Chương 5 Luật phá sản 2004: Hội nghị chủ nợ
Số hiệu: | 21/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 15/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 15/10/2004 |
Ngày công báo: | 15/07/2004 | Số công báo: | Từ số 23 đến số 24 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trường hợp việc kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản kết thúc trước ngày lập xong danh sách chủ nợ thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày lập xong danh sách chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ; nếu việc kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã kết thúc sau ngày lập xong danh sách chủ nợ thì thời hạn này tính từ ngày kiểm kê xong tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Các Hội nghị chủ nợ tiếp theo có thể được Thẩm phán triệu tập vào bất kỳ ngày làm việc nào trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản theo đề nghị của Tổ quản lý, thanh lý tài sản hoặc của các chủ nợ đại diện cho ít nhất một phần ba tổng số nợ không có bảo đảm.
3. Giấy triệu tập Hội nghị chủ nợ phải được gửi cho người có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ và người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Luật này, chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày khai mạc Hội nghị. Kèm theo giấy triệu tập Hội nghị phải có chương trình, nội dung của Hội nghị và các tài liệu khác, nếu có.
4. Hội nghị chủ nợ do Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản chủ trì.
Những người sau đây có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ:
1. Các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được uỷ quyền có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
2. Đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động uỷ quyền. Trong trường hợp này đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
3. Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Trong trường hợp này họ trở thành chủ nợ không có bảo đảm.
1. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại các điều 15, 16, 17 và 18 của Luật này có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ; trường hợp không tham gia được thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ. Người được uỷ quyền có quyền, nghĩa vụ như người uỷ quyền nếu họ tham gia Hội nghị chủ nợ; đối với doanh nghiệp tư nhân mà chủ doanh nghiệp tư nhân đã chết thì người thừa kế hợp pháp của chủ doanh nghiệp đó tham gia Hội nghị chủ nợ.
2. Trường hợp không có người đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản quy định tại khoản 1 Điều này tham gia Hội nghị chủ nợ thì Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản chỉ định người đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã đó tham gia Hội nghị chủ nợ.
1. Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất bao gồm những nội dung sau đây:
a) Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản thông báo cho Hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; kết quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ và các nội dung khác nếu xét thấy cần thiết;
b) Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã trình bày ý kiến về các nội dung do Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo cho Hội nghị, đề xuất phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ;
c) Hội nghị chủ nợ thảo luận về các nội dung do Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo và các ý kiến của chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Hội nghị chủ nợ thông qua Nghị quyết. Nghị quyết được lập thành văn bản và phải được quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại Hội nghị đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên thông qua. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ;
đ) Trường hợp Hội nghị chủ nợ xét thấy phải thay người đại diện cho các chủ nợ trong thành phần Tổ quản lý, thanh lý tài sản thì Hội nghị bầu người thay thế.
e) Đề nghị thẩm phán ra quyết định cử người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
2. Trường hợp cần phải tổ chức Hội nghị chủ nợ tiếp theo thì chương trình, nội dung của Hội nghị tiếp theo do Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản quyết định theo đề nghị của những người quy định tại khoản 2 Điều 61 của Luật này.
1. Hội nghị chủ nợ có thể được hoãn một lần nếu có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên tham gia;
b) Quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại Hội nghị chủ nợ biểu quyết đề nghị hoãn Hội nghị chủ nợ;
c) Người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Điều 63 của Luật này vắng mặt có lý do chính đáng.
2. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định hoãn Hội nghị chủ nợ thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập lại Hội nghị chủ nợ.
Thẩm phán ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản trong những trường hợp sau đây:
1. Sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần, nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật này không tham gia Hội nghị chủ nợ được triệu tập lại;
2. Trường hợp chỉ có người quy định tại các điều 15, 16, 17 và 18 của Luật này nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Điều 63 của Luật này không đến tham gia Hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng;
3. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút lại đơn yêu cầu; nếu những người quy định tại các điều 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật này nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà chỉ có một hoặc một số người rút lại đơn yêu cầu thì Toà án vẫn tiến hành thủ tục phá sản.
Chapter V
CREDITORS’ CONFERENCES
Article 61.- Convening the creditors’ conferences
1. Where the inventory of properties of the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy is completed before the date of completing the lists of creditors, within thirty days as from the date of completing the lists of creditors, the judges must convene the creditors’ conferences; if the inventory of the properties of the enterprises or cooperatives is completed after the date of completing the lists of creditors, such time limit shall be counted from the date of completing the inventory of the properties of the enterprises or cooperatives.
2. The subsequent conferences of creditors may be convened by judges on any working day in the course of carrying out the bankruptcy procedures at the requests of the property-managing and – liquidating teams or of the creditors representing at least one-third of the total unsecured debts.
3. The creditors’ conference- convening papers must be sent to the persons entitled to participate in the creditors’ conferences and the persons obliged to participate in the creditors’ conferences, defined in Articles 62 and 63 of this Law, at least fifteen days before the date the conference opens. Enclosed with such papers must be the agenda and contents of the conferences as well as other documents, if any.
4. The creditors’ conferences shall be presided over by the judges in charge of carrying out the bankruptcy procedures.
Article 62.- Right to participate in the creditors’ conferences
The following persons are entitled to participate in creditors’ conferences:
1. The creditors included in the lists of creditors. Creditors may authorize other persons in writing to participate in creditors’ conferences and the authorized persons shall have the rights and obligations like the creditors;
2. The laborers’ representatives, the trade union representatives, who are authorized by the laborers. In this case, the laborers’ representatives and the trade union representatives shall have the rights and obligations like creditors;
3. The guarantors who have already repaid debts for the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy. In this case, they become unguaranteed creditors.
Article 63.- Obligations to participate in creditors’ conferences
1. The applicants for opening of bankruptcy procedures, defined in Articles 15, 16, 17 and 18 of this Law, have the obligations to participate in creditors’ conferences; in cases where they are unable to participate, they must authorize other persons in writing to participate in the creditors’ conferences. The authorized persons shall have the rights and obligations like the authorizing persons if they participate in the creditors’ conferences; for private enterprises whose owners have died, the lawful heirs of those enterprise owners shall participate in the creditors’ conferences.
2. Where the enterprises or cooperatives falling into the state of bankruptcy have no representatives defined in Clause 1 of this Article to participate in the creditors’ conferences, the judges in charge of carrying out the bankruptcy procedures shall appoint persons to represent those enterprises or cooperatives in participating in the creditors’ conferences.
Article 64.- Contents of the first conference of creditors
1. The first conference of creditors shall cover the following contents:
a) The property-managing and-liquidating team leader shall brief the creditors’ conference on the business situation and the financial situation of the enterprise or cooperative which falls into the state of bankruptcy; the results of property inventory, the list of creditors, the list of debtors and other contents deemed necessary;
b) The owner or lawful representative of the enterprise or cooperative presents ideas on the contents briefed to the conference by the property-managing and-liquidating team leader, propose plans and solutions to reorganize the business operation, the capability and time limit for debt repayment;
c) The creditors’ conference shall discuss the contents informed by the property-managing and-liquidating team leader and ideas presented by the enterprise owner or the lawful representative of the enterprise or cooperative;
d) The creditors’ conference adopts the resolution. The resolution must be made in writing and adopted by more than half of the unguaranteed creditors present at the conference, who represent two-thirds or more of the total unsecured debt amount. The resolution of the creditors’ conference is binding on all creditors;
e) Where the creditors’ conference deems it necessary to replace the representatives of creditors in the composition of the property-managing and-liquidating team, it shall elect other representatives for replacement;
f) Proposing the judge to issue a decision to appoint person to manage and run the business activities of the enterprise or cooperative which falls into the state of bankruptcy.
2. In case of necessity to hold a subsequent conference of creditors, the agenda and contents thereof shall be decided by the judge in charge of carrying out the bankruptcy procedures at the proposals of the persons defined in Clause 2, Article 61 of this Law.
Article 65.- Conditions for creditors’ conferences to be valid
The creditors’ conferences shall be valid only when the following conditions are fully met:
1. They are participated by more than half of the unguaranteed creditors representing two-thirds or more of the total unsecured debt amounts;
2. They are participated by the persons with obligation to participate in the creditors’ conferences, defined in Article 63 of this Law.
Article 66.- Postponing creditors’ conferences
1. The creditors’ conference can be postponed once in one of the following cases:
a) It is participated in by not more than half of the unguaranteed creditors representing two-thirds or more of the total unsecured debts;
b) It is so proposed through voting by more than half of the unguaranteed creditors present at the creditors’ conference;
c) The persons with obligation to participate in the creditors’ conference defined in Article 63 of this Law are absent for plausible reasons.
2. Where the judge issues decision to postpone the creditors’ conference, within thirty days as from the date of issuing such decision, the judge must reconvene the creditors’ conference.
Article 67.- Suspension of carrying out the bankruptcy procedures when participants in creditors’ conferences are absent
The judges shall issue decisions to suspend the bankruptcy procedures in the following cases:
1. Where after the creditors’ conference is postponed once the applicants for opening of bankruptcy procedures, defined in Articles 13 and 14 of this Law do not participate in the reconvened conference of creditors;
2. Where only the persons defined in Articles 15, 16, 17 and 18 of this Law file the applications for opening of bankruptcy procedures while the persons with obligation to participate in the creditors’s conference as defined in Article 63 of this Law do not come to participate in the creditors’ conference without plausible reasons;
3. Where the applicants for opening of bankruptcy procedures withdraw their applications; if the persons defined in Articles 13, 14, 15, 16, 17 and 18 of this Law file the applications for opening of bankruptcy procedures while only one or some of them withdraw the applications, the courts still proceeds with the bankruptcy procedures.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực