Chương III Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020: Bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Số hiệu: | 69/2020/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 13/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 24/12/2020 | Số công báo: | Từ số 1183 đến số 1184 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các hình thức người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo HĐ
Đây là nội dung được nêu tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
Theo đó, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được thông qua các hình thức cụ thể như sau:
- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế;
- Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
+ Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
+ Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề ở nước ngoài;
+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
- Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
(So với quy định tại Điều 6 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 thì Luật mới chấp nhận việc các bên thỏa thuận bằng văn bản thay vì hợp đồng ở một số trường hợp).
Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài.
3. Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
4. Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
5. Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.
6. Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Đơn đi làm việc ở nước ngoài.
2. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động.
3. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.
5. Văn bằng, chứng chỉ về ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và giấy tờ khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
1. Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 6 của Luật này.
2. Ký kết hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ.
3. Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ vi phạm hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
4. Được chấm dứt hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ khi doanh nghiệp dịch vụ không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
5. Được gia hạn hoặc ký kết hợp đồng lao động mới phù hợp với quy định pháp luật của nước tiếp nhận lao động.
6. Thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về tiền dịch vụ theo quy định tại Điều 23 của Luật này.
7. Thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về tiền ký quỹ hoặc giới thiệu bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
8. Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ trong thời hạn 180 ngày kể từ, ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
1. Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 6 của Luật này.
2. Thỏa thuận bằng văn bản với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài hoặc tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài về thời hạn làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, tiền lương, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt, chế độ khám bệnh, chữa bệnh và quyền lợi, chế độ khác khi làm việc ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động.
3. Ký kết, thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
4. Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài hoặc tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài vi phạm thỏa thuận quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 6 của Luật này.
2. Ký kết, thanh lý hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài.
3. Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài vi phạm hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài.
4. Được doanh nghiệp tiếp nhận lại và bố trí việc làm phù hợp sau khi về nước.
1. Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 6 và khoản 5 Điều 46 của Luật này.
2. Ký kết hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với đơn vị sự nghiệp.
3. Thỏa thuận với đơn vị sự nghiệp về biện pháp ký quỹ, bảo lãnh để bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định của Luật này.
4. Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp đơn vị sự nghiệp vi phạm hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
5. Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với đơn vị sự nghiệp trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết có các quyền sau đây:
a) Được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp thông tin chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động;
c) Hưởng quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, quyền lợi khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
d) Được chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.
2. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết có các nghĩa vụ sau đây:
a) Đăng ký hợp đồng lao động;
b) Thực hiện các nội dung trong hợp đồng lao động và nội quy nơi làm việc;
c) Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;
d) Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;
đ) Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này;
e) Đăng ký công dân tại cơ quan đại diện Việt Nam tại nước mà người lao động đến làm việc.
1. Hợp đồng lao động trực tiếp giao kết là văn bản thỏa thuận giữa người lao động Việt Nam với người sử dụng lao động ở nước ngoài về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lào động, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
2. Nội dung chính của hợp đồng lao động trực tiếp giao kết phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc, bao gồm:
a) Ngành, nghề, công việc phải làm;
b) Thời hạn của hợp đồng;
c) Địa điểm làm việc;
d) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ;
đ) Tiền lương, tiền công;
e) Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại;
g) Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;
h) Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ khác (nếu có);
i) Trách nhiệm của người sử dụng lao động ở nước ngoài trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động, rủi ro liên quan đến người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
k) Cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp.
1. Hồ sơ đăng ký hợp đồng lao động bao gồm:
a) Văn bản đăng ký theo mẫu dọ Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
b) Bản sao hợp đồng lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực;
c) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của người lao động;
d) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận bằng văn bản việc đăng ký hợp đồng lao động, cho người lao động; trường hợp không xác nhận phải nêu rõ lý do.
1. Công dân Việt Nam giao kết hợp đồng lao động hợp pháp sau khi xuất cảnh được hưởng quyền quy định tại các điểm a, b, d, e, h và i khoản 1 Điều 6 của Luật này nếu đăng ký trực tuyến hợp đồng lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b và i khoản 2 Điều 6 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Cá nhân có năng lực hành vi dân sự, tổ chức có năng lực pháp luật dân sự.
2. Có khả năng về kinh tế để bảo đảm thực hiện việc bảo lãnh theo quy định của Luật này.
1. Việc bảo lãnh được thực hiện trong trường hợp người lao động không đủ tiền ký quỹ theo quy định tại Điều 25 của Luật này hoặc để thực hiện các biện pháp bảo đảm đã thỏa thuận quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này.
2. Bên bảo lãnh thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp về trách nhiệm bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của người lao động.
3. Việc bảo lãnh được thực hiện theo, quy định của Bộ luật Dân sự. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do bên bảo lãnh và doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong một thời hạn hợp lý do doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp ấn định tính từ thời điểm bên bảo lãnh nhận được thông báo của doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động.
1. Hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản.
2. Hợp đồng bảo lãnh phải có những nội dung chính sau đây:
a) Phạm vi bảo lãnh;
b) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
c) Chấm dứt bảo lãnh.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết nội dung hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
1. Doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp có thể thỏa thuận với bên bảo lãnh về việc sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
2. Việc sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng bảo lãnh.
3. Việc xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động tạo việc làm và khởi nghiệp; kết nối Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với Cơ sở dữ liệu thị trường lao động để người sử dụng lao động, người lao động tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin và tìm kiếm việc làm phù hợp.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ người lao động của địa phương; tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn để người lao động có thể sử dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ nghề nghiệp.
3. Trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động để người lao động lựa chọn việc làm phù hợp với kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ nghề nghiệp được tích lũy sau quá trình làm việc ở nước ngoài.
4. Doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi về nước.
Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hỗ trợ người lao động sau khi về nước tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện nhằm hòa nhập xã hội.
VIETNAMESE GUEST WORKERS
Section 1. VIETNAMESE GUEST WORKERS UNDER CONTRACTS WITH ENTERPRISES, SERVICE PROVIDERS, VIETNAMESE ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS MAKING OUTWARD INVESTMENT
Article 44. Eligibility of Vietnamese workers brought abroad by enterprises, service providers, Vietnamese organizations and individuals making outward investment
1. Having full legal capacity.
2. Voluntarily working abroad.
3. Having adequate health according to regulations and law of Vietnam and requirements of host countries.
4. Having adequate foreign language, specialty, education level, skill requirements and other requirements according to host countries.
5. Having certificate for completion of orientation education.
6. Not being listed under cases of prohibited from making exit, ineligible for making exit and suspended from making exit as per the law.
Article 45. Dossiers of Vietnamese guest workers
1. Application for overseas employment.
2. Personal background sheet bearing confirmation of People’s Committees of communes where the workers reside or supervisory bodies of workers.
3. Health certificate as prescribed by Minister of Health.
4. Certificate for completion of orientation education.
5. Degrees and certificates on foreign languages, specialties, education level, skills and other documents required by host countries.
Article 46. Rights and obligations of workers brought abroad for employment by service enterprises
1. Rights and obligations specified under Article 6 of this Law.
2. Sign contracts for provision of Vietnamese guest worker service with service enterprises.
3. Receive compensation in case service enterprises commit infringement of contracts for provision of Vietnamese guest worker service.
4. Terminate contracts for provision of Vietnamese guest worker service with service enterprises if the service enterprises fail to follow commitment under contracts for provision of Vietnamese guest worker service, except for cases in which the parties agree otherwise.
5. Extend or sign new employment contracts satisfactory to regulations and law of host countries.
6. Agree with service enterprises on service fees according to Article 23 of this Law.
7. Agree with service enterprises on deposit payments or introduce guarantors to ensure execution of obligations of contracts for provision of Vietnamese guest worker service.
8. Liquidate contracts for provision of Vietnamese guest worker service with service enterprises within 180 days from the date on which workers terminate employment contracts.
Article 47. Rights and obligations of workers brought abroad for employment by enterprises awarded with contracts or receiving contracts for overseas construction and projects or Vietnamese organizations, individuals making outward investment
1. Rights and obligations specified under Article 6 of this Law.
2. Agree with Vietnamese enterprises which are awarded with contracts or receive contracts for overseas constructions and projects or Vietnamese organizations and individuals which make outward investment on working hours, break time, overtime hours, salaries, working conditions, living conditions, medical examination and treatment and other benefits when working abroad satisfactory to regulations and law of Vietnam and of host countries.
3. Sign and liquidate contracts for provision of Vietnamese guest worker service with Vietnamese organizations and individuals making outward investment.
4. Receive compensation in case Vietnamese enterprises which are awarded with contracts or receive contracts for overseas constructions and projects or Vietnamese organizations, individuals making outward investment violate Clause 2 of this Article.
Article 48. Rights and obligations of workers receiving overseas training, improvement and enhancement
1. Rights and obligations specified under Article 6 of this Law.
2. Sign and liquidate contracts for overseas vocational training.
3. Receive compensation in case enterprises bringing workers abroad for training, improvement and enhancement infringe contracts for overseas vocational training.
4. Be welcomed and assigned with appropriate professions by enterprises after repatriating.
Article 49. Rights and obligations of workers brought abroad for employment by service providers
1. Rights and obligations specified under Article 6 and Clause 5 Article 46 of this Law.
2. Sign contracts for provision of Vietnamese guest worker service with service providers.
3. Agree with service providers on deposit payments and guarantee measures to ensure contract execution according to this Law.
4. Receive compensation in case service providers commit infringement of contracts for provision of Vietnamese guest worker service.
5. Liquidate contracts for provision of Vietnamese guest worker service with service providers within 180 days from the date on which workers terminate employment contracts.
Section 2. VIETNAMESE GUEST WORKERS UNDER DIRECTLY-CONCLUDED CONTRACTS
Article 50. Eligibility of Vietnamese guest workers under directly-concluded contracts
1. Eligibility specified under Clauses 1,2,3,4, and 6 Article 44 of this Law.
2. Having employment contracts according to Article 52 of this Law.
3. Having written confirmation regarding registration of employment contracts of specialized labor agencies affiliated to People’s Committees of provinces where workers reside.
Article 51. Rights and obligations of Vietnamese guest workers under directly-concluded contracts
1. Vietnamese guest workers under directly-concluded contracts shall have the rights to:
a) receive information on policies, regulations and law on Vietnamese guest workers from specialized labor agencies affiliated to People’s Committees of provinces and overseas Vietnamese missions;
b) receive protection of legal rights and benefits from overseas Vietnamese missions according to regulations and law of Vietnam and of host countries, international laws and practices while working abroad; receive advice and assistance to execute rights and obligations, and receive benefits according to employment contracts;
c) benefit from fund for overseas employment; other rights according to this Law and relevant law provisions;
d) transfer salary, wages, income, and other legal assets of individuals according to regulations and law of Vietnam and of the host countries.
2. Vietnamese guest workers under directly-concluded contracts shall have the obligations to:
a) register employment contracts;
b) execute provisions under employment contracts and regulations of workplace;
c) participate in social insurance, medical insurance, unemployment insurance according to Vietnamese regulations and law and other forms of insurance according to regulations and law of host countries.
d) submit income tax according to regulation and law of Vietnam and of host countries;
dd) contribute to fund for overseas employment according to this Law;
e) register citizen status at overseas Vietnamese missions in host countries.
Article 52. Directly-concluded employment contracts
1. Directly-concluded employment contracts are written agreements between Vietnamese with foreign employers on paid work, salaries, working conditions, rights and obligations of parties in employment relationship.
2. Primary contents of directly-concluded employment contracts must conform to regulations and law of Vietnam and of host countries, including:
a) Line of professions;
b) Duration of contracts;
c) Working location;
d) Working hours, break time and overtime hours;
dd) Salary, wages;
e) Living conditions, travel conditions;
g) Medical examination and treatment;
h) Social insurance, health insurance, occupational accident and disease insurance, other insurances (if any);
i) Responsibilities of foreign employers in case of occupational accidents or risks related to workers while working abroad;
k) Mechanisms, procedures and regulations and law on solving conflicts.
Article 53. Registration of labor supply agreements
1. Application for registering employment agreements consists of:
a) Written registration using form prescribed by Minister of Labor – War Invalids and Social Affairs;
b) Copies of employment contracts together with certified Vietnamese translation;
c) Copies of ID cards, Citizen Identity Cards or passports of workers;
d) Personal background sheets bearing confirmation of People’s Committees of communes where the workers reside or supervisory bodies of workers.
2. Within 5 working days from the date on which adequate applications are received, specialized labor agencies affiliated to People’s Committees of provinces must confirm registration of employment contracts for workers in writing or provide reasons in case of rejection.
Article 54. Conclusion of employment contracts after migrating
1. Vietnamese citizens concluding legal employment contracts after migrating may benefits from rights specified under Points a, b, d, e, h, and i Clause 1 Article 6 of this Law if they register employment contracts online with Vietnamese competent authorities and execute obligations specified under Points a, b, and i Clause 2 Article 6 of this Law.
2. Government shall elaborate this Article.
Section 3. GUARANTEE FOR VIETNAMESE GUEST WORKERS
Article 55. Eligibility of guarantor
1. Individuals have full legal capacity and organizations having legal personality.
2. Having economic capacity to enforce guarantee as per this Law.
Article 56. Cases and scope of guarantee
1. Guarantee shall be implemented when workers do not have sufficient deposit payments according to Article 25 of this Law or to implement enforcement measures agreed upon according to Point c Clause 1 Article 43 of this Law.
2. Guarantor shall agree with service enterprises and service providers on guarantee responsibilities for part or all obligations of workers.
3. Guarantee shall comply with Civil Code. In case guarantor fails to adequately execute guarantee obligations, service enterprises and service providers have the rights to request guarantor to pay the value of violated obligations and pay damages.
Article 57. Period for implementation of guarantee obligations
Period for implementation of guarantee obligations shall be agreed upon by service enterprises and service providers; if both parties fail to reach an agreement, guarantor shall implement guarantee obligations in a reasonable period indicated by service enterprises and service providers starting from the date on which guarantors receive notice of service enterprises and service providers on implementing obligations on behalf of workers.
Article 58. Guarantee contracts
1. Guarantee contracts must be made into physical copies.
2. Guarantee contracts must have following contents:
a) Guarantee scope;
b) Rights and obligations of parties;
c) Termination of guarantee.
3. Minister of Labor – War Invalids and Social Affairs shall elaborate to contents of guarantee contracts and liquidation of guarantee contracts for Vietnamese guest workers.
Article 59. Enforcement measures for implementation of guarantee obligations
1. Service enterprises and service providers may agree with guarantors on employing measures to enforce implementation of guarantee obligations in form of assets.
2. Employment of enforcement measures in form of assets must be kept record or specified under guarantee contracts.
3. Establishment and implementation of asset-based enforcement measures for implementation of guarantee obligations shall conform to civil laws.
Section 4. SUPPORT FOR REPATRIATING WORKERS
Article 60. Employment and start-up assistance
1. Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs shall cooperate with ministries in guiding People’s Committees of provinces to execute policies on assisting workers in creating employment and start-up; connect databases system on Vietnamese guest workers with database system on employment market to allow employers and workers to access, extract, utilize information and look for appropriate career.
2. People’s Committees of provinces shall rely on socio-economic conditions and budget capacity of local governments to request People's Councils of the same levels to issue policies on assisting local workers; organize training courses to enable workers to employ knowledge, skills, experience and craft.
3. Employment agencies shall provide adequate information on employment market and recruitment demand of employers to enable workers to select professions suitable for their knowledge, skills, experience and craft.
4. Service enterprises shall introduce employment for repatriating workers.
Article 61. Social integration
Encourage organizations and individuals who participate in worker assistance to seek voluntary social psychological consulting service after repatriating.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực