of the provincial-level Public Security Departments
1. To organize anti-criminal on-duty activities, receive denunciations and reports on crimes, and propose the institution of criminal cases; to classify and directly handle denunciations and reports on crimes and propose the institution of criminal cases, which fall under their respective jurisdiction or promptly transfer them to competent bodies for settlement.
2. To conduct criminal investigation into the crimes prescribed in Chapter XIII, Chapter XXVI and the crimes prescribed in Articles 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347, 348, 349 and 350 of the Penal Code, when those crimes fall under the adjudicating jurisdiction of the people’s courts; to conduct criminal investigation into other crimes infringing upon national security or for assurance of objective investigation as assigned by the Minister of Public Security.
3. To guide the offices of the People’s Security forces of the provincial-level Public Security Departments, which are tasked to conduct a number of investigating activities, in conducting such activities.
4. To propose concerned agencies and organizations to apply measures to address causes of, and conditions giving rise to, crimes.
5. To organize preliminary and final reviews of the receipt and handling of denunciations and reports on crimes and proposal on the institution of criminal cases, and the crime investigation and handling activities of the People's Security forces of the provincial-level Public Security Departments and report thereon to the head of the Investigating Security Office of the Ministry of Public Security.
6. To settle complaints and denunciations in accordance with the Criminal Procedure Code.
Section 2. ORGANIZATIONAL APPARATUS, TASKS AND POWERS OF THE INVESTIGATING POLICE OFFICES
Article 18. Organizational apparatus of the investigating police offices
1. The organizational apparatus of the Investigating Police Office of the Ministry of Public Security is composed of:
a/ Its office;
b/ The Social Order-Related Crime Investigating Police Department (called Criminal Police Department for short);
c/ The Corruption, Economy and Position-Related Crime Investigating Police Department;
d/ The Drug-Related Crime Investigating Department-
dd/ The Police Department for Investigation of Crimes related to Smuggling, Illegal Cross- Border Transportation of Goods, Manufacture and Trading of Counterfeit Goods, Banned Goods and Goods Infringing Upon the Intellectual Property Rights (called the Smuggling-Related Crime Investigating Police Department for short).
2. The organizational apparatus of an investigating police office of a provincial-level Public Security Department is composed of:
a/ Its office;
b/ The Social Order-Related Crime Investigating Police Section (called Criminal Police Section for short);
c/ The Corruption, Economy and Position-Related Crime Investigating Police Section;
d/ The Drug-Related Crime Investigating Section;
dd/ The Police Section for Investigation of Crimes related to Smuggling, Illegal Cross- Border Transportation of Goods, Manufacture and Trading of Counterfeit Goods, Banned Goods and Goods Infringing Upon the Intellectual Property Rights (called the Smuggling-Related Crime Investigating Police Section for short).
3. The organizational apparatus of an investigating police office of a district-level Public Security Section is composed of:
a/ The General Investigation Team;
b/ The Social Order-Related Crime Investigating Police Team (called Criminal Police Team for short);
c/ The Economy and Position-Related Crime Investigating Police Team;
d/ The Drug-Related Crime Investigating Police Team.
Based on the crime situation and practical requirements, the Minister of Public Security shall decide to set up from one to four teams in an investigating police office of a district-level Public Security Section as defined in this Clause; and decide to disband, merge or consolidate teams in the investigating police offices of the district-level Public Security Sections.
Article 19. Tasks and powers of the Investigating Police Office of the Ministry of Public Security
1. To organize anti-criminal on-duty activities, receive denunciations and reports on crimes and propose the institution of criminal cases; to classify and handle denunciations and reports on crimes and propose the institution of criminal cases, which fall under its settling jurisdiction or immediately transfer them to competent bodies for settlement.
2. To conduct investigation into criminal cases falling under the investigating jurisdiction of the investigating police offices of the provincial-level Public Security Departments, regarding particularly serious and complicated crimes occurring in many provinces and centrally run cities or trans-national organized crimes, if deeming it necessary to directly conduct the investigation; particularly serious cases falling under the investigating jurisdiction of the investigating police offices, which are abrogated by the Judicial Council of the Supreme People’s Court for re-investigation.
3. To guide and direct the investigating operation and examine the law observance and professional operation in receipt and handling of denunciations and reports on crimes, proposing the institution of criminal cases and crime investigation and handling activities of the investigating police offices of the provincial-level Public Security Departments and district-level Public Security Sections; to guide offices of the People’s Police forces, which are tasked to conduct a number of investigating activities in conducting such activities.
4. To propose concerned agencies and organizations to apply measures to redress the causes of, and conditions giving rise to, crimes.
5. To organize preliminary and final reviews of receipt and handling of denunciations and reports on crimes, proposal on the institution of criminal cases and crime investigation and handling activities falling within the tasks and powers of the investigating police offices of the People’s Public Security.
6. To settle complaints and denunciations in accordance with the Criminal Procedure Code.
Article 20. Tasks and powers of the investigating police offices of the provincial-level Public Security Departments
1. To organize anti-criminal on-duty activities, receive denunciations and reports on crimes, and propose the institution of criminal cases; to classify and settle denunciations and reports on crimes and propose the institution of criminal cases, which fall under their respective settling jurisdiction or immediately transfer them to competent bodies for settlement.
2. To conduct criminal investigation into the crimes prescribed in Clause 2, Article 21 of this Law when those crimes fall under the adjudicating jurisdiction of the provincial-level people’s courts or the crimes falling under the investigating jurisdiction of the investigating police offices of the district-level Public Security Sections, which occur in many rural districts, urban districts, towns, provincial cities or cities of centrally run cities, organized crimes or crimes involving foreign elements, if deeming it necessary to directly conduct the investigation.
3. To guide and direct the investigating operation and examine the law observance and operation in receipt and handling of denunciations and reports on crimes, proposing the institution of criminal cases and crime investigation and handling activities of the investigating police offices of the district-level Public Security Sections; to guide the offices of the People’s Police force of provincial-level Public Security Departments, which are tasked to conduct a number of investigating activities, in conducting such activities.
4. To propose concerned agencies or organizations to apply measures to redress the causes of, and conditions giving arise to, crimes.
5. To organize preliminary and final reviews of receipt and handling of denunciations and reports on crimes, proposal on the institution of criminal cases and crime investigation and handling activities within the functions, tasks and powers of the investigating police offices of the provincial-level Public Security Departments and district-level Public Security Sections.
6. To settle complaints and denunciations in accordance with the Criminal Procedure Code.
Article 21. Tasks and powers of the investigating police offices of district- level Public Security Sections
1. To organize anti-criminal on-duty activities, receive denunciations and reports on crimes, propose the institution of criminal cases; to classify and settle denunciations and reports on crimes, propose the institution of criminal cases, which fall under their respective settling jurisdiction or immediately transfer them to competent bodies for settlement.
2. To conduct criminal investigation into the crimes prescribed in Chapters from XIV to XXIV of the Penal Code when those crimes fall under the adjudicating jurisdiction of the district-level people’s courts, excluding crimes under the investigating jurisdiction of the Investigating Office of the Supreme People’s Procuracy and the Investigating Security Office of the People’s Public Security.
3. To propose concerned agencies or organizations to apply measures to redress the causes of, and conditions giving rise to, crimes.
4. To inspect and guide the public security offices of communes, wards, townships, public security stations in performing the tasks of receiving, examining and preliminarily verifying denunciations and reports on crimes.
5. To organize preliminary and final reviews of receipt and handling of denunciations and reports on crimes, proposal on the institution of criminal cases and crime investigation and handling activities of the investigating police offices of district-level Public Security Sections.
6. To settle complaints and denunciations in accordance with the Criminal Procedure Code.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực