Chương 6 Luật phá sản 2004: Thủ tục phục hồi, thủ tục thanh lý
Số hiệu: | 21/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 15/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 15/10/2004 |
Ngày công báo: | 15/07/2004 | Số công báo: | Từ số 23 đến số 24 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của mình và nộp cho Toà án; nếu thấy cần phải có thời gian dài hơn thì phải có văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn. Thời hạn gia hạn không quá ba mươi ngày.
Trong thời hạn nói trên, bất kỳ chủ nợ hoặc người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã đều có quyền xây dựng dự thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã và nộp cho Toà án.
1. Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải nêu rõ các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh; các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ.
2. Các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh gồm có:
a) Huy động vốn mới;
b) Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh;
c) Đổi mới công nghệ sản xuất;
d) Tổ chức lại bộ máy quản lý; sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất;
đ) Bán lại cổ phần cho chủ nợ;
e) Bán hoặc cho thuê tài sản không cần thiết;
g) Các biện pháp khác không trái pháp luật.
3. Trước khi bắt đầu hoặc tại Hội nghị chủ nợ, phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có thể được sửa đổi, bổ sung theo sự thoả thuận của các bên.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, Thẩm phán phải xem xét phương án phục hồi hoạt động kinh doanh để ra một trong các quyết định:
1. Đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét, quyết định;
2. Đề nghị sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nếu thấy phương án đó chưa bảo đảm các nội dung quy định tại Điều 69 của Luật này.
1. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày quyết định đưa phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản ra Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét, thông qua phương án phục hồi.
2. Hội nghị chủ nợ xem xét, thảo luận phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được thông qua khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.
1. Thẩm phán ra quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả các bên có liên quan.
2. Toà án phải gửi quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản và các chủ nợ trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định.
1. Sau khi Thẩm phán ra quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, Tổ quản lý, thanh lý tài sản giải thể.
2. Sáu tháng một lần, doanh nghiệp, hợp tác xã phải gửi cho Toà án báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, hợp tác xã.
3. Chủ nợ có nghĩa vụ giám sát việc thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là ba năm, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Toà án công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
1. Trong quá trình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, các chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền thoả thuận về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
2. Thoả thuận về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được chấp nhận khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên đồng ý.
3. Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các bên và gửi quyết định đó cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản và các chủ nợ trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định.
1. Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản nếu có một trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
b) Được quá nửa số phiếu của các chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán đồng ý đình chỉ.
2. Toà án phải gửi và thông báo công khai quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại Điều 29 của Luật này.
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì doanh nghiệp, hợp tác xã đó được coi không còn lâm vào tình trạng phá sản.
2. Trường hợp việc thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án bị đình chỉ theo quy định tại Điều 57 của Luật này chưa được thi hành hoặc chưa được giải quyết thì ngay sau khi ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, việc thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án được tiếp tục. Toà án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi phải gửi trả lại hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bị thua lỗ đã được Nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp mà không cần phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét việc áp dụng thủ tục phục hồi.
Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản khi Hội nghị chủ nợ không thành trong những trường hợp sau đây:
1. Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không tham gia Hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng hoặc sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc trường hợp quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật này;
2. Không đủ số chủ nợ quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này tham gia Hội nghị chủ nợ sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc trường hợp quy định tại các điều 15, 16, 17 và 18 của Luật này.
Sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với dự kiến các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, nếu có một trong các trường hợp sau đây thì Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã:
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật này;
2. Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
3. Doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp các bên liên quan có thoả thuận khác
1. Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản quy định tại các điều 78, 79 và 80 của Luật này phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên của Toà án; họ và tên Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản;
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản;
d) Căn cứ của việc áp dụng thủ tục thanh lý tài sản;
đ) Phương án phân chia tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo nguyên tắc quy định tại Điều 37 của Luật này;
e) Quyền khiếu nại, kháng nghị và thời hạn khiếu nại, kháng nghị.
2. Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải được Toà án gửi và thông báo công khai theo quy định tại Điều 29 của Luật này.
Trong quá trình thi hành quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản, theo đề nghị của Tổ quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán có thể ra quyết định cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện một số hoạt động cần thiết cho việc thanh lý tài sản hoặc làm tăng thêm khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, các chủ nợ có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.
2. Những người mắc nợ doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền khiếu nại phần quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của mình.
3. Thời hạn khiếu nại, kháng nghị là hai mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.
Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kháng nghị, Toà án đã ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phải gửi hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại, quyết định kháng nghị cho Toà án cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.
1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại, quyết định kháng nghị, Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp chỉ định một tổ gồm ba Thẩm phán xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.
2. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ về phá sản, Tổ Thẩm phán phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Tổ Thẩm phán có quyền ra một trong các quyết định sau đây:
a) Không chấp nhận khiếu nại, kháng nghị và giữ nguyên quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của Toà án cấp dưới;
b) Sửa quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của Toà án cấp dưới;
c) Huỷ quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của Toà án cấp dưới và giao hồ sơ về phá sản cho Toà án cấp dưới tiếp tục thủ tục phục hồi theo quy định của Luật này.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị của Toà án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
Chapter VI
RESTORATION PROCEDURES, LIQUIDATION PROCEDURES
Section 1. BUSINESS OPERATION RESTORATION PROCEDURES
Article 68.- Conditions for application of business operation restoration procedures
1. The judges shall issue decisions to apply the business operation restoration procedures after the first conferences of creditors adopt resolutions approving solutions to reorganize business operations, plans on repayment of debts to creditors and request the enterprises or cooperatives to work out plans on business operation restoration.
2. Within thirty days as from the date the first conferences of creditors adopt the resolutions, the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy must work out plans to restore their business operations and submit them to the courts; if deeming it necessary to have more time therefor, they must send their written requests to the judges for extension. The extension duration shall not exceed thirty days.
Within the above-said time limit, any creditors or persons who undertake the task of restoring the business operations of the enterprises or cooperatives shall all have the right to draft plans on business operation restoration for the enterprises or cooperatives and submit them to the courts.
Article 69.- Contents of plans on business operation restoration
1. Plans on restoration of business operations of enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy must clearly state the necessary measures to restore business operations; conditions; time and plans for debt repayment.
2. The necessary measures to restore business operations shall include:
a) Mobilizing new capital;
b) Changing goods of production and/business;
c) Renewing production technologies;
d) Reorganizing the managerial apparatus; merging or dividing production sections in order to raise productivity and production quality;
e) Reselling shares to creditors;
f) Selling or leasing unnecessary properties;
g) Other measures not contrary to law.
3. Before commencing or at the creditors’ conferences, the business operation restoration plans can be amended and/or supplemented under agreement among the parties.
Article 70.- Considering business operation restoration plans before they are presented at creditors’ conferences
Within fifteen days as from the date of receiving the business operation restoration plans, the judges must consider them in order to make one of the following decisions:
1. To present the plans at creditors’ conferences for consideration and decision;
2. To request the amendment and/or supplementation of the business operation restoration plans if deeming that such plans fail to ensure the contents prescribed in Article 69 of this Law.
Article 71.- Consideration and adoption of plans on business operation restoration
1. Within ten days as from the date of deciding to present the plans on restoration of business operation of the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy before creditors’ conferences, the judges must convene the creditors’ conference to consider and adopt the restoration plans.
2. The conferences consider and discuss the business operation restoration plans.
The resolutions on plans for restoration of business operations of enterprises or cooperatives shall be adopted when they are voted for by more than half of the present unguaranteed creditors representing two-thirds or more of the total unsecured debts.
Article 72.- Recognition of resolutions on business operation restoration plans
1. The judges shall issue decisions to recognize the creditors’ conferences’ resolutions on plans for restoration of business operations of the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy. These resolutions are binding on all parties concerned.
2. The courts must send the decisions to recognize the creditors’ conference’s resolutions on business operation restoration plans to the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy and the creditors within seven days as from the date of issuing the decisions.
Article 73.- Supervising the implementation of business operation restoration plans
1. After the judges issue decisions to recognize the creditors’ conferences’ resolutions on plans for restoration of business operations of the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy, the property-managing and-liquidating teams shall dissolve.
2. Once every six months, enterprises and cooperatives must send to the courts their reports on the implementation of business operation restoration plans.
3. The creditors are obliged to supervise the implementation of plans on restoration of business operations of the enterprises or cooperatives.
Article 74.- Time limit for implementation of plans on business operation restoration
The maximum time limit for implementation of a plan on restoration of business operation of an enterprise or cooperative falling into the state of bankruptcy is three years as from the last day of publishing in newspapers the court’s decision to recognize the creditors’ conference’s resolution on plan for restoration of business operation of the enterprise or cooperative.
Article 75.- Amending, supplementing plans on business operation restoration
1. In the course of implementing business operation restoration plans, creditors and enterprises or cooperatives shall have the right to reach agreements on amendment and/or supplementation of business operation restoration plans.
2. The agreement on amendment and/or supplementation of plans for restoration of business operations of enterprises or cooperatives shall be approved when it is reached by more than half of the number of unguaranteed creditors representing two-thirds or more of the total unsecured debts.
3. The judges shall issue decisions to recognize the agreement between the parties and send such decisions to the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy as well as creditors within seven days as from the date of issuing the decisions.
Article 76.- Suspension of business operation restoration procedures
1. The judges shall issue decisions to suspend the procedures for restoration of business operations of the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy in one of the following cases:
a) The enterprises or cooperatives have fulfilled the plans on business operation restoration;
b) It is so agreed upon through voting by more than half of the unguaranteed creditors representing two-thirds or more of the total outstanding unsecured debts.
2. The courts must send and publicize the decisions to suspend the procedures for restoration of business operation of enterprises or cooperatives as provided for in Article 29 of this Law.
Article 77.- Legal consequences of the suspension of business operation restoration procedures
1. When the judges issue decisions to suspend the procedures for restoration of business operation of the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy, such enterprises or cooperatives shall be regarded as no longer falling into the state of bankruptcy.
2. Where the civil judgment execution or case settlement is suspended under the provisions in Article 57 of this Law, immediately after the issuance of the decisions to suspend the procedures for restoration of business operations of the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy, the civil judgment execution or the case settlement shall resume. The courts which issue decisions to suspend the restoration procedures must return the case dossiers to the competent courts for settlement of cases according to law provisions.
Section 2. PROPERTY LIQUIDATION PROCEDURES
Article 78.- Decision to open property liquidation procedures in special cases
Where enterprises which have conducted business operation at a loss, have enjoyed special measures applied by the State to restore their business operation but still cannot restore their business operation and cannot repay their due debts at the creditors’ requests, the courts shall issue decisions to open the procedures for liquidation of the enterprises’ properties without having to convene the creditors’ conferences to consider the application of restoration procedures.
Article 79.- Decision to open property liquidation procedures when the creditors’ conferences fail
The judges shall issue decisions to open property liquidation procedures when the creditors’ conferences fail in the following cases:
1. Where the owners of enterprises or lawful representatives of enterprises or cooperatives fail to participate in the creditors’ conferences without plausible reasons or where after the creditors’ conferences are postponed once and the applicants for opening of the property liquidation procedures fall into the cases prescribed in Articles 13 and 14 of this Law;
2. Where there are not enough creditors defined in Clause 1, Article 65 of this Law to participate in the creditors’ conferences after the creditors’ conferences were postponed once if the applicants for opening of the bankruptcy procedures fall into the cases prescribed in Articles 15, 16, 17 and 18 of this Law.
Article 80.- Decision to open the property liquidation procedures after the adoption of the resolutions of the first conferences of creditors
After the first conference of creditors adopts the resolution agreeing with the proposed solutions to reorganize business operation, plans on debt repayment to creditors and requests the enterprises or cooperatives to work out plans to restore their business operation, the courts shall decide to open procedures for liquidation of properties of the enterprises or cooperatives in one of the following cases:
1. The enterprises or cooperatives cannot draw up plans for business operation restoration within the time limit prescribed in Clause 1, Article 68 of this Law;
2. The creditors’ conferences fail to adopt plans on restoration of business operation of enterprises or cooperatives;
3. The enterprises or cooperatives have implemented improperly or fail to implement the business operation restoration plans, except otherwise agreed upon by the involved parties.
Article 81.- Contents of decisions on opening of property liquidation procedures
1. The decision to open the property liquidation procedures prescribed in Articles 78, 79 and 80 of this Law must contain the following principal contents:
a) The day, month, year of issuing the decision;
b) The name of the court, the full name of the judge in charge of carrying out the bankruptcy procedures;
c) The name and address of the enterprise or cooperative subject to the application of property liquidation procedures;
d) The grounds of application of property liquidation procedures;
e) The plan on division of the properties of the enterprise or cooperative according to the principles prescribed in Article 37 of this Law;
f) The right to complain and protest and the time limit for lodging complaints and protests.
2. The decisions on opening of procedures for liquidation of the properties of enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy must be dispatched and publicized by courts according to the provisions in Article 29 of this Law.
Article 82.- Activities of enterprises, cooperatives in the course of property liquidation
In the course of executing decisions on opening of property liquidation procedures, at the proposals of the property-managing and-liquidating teams, the judges may issue decisions permitting the enterprises or cooperatives to conduct a number of activities necessary for the property liquidation or for the increase of the properties of such enterprises or cooperatives.
Article 83.- Complaints about, protests against, decisions on opening of property liquidation procedures
1. The enterprises and cooperatives which fall into the state of bankruptcy and creditors may complain about, and the people’s procuracies of the same level may protest against, decisions on opening of property liquidation procedures.
2. Persons owing debts to enterprises or cooperatives may complain about the sections of decisions on opening procedures for liquidation of the properties of the enterprises or cooperatives, which are related to their respective debt repayment obligations.
3. The time limit for lodging complaints or protests shall be twenty days counting from the last day of publishing the decisions on opening of property liquidation procedures in newspapers.
Within five days as from the date the time limit for lodging complaints or protests expires, the courts which have issued decisions on opening of procedures for liquidation of properties of enterprises or cooperatives must send the bankruptcy dossiers enclosed with the written complaints, protest decisions to the immediate superior courts for considering and settling the complaints about, or protests against, decisions on opening of property liquidation procedures.
Article 84.- Settlement of complaints about, protests against, decisions on opening of property liquidation procedures
1. Immediately after receiving the bankruptcy dossiers enclosed with the written complaints or protest decisions, the chief judges of the immediate superior courts shall each appoint a three judge- team to consider and settle the complaints about, or protests against, decisions on opening of property liquidation procedures.
2. Within sixty days as from the date of receiving the bankruptcy dossiers, the judges’ teams must consider and settle complaints about, or protests against, decisions on opening of property liquidation procedures. The judges’ teams may issue one of the following decisions:
a) To reject the complaints or protests and retain the subordinate court’s decisions on opening of property liquidation procedures;
b) To amend the subordinate court’s decisions on opening of property liquidation procedures;
c) To cancel the subordinate court’s decisions on opening of property liquidation procedures and hand the bankruptcy dossiers to the subordinate court for continuing with the restoration procedures as provided for by this Law.
3. The immediate superior courts’ decisions on settlement of complaints or protests shall be the final ones and take legal effect after the issuance thereof.
Article 85.- Suspension of property liquidation procedures
The judges shall issue decisions to suspend the property liquidation procedures in the following cases:
1. The enterprises or cooperatives no longer have properties for implementation of the property division plans;
2. The property division plans have been fulfilled.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực