Chương I Luật Thi đua, khen thưởng 2022: Những quy định chung
Số hiệu: | 06/2022/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 15/06/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2024 |
Ngày công báo: | 15/07/2022 | Số công báo: | Từ số 571 đến số 572 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Thi đua, khen thưởng 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024
Quốc hội thông qua Luật Thi đua, khen thưởng 2022 ngày 15/6/2022 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Trong đó, nguyên tắc thi đua, khen thưởng có một số thay đổi, cụ thể:
- Về nguyên tắc trong thi đua
+ Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch;
(So với hiện hành, bổ sung “minh bạch” trong thi đua)
+ Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
- Về nguyên tắc trong khen thưởng
+ Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời;
(So với hiện hành, bổ sung “minh bạch” trong khen thưởng)
+ Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;
(So với hiện hành, yêu cầu có thêm tính thống nhất đối với công trạng, thành tích đạt được; không còn yêu cầu “tính chất” khen thưởng)
+ Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó; (Điểm mới)
+ Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Điểm mới)
(So với hiện hành, không còn quy định về nguyên tắc kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất)
- Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.
Luật Thi đua, khen thưởng 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 thay thế Luật Thi đua, khen thưởng 2003, Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005, Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013, sửa đổi Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyền, trình tự và thủ tục thi đua, khen thưởng.
Luật này áp dụng đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình người Việt Nam; cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Thi đua là hoạt động có tổ chức do người có thẩm quyền phát động với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể, hộ gia đình.
2. Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích trong thi đua.
3. Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Sáng kiến là giải pháp có tính mới về kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực đã được áp dụng tại cơ sở, có khả năng nhân rộng và được cấp có thẩm quyền công nhận.
5. Bộ, ban, ngành, tỉnh bao gồm Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Văn phòng Trung ương Đảng, các ban của Đảng và tương đương ở trung ương; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Kiểm toán nhà nước; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
6. Năm tròn là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”.
1. Mục tiêu của thi đua là nhằm động viên, thu hút, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể, hộ gia đình phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Mục tiêu của khen thưởng là nhằm khuyến khích, động viên cá nhân, tập thể, hộ gia đình hăng hái thi đua; ghi nhận công lao, thành tích của cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1. Việc thi đua được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch;
b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
2. Việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời;
b) Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;
c) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;
d) Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.
1. Phong trào thi đua.
2. Thành tích thi đua.
3. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.
1. Khen thưởng công trạng là khen thưởng cho cá nhân, tập thể thường xuyên có thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.2. Khen thưởng đột xuất là khen thưởng kịp thời cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình lập được thành tích xuất sắc đột xuất.
3. Khen thưởng phong trào thi đua là khen thưởng cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do cấp có thẩm quyền phát động, chỉ đạo trong thời gian cụ thể hoặc thi đua theo chuyên đề phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước.
4. Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia hoạt động lâu dài trong các giai đoạn cách mạng hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, có công lao, thành tích đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
5. Khen thưởng theo niên hạn là khen thưởng cho cá nhân thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có thành tích, có quá trình công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân.
6. Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
1. Quỹ thi đua, khen thưởng được hình thành trên cơ sở ngân sách nhà nước, từ quỹ thi đua, khen thưởng của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, sự đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, cá nhân, tổ chức nước ngoài và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Quỹ thi đua, khen thưởng được dùng để chi tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; chi thưởng đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho thành tích đạt được trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chi in, làm hiện vật khen thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình.
3. Bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị lập quỹ thi đua, khen thưởng để chi tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện chính sách, chế độ về khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật.
4. Người ra quyết định khen thưởng có trách nhiệm chi thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng do cấp mình quản lý; trường hợp Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định khen thưởng thì cơ quan đã đề nghị khen thưởng quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 83 của Luật này có trách nhiệm chi thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng do cấp mình quản lý.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng.
1. Hiện vật khen thưởng là sản phẩm đặc biệt, được Nhà nước bảo hộ để tặng cho tập thể, hộ gia đình, tặng hoặc truy tặng cho cá nhân khi được cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng, gồm huân chương, huy chương; huy hiệu của danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, danh hiệu “Anh hùng Lao động”, danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; kỷ niệm chương; bằng, cờ, giấy khen của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
2. Chính phủ quy định chi tiết mẫu, màu sắc, số sao, số vạch cho từng loại, hạng huân chương, huy chương, huy hiệu của danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, danh hiệu “Anh hùng Lao động”, danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, kỷ niệm chương; chất liệu, kích thước khung các loại huân chương, huy chương, bằng, cờ, giấy khen của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; thủ tục cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích để khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến; đánh giá thành tích; chịu trách nhiệm về quyết định khen thưởng và việc trình cấp trên khen thưởng.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa về quản lý công tác thi đua, khen thưởng.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và có trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, vận động, động viên các đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng;
b) Tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức các phong trào thi đua;
c) Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng.
4. Cơ quan báo chí có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và thường xuyên tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; tích cực tham gia phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc; phổ biến, nêu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, góp phần cổ vũ, khích lệ phong trào thi đua. Công tác tuyên truyền phản ánh đúng kết quả của phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kịp thời phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị tham mưu, giúp việc về công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm sau đây:
a) Tham mưu, đề xuất thực hiện công tác thi đua, khen thưởng;
b) Tham mưu phát động phong trào thi đua; xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung thi đua;
c) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; tiếp nhận, xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; trình cấp có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng;
d) Tham mưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam khi nhận hình thức khen thưởng của cá nhân, tổ chức nước ngoài phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng ý hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Tổ chức thi đua, khen thưởng trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng thi đua, khen thưởng để vụ lợi.
2. Cản trở, nhũng nhiễu, tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng.
3. Kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng.
4. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trái pháp luật.
5. Sử dụng hiện vật khen thưởng trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, tác động xấu đến xã hội.
6. Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng trái quy định của pháp luật.
This Law provides for subjects, scope, rules, forms, standards, entitlements, and procedures for emulation and commendation.
This Law applies to Vietnamese individuals, collectives, and households; Vietnamese individuals and collectives residing abroad; foreign individuals and collectives.
Article 3. Interpretation of terms
For the purpose of this Law, the following terms shall be construed as follows:
1. "Emulation" means an organized activity launched by a competent person with the voluntary participation of individuals, collectives, and households.
2. “Emulation titles” mean the form of recognition, praise, honor, and encouragement with physical benefits for individuals, collectives, and households with achievements in emulation.
3. “Commendation” means the recognition, praise, honor, and encouragement with physical benefits for individuals, collectives, and households with achievements in Fatherland Construction and Defense.
4. “Initiatives” means new solutions in terms of technique, management, operation, and application of technical advances that have been applied at grassroots levels and have achieved effectiveness and realistic benefits which can be used widely and are recognized by competent authorities.
5. “Ministries, departments, central authorities, and provinces” include Ministries, ministerial agencies, governmental agencies; Supreme People's Court of Vietnam; Supreme People’s Procuracy; CPV (Communist Party of Vietnam) Central Office, CPV Departments, and equivalences at central levels; National Assembly Office of Vietnam; Office of the President of Vietnam; State Audit; Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and central agencies of socio-political organizations and social-political-vocational organizations with CPV Designated Representations or CPV organizations under the block of CPV Committees of central agencies; People's Committees of provinces and centrally affiliated cities.
6. “Decennial anniversary” is the anniversary that occurs every 10 years.
Article 4. Objectives of emulation and commendation
1. Emulation aims to attract and encourage every individual, collective, and household to promote the tradition of patriotism, unity, innovation, proactivity, creativity for good fulfillment of tasks and best achievements in Fatherland Construction and Defense for the goal of wealthy people, strong nation, democracy, equality, and civilization.
2. Commendation aims to encourage individuals, collectives, and households to enthusiastically emulate; recognize the meritorious services and achievements of individuals, collectives, and households in Fatherland Construction and Defense.
Article 5. Emulation and commendation principles
1. Emulation principles include:
a) Voluntariness, self-consciousness, publicity, and transparency;
b) Unity, cooperation, and mutual development.
2. Commendation principles include:
a) Accuracy, publicity, transparency, equality, and timeliness;
b) Assurance of uniformity between forms and subjects of commendation and meritorious services and achievements;
c) One commendation form may be awarded many times to one subject; prohibition against provision of multiple awards or other forms of commendation to one achievement; provision of commendation to the corresponding achievement;
d) Focus on the provision of commendations to individuals, collectives, and households that directly work, produce, and conduct business; individuals and collectives that work in borders, seas, islands, and regions with extremely difficult socio-economic conditions.
3. Assurance of gender equality in emulation and commendation
1. Emulation titles for individuals.
2. Emulation titles for collectives.
3. Emulation titles for households.
Article 7. Bases for consideration for awarding emulation titles
1. Emulation movements.
2. Emulation achievements.
3. Emulation title criteria.
1. Commendations for meritorious services are for individuals or collectives that regularly achieve excellent achievements in Fatherland Construction and Defense.
2. Irregular commendations are timely commendations for individuals, collectives, or households that irregularly achieve excellent achievements.
3. Emulation movement commendations are for individuals, collectives, or households that have excellent achievements in emulation movements launched and directed by competent authorities within a specific time or thematic emulations for political tasks of the CPV or the State.
4. Contribution process commendations are for individuals who have long-term participation in revolutionary periods or Fatherland Construction and Defense, hold the leading or managerial positions in state agencies, public service providers, political organizations, socio-political organizations, social-political-vocational organizations, social organizations, or socio-vocational organizations with tasks assigned by the CPV or State, conduct meritorious services, or contribute achievements to the revolutionary cause of the CPV and the nation.
5. Seniority-based commendations are for individuals of the People’s Army and the People’s Public Security who have achievements and working histories in the people’s armed forces.
6. Diplomatic commendations are for Vietnamese individuals or collectives residing abroad; foreign individuals or collectives that contribute achievements to the Fatherland Construction and Defense of Vietnam.
Article 9. Forms of commendations
1. Order.
2. Medal.
3. Honorary title of the state.
4. “Giải thưởng Hồ Chí Minh” (Ho Chi Minh Prize), “Giải thưởng Nhà nước” (State Prize).
5. Commemorative medal.
6. Diploma of Merit.
7. Certificate of Merit.
Article 10. Bases for consideration for commendations
1. Achieved achievments.
2. Commendation standards.
3. Specific conditions and circumstances of the achieved achievement.
Article 11. Emulation and commendation fund
1. The emulation and commendation fund is established based on the state budget, from emulation and commendation funds of enterprises, other economic organizations, contributions of Vietnamese individuals and organizations, foreign individuals and organizations, and other revenue sources according to regulations of the law.
2. The emulation and commendation fund is used for expenditures on the organization of emulation and commendation; expenditures on awards regarding emulation titles and commendation forms for achievements in Fatherland Construction and Defense; expenditures on printing and making commendation items or gifting souvenirs to individuals, collectives, or households.
3. Ministries, departments, central authorities, administrative divisions, organizations, and units shall establish emulation and commendation funds for expenditures on the organization of emulation movements and implementation of policies and regulations on commendation in compliance with regulations of the law.
4. Persons who issue commendation decisions shall conduct expenditures on commendation allocated from the emulation and commendation fund under the management of their agency; in case the President of Vietnam, Government of Vietnam, or Prime Minister of Vietnam decides on the commendation, agencies that requested for commendation prescribed in Clauses 2, 3, and 4 Article 83 of this Law shall conduct expenditures on commendations allocated from the emulation and commendation fund under their management.
5. The Government of Vietnam shall elaborate the establishment, management, and use of emulation and commendation funds.
Article 12. Commendation items
1. Commendation items are special products protected by the State to be gifted to collectives, households, gifted or posthumously gifted to organizations when competent authorities issue commendation decisions, including orders, medals, and badges of titles of “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” (Hero of People's Armed Forces), “Anh hùng Lao động” (Labor Hero), “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” (Vietnamese Heroic Mother), “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” (National Emulation Fighter); commemorative medals; diplomas, flags, or certificates of commendations of emulation titles and commendation forms.
2. The Government of Vietnam shall elaborate on the form, color, number of stars, and number of stripes for each type and grade of orders, medals, and badges of titles of “Hero of People’s Armed Forces”, “Labor Hero”, “Vietnamese Heroic Mother”, and “National Emulation Fighter”; materials, and frame sizes of types of orders, medals, diplomas, flags, and certificates of emulation titles and commendation forms; procedures for the issuance, exchange, and re-issuance of commendation items.
Article 13. Responsibilities of agencies, organizations, and units in emulation and commendation work
1. Heads of agencies, organizations, and units shall directly lead, direct, and take responsibility for the result of emulation and commendation work; detect individuals, collectives, and households with achievements to commend based on entitlements or as requested by superior agencies; expand the typical advanced model; assess achievements; take responsibility for issuing commendation decisions and presenting such decisions to superior agencies.
2. Agencies, organizations, and units shall apply information technology and modernization of management to emulation and commendation work.
3. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within their scope of tasks and entitlements, implement regulations prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article and shall:
a) Disseminate, mobilize, and encourage union members, members, and the People to comply with laws on emulation and commendation;
b) Organize or cooperate with agencies, organizations, and units in organizing emulation movements;
c) Supervise the implementation of policies and laws on emulation and commendation and social criticism regarding drafts of policies and laws on emulation and commendation.
4. Press agencies shall implement regulations prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article and regularly disseminate guidelines of the CPV, policies and laws of the State on emulation and commendation; actively participate in detecting individuals, collectives, and households with excellent achievements; disseminate and popularize goods examples, good people, and good deeds, contributing to the encouragement of emulation movements. The dissemination work must reflect the correct result of emulation movements and commendation and timely reflect and fight against violations of laws on emulation and commendation.
5. Agencies, organizations, and units that provide advisory services and assistance regarding emulation and commendation work shall:
a) Provide advisory services and propose the implementation of emulation and commendation work;
b) Provide advisory services for the launch emulation movements; develop programs, plans, and contents of emulation;
c) Guide, urge, and inspect the implementation of emulation and commendation work; receive, consider, and appraise applications for emulation titles and commendation forms; present such applications to competent authorities for consideration of issuance of commendation decisions;
d) Provide advisory services regarding the preliminary and summary of emulation movements.
Article 14. Responsibilities of Vietnamese individuals and organizations when receiving commendation forms from foreign individuals or organizations
1. Vietnamese individuals and organizations, when receiving commendation forms from foreign individuals or organizations, must have the approval of competent state agencies of the Socialist Republic of Vietnam or comply with international treaties that the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
2. The Government of Vietnam shall elaborate this Article.
Article 15. Prohibited acts in emulation and commendation
1. Organizing emulation and commendation contrary to policies and laws of the State; taking advantage of emulation and commendation for personal profits.
2. Obstructing, harassing, and creating negativity in emulation and commendation work.
3. Making false declarations, forging documents, and conducting false confirmations and requests in emulation and commendation.
4. Exploiting positions and entitlements to request or decide to award emulation titles or commendation forms contrary to the law.
5. Using commendation items contrary to customs and traditions of the nation and social ethics, which adversely affects society.
6. Using the emulation and commendation fund contrary to the law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực