Chương 2 Luật phá sản 2004: Nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Số hiệu: | 21/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 15/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 15/10/2004 |
Ngày công báo: | 15/07/2004 | Số công báo: | Từ số 23 đến số 24 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;
d) Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán;
đ) Quá trình đòi nợ;
e) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Luật này.
1. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì người lao động cử người đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
Đại diện cho người lao động được cử hợp pháp sau khi được quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải được quá nửa số người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;
d) Số tháng nợ tiền lương, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được cho người lao động;
đ) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Luật này.
4. Sau khi nộp đơn, đại diện cho người lao động hoặc đại diện công đoàn được coi là chủ nợ.
1. Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Luật này.
4. Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây:
a) Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;
b) Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;
c) Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được;
d) Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;
đ) Danh sách những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;
e) Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp;
g) Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải cung cấp theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời hạn ba tháng, kể từ khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, nếu chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
1. Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật này.
1. Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành được đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật này, trừ các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm d, đ và e khoản 4 Điều 15 của Luật này.
1. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại các điều 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật này có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu do pháp luật quy định và theo yêu cầu của Toà án trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản.
2. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do không khách quan gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản thì tuỳ theo tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý vốn, tổ chức kiểm toán hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp mà không phải là chủ sở hữu nhà nước của doanh nghiệp có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
2. Cơ quan thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông báo đó.
1. Phí phá sản được dùng để tiến hành thủ tục phá sản. Toà án quyết định việc nộp phí phá sản trong từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản theo quyết định của Toà án, trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người lao động quy định tại Điều 14 của Luật này.
3. Phí phá sản do ngân sách nhà nước tạm ứng trong các trường hợp sau đây:
a) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản;
b) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản không có tiền để nộp, nhưng có các tài sản khác.
Phí phá sản do ngân sách nhà nước tạm ứng được hoàn trả lại cho ngân sách nhà nước lấy từ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
1. Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thấy cần sửa đổi đơn, bổ sung tài liệu thì Toà án yêu cầu người nộp đơn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Toà án.
2. Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, kể từ ngày người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản. Trường hợp người nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì ngày thụ lý đơn là ngày Toà án nhận được đơn. Toà án phải cấp cho người nộp đơn giấy báo đã thụ lý đơn.
1. Trường hợp người nộp đơn không phải là chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày thụ lý đơn, Toà án phải thông báo cho doanh nghiệp, hợp tác xã đó biết.
2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án, doanh nghiệp, hợp tác xã phải xuất trình cho Toà án các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật này; nếu doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là người bảo lãnh cho người khác thì trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án, doanh nghiệp, hợp tác xã phải thông báo việc mình bị yêu cầu mở thủ tục phá sản cho những người có liên quan biết.
Toà án ra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong những trường hợp sau đây:
1. Người nộp đơn không nộp tiền tạm ứng phí phá sản trong thời hạn do Toà án ấn định;
2. Người nộp đơn không có quyền nộp đơn;
3. Có Toà án khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;
4. Có căn cứ rõ ràng cho thấy việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do không khách quan gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản;
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã chứng minh được mình không lâm vào tình trạng phá sản.
1. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của Toà án trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, người làm đơn có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án đó.
2. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Toà án phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
b) Huỷ quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn theo quy định của Luật này.
1. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu thấy việc giải quyết phá sản không thuộc thẩm quyền của mình thì Toà án đã thụ lý đơn chuyển việc giải quyết phá sản cho Toà án có thẩm quyền và thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết.
2. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Toà án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh do Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Toà án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh khác nhau hoặc giữa các Toà án nhân dân cấp tỉnh do Chánh án Toà án nhân dân tối cao giải quyết.
Kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, việc giải quyết các yêu cầu sau đây đòi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thực hiện nghĩa vụ về tài sản phải tạm đình chỉ:
1. Thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án;
2. Giải quyết vụ án đòi doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản;
3. Xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với các chủ nợ có bảo đảm, trừ trường hợp được Toà án cho phép.
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Toà án phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
2. Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Trong trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
3. Quyết định mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên của Toà án; họ và tên Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản;
c) Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tên, địa chỉ của người làm đơn yêu cầu;
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;
đ) Thời gian, địa điểm khai báo của các chủ nợ và hậu quả pháp lý của việc không khai báo.
4. Toà án ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã chưa lâm vào tình trạng phá sản.
1. Quyết định của Toà án về mở thủ tục phá sản được gửi cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, Viện kiểm sát cùng cấp và đăng trên báo địa phương nơi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có địa chỉ chính, báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp.
2. Quyết định của Toà án về mở thủ tục phá sản phải được thông báo cho các chủ nợ, những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
3. Thời hạn gửi và thông báo quyết định mở thủ tục phá sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là bảy ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định.
1. Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản vẫn được tiến hành bình thường, nhưng phải chịu sự giám sát, kiểm tra của Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
2. Trong trường hợp xét thấy người quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành hoặc nếu tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh sẽ không có lợi cho việc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã thì theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán ra quyết định cử người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
1. Kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, nghiêm cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;
b) Thanh toán nợ không có bảo đảm;
c) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
d) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp.
2. Sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, các hoạt động sau đây của doanh nghiệp, hợp tác xã phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán trước khi thực hiện:
a) Cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thuê tài sản;
b) Nhận tài sản từ một hợp đồng chuyển nhượng;
c) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
d) Vay tiền;
đ) Bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản;
e) Thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
1. Quyết định không mở thủ tục phá sản phải được Toà án gửi cho người làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được quyết định không mở thủ tục phá sản, người làm đơn yêu cầu có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án đó.
2. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại đối với quyết định không mở thủ tục phá sản, Chánh án Toà án phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định không mở thủ tục phá sản;
b) Huỷ quyết định không mở thủ tục phá sản và ra quyết định mở thủ tục phá sản.
Chapter II
SUBMISSION AND RECEPTION OF APPLICATIONS FOR OPENING OF BANKRUPTCY PROCEDURES
Article 13.- Creditors’ right to submit applications for opening of bankruptcy procedures
1. When realizing that enterprises and/or cooperatives fall into the state of bankruptcy, the unguaranteed or partially guaranteed creditors shall all have the right to submit applications for the opening of bankruptcy procedures applicable to such enterprises and/or cooperatives.
2. The application for opening of bankruptcy procedures shall contain the following principal details:
a) The day, month, year of making the application;
b) The name and address of the applicant;
c) The name and address of the enterprise or cooperative falling into the state of bankruptcy;
d) The unsecured or partially secured due debts not repaid by the enterprise or cooperative;
e) The course of debt reclaiming;
f) The grounds of requesting the opening of bankruptcy procedures.
3. The applications for the opening of bankruptcy procedures must be sent to the competent courts defined in Article 7 of this Law.
Article 14.- Laborers’ right to submit applications for the opening of bankruptcy procedures
1. Where enterprises or cooperatives cannot pay wages and/or other debt amounts to laborers and are deemed falling into the state of bankruptcy, the laborers shall appoint their representatives to submit or submit through trade union representatives the applications for opening of bankruptcy procedures against such enterprises or cooperatives.
The laborers’ representatives shall be lawfully appointed when they are voted for with secret ballots or signatures by more than half of the laborers in the enterprises or cooperatives; for large-sized enterprises or cooperatives comprising many attached units, the lawfully-appointed representatives of laborers must be voted for by more than half of the representatives of the attached units.
2. The application for opening of bankruptcy procedures shall contain the following details:
a) The day, month and year of making the application;
b) The name and address of the applicant;
c) The name and address of the enterprise or cooperative falling into the state of bankruptcy;
d) The number of months for which wages have not been paid, the total wage and other debt amounts not yet paid to laborers by the enterprise or cooperative;
e) The grounds of requesting the opening of bankruptcy procedures.
3. The applications for opening of bankruptcy procedures must be sent to the competent courts defined in Article 7 of this Law.
4. After the applications are submitted, the laborers’ representatives or trade union representatives are considered the creditors.
Article 15.- Obligation to submit applications for opening of bankruptcy procedures of the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy
1. Upon realizing that enterprises or cooperatives fall into the state of bankruptcy, the owners of such enterprises or the lawful representatives of the enterprises or cooperatives have the obligation to submit applications for opening of bankruptcy procedures for such enterprises or cooperatives.
2. The application for opening of bankruptcy procedures must contain the following principal details:
a) The day, month, year of making the application;
b) The name and address of the enterprise or cooperative;
c) The grounds of requesting the opening of bankruptcy procedures.
3. The applications for opening of bankruptcy procedures must be sent to the competent courts defined in Article 7 of this Law.
4. The following papers and documents must be submitted together with the applications for opening of the bankruptcy procedures:
a) The report on business activities of the enterprise or cooperative, which clearly explains the causes and circumstances related to the state of insolvency; if the enterprise is a joint-stock company for which the law requires the audit, its financial statement must be certified by an independent auditing organization;
b) The report on measures already taken by the enterprise or cooperative, which, however, have not redressed the state of its incapability of repaying due debts;
c) The detailed list of assets of the enterprise or cooperative and the locations of visible assets;
d) The list of creditors of the enterprise or cooperative, with their names and addresses clearly inscribed; the banks where the creditors open their accounts; the secured and unsecured due debts; the secured and unsecured immature debts;
e) The list of debtors of the enterprise or cooperative, with their names and addresses clearly inscribed; the banks where they open their accounts; the secured and unsecured due debts; the secured and unsecured immature debts;
f) The list clearly inscribing the names and addresses of members of the company being the indebted enterprise, who jointly bear responsibility for the debts owed by the enterprise;
g) Other documents to be supplied by the enterprise or cooperative at the court’s request under law provisions.
5. Within three months after realizing that the enterprises or cooperatives fall into the state of bankruptcy, if the owners of such enterprises or the lawful representatives of the enterprises or cooperatives fail to submit the applications for opening of bankruptcy procedures, they must bear responsibility under law provisions.
Article 16.- The State enterprise owners’ right to submit applications for opening of bankruptcy procedures
1. When realizing that State enterprises fall into the state of bankruptcy but the enterprises decline to fulfill the obligation to submit the applications for opening of bankruptcy procedures, the representatives of the enterprises’ owners shall have the right to submit applications for opening of bankruptcy procedures for such enterprises.
2. The applications for opening of bankruptcy procedures and the papers as well as documents enclosed therewith shall comply with the provisions in Article 15 of this Law.
Article 17.- Joint-stock company shareholders’ right to file applications for opening of bankruptcy procedures
1. When realizing that their joint-stock companies fall into the state of bankruptcy, shareholders or groups of shareholders may file their applications for opening of bankruptcy procedures according to the companies’ charters; if it is not so prescribed by the companies’ charters, the applications shall be submitted under resolutions of the shareholders’ congresses. Where the companies’ charters do not so prescribe while the shareholders’ congress cannot be held, shareholders or groups of shareholders owning more than 20% of the common shares for at least 6 consecutive months are entitled to file applications for opening of bankruptcy procedures against such joint-stock companies.
2. The applications for opening of bankruptcy procedures and the papers as well as documents enclosed with the applications shall comply with the provisions in Articles 15 of this Law, except for the papers and documents prescribed at Points d, e and f of Clause 4, Article 15 of this Law.
Article 18.- The partnership members’ right to submit applications for opening of bankruptcy procedures
1. When realizing that partnerships fall into the state of bankruptcy, the partnership members shall have the right to submit applications for opening of bankruptcy procedures for such partnerships.
2. The applications for opening of bankruptcy procedures and the papers as well as documents enclosed therewith shall comply with the provisions of Article 15 of this Law.
Article 19.- Obligations and responsibilities of applicants for opening of bankruptcy procedures
1. The applicants for opening of bankruptcy procedures defined in Articles 13, 14, 15, 16, 17 and 18 of this Law shall have the obligations to supply in full and time the law-prescribed documents at the courts’ requests in the course of carrying out the bankruptcy procedures.
2. The applicants for opening of bankruptcy procedures, who, due to their unobjectiveness, have caused adverse impacts on the honor, prestige or business activities of enterprises or cooperatives or commit frauds in requesting the opening of bankruptcy procedures, shall, depending on the nature and seriousness of their acts, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensation therefor according to law provisions.
Article 20.- Notification on enterprises, cooperatives falling into the state of bankruptcy
1. While performing their functions and tasks, if realizing that enterprises or cooperatives fall into the state of bankruptcy, the courts, procuracies, inspectorates, capital-managing agencies, auditing organizations or agencies having decided on the establishment of the enterprises, which are not the State-owners of the enterprises, shall have to notify in writing the persons entitled to submit applications for opening of bankruptcy procedures thereof so that they consider the submission of applications for opening of bankruptcy procedures.
2. The notifying agencies must bear responsibility for the truthfulness of such notification.
Article 21.- Bankruptcy charges and advance of bankruptcy charges
1. The bankruptcy charges shall be used for carrying out the bankruptcy procedures. The courts shall decide on the payment of bankruptcy charges on a case-by-case basis under law provisions on charges and fees.
2. The applicants for opening of bankruptcy procedures must advance bankruptcy charges under courts’s decisions, except for cases where the applicants for opening of bankruptcy procedures are laborers defined in Article 14 of this Law.
3. The bankruptcy charges shall be advanced by the State budget in the following cases:
a) The applicants for opening of bankruptcy procedures fall into the cases where bankruptcy charges must not be advanced;
b) The applicants for opening of bankruptcy procedures have to advance the bankruptcy charges but do not have money for payment, but have other assets.
The bankruptcy charges advanced by the State budget shall be refunded to the State budget and deducted from the assets of the enterprises, cooperatives which fall into the state of bankruptcy.
Article 22.- Reception of applications for opening of bankruptcy procedures
1. After receiving the applications for opening of bankruptcy procedures, if deeming it necessary to amend the applications and/or supplement documents, the courts shall request the applicants to effect the amendment and/or supplementation within ten days as from the date of receiving the courts’ requests.
2. The courts shall process the applications for opening of bankruptcy procedures as from the date the applicants produce the receipts of bankruptcy charge advance payment. Where the applicants shall not have to pay the bankruptcy charge advance, the date of processing the applications shall be the date the courts receive the applications. The courts shall have to issue to the applicants the notices that their applications have been received and processed.
Article 23.- Notification on the reception and processing of applications for opening of bankruptcy procedures
1. Where the applicants are not the owners of enterprises or lawful representatives of enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy, within five days as from the date of receiving and processing the applications, the courts must notify the enterprises or cooperatives thereof.
2. Within fifteen days as from the date of receiving the courts’ notices, the enterprises and/or cooperatives must produce to the courts the papers and documents prescribed in Clause 4, Article 15 of this Law; if the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy act as guarantors for other persons, within five days as from the date of receiving the courts’ notices, the enterprises and/or cooperatives must notify their state of being requested for opening of bankruptcy procedures to the relevant persons.
Article 24.- Return of applications for opening of bankruptcy procedures
The courts shall decide on the return of applications for opening of bankruptcy procedures in the following cases:
1. The applicants fail to pay bankruptcy charge advance within the time limit set by the courts;
2. The applicants have no right to submit applications;
3. Other courts have already opened the bankruptcy procedures for the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy;
4. There are clear grounds showing that the submission of applications for opening of bankruptcy procedures has, due to unobjectiveness, caused adverse impacts on the honor, prestige and/or business operation of the enterprises or cooperatives or deception is found in requesting the opening of bankruptcy procedures;
5. The enterprises or cooperatives can prove that they do not fall into the state of bankruptcy.
Article 25.- Complaints about the return of applications for opening of bankruptcy procedures
1. Within ten days as from the date of receiving the courts’ decisions on the return of their applications for opening of bankruptcy procedures, the applicants may complain thereabout with the chief judges of such courts.
2. Within seven days as from the date of receiving the written complaints about the decisions to return applications for opening of bankruptcy procedures, the courts’ chief judges must issue one of the following decisions:
a) To retain the decisions on the return of applications for opening of bankruptcy procedures;
b) To cancel the decisions on the return of applications for opening of bankruptcy procedures and to receive and process the applications according to the provisions of this Law.
Article 26.- Transferring the settlement of bankruptcy to other courts; settling disputes over jurisdiction
1. After receiving the applications for opening of bankruptcy procedures, if deeming that the settlement of bankruptcy does not fall under their jurisdiction, the courts which have received the applications shall transfer the bankruptcy settlement to the competent courts and notify the applicants for opening of bankruptcy procedures thereof.
2. Disputes over jurisdiction among district-level people’s courts in the same province shall be settled by the chief judges of the provincial-level people’s courts.
Disputes over jurisdiction among district-level people’s courts of different provinces or among provincial-level people’s courts shall be settled by the chairman of the Supreme People’s Court.
Article 27.- Suspension of requests for fulfillment of property obligations by enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy
As from the date the courts receive applications for opening of bankruptcy procedures, the settlement of the following requests for fulfillment of property obligations by the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy must be suspended:
1. The execution of civil judgments regarding property where the enterprises or cooperatives are the judgment debtors;
2. The settlement of cases of demanding the enterprises, cooperatives to fulfill their property obligations;
3. The handling of secured assets of the enterprises, cooperatives for guaranteed creditors, except where so permitted by courts.
Article 28.- Decision to open or not to open the bankruptcy procedures
1. Within thirty days as from the date of receiving applications for opening of bankruptcy procedures, the courts must issue decisions to open or not to open the bankruptcy procedures.
2. The courts shall issue decisions to open the bankruptcy procedures when there are grounds proving that the enterprises, cooperatives fall into the state of bankruptcy. In necessary cases, before issuing decisions to open the bankruptcy procedures, the courts may convene sessions with the participation of the applicants for the opening of the bankruptcy procedures, the owners of the enterprises or the lawful representatives of the enterprises or cooperatives which are requested for opening of bankruptcy procedures, concerned individuals and organizations to consider and check the grounds proving that the enterprises or cooperatives fall into the state of bankruptcy.
3. The decisions to open the bankruptcy procedures contain the following principal details:
a) The day, month and year of issuing the decision;
b) The name of the court; full name of the judge in charge of carrying out the bankruptcy procedures;
c) The date and serial number of the reception of the application for opening of bankruptcy procedures; the name and address of the applicant;
d) The name and address of the enterprise, cooperative falling into the state of bankruptcy;
e) The time and venue for declaration by creditors and the legal consequences of the non-declaration.
4. Courts shall issue decisions not to open the bankruptcy procedures if deeming that the enterprises or cooperatives have not yet fallen into the state of bankruptcy.
Article 29.- Notification of decisions to open the bankruptcy procedures
1. The courts’ decisions on opening of bankruptcy procedures shall be sent to the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy, the procuracies of the same level and be published in local newspapers of the localities where the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy are headquartered, and in the central dailies for three consecutive issues.
2. The courts’ decisions on opening of bankruptcy procedures must be notified to the creditors, the debtors of the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy.
3. The time limit for sending and notifying the decisions on opening of bankruptcy procedures provided for in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be seven days as from the date the courts issue the decisions.
Article 30.- Business activities of enterprises, cooperatives after the issuance of decisions to open the bankruptcy procedures
1. All business activities of enterprises, cooperatives after the issuance of decisions to open the bankruptcy procedures shall be carried out as usual, but must be subject to the supervision and inspection by judges and asset-managing and – liquidating teams.
2. In case of deeming that the managers of enterprises or cooperatives are incapable of running the business activities or their continued running of business activities will not benefit the preservation of assets of the enterprises or cooperatives, the judges, at the request of the creditors’ conference, shall issue decisions to appoint persons to manage and administer the business activities of the enterprises or cooperatives.
Article 31.- Banned or restricted activities of enterprises, cooperatives
1. As from the date of receiving the decisions to open the bankruptcy procedures, the enterprises or cooperatives are strictly forbidden to carry out the following activities:
a) Concealing, dispersing assets;
b) Paying unsecured debts;
c) Abandoning or reducing the right to reclaim debts;
d) Converting unsecured debts into those secured with assets of the enterprises.
2. After receiving the decisions to open the bankruptcy procedures, the following activities of the enterprises or cooperatives must be agreed upon in writing by judges before they are carried out:
a) Pledging, mortgaging, transferring, selling, donating, leasing assets;
b) Receiving assets from transfer contracts;
c) Terminating the performance of effective contracts;
d) Borrowing money;
e) Selling, exchanging stocks or transferring property ownership;
f) Repaying debts newly arising from business activities of the enterprises or cooperatives and paying wages to laborers in the enterprises or cooperatives.
Article 32.- Complaints about decisions not to open bankruptcy procedures
1. Decisions not to open bankruptcy procedures must be sent by courts to the applicants for opening of bankruptcy procedures. Within seven days as from the date of receiving the decisions not to open the bankruptcy procedures, the applicants shall have the right to complain thereabout to the chief judges of such courts.
2. Within five days as from the date of receiving the complaints about decisions not to open bankruptcy procedures, the courts’ chief judges must issue one of the following decisions:
a) To retain the decisions not to open bankruptcy procedures;
b) To cancel the decisions not to open the bankruptcy procedures and issue decisions to open the bankruptcy procedures.