Chương 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000: Doanh nghiệp bảo hiểm
Số hiệu: | 24/2000/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 09/12/2000 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2001 |
Ngày công báo: | 15/02/2001 | Số công báo: | Số 6 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Bảo hiểm | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước;
2. Công ty cổ phần bảo hiểm;
3. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ;
4. Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh;
5. Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài.
1. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
a) Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm;
b) Đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
c) Giám định tổn thất;
d) Đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
đ) Quản lý quỹ và đầu tư vốn;
e) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ.
Kinh doanh tái bảo hiểm bao gồm:
1. Chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác;
2. Nhận bảo hiểm lại một phần hay toàn bộ trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm.
1. Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thị trường bảo hiểm, thị trường tài chính của Việt Nam.
Các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:
1. Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
2. Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 64 của Luật này;
3. Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
4. Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.
Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:
1. Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
2. Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
3. Phương án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp;
4. Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;
5. Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó;
6. Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động, Bộ Tài chính phải cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
Giấy phép thành lập và hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải nộp lệ phí cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.
Sau khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải công bố nội dung hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
a) Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin cố ý làm sai sự thật;
b) Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động mà không bắt đầu hoạt động;
c) Giải thể theo quy định tại Điều 82 của Luật này;
d) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, phá sản, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp;
đ) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động;
e) Không bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết với bên mua bảo hiểm.
2. Trong trường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải đình chỉ ngay việc giao kết hợp đồng bảo hiểm mới, nhưng vẫn có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm và phải thực hiện các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết trước ngày bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động.
Trong trường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm được Bộ Tài chính công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản khi thay đổi một trong những nội dung sau đây:
c) Mở hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
d) Địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện;
đ) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
e) Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên;
g) Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc);
h) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải công bố các nội dung thay đổi đã được chấp thuận theo quy định của pháp luật.
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.
1. Tổ chức, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề, có nhu cầu bảo hiểm đều có quyền tham gia thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ với tư cách là thành viên sáng lập.
2. Chỉ các tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm tương hỗ mới có thể trở thành thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của tổ chức trong phạm vi tài sản của tổ chức.
Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ do Chính phủ quy định.
1. Việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;
c) Theo thoả thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, giải thể mà không thoả thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao.
Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo các điều kiện sau đây:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao;
2. Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổi cho đến khi hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm;
3. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến toàn bộ hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.
Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo thủ tục sau đây:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có đơn đề nghị chuyển giao hợp đồng bảo hiểm gửi Bộ Tài chính nêu rõ lý do, kế hoạch chuyển giao, kèm theo hợp đồng chuyển giao. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ được tiến hành sau khi đã được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản;
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải công bố về việc chuyển giao và thông báo cho bên mua bảo hiểm bằng văn bản.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Điều 96 của Luật này và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
3. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định Chính phủ.
2. Trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải báo cáo ngay Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và các biện pháp khắc phục.
Trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện các biện pháp sau đây:
1. Lập phương án khôi phục khả năng thanh toán, củng cố tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo Bộ Tài chính và thực hiện phương án đã được Bộ Tài chính chấp thuận;
2. Thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính về việc khôi phục khả năng thanh toán.
1.Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toán theo phương án đã được chấp thuận, Bộ Tài chính ra quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Ban kiểm soát khả năng thanh toán có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo và giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo phương án đã được chấp thuận;
b) Thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan về việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán để phối hợp thực hiện;
c) Hạn chế phạm vi và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm;
d) Đình chỉ những hoạt động có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán;
đ) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác;
e) Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thay thế thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) nếu xét thấy cần thiết;
g) Yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án khôi phục khả năng thanh toán đã được chấp thuận;
h) Kiến nghị với Bộ Tài chính tiếp tục hoặc chấm dứt các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán;
i) Báo cáo Bộ Tài chính về việc áp dụng và kết quả của việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.
3. Ban kiểm soát khả năng thanh toán phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật trong quá trình áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu, quyết định của Ban kiểm soát khả năng thanh toán.
1. Việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Hết hạn áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán;
b) Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm trở lại bình thường;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm đã được hợp nhất, sáp nhập trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán,;
d) Doanh nghiệp bảo hiểm lâm vào tình trạng phá sản.
2. Việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán được thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Quyết định này được thông báo cho các cơ quan có liên quan.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán các khoản nợ;
b) Khi hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động mà không có quyết định gia hạn;
c) Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại các điểm a, b, đ và e khoản 1 Điều 68 của Luật này;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc giải thể doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.
Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, sau khi áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán mà vẫn mất khả năng thanh toán thì việc phá sản doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
SECTION 1. GRANTING PERMITS FOR ESTABLISHMENT AND OPERATION
Article 58.- Establishment and operation of insurance enterprises
The insurance enterprises shall be established and operate under the provisions of this Law and other relevant law provisions.
Article 59.- Types of insurance enterprises
Types of insurance enterprise shall include:
1. State-run insurance enterprise;
2. Joint stock insurance company;
3. Mutual support insurance organization;
4. Joint venture insurance enterprise;
5. Insurance enterprises with 100% foreign investment capital.
Article 60.- Contents of operation of insurance enterprises
1. The operation of insurance enterprises shall cover the following contents:
a) Insurance business, re-insurance business;
b) Risk, loss prevention and limitation;
c) Damage expertise;
d) Damage expertise agency, consideration of indemnity settlement, request for refund by the third party;
e) Fund management and capital investment;
f) Other activities as prescribed by law.
2. The insurance enterprises may not concurrently carry out life insurance business and non-life insurance business, except for cases where the life insurance enterprises conduct health insurance and human accident insurance business operation in support of life insurance.
Article 61.- Contents of re-insurance business
The re-insurance business shall cover:
1. Transferring part of the insured liability to one or several other insurance enterprises;
2. Accepting the re-insurance of part or entire liability already insured by other insurance enterprises.
Article 62.- Competence to grant establishment and operation licenses
1. The Finance Ministry shall grant establishment and operation licenses to insurance enterprises according to the provisions of this Law and other relevant law provisions.
2. The granting of establishment and operation licenses to insurance enterprises must be in line with the planning and plans on orientation for the development of insurance market and the financial market of Vietnam.
Article 63.- Conditions for being granted the establishment and operation licenses
The conditions for being granted the establishment and operation licenses include:
1. Having the contributed legal capital not being lower than the legal capital amount prescribed by the Government;
2. Having the dossiers of application for establishment and operation licenses made according to the provisions in Article 64 of this Law.
3. Having types of enterprise and charters compatible with the provisions of this Law and other law provisions;
4. The administrative and executive personnel have the capabilities for management, insurance profession and operation.
Article 64.- Dossiers of application for establishment and operation licenses
A dossier of application for an establishment and operation license shall include:
1. The application for the establishment and operation license;
2. The draft charter of the enterprise;
3. The plan for operation in the first five years, clearly stating the modes of deduction for setting up professional reserves, re-insurance program, capital investment, business efficiency, solvency of the insurance enterprise and economic benefits of the establishment of the enterprise;
4. The list, curricula vitae and diplomas evidencing the capabilities as well as professional qualifications, of the administrators and executive officials of the enterprise;
5. The contributed capital level and mode of capital contribution, the list of organizations and individuals that hold 10% or more of the charter capital; the financial situation and other information relating to such organizations and individuals;
6. Insurance rules, terms, charge and commission rates of the insurance products planned for implementation.
Article 65.- Licensing time limit
Within 60 days after the receipt of the full dossiers of application for an establishment and operation license, the Finance Ministry shall have to grant or refuse to grant the license. In case of refusal to grant the license, the Finance Ministry must clearly explain in writing the reasons therefor.
The establishment and operation licenses shall also be valid as the business registration certificates.
The insurance enterprises which are granted the establishment and operation licenses shall have to pay the licensing fees according to the provisions of law.
Article 67.- Disclosure of operation contents
After being granted the establishment and operation licenses, the insurance enterprises shall have to make public the business operation contents according to the provisions of law.
Article 68.- Withdrawal of establishment and operation licenses
1. Insurance enterprises may have their establishment and operation licenses withdrawn in one of the following cases:
a) The dossiers of application for establishment and operation licenses contain intentionally falsified information;
b) Past 12 months after being granted the establishment and operation licenses the insurance enterprises fail to start their operation;
c) The enterprises are dissolved according to the provisions in Article 82 of this Law;
d) The enterprises are divided, separated, merged, bankrupt, transformed in their types;
e) They operate for the wrong purposes or in contravention of the contents prescribed in their establishment and operation licenses;
f) They fail to meet the financial requirements for the fulfillment of their commitments with the insurance buyers.
2. In case of having their establishment and operation licenses withdrawn under the provisions at Points a, b, c, e and f, Clause 1 of this Article, the insurance enterprises shall have to immediately stop the conclusion of new insurance contracts, but still have the responsibility to pay the insurance money to the beneficiaries or the indemnities to the insured and have to perform the insurance contracts concluded before the withdrawal of their establishment and operation licenses.
Where the establishment and operation licenses are withdrawn under the provisions at Point d, Clause 1 of this Article, the rights and obligations of the parties shall comply with the provisions of law.
3. The decisions to withdraw establishment and operation licenses of insurance enterprises shall be announced by the Finance Ministry on the mass media.
Article 69.- Changes requiring approval
1. The insurance enterprises must get the Finance Ministry’s approval when changing one of the following contents:
a) The enterprises’ names;
b) The charter capital;
c) Setting up or closing branches and/or representative offices;
d) Locations of head-offices, branches, representative offices;
e) Operation contents, scope and duration;
f) Transfer of shares, contributed capital representing 10% or more of the charter capital;
g) Managing Board chairmen, general directors (directors);
h) Division, separation, merger, consolidation, dissolution, transformation of enterprise.
2. Within 30 days from the date the Finance Ministry approves the changes prescribed in Clause 1 of this Article, the insurance enterprises shall have to make public the approved changes as provided for by law.
SECTION 2. MUTUAL SUPPORT INSURANCE ORGANIZATIONS
Article 70.- Mutual support insurance organizations
The mutual support insurance organizations are those having the legal person status, which are established to conduct insurance business for the purpose of providing mutual support and assistance among members. The members of mutual support insurance organizations are the owners and the insurance buyers too.
Article 71.- Members of mutual support insurance organizations
1. Vietnamese organizations and citizens aged full 18 years or older, who have full capacity for civil acts, that operate in the same field, the same occupation and have the demand for insurance may all join in founding the mutual support insurance organizations in the capacity as the founding members.
2. Only organizations and individuals that enter into insurance contracts with mutual support insurance organizations can become members of the mutual support insurance organizations.
Article 72.- Limit of liability of the mutual support insurance organizations
The mutual support insurance organizations shall only be liable to their debts and other property obligations within their property.
Article 73.- Establishment, organization and operation of the mutual support insurance organizations
The establishment, organization and operation of the mutual support insurance organizations shall be stipulated by the Government.
SECTION 3. TRANSFER OF INSURANCE CONTRACTS
Article 74.- Transfer of insurance contracts
1. The transfer of an entire insurance contract on one or several insurance operations between insurance enterprises shall be effected in the following cases:
a) The insurance enterprise is in the danger of insolvency;
b) The insurance enterprise is split up, separated, consolidated, merged or dissolved;
c) It is so agreed upon between insurance enterprises.
2. Where the insurance enterprise is in danger of insolvency or dissolution and cannot reach agreement on the transfer of insurance contracts to other insurance enterprise, the Finance Ministry shall designate the insurance enterprise to be transferee.
Article 75.- Conditions for transfer of insurance contracts
The transfer of insurance contracts shall be carried out under the following conditions:
1. The transferee enterprises are dealing in the insurance operations to be transferred;
2. The rights and obligations under the to be- transferred insurance contracts shall not alter till the expiry of the insurance contracts;
3. The transfer of insurance contracts must be made together with the transfer of funds and professional reserves related to the entire insurance contracts to be transferred.
Article 76.- Procedures for transfer of insurance contracts
The transfer of insurance contracts shall comply with the following procedures:
1. The insurance enterprises transferring the insurance contracts must file their applications proposing the transfer of insurance contracts to the Finance Ministry, clearly stating the reasons and plans of transfer, together with the to be- transferred contracts. The transfer of insurance contracts shall be carried out only after it is approved in writing by the Finance Ministry;
2. Within 30 days from the date the Finance Ministry approves the transfer of insurance contracts, the insurance contract-transferring enterprises must make public the transfer and notify it in writing to the insurance buyers.
SECTION 4. RESTORATION OF SOLVENCY, DISSOLUTION AND BANKRUPTCY OF INSURANCE ENTERPRISES
1. Insurance enterprises must always maintain their solvency throughout the process of their insurance business activities.
2. Insurance enterprises are considered solvent when they fully set up through deductions the professional reserves as provided for in Article 96 of this Law and have the solvency amplitude not lower than the minimum solvency amplitude prescribed by the Government.
3. The solvency amplitude of an insurance enterprise is the difference between the property value and the payable debts of that insurance enterprise.
Article 78.- Reporting on insolvency danger
1. An insurance enterprise is in danger of insolvency when its solvency amplitude is lower than the minimum solvency amplitude prescribed by the Government.
2. Where being in the danger of insolvency, insurance enterprises shall have to immediately report to the Finance Ministry on their real financial status, the causes leading to the danger of insolvency and the remedial measures.
Article 79.- Insurance enterprises’ liability in case of insolvency danger
In case of being in danger of insolvency, the insurance enterprises shall have to apply the following measures:
1. Drawing up plans for restoration of their solvency, consolidation of their organization and operation, reporting them to the Finance Ministry and implementing the plans already approved by the Finance Ministry;
2. Meeting the Finance Ministry’s request for restoration of solvency.
Article 80.- Control over the insurance enterprises being in danger of insolvency
1. Where an insurance enterprise cannot restore its solvency according to the approved plan, the Finance Ministry shall issue a decision to set up the solvency control board for the application of measures to restore the solvency of such insurance enterprise.
2. The solvency control board shall have the following tasks and powers:
a) To direct and supervise the application of measures for solvency restoration according to the approved plan;
b) To notify the concerned State bodies of the application of measures to restore the solvency for coordinated implementation;
c) To restrict the scope and domain of operation of the insurance enterprise;
d) To suspend the activities which may lead to the insolvency of the insurance enterprise;
e) To request the insurance enterprise to transfer the entire insurance contract on one or several insurance operations to other insurance enterprises;
f) To temporarily suspend the administrative and executive rights and request the insurance enterprise to replace Managing Board members, general director (director), deputy general director (deputy director) if deeming it necessary;
g) To request the Managing Board, the general director to discharge from position or work persons who commit acts of law offense, fail to abide by the solvency restoration plan already approved;
h) To propose the Finance Ministry to continue or terminate the solvency restoration measures;
i) To report to the Finance Ministry on the application of solvency restoration measures and the results thereof.
3. The solvency control board must bear responsibility for its decisions as provided for by law in the course of applying measures to restore the solvency of the insurance enterprise.
4. The insurance enterprise shall have to implement the requests and decisions of the solvency control board.
Article 81.- Terminating the application of solvency restoration measures
1. The application of solvency restoration measures shall terminate in the following cases:
a) The time limit for application of solvency restoration measures has expired;
b) The insurance enterprise’s operation has returned to normal;
c) The insurance enterprise has been consolidated or merged before the expiry of the time limit for application of solvency restoration measures;
d) The insurance enterprise falls into the state of bankruptcy.
2. The termination of application of solvency restoration measures shall comply with the decisions of the Finance Minister. Such decisions shall be notified to concerned bodies.
Article 82.- Dissolution of insurance enterprises
1. An insurance enterprise shall be dissolved in the following cases:
a) It voluntarily applies for dissolution if it is solvent;
b) Its operation duration prescribed in the establishment and operation license has expired without any decision on the extension thereof;
c) Its establishment and operation license has been withdrawn under the provisions at Points a, b, e and f, Clause 1, Article 68 of this Law;
d) Other cases prescribed by law.
2. The dissolution of insurance enterprises must be approved in writing by the Finance Ministry.
Article 83.- Bankruptcy of insurance enterprises
Where an insurance enterprise is incapable of paying its due debts and becomes insolvent even after the application of measures to restore its solvency, the bankruptcy of the insurance enterprise shall comply with the provisions of the legislation on bankruptcy of enterprises.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực