Chương I Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015: Những quy định chung
Số hiệu: | 99/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 26/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 31/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1263 đến số 1264 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra HS; nhiệm vụ, quyền hạn tiến hành hoạt động điều tra; Điều tra viên hình sự; quan hệ phối hợp trong hoạt động điều tra hình sự; bảo đảm điều kiện cho hoạt động điều tra hình sự được ban hành ngày 26/11/2015.
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 gồm 10 Chương, 73 Điều (thay vì Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 gồm 7 Chương, 38 Điều). Luật 99/2015/QH13 được tổ chức theo các Chương sau:
- Những quy định chung
- Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra của Công an nhân dân
- Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra của quân đội nhân dân
- Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
- Quan hệ phân công và phối hợp trong hoạt động điều tra hình sự tại Chương VI Luật cơ quan điều tra hình sự 2015
- Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên và cán bộ điều tra
- Đảm bảo điều kiện hoạt động điều tra hình sự
- Trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác điều tra hình sự
- Điều khoản thi hành
Theo đó, Luật cơ quan điều tra hình sự năm 2015 có các điểm sau đáng chú ý:
- Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan điều tra:
+ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh
+ Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, cấp huyện
+ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương
+ Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực
+ Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương
- Bổ sung quy định nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của Kiểm ngư
Cơ quan Kiểm ngư khi thực hiện nhiệm vụ mà phát hiện tội phạm tại các Điều 111, 242, 244, 245, 246, 305 và 311 BLHS xảy ra trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam do Kiểm ngư quản lý thì Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng thì xử lý theo Điều 36 Luật 99/2015/QH13.
- Điều 44 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 bổ sung trách nhiệm của Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an
+ Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo các tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
+ Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo các tài liệu, đồ vật, có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
- Quy định rõ tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên cao cấp tại Điều 49 Luật tổ chức điều tra hình sự 2015
Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 46 Luật tổ chức cơ quan điều tra HS 2015và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp:
+ Đã là Điều tra viên trung cấp ít nhất 05 năm;
+ Có năng lực điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp;
+ Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm;
+ Có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp;
+ Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên cao cấp.
- Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động điều tra hình sự theo Luật 99/2015/QH13
Căn cứ yêu cầu công tác điều tra hình sự, địa bàn hoạt động và điều kiện kinh tế - xã hội, Nhà nước bảo đảm cơ sở vật chất của Cơ quan điều tra gồm có đất đai, trụ sở, công trình; trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, kỹ thuật nghiệp vụ và các điều kiện vật chất, kỹ thuật khác.
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về nguyên tắc tổ chức Điều tra hình sự; tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Điều tra viên và các chức danh khác trong Điều tra hình sự; quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát trong hoạt động Điều tra hình sự; bảo đảm Điều kiện cho hoạt động Điều tra hình sự và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra.
2. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra của Cơ quan Điều tra; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng và cán bộ Điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân cấp rành mạch, chuyên sâu, tránh chồng chéo và được kiểm soát chặt chẽ; Điều tra kịp thời, nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện, đầy đủ, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
3. Cơ quan Điều tra cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan Điều tra cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
4. Chỉ cơ quan, người có thẩm quyền quy định trong Luật này mới được tiến hành hoạt động điều tra hình sự.
1. Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân.
2. Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân.
3. Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
1. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh).
2. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh); Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện).
1. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương.
2. Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực.
1. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
1. Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
2. Tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra chuyển giao.
3. Tiến hành Điều tra các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do luật định để phát hiện, xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội; lập hồ sơ, đề nghị truy tố.
4. Tìm ra nguyên nhân, Điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.
1. Các cơ quan của Bộ đội biên phòng được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục trinh sát biên phòng; Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng; Đồn biên phòng.
2. Các cơ quan của Hải quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục Hải quan cửa khẩu.
3. Các cơ quan của Kiểm lâm được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục Kiểm lâm; Chi cục Kiểm lâm vùng; Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh; Hạt Kiểm lâm.
4. Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển; Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn; Hải đội; Đội nghiệp vụ.
5. Các cơ quan của Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có Cục Kiểm ngư, Chi cục Kiểm ngư vùng.
6. Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục Quản lý xuất nhập cảnh; các cục nghiệp vụ an ninh ở Bộ Công an; Phòng Quản lý xuất nhập cảnh; các phòng nghiệp vụ an ninh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh) và Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện); Cục Cảnh sát giao thông; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Phòng Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trại giam.
7. Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Trại giam, đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương.
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm hoặc phát hiện hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và Điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này.
1. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động Điều tra nhằm bảo đảm cho hoạt động Điều tra của Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này; phải phát hiện kịp thời và yêu cầu, kiến nghị Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động Điều tra.
2. Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm, vụ việc phạm tội, kiến nghị khởi tố; có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, quyết định và tạo Điều kiện để Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra, người có thẩm quyền Điều tra hình sự thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động Điều tra hình sự.
2. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan Điều tra mọi hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình; có quyền kiến nghị và gửi tài liệu có liên quan cho Cơ quan Điều tra để xem xét khởi tố đối với người có hành vi phạm tội; thực hiện yêu cầu và tạo Điều kiện để Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra, người có thẩm quyền Điều tra hình sự thực hiện nhiệm vụ Điều tra.
3. Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, tố giác, báo tin về tội phạm và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.
Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận giám sát hoạt động Điều tra của Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra, người có thẩm quyền Điều tra hình sự theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
1. Làm sai lệch hồ sơ vụ án; truy cứu trách nhiệm hình sự người không có hành vi phạm tội; không truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự; ra quyết định trái pháp luật; ép buộc người khác làm trái pháp luật; làm lộ bí mật Điều tra vụ án; can thiệp trái pháp luật vào việc Điều tra vụ án hình sự.
2. Bức cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hay bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Cản trở người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, trợ giúp pháp lý; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.
4. Cản trở người bào chữa, người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện việc bào chữa, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
5. Chống đối, cản trở hoặc tổ chức, lôi kéo, xúi giục, kích động, cưỡng bức người khác chống đối, cản trở hoạt động Điều tra hình sự; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người thi hành công vụ trong Điều tra hình sự.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides the principles for organization of criminal investigations; the organizational apparatus, tasks and powers of investigating bodies; the tasks and powers of agencies assigned to conduct a number of investigating activities; investigators and other job titles in criminal investigation; the division of responsibility for, and coordination and control in, criminal investigation; the assurance of conditions for criminal investigation activities and the responsibilities of related agencies, organizations and individuals.
Article 2. Subjects of application
1. Investigating bodies and agencies tasked to conduct a number of investigating activities.
2. Heads, deputy heads, investigators, investigating officers of investigating bodies; heads, deputy heads and investigating officers of agencies tasked to conduct a number of investigating activities.
3. Related agencies, organizations and individuals.
Article 3. Principles of organization of criminal investigations
1. Compliance with the Constitution and law.
2. Assurance of the centralized, unified and effective direction and command; the clear and specialized division of responsibilities and decentralization of powers, overlapping avoidance and strict control; the timely, prompt, accurate, objective, comprehensive and adequate investigations, without leaving any crimes unpunished and injustice done to innocent people.
3. Submission of subordinate investigating bodies to the professional guidance and direction of their superior investigating bodies; accountability of individuals to their superiors and law for their acts and decisions.
4. Performance of criminal investigation activities only by competent agencies or persons defined in this Law.
Article 4. System of investigating bodies
1. Investigating bodies of the People’s Public Security.
2. Investigating bodies of the People’s Army.
3. Investigating bodies of the Supreme People’s Procuracy.
Article 5. Investigating bodies of the People’s Public Security
1. The Investigating Security Office of the Ministry of Public Security; the investigating security offices of the Public Security Departments of provinces or centrally run cities (below referred collectively to as the investigating security offices of the provincial-level Public Security Departments).
2. The Investigating Police Office of the Ministry of Public Security; the investigating police offices of the Public Security Departments of provinces or centrally run cities (below referred collectively to as investigating police offices of the provincial-level Public Security Departments); the investigating police offices of the Public Security Sections of rural districts, urban districts, towns, provincial cities, cities of centrally run cities (below referred collectively to as the district-level investigating police offices).
Article 6. Investigating bodies of the People’s Army
1. The Investigating Security Office of the Ministry of National Defense; the investigating security offices of military zones and the equivalent.
2. The Criminal Investigation Office of the Ministry of National Defense; the criminal investigation offices of military zone and the equivalent; the regional criminal investigation offices.
Article 7. Investigating bodies of the Supreme People’s Procuracy
1. The Investigating Office of the Supreme People’s Procuracy.
2. The investigating office of the Central Military Procuracy.
Article 8. Tasks and powers of investigating bodies
1. To receive and settle denunciations and reports on crimes and to propose the institution of criminal cases.
2. To receive case files transferred by agencies tasked to conduct a number of investigating activities.
3. To investigate crimes, apply every measure prescribed by law to detect and identify crimes and offenders; to compile files and propose the prosecution.
4. To identify causes of, conditions for, commission of crimes and request concerned agencies and organizations to apply remedial and deterrent measures.
Article 9. Agencies tasked to conduct a number of investigating activities
1. The border-guard agencies tasked to conduct a number of investigating activities include the Border-Guard Reconnaissance Department; the Drug and Crime Prevention and Control Department; the Crime and Drug Prevention and Control Task Force; provincial-level Border- Guard Command Posts; Port Border-Gate Guard Command Posts; and Border-Guard Stations.
2. The customs offices tasked to conduct a number of investigating activities include the Anti- Smuggling Investigation Department; the Post-Customs Clearance Inspection Department; provincial, inter-provincial and municipal Customs Departments; and Border-Gate Customs Sub-Departments.
3. The forest protection offices tasked to conduct a number of investigating activities include the Forest Protection Department; Regional Forest Protection Sub-Departments; provincial-level Forest Protection Sub-Departments; and district-level Forest Protection Sections.
4. The marine police agencies tasked to conduct a number of investigating activities include the Marine Police Command Post; regional Marine Police Command Posts; the Operation and Law Department; the Drue-Related Crime Prevention and Control Task Force; naval fleets; naval flotillas; and operation teams.
5. The fisheries surveillance offices tasked to conduct a number of investigating activities include the Fisheries Surveillance Department and regional Fisheries Surveillance Sub-Departments.
6. The People’s Public Security offices tasked to conduct a number of investigating activities include the Immigration Department; the Security Operation Departments of the Ministry of Public Security; the Immigration Sections; the Security Operation Sections of the Public Security Departments of provinces or centrally run cities (below referred collectively to as the provincial-level Public Security Departments) and the security teams of the Public Security Sections of rural districts, urban districts, towns, provincial cities, cities of centrally run cities (below referred collectively to as the district-level Public Security Sections); the Traffic Police Department; the Fire Prevention and Fighting, Salvage and Rescue Police Department; the Environment-Related Crime Prevention and Control Department; the Hi-Tech Crime Prevention and Control Department; the Traffic Police Sections; the Fire Prevention and Fighting, Salvage and Rescue Police Sections; the Environment-Related Crime Prevention and Fighting Police Sections; the Hi-Tech Crime Prevention and Control Police Sections; the provincial-level Fire Prevention and Fighting Police Departments; and the detention camps.
7. Other People’s Army offices tasked to conduct a number of investigating activities include detention camps, independent units of regiment and the equivalent.
Article 10. Tasks and powers of agencies tasked to conduct a number of investigating activities
Agencies tasked to conduct a number of investigating activities, when performing tasks in the fields under their management and receipt of denunciations or reports on crimes or detecting criminal acts serious enough for penal liability examination, shall conduct activities of examination, verification and investigation in accordance with the Criminal Procedure Code and this Law.
Article 11. Supervision of the law observance in investigating activities
1. The procuracies shall supervise the law observance in investigating activities with a view to ensuring that the investigating activities of the investigating bodies and agencies tasked to conduct a number of investigating activities comply with the Criminal Procedure Code and this Law; detect in time and request or propose the investigating bodies or agencies tasked to conduct a number of investigating activities to redress law violations in investigating activities.
2. The investigating bodies and the agencies tasked to conduct a number of investigating activities shall comply with requests and decisions of the procuracies in accordance with the Criminal Procedure Code; examine, settle and reply to requests of the procuracies in accordance with law.
Article 12. Responsibilities of agencies, organizations and individuals in criminal investigation activities
1. Agencies, organizations and individuals have the right and duty to detect, denounce and report on criminals, criminal acts, to propose the institution of criminal cases; have the responsibility to implement requests and decisions of, and create conditions for, the investigating bodies, agencies tasked to conduct a number of investigating activities and persons competent to conduct criminal investigation to perform their tasks and exercise their powers in criminal investigation activities.
2. State agencies shall immediately notify the investigating bodies of every criminal act occurring in their offices and the fields under their respective management; have the right to request and transfer relevant documents to the investigating bodies for examination and institution of criminal cases against offenders; comply with the requests of, and create conditions for, the investigating bodies, agencies tasked to conduct a number of investigating activities or persons competent to conduct criminal investigation to perform their investigating tasks.
3. Investigating bodies and agencies tasked to conduct a number of investigating activities shall receive, examine and settle denunciations and reports on crimes, propose the institution of criminal cases; notify the settlement results to agencies, organizations and individuals that have denounced or reported on crimes and apply necessary measures to protect crime denouncers.
Article 13. Supervision by people-elected bodies, organizations and deputies of criminal investigation activities
The National Assembly and its agencies, delegations of National Assembly deputies, National Assembly deputies, People’s Councils, People’s Council deputies, Vietnam Fatherland Front Committees and member organizations of the Front shall supervise investigating activities of the investigating bodies and agencies tasked to conduct a number of investigating activities, persons competent to conduct criminal investigation in accordance with law.
Within the scope of their respective responsibilities, the investigating bodies and agencies tasked to conduct a number of investigating activities shall examine and settle requests and proposals and notify the settlement results to agencies, organizations and individuals that have made such requests or proposals in accordance with law.
1. Falsifying case files; conducting criminal liability examination against persons who do not commit criminal acts; failing to conduct penal liability examination against persons who commit criminal acts which are subject to criminal liability examination; issuing decisions in contravention of law; forcing other persons to act against the law; disclosing case investigation secrets; illegally intervening into the criminal investigation.
2. Forcing persons to give testimonies, applying corporal punishment and forms of torture or barbarous and inhuman treatment, penalties or humiliation or any acts infringing upon the legitimate rights and interests of agencies, organizations and individuals.
3. Preventing arrestees, persons held in custody or the accused from exercising their right to self-defense, asking lawyers or other persons to defend them or render legal aid; from filing complaints or denunciations; or from receiving compensations for material and spiritual damage or getting honor rehabilitation.
4. Preventing defense counsels or legal aid providers from making the defense or providing legal aid in accordance with law.
5. Opposing, hindering or organizing, inducing, inciting or forcing others to oppose or hinder criminal investigation activities; infringing upon the lives, health, honor, dignity and property of official-duty performers in criminal investigation.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực