Chương IV Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020: Bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động
Số hiệu: | 69/2020/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 13/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 24/12/2020 | Số công báo: | Từ số 1183 đến số 1184 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các hình thức người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo HĐ
Đây là nội dung được nêu tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
Theo đó, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được thông qua các hình thức cụ thể như sau:
- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế;
- Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
+ Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
+ Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề ở nước ngoài;
+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
- Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
(So với quy định tại Điều 6 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 thì Luật mới chấp nhận việc các bên thỏa thuận bằng văn bản thay vì hợp đồng ở một số trường hợp).
Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài để có kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức cơ bản về pháp luật và kiến thức cần thiết khác phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động ngoài nước.
Khi sơ tuyển, tuyển chọn, nếu người lao động chưa đáp ứng điều kiện về kỹ năng nghề, ngoại ngữ theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động thì doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp có thể thỏa thuận với người lao động về việc bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia vào việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để đáp ứng yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động và phù hợp với quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
1. Nội dung giáo dục định hướng bao gồm:
a) Truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam;
b) Kiến thức cơ bản về pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động;
c) Nội dung cơ bản của các loại hợp đồng liên quan đến việc người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
d) Kỹ năng chi tiêu, tiết kiệm, gửi tiền về nước trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
đ) Kỷ luật lao động, an toàn và vệ sinh lao động;
e) Phong tục tập quán, văn hóa của nước tiếp nhận lao động;
g) Cách thức ứng xử trong lao động và đời sống;
h) Sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc, giao thông, mua bán; sử dụng các dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt đời sống hằng ngày;
i) Kiến thức cơ bản về cưỡng bức lao động, phòng, chống buôn bán người, bình đẳng giới, lạm dụng tình dục, bạo lực giới và các kỹ năng phòng ngừa;
k) Nội dung cơ bản về bảo hộ công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng và những vấn đề cần phòng ngừa trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
l) Định hướng về việc tiếp cận cơ hội việc làm sau khi về nước;
m) Thông tin về các địa chỉ và đường dây nóng hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
2. Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm tổ chức giáo dục định hướng để người lao động được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chương trình, nội dung, thời lượng giáo dục định hướng, mẫu và thời hạn của giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.
CRAFT AND FOREIGN LANGUAGE IMPROVEMENT AND ORIENTATION EDUCATION FOR WORKERS
Article 62. Purpose of craft and foreign language improvement and orientation education
Craft and foreign language improvement and orientation education for workers before working abroad aim to provide basic craft, foreign language, legal and general knowledge to satisfy requirements of foreign employment market.
Article 63. Craft and foreign language improvement
When shortlisting and recruiting, if workers have not satisfied craft and foreign language requirements of foreign employment receivers, service providers may agree with workers on providing craft and language training for workers.
Article 64. Assistance for vocational training facilities
The Government shall develop policies on incentivizing investment for vocational training facilities to improve craft and foreign language for Vietnamese guest workers to meet requirements of foreign employment receivers and conform to Law on Vocational Education.
Article 65. Orientation education
1. Orientation education consists of:
a) Vietnamese tradition and customs;
b) Basic knowledge on regulations and law of Vietnam and of host countries;
c) Basic contents of contracts related to provision of Vietnamese guest worker service;
d) Ability to spend, save and send money to Vietnam while working abroad;
dd) Labor discipline, occupational safety and hygiene;
e) Traditions and customs of host countries;
g) Behavior in work and daily life;
h) Use of communication, traffic and trading equipment; use of devices and equipment serving daily activities;
i) Basic knowledge on labor abuse, prevention and counter of human trafficking, gender equality, sexual harassment, gender violence and prevention measures;
k) Basic provisions on citizen protection, protection of legal rights and interests and issues to be aware of while working abroad;
l) Orientation regarding access to employment opportunity after repatriating;
m) Information on address and hotline for assisting worker while working abroad.
2. Enterprises, service providers, Vietnamese organizations and individuals providing Vietnamese guest worker service are responsible for organizing orientation education and issuing certificate for completion of orientation education for workers before working abroad.
3. Minister of Labor – War Invalids and Social Affairs shall prescribe programs, contents, duration of orientation education, form and duration of certificate for completion of orientation education courses.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực