Chương 1 Luật Phá sản 2004: Những quy định chung
Số hiệu: | 21/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 15/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 15/10/2004 |
Ngày công báo: | 15/07/2004 | Số công báo: | Từ số 23 đến số 24 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định điều kiện và việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản trong thủ tục phá sản; điều kiện, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, thủ tục thanh lý tài sản và tuyên bố phá sản; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu tuyên bố phá sản và của người tham gia giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
1. Luật này áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể danh mục và việc áp dụng Luật này đối với doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu.
1. Luật phá sản và các quy định khác của pháp luật được áp dụng khi giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
2. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật phá sản và quy định của luật khác về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Luật phá sản
1. Thủ tục phá sản được áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản bao gồm:
a) Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;
b) Phục hồi hoạt động kinh doanh;
c) Thanh lý tài sản, các khoản nợ;
d) Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
2. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, căn cứ vào quy định cụ thể của Luật này, Thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hoặc quyết định chuyển từ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
2. Chủ nợ có bảo đảm một phần là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ đó.
3. Chủ nợ không có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
4. Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bao gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền.
5. Hợp đồng song vụ là hợp đồng trong đó các bên tham gia ký kết đều có quyền và nghĩa vụ; quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.
1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đó.
2. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đó.
Trong trường hợp cần thiết Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện.
3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó.
1. Việc tiến hành thủ tục phá sản tại Toà án nhân dân cấp huyện do một Thẩm phán phụ trách, tại Toà án nhân dân cấp tỉnh do một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm có ba Thẩm phán phụ trách.
2. Trong trường hợp Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì một Thẩm phán được giao làm Tổ trưởng.
Quy chế làm việc của Tổ Thẩm phán do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quy định.
3. Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán (sau đây gọi chung là Thẩm phán) có nhiệm vụ, quyền hạn giám sát, tiến hành thủ tục phá sản. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Thẩm phán cung cấp tài liệu (bản sao) cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để xem xét việc khởi tố về hình sự và vẫn tiến hành thủ tục phá sản theo quy định của Luật này.
4. Thẩm phán chịu trách nhiệm trước Chánh án và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán ra quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
2. Thành phần Tổ quản lý, thanh lý tài sản gồm có:
a) Một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp làm Tổ trưởng;
b) Một cán bộ của Toà án;
c) Một đại diện chủ nợ;
d) Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản;
đ) Trường hợp cần thiết có đại diện công đoàn, đại diện người lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản thì Thẩm phán xem xét, quyết định.
3. Căn cứ vào các quy định của Luật này, pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan, Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản sau khi thống nhất ý kiến với Toà án nhân dân tối cao.
1. Tổ quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Lập bảng kê toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Giám sát, kiểm tra việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Đề nghị Thẩm phán quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp cần thiết;
d) Lập danh sách các chủ nợ và số nợ phải trả cho từng chủ nợ; những người mắc nợ và số nợ phải đòi của doanh nghiệp, hợp tác xã;
đ) Thu hồi và quản lý tài sản, tài liệu, sổ kế toán và con dấu của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý;
e) Thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định của Thẩm phán;
g) Phát hiện và đề nghị Thẩm phán ra quyết định thu hồi lại tài sản, giá trị tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý đã bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này;
h) Thi hành quyết định của Thẩm phán về việc bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý theo đúng quy định của pháp luật về bán đấu giá;
i) Gửi các khoản tiền thu được từ những người mắc nợ và từ việc bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã vào tài khoản mở tại ngân hàng;
k) Thi hành các quyết định khác của Thẩm phán trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản.
2. Tổ quản lý, thanh lý tài sản thi hành các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm đ, e, g, h và k khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, các quy định khác của pháp luật có liên quan và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Điều hành Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 10 của Luật này;
b) Mở tài khoản ở ngân hàng để gửi các khoản tiền thu được từ những người mắc nợ và từ việc bán đấu giá các tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý trong trường hợp cần thiết;
c) Tổ chức thi hành các quyết định của Thẩm phán.
2. Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Regulation scope
This Law prescribes the conditions and the submission of applications for opening of bankruptcy procedures; the determination of property obligations and measures to preserve property in bankruptcy procedures; the conditions and procedures for restoration of business operation, the procedures for property liquidation and bankruptcy declaration; the rights, obligations and responsibilities of the applicants for opening of bankruptcy procedures, of the enterprises and cooperatives requested for bankruptcy declaration and of the participants in the settlement of requests for bankruptcy declaration.
Article 2.- Subjects of application
1. This Law applies to enterprises, cooperatives, unions of cooperatives (cooperatives and unions of cooperatives are referred collectively to as cooperatives), which are established and operate according to law provisions.
2. The Government shall specify the list of, and the application of this Law to, special enterprises in direct service of defense and security; enterprises and cooperatives operating in the financial, banking, insurance or other domains, which constantly and directly provide essential public-utility products and/or services.
Article 3.- Enterprises, cooperatives which fall into the state of bankruptcy
Enterprises, cooperatives, which are incapable of repaying their due debts at creditors’ requests, shall be regarded as falling into the state of bankruptcy.
Article 4.- Effect of the Bankruptcy Law
1. The Bankruptcy Law and other law provisions shall apply when settling the bankruptcy of enterprises, cooperatives operating in the territory of the Socialist Republic of Vietnam, except otherwise provided for by international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
2. Where there appears the difference between the provisions of the Bankruptcy Law and the provisions of other laws on the same matters, the provisions of the Bankruptcy Law shall apply.
Article 5.- Bankruptcy procedures
1. The bankruptcy procedures applicable to enterprises and cooperatives which fall into the state of bankruptcy shall include:
a) The submission of applications for, and opening of bankruptcy procedures;
b) The restoration of business operation;
c) The liquidation of properties, debts;
d) The declaration of bankruptcy of enterprises, cooperatives.
2. After the decisions to open the bankruptcy procedures are issued, the judges, basing themselves on the specific provisions of this Law, shall decide to apply either one of the two procedures prescribed at Point b and Point c, Clause 1 of this Article or decide to shift from the application of procedures for restoration of business operation to the application of procedures for liquidation of properties, debts or declaration of bankruptcy of enterprises, cooperatives.
Article 6.- Interpretation of terms and phrases
In this Law, the terms and phrases below shall be construed as follows:
1. Guaranteed creditors mean creditors who have debts secured with properties of enterprises, cooperatives or the third persons.
2. Partially guaranteed creditors mean creditors who have debts secured with properties of enterprises, cooperatives or the third persons and the value of the security property is lower than such debts.
3. Unguaranteed creditors mean creditors whose debts are not secured with properties of enterprises, cooperatives or the third persons.
4. Lawful representatives of enterprises, cooperatives include the representatives at law and the representatives under authorization.
5. Bilateral contracts mean contracts where the contractual parties shall all have the rights and obligations; the rights of one party shall be the obligations of the other party and vice versa.
Article 7.- The courts’ jurisdiction
1. The people’s courts of rural districts, urban districts, provincial capitals, provincial towns (hereinafter referred collectively to as the district-level people’s courts) have the competence to carry out bankruptcy procedures for cooperatives which have already made their business registration at the district-level business registries in their respective localities.
2. The people’s courts of the provinces and centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as the provincial-level people’s courts) have the competence to carry out bankruptcy procedures for enterprises, cooperatives, which have made their business registration at the provincial-level business registries in their respective localities.
In case of necessity, the provincial-level people’s courts may carry out the bankruptcy procedures for cooperatives which fall under the jurisdiction of the district-level people’s courts.
3. The provincial-level people’s courts of the localities where foreign-invested enterprises in Vietnam are headquartered have the competence to carry out the bankruptcy procedures for such foreign-invested enterprises.
Article 8.- Tasks and powers of judges who carry out the bankruptcy procedures
1. The carrying out of bankruptcy procedures at the district-level people’s court shall be undertaken by a judge, and by a judge or a three-judge team at the provincial-level people’s court.
2. Where the bankruptcy procedures are carried out by a three-judge team, one of those judges shall be assigned to act as the team leader.
The working regulations of the judges’ teams shall be prescribed by the chairman of the Supreme People’s Court.
3. Judges or judges’ teams (hereinafter called collectively as judges) have the tasks and powers to supervise and carry out the bankruptcy procedures. In the course of carrying out the bankruptcy procedures, if detecting criminal signs, the judges shall supply documents (the copies) to the people’s procuracies of the same level for considering the institution of lawsuits according to criminal procedures while proceeding with the bankruptcy procedures according to the provisions of this Law.
4. The judges are answerable to their chief judges and law for the performance of their tasks and the exercise of their powers.
Article 9.- Property-managing and -liquidating teams
1. Together with the issuance of decisions to open the bankruptcy procedures, the judges shall issue decisions on setting up property-managing and - liquidating teams to perform the tasks of managing, liquidating the properties of enterprises and/or cooperatives which fall into the state of bankruptcy.
2. A property-managing and -liquidating team is composed of:
a) An executor of the judgment-executing agency of the same level as team leader;
b) An official of the court;
c) A representative of the creditor;
d) The lawful representative of the enterprise or cooperative subject to the opening of bankruptcy procedures;
e) In cases where it is necessary that the representative of the trade union organization, the laborers’ representative, the representative of professional agencies join the property-managing and -liquidating team, the judge shall consider and decide thereon.
3. Based on the provisions of this Law, the legislation on civil judgment execution and other relevant law provisions, the Government shall promulgate the Regulation on organization and operation of the property-managing and -liquidating teams after reaching agreement with the Supreme People’s Court.
Article 10.- Tasks, powers and responsibilities of the property-managing and -liquidating teams
1. The property-managing and -liquidating teams shall have the following tasks and powers:
a) To make the lists of available properties of enterprises, cooperatives;
b) To supervise and examine the use of properties of enterprises, cooperatives;
c) To propose judges to decide on the application of provisional emergency measures to preserve the properties of enterprises, cooperatives in case of necessity;
d) To make lists of creditors and debt amount payable to each creditor; the debtors and receivable debt amounts of the enterprises, cooperatives;
e) To retrieve and manage properties, documents, accounting books and seals of the enterprises and/or cooperatives which are subject to the application of liquidation procedures;
f) To realize the plans on property division under decisions of judges;
g) To detect and propose judges to issue decisions to recover properties, property value or the difference of the value of the properties of enterprises or cooperatives subject to the application of liquidation procedures, which were sold or transferred illegally in the cases prescribed in Clause 1, Article 43 of this Law;
h) To execute the judges’ decisions to auction properties of the enterprises, cooperatives subject to the application of liquidation procedures strictly according to law provisions on auction;
i) To deposit money amounts collected from debtors and from auction of properties of the enterprises, cooperatives into accounts opened at banks;
j) To execute other decisions of judges in the course of carrying out the bankruptcy procedures.
2. The property-managing and -liquidating teams shall perform the tasks and exercise the powers prescribed at Points e, f, g, h and j of Clause 1, this Article according to law provisions on execution of civil judgments, other relevant law provisions and take responsibility before law for the performance of their tasks and the exercise of their powers.
Article 11.- Tasks, powers and responsibilities of the property-managing and- liquidating team leaders
1. The property-managing and-liquidating team leaders shall have the following tasks and powers:
a) To administer their property-managing and -liquidating teams in performing the tasks and exercising the powers prescribed in Article 10 of this Law;
b) To open accounts at banks to deposit money amounts collected from debtors and from the auction of properties of the enterprises and/or cooperatives subject to the application of liquidation procedures in necessary cases;
c) To organize the execution of judges’ decisions.
2. The property-managing and -liquidating team leaders shall take responsibility before law for the performance of their tasks and the exercise of their powers.
Article 12.- Supervising the law observance in the course of carrying out the bankruptcy procedures
The people’s procuracies shall supervise the law observance in the course of carrying out the bankruptcy procedures according to the provisions of this Law and the Law on Organization of the People’s Procuracies.