Chương 4 Luật phá sản 2004: Các biện pháp bảo toàn tài sản
Số hiệu: | 21/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 15/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 15/10/2004 |
Ngày công báo: | 15/07/2004 | Số công báo: | Từ số 23 đến số 24 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các giao dịch sau đây của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng trước ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu:
a) Tặng cho động sản và bất động sản cho người khác;
b) Thanh toán hợp đồng song vụ trong đó phần nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã rõ ràng là lớn hơn phần nghĩa vụ của bên kia;
c) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn;
d) Thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nợ;
đ) Các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Khi các giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này bị tuyên bố vô hiệu thì những tài sản thu hồi được phải nhập vào khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
1. Trong quá trình Toà án tiến hành thủ tục phá sản, chủ nợ không có bảo đảm, Tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố các giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này là vô hiệu.
2. Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định của Toà án tuyên bố giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã là vô hiệu để thu hồi lại tài sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
1. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản nếu xét thấy việc đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì hợp đồng đó bị đình chỉ thực hiện.
2. Chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng.
1. Yêu cầu Toà án ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện phải được làm thành văn bản và phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm văn bản;
b) Tên, địa chỉ của người có yêu cầu;
c) Số và tên hợp đồng; ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng;
d) Đối tác của doanh nghiệp, hợp tác xã trong hợp đồng;
đ) Nội dung cụ thể của hợp đồng;
e) Căn cứ của việc yêu cầu đình chỉ thực hiện hợp đồng.
2. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, nếu chấp nhận thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng; nếu không chấp nhận thì thông báo cho người đề nghị biết.
1. Tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản nhận được từ hợp đồng vẫn còn tồn tại trong khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó thì bên kia của hợp đồng có quyền đòi lại; nếu tài sản đó không còn thì bên kia của hợp đồng có quyền như một chủ nợ không có bảo đảm.
2. Trường hợp hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì bên kia của hợp đồng có quyền như một chủ nợ không có bảo đảm đối với khoản thiệt hại do việc đình chỉ thực hiện hợp đồng gây ra.
Chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ đối với những giao dịch được xác lập trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản theo các nguyên tắc sau đây:
1. Trường hợp hai bên có nghĩa vụ với nhau về tài sản cùng loại thì khi đến hạn không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
2. Trường hợp giá trị tài sản hoặc công việc không tương đương với nhau thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch;
3. Những vật được định giá thành tiền được bù trừ nghĩa vụ trả tiền.
1. Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản bao gồm:
a) Tài sản và quyền về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã có tại thời điểm Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
b) Các khoản lợi nhuận, các tài sản và các quyền về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ có do việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
c) Tài sản là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã. Trường hợp thanh toán tài sản là vật bảo đảm được trả cho các chủ nợ có bảo đảm, nếu giá trị của vật bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm phải thanh toán thì phần vượt quá đó là tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản bao gồm tài sản quy định tại khoản 1 Điều này và tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản theo bảng kê chi tiết đã nộp cho Toà án và xác định giá trị các tài sản đó; nếu thấy cần có thời gian dài hơn thì phải có văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá ba mươi ngày.
2. Bảng kiểm kê tài sản đã được xác định giá trị phải gửi ngay cho Toà án tiến hành thủ tục phá sản.
3. Trong trường hợp xét thấy việc kiểm kê, xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều này là không chính xác thì Tổ quản lý, thanh lý tài sản tổ chức kiểm kê, xác định lại giá trị một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Giá trị tài sản được xác định theo giá thị trường tại thời điểm kiểm kê.
1. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Toà án mở thủ tục phá sản, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Toà án, trong đó nêu cụ thể các khoản nợ, số nợ đến hạn và chưa đến hạn, số nợ có bảo đảm và không có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải trả. Kèm theo giấy đòi nợ là các tài liệu chứng minh về các khoản nợ đó. Hết thời hạn này các chủ nợ không gửi giấy đòi nợ đến Toà án thì được coi là từ bỏ quyền đòi nợ.
2. Trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan không tính vào thời hạn sáu mươi ngày quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải lập xong danh sách chủ nợ và số nợ. Trong danh sách này phải ghi rõ số nợ của mỗi chủ nợ, trong đó phân định rõ các khoản nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn.
2. Danh sách chủ nợ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Toà án tiến hành thủ tục phá sản và trụ sở chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày niêm yết. Trong thời hạn này, các chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có quyền khiếu nại với Toà án về danh sách chủ nợ. Trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan không tính vào thời hạn mười ngày quy định tại khoản này.
3. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Toà án phải xem xét, giải quyết khiếu nại; nếu thấy khiếu nại có căn cứ thì sửa đổi, bổ sung vào danh sách chủ nợ
1. Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải lập danh sách những người mắc nợ doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Trong danh sách này phải ghi rõ số nợ của mỗi người mắc nợ, trong đó phân định rõ các khoản nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn.
2. Danh sách người mắc nợ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Toà án tiến hành thủ tục phá sản và trụ sở chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày niêm yết. Trong thời hạn này, người mắc nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có quyền khiếu nại với Toà án về danh sách người mắc nợ.
3. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Toà án phải xem xét, giải quyết khiếu nại; nếu thấy khiếu nại có căn cứ thì sửa đổi, bổ sung vào danh sách người mắc nợ.
Trong trường hợp cần thiết theo đề nghị của Tổ quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản:
1. Cho bán những hàng hoá dễ bị hư hỏng, hàng hoá sắp hết thời hạn sử dụng, hàng hoá không bán đúng thời điểm sẽ khó có khả năng tiêu thụ;
2. Kê biên, niêm phong tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
3. Phong toả tài khoản của doanh nghiệp, hợp tác xã tại ngân hàng;
4. Niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tài liệu liên quan của doanh nghiệp, hợp tác xã;
5. Cấm hoặc buộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số hành vi nhất định.
1. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án, người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án.
2. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Chánh án Toà án phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
b) Huỷ một phần hoặc toàn bộ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
1. Kể từ ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản, việc thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là người phải thi hành án phải được đình chỉ.
Người được thi hành án có quyền nộp đơn cho Toà án yêu cầu được thanh toán trong khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã như một chủ nợ không có bảo đảm hoặc như một chủ nợ có bảo đảm, nếu có bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật kê biên tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm thi hành án.
2. Kể từ ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản, việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án đó phải bị đình chỉ. Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án đó cho Toà án đang tiến hành thủ tục phá sản để giải quyết.
1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án do Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án chuyển đến, Toà án đang tiến hành thủ tục phá sản phải xem xét, quyết định nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải thực hiện hoặc nghĩa vụ tài sản mà bên đương sự phải thực hiện đối với doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì người được doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản có quyền yêu cầu được thanh toán trong khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã như một chủ nợ không có bảo đảm.
3. Trường hợp bên đương sự phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì phải thanh toán cho doanh nghiệp, hợp tác xã giá trị tương ứng với nghĩa vụ tài sản đó.
Kể từ ngày nhận được quyết định của Toà án áp dụng thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, nghiêm cấm ngân hàng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý có tài khoản thực hiện các hành vi sau đây:
1. Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ việc thanh toán được Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản đồng ý bằng văn bản;
2. Thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm bù trừ hoặc thanh toán các khoản doanh nghiệp, hợp tác xã vay của ngân hàng.
1. Ngay sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải thông báo công khai cho tất cả nhân viên và người lao động của mình biết.
2. Kể từ khi được thông báo, tất cả nhân viên và người lao động phải có nghĩa vụ bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, không được thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm che giấu, tẩu tán hoặc chuyển nhượng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Chapter IV
MEASURES TO PRESERVE PROPERTIES
Article 43.- Transactions considered invalid
1. The following transactions of the enterprises or cooperatives falling into the state of bankruptcy, which are effected within three months before the courts receive the applications for opening of bankruptcy procedures, shall be considered invalid:
a) Donating moveables or immoveables to other persons;
b) Liquidating bilateral contracts in which the obligations of the enterprises or cooperatives are clearly larger than the obligations of the other party;
c) Repaying undue debts;
d) Mortgaging or pledging properties for debts;
e) Other transactions aiming to disperse properties of the enterprises or cooperatives.
2. When the transactions prescribed in Clause 1 of this Article are declared invalid, the recovered properties must be included into the properties of the enterprises or cooperatives.
Article 44.- Right to request courts to declare transactions invalid
1. While the courts are carrying out the bankruptcy procedures, the unguaranteed creditors, the property-managing and-liquidating teams shall have the right to request the courts to declare the enterprises’ or cooperatives’ transactions defined in Clause 1, Article 43 of this Law invalid.
2. The property-managing and-liquidating team leaders have the responsibility to organize the execution of the courts’ decisions declaring transactions of the enterprises or cooperatives invalid in order to recover properties for the enterprises or cooperatives.
Article 45.- Suspension of performance of valid contracts
1. In the course of carrying out the bankruptcy procedures, if it is deemed that the suspension of the performance of valid contracts which are being performed or have not yet been performed will be more beneficial for the enterprises or cooperatives, the performance of such contracts shall be suspended.
2. The creditors, the enterprises or cooperatives falling into the state of bankruptcy and the property-managing and- liquidating team leaders have the right to request the courts to issue decisions to suspend the contract performance.
Article 46.- Written requests for suspension of contract performance
1. Requesting the courts to issue decisions to suspend the performance of valid contracts, which are being performed or have not yet been performed, must be effected in writing and cover the following principal contents:
a) The day, month and year of making the written request;
b) The name and address of the requester;
c) The serial number and name of the contract; the day, month and year of entering into the contract;
d) The partner of the enterprise or cooperative in the contract;
e) The specific contents of the contract;
f) The grounds of requesting the suspension of contract performance.
2. Within five days as from the date of receiving the written requests, if accepting, the judges shall issue decisions to suspend the contract performance; if refusing to accept, they shall notify such to the requesters.
Article 47.- Payment, damage compensations when contracts are suspended from performance
1. The properties which have been received from contracts by the enterprises or cooperatives falling into the state of bankruptcy and still exist in the properties of such enterprises or cooperatives can be reclaimed by the other contractual party; if such properties no longer exist, the other contractual party shall have the rights like the unguaranteed creditors.
2. Where contracts are suspended from performance, the other party to the contracts shall have the rights like an unguaranteed creditor regarding the damage caused by the suspension of the contract performance.
Article 48.- Obligation clearing
Creditors and enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy may effect obligation clearing for transactions established before the issuance of decisions to open bankruptcy procedures according to the following principles:
1. Where the two parties have obligations towards each other regarding property of the same kind, they shall not have to fulfill obligations, when due, towards each other and the obligations are considered terminating, except otherwise provided for by law;
2. Where their property values or tasks do not correspond each other, the parties shall pay the value difference to each other;
3. Objects which can be valued in money may be cleared against monetary obligations.
Article 49.- Properties of enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy
1. The properties of enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy shall include:
a) Properties and property rights possessed by the enterprises or cooperatives by the time the courts receive the applications for openining of bankruptcy procedures;
b) The profits, properties and property rights which the enterprises or cooperatives will acquire from the performance of transactions established before the courts receive the applications for opening of bankruptcy procedures;
c) Properties used as security for the fulfillment of obligations of the enterprises or cooperatives. In case of payment with properties being security objects to guaranteed creditors, if the value of the security objects exceeds the payable secured debts, such excessive amount shall be the property of the enterprises or cooperatives;
d) The land use right value of enterprises or cooperatives shall be determined according to the provisions of land legislation.
2. The properties of private enterprises or partnerships which fall into the state of bankruptcy shall include the properties defined in Clause 1 of this Article and the properties of the private enterprise owners or partnership members not used directly in business activities. Where private enterprise owners or partnership members have properties under joint ownership, the property portions of those private enterprise owners or partnership members shall be divided according to the provisions of the Civil Code and other relevant law provisions.
Article 50.- Inventory of properties of enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy
1. Within thirty days as from the date of receiving the decisions on opening the bankruptcy procedures, the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy must conduct the inventory of their entire properties according to the detailed lists already submitted to the courts, and determine the values of such properties; if they deem necessary to have more time, they must file their written requests to the judges for extension, but for not more than twice, and each time shall not exceed thirty days.
2. The inventories of the valued properties must be sent immediately to the courts for carrying out the bankruptcy procedures.
3. Where the property inventory and valuation by enterprises or cooperatives as provided for in Clause 1 of this Article are deemed inaccurate, the property-managing and- and liquidating teams shall re-inventory and revalue part or whole of the properties of the enterprises or cooperatives. The property value shall be determined according to the market prices at the time of inventory.
Article 51.- Forwarding debt-reclaiming papers
1. Within sixty days as from the last day of publishing in newspapers the courts’ decisions on opening of bankruptcy procedures, the creditors must send their written debt reclaims to the courts, detailing the due and undue debts, the secured and unsecured debts to be paid by the enterprises or cooperatives. Enclosed with the written debt reclaims shall be documents proving those debts. Past this time limit, the creditors who do not send their written debt reclaims to the courts shall be regarded as having abandoned their right to reclaim debts.
2. In case of force majeure events or objective obstacles, the duration when the force majeure events or objective obstacles exist shall not be counted into the sixty day- time limit prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 52.- Making lists of creditors
1. Within fifteen days as from the date of expiry of the time limit for sending the written debt reclaims, the property-managing and –liquidating teams must complete the lists of creditors and debt amounts. Such lists must clearly state the debt amount of each creditor, clearly identifying the secured debts, unsecured debts, due debts and undue debts.
2. The lists of creditors must be publicly posted up at the offices of the courts which carry out the bankruptcy procedures and the head-offices of the enterprises or cooperatives for ten days counting from the date of posting up. Within this time limit, creditors and enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy may complain to the courts about the lists of creditors. In case of force majeure events or objective obstacles, the duration when the force majeure events or objective obstacles exist shall not be counted into the ten day- time limit prescribed in this Clause.
3. Within three days as from the date of receiving the complaints, the courts must consider and settle them; if realizing that the complaints are well grounded, they shall amend and/or supplement the lists of creditors.
Article 53.- Making lists of debtors
1. The property-managing and –liquidating teams must make the lists of persons owing debts to the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy. These lists must clearly inscribe the debt amount owed by each debtor, clearly identifying the secured debts, unsecured debts, due debts and immature debts.
2. The lists of debtors must be publicly posted up at the offices of the courts which carry out the bankruptcy procedures and the head-offices of the enterprises or cooperatives for ten days counting from the date of posting up. Within this time limit, debtors and enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy may complain to the courts about the lists of debtors.
3. Within three days as from the date of receiving the complaints, the courts must consider and settle them; if realizing that the complaints are well grounded, they must amend and/or supplement the lists of debtors.
Article 54.- Registration of secured transactions of enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy
Enterprises or cooperatives falling into the state of bankruptcy, which lease their secured properties to others, must make registration according to law provisions; if they have not yet made such registration, the property-managing and - liquidating team leaders must effect the registration of such secured transactions.
Article 55.- Application of provisional emergency measures
In necessary cases at the requests of the property-managing and – liquidating teams, the judges in charge of carrying out the bankruptcy procedures shall issue decisions to apply one or some of the following provisional emergency measures in order to preserve the properties of the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy:
1. Permitting the sale of goods easy to decay, goods with use duration going to expire, goods which will be unsalable if not being sold at due time;
2. Distraining, sealing off properties of enterprises or cooperatives;
3. Blocking accounts of enterprises or cooperatives;
4. Sealing off storehouses, funds, seizing and managing the accounting books and relevant documents of enterprises or cooperatives;
5. Forbidding or compelling enterprises, cooperatives, individuals, other relevant organizations to perform certain acts.
Article 56.- Complaints about decisions on application of provisional emergey measures
1. Within three days as from the date of receiving the courts’ decisions on the application of provisional emergency measures, the persons subject to the application of such measures may complain to the courts’ chief judges.
2. Within three days as from the date of receiving the written complaints about the decisions on application of provisional emergency measures, the courts’ chief judges must issue one of the following decisions:
a) To retain the decisions on application of provisional emergency measures;
b) To cancel part or whole of the decisions on application of provisional emergency measures.
Article 57.- Suspension of civil judgment execution or case settlement
1. As from the date the courts issue decisions to open the bankruptcy procedures, the execution of civil judgments regarding property in which the enterprises or cooperatives in the state of bankruptcy are judgment debtors must be suspended.
The judgment creditors may file their applications to courts requesting to be paid from the properties of the enterprises or cooperatives as unguaranteed creditors or guaranteed creditors, if the courts’ judgments or decisions to distrain properties of the enterprises or cooperatives to secure the judgment execution have taken legal effect.
2. As from the date the courts issue decisions to open the bankruptcy procedures, the settlement of cases related to property obligations in which the enterprises or cooperatives constitute an involved party must be suspended. The courts which decide to suspend the settlement of such cases must transfer the case dossiers to the courts which are carrying out the bankruptcy procedures for settlement.
Article 58.- Settlement of suspended cases in bankruptcy procedures
1. Immediately after receiving the case dossiers transferred by the courts which decide to suspend the settlement of cases, the courts which are carrying out the bankruptcy procedures must consider and decide on the property obligations to be performed by the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy or the property obligations towards the enterprises or cooperatives to be performed by the involved parties.
2. Where the enterprises or cooperatives falling into the state of bankruptcy have to perform the property obligations, the persons towards whom the enterprises or cooperatives perform the property obligations may request to be paid from the properties of the enterprises or cooperatives as unguaranteed creditors.
3. Where the involved parties must perform the property obligations towards the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy, they must pay to the enterprises or cooperatives the value corresponding to such property obligations.
Article 59.- Obligations of banks where enterprises or cooperatives open their accounts
As from the date of receiving the courts’ decisions on the application of liquidation procedures to enterprises or cooperatives, the banks where the enterprises or cooperatives subject to the application of liquidation procedures open their accounts are strictly forbidden to perform the following acts:
1. Paying debts of enterprises or cooperatives, except for the payment agreed in writing by the judges in charge of carrying out the bankruptcy procedures;
2. Performing any acts to clear or pay amounts borrowed from the banks by enterprises or cooperatives.
Article 60.- Obligations of staff members and laborers
1. Immediately after receiving the decisions on opening of bankruptcy procedures, the enterprises or cooperatives which fall into the state of bankruptcy must publicly notify such to all their staff members and laborers.
2. As from the date of being notified, the entire staff members and laborers shall be obliged to protect the properties of the enterprises or cooperatives and must not perform any acts with a view to concealing, dispersing or transferring the properties of the enterprises or cooperatives.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực