Chương V Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009: Các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh
Số hiệu: | 40/2009/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 23/11/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2011 |
Ngày công báo: | 25/03/2010 | Số công báo: | Từ số 131 đến số 132 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các hình thức cấp cứu bao gồm:
a) Cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Khi việc cấp cứu vượt quá khả năng chuyên môn thì tùy từng trường hợp cụ thể, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:
a) Tổ chức hội chẩn theo quy định tại Điều 56 của Luật này;
b) Mời cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác đến hỗ trợ cấp cứu;
c) Chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.
3. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ưu tiên mọi điều kiện về nhân lực và phương tiện tốt nhất cho việc cấp cứu người bệnh.
1. Việc chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị và kê đơn thuốc phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Dựa trên kết quả khám lâm sàng, kiểm tra cận lâm sàng, kết hợp với yếu tố tiền sử bệnh, gia đình, nghề nghiệp và dịch tễ;
b) Kịp thời, khách quan, thận trọng và khoa học.
2. Người hành nghề được giao nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị, kê đơn thuốc kịp thời, chính xác và chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị, kê đơn thuốc của mình;
b) Quyết định điều trị nội trú hoặc ngoại trú; trường hợp người bệnh phải điều trị nội trú mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường điều trị nội trú thì phải giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.
1. Việc hội chẩn được thực hiện khi bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi.
2. Các hình thức hội chẩn bao gồm:
a) Hội chẩn khoa;
b) Hội chẩn liên khoa;
c) Hội chẩn liên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
d) Hội chẩn qua tham khảo ý kiến chuyên gia;
đ) Hội chẩn từ xa bằng công nghệ thông tin;
e) Hội chẩn khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Điều trị ngoại trú được thực hiện trong trường hợp sau đây:
a) Người bệnh không cần điều trị nội trú;
b) Người bệnh sau khi đã điều trị nội trú ổn định nhưng phải theo dõi và điều trị tiếp sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Sau khi quyết định người bệnh phải điều trị ngoại trú, người hành nghề có trách nhiệm sau đây:
a) Lập hồ sơ bệnh án ngoại trú theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
b) Ghi sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú trong đó ghi rõ thông tin cá nhân của người bệnh, chẩn đoán, chỉ định điều trị, kê đơn thuốc và thời gian khám lại.
1. Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc vào, chuyển hoặc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chuyển khoa phải bảo đảm kịp thời và không gây phiền hà cho người bệnh.
2. Điều trị nội trú được thực hiện trong trường hợp sau đây:
a) Có chỉ định điều trị nội trú của người hành nghề thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Có giấy chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
3. Thủ tục điều trị nội trú được quy định như sau:
a) Nhận người bệnh vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp người bệnh mắc nhiều bệnh, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xem xét, quyết định khoa sẽ tiến hành điều trị;
b) Hướng dẫn người bệnh đến khoa nơi người bệnh sẽ điều trị nội trú.
4. Việc chuyển khoa được thực hiện trong trường hợp phát hiện người mắc bệnh mà bệnh đó không thuộc phạm vi chuyên môn của khoa đang tiến hành điều trị hoặc bệnh liên quan chủ yếu đến chuyên khoa khác.
5. Các trường hợp sau đây phải chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
a) Bệnh vượt quá khả năng điều trị và điều kiện vật chất của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Bệnh không phù hợp với phân tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Theo yêu cầu của người bệnh.
6. Thủ tục chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:
a) Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, tổng kết toàn bộ quá trình điều trị của người bệnh;
b) Nếu chuyển khoa thì chuyển toàn bộ hồ sơ bệnh án của người bệnh đến khoa mới; nếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì gửi giấy chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, kèm tóm tắt hồ sơ bệnh án đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới.
7. Khi tình trạng bệnh của người bệnh đã ổn định hoặc người bệnh có yêu cầu được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và có cam kết của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh, sau khi đã có sự tư vấn của người hành nghề thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, tổng kết toàn bộ quá trình điều trị của người bệnh;
b) Hướng dẫn người bệnh về việc tự chăm sóc sức khỏe;
c) Chỉ định chế độ điều trị ngoại trú trong trường hợp cần thiết;
d) Quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 16 của Luật này;
đ) Làm giấy cho người bệnh ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Hồ sơ bệnh án là tài liệu y học, y tế và pháp lý; mỗi người bệnh chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Việc lập hồ sơ bệnh án được quy định như sau:
a) Người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều phải được lập hồ sơ bệnh án;
b) Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử và phải được ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án;
c) Hồ sơ bệnh án bao gồm các tài liệu, thông tin liên quan đến người bệnh và quá trình khám bệnh, chữa bệnh;
3. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được quy định như sau:
a) Hồ sơ bệnh án được lưu trữ theo các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú được lưu trữ ít nhất 10 năm; hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt được lưu trữ ít nhất 15 năm; hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong được lưu trữ ít nhất 20 năm;
c) Trường hợp lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng bản điện tử, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bản sao dự phòng và thực hiện theo các chế độ lưu trữ quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
4. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép khai thác hồ sơ bệnh án trong các trường hợp sau đây:
a) Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật;
b) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép;
c) Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này.
5. Các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này khi sử dụng thông tin trong hồ sơ bệnh án phải giữ bí mật và chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã đề nghị với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Việc sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả;
b) Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh;
c) Đúng quy định về bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc.
2. Khi kê đơn thuốc, người hành nghề phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc hoặc bệnh án thông tin về tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc.
3. Khi cấp phát thuốc cho người bệnh, người được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, tên thuốc và chất lượng thuốc;
b) Đối chiếu đơn thuốc với các thông tin về nồng độ, hàm lượng, số lượng khi nhận thuốc và hạn dùng ghi trên phiếu lĩnh thuốc, nhãn thuốc;
c) Đối chiếu họ tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, thời gian dùng trước khi cho người bệnh sử dụng thuốc;
d) Ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh, theo dõi và ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án, phát hiện kịp thời các tai biến và báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị.
4. Sau khi người bệnh dùng thuốc, người hành nghề trực tiếp điều trị có trách nhiệm theo dõi tác dụng và xử lý kịp thời tai biến do dùng thuốc.
Người bệnh có trách nhiệm dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của người hành nghề và thông báo cho người hành nghề về các dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc.
1. Mọi trường hợp phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa đều phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc đại diện của người bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Người bệnh thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này, trước khi phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa phải được người đại diện của người bệnh đồng ý bằng văn bản.
3. Trường hợp không thể hỏi ý kiến của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh và nếu không thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tiến hành phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa.
1. Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Khử trùng thiết bị y tế, môi trường và xử lý chất thải tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Phòng hộ cá nhân, vệ sinh cá nhân;
c) Vệ sinh an toàn thực phẩm;
d) Giám sát nhiễm khuẩn;
đ) Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị, trang phục phòng hộ, điều kiện vệ sinh cá nhân cho người làm việc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh và người khác đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với yêu cầu về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Tư vấn về các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn cho người bệnh và người nhà của người bệnh;
d) Thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khác theo quy định của pháp luật.
3. Người làm việc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh và người khác đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuân thủ quy định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về kiểm soát nhiễm khuẩn.
1. Chất thải y tế bao gồm chất thải rắn, lỏng, khí, hóa chất, phóng xạ được thải ra trong quá trình khám bệnh, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh và sinh hoạt của người bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm phân loại, thu gom và xử lý chất thải y tế theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Tiếp nhận và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này.
2. Kiểm kê, lập biên bản và lưu giữ tài sản của người bệnh.
3. Thông báo ngay cho cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở để cơ quan này thông báo tìm người nhà của người bệnh trên phương tiện thông tin đại chúng.
4. Đối với trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, người bệnh đã được điều trị ổn định mà vẫn chưa có người nhận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo cho cơ sở bảo trợ xã hội để tiếp nhận đối tượng này.
5. Đối với người bệnh tâm thần mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có chuyên khoa tâm thần thì chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành tâm thần. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành tâm thần có trách nhiệm tiếp nhận, chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Sau khi điều trị ổn định mà vẫn không có người nhận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo cho cơ sở bảo trợ xã hội để tiếp nhận người bệnh.
Cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tiếp nhận các đối tượng theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.
6. Đối với người bệnh tử vong không có người nhận, sau khi thực hiện quy định tại Điều 65 của Luật này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải chụp ảnh, lưu giữ mô để xác định danh tính, làm thủ tục khai tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch và tổ chức mai táng.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Cấp giấy chứng tử;
b) Tiến hành kiểm thảo tử vong trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi người bệnh tử vong;
c) Giao người hành nghề trực tiếp điều trị hoặc phụ trách ca trực lập hồ sơ tử vong, trong đó ghi rõ diễn biến bệnh, cách xử lý, thời gian và nguyên nhân tử vong;
d) Lưu trữ hồ sơ tử vong theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này.
2. Đối với trường hợp tử vong trước khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được giải quyết như sau:
a) Đối với người có giấy tờ tùy thân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo cho thân nhân của hộ để tổ chức mai táng;
b) Đối với người không có giấy tờ tùy thân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để tìm người nhà của người bệnh.
Trường hợp không có giấy tờ tùy thân hoặc có giấy tờ tùy thân nhưng không có người nhận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo quản thi thể, chụp ảnh và thông báo cho cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở.
Trường hợp không có người nhận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan lao động, thương binh và xã hội trên địa bàn để các cơ quan này tổ chức mai táng.
3. Việc xác định người bệnh đã tử vong và thời hạn bảo quản thi thể được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Các trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Luật này bao gồm:
a) Mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
b) Bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc bắt buộc chữa bệnh thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh nội trú, cơ sở cấp cứu phải bảo đảm trực liên tục ngoài giờ hành chính, ngày lễ, ngày nghỉ.
Khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh nội trú tổ chức khám bệnh, chữa bệnh 24 giờ/ngày.
2. Trực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm trực lãnh đạo, trực lâm sàng, trực cận lâm sàng và trực hậu cần, bảo vệ.
3. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Phân công người trực, quy định rõ trách nhiệm đối với từng cấp trực, người trực và chế độ trực cụ thể;
b) Bảo đảm đầy đủ các phương tiện vận chuyển cấp cứu phù hợp với hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh; thiết bị, dụng cụ y tế và thuốc thiết yếu để kịp thời cấp cứu người bệnh;
c) Bảo đảm chế độ báo cáo trực đối với mỗi phiên trực.
1. Khuyến khích việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại bệnh viện y học cổ truyền được thực hiện như sau:
a) Sử dụng một số phương tiện kỹ thuật của y học hiện đại để phục vụ chẩn đoán, đánh giá kết quả điều trị, kết quả nghiên cứu thừa kế;
b) Sử dụng một số thiết bị và thuốc y học hiện đại để phục vụ cấp cứu người bệnh, sử dụng một số thuốc thiết yếu để điều trị người bệnh.
3. Việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại bệnh viện khác được thực hiện như sau:
a) Kết hợp phương pháp y học cổ truyền trong khám bệnh, chữa bệnh;
b) Sử dụng phương tiện kỹ thuật của y học hiện đại để chẩn đoán bệnh, tổ chức áp dụng, đánh giá kết quả các bài thuốc, môn thuốc, phương pháp chữa bệnh của y học cổ truyền.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này và việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
PROFESSIONAL AND TECHNICAL REGULATIONS IN MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT
Article 54. First aid 1. First aid includes:
a/ First aid at medical examination and treatment establishments;
b/ First aid outside medical examination and treatment establishments.
2. When giving first aid goes beyond the professional capacity of a medical examination and treatment establishment, depending on specific cases, the establishment shall carry out one or some of the following activities:
a/ Holding a consultation under Article 56 of this Law;
b/ Inviting another medical examination and treatment establishment to support first aid;
c/ Transferring the patient to an appropriate medical examination and treatment establishment.
3. Heads of medical examination and treatment establishments shall prioritize best conditions in terms of human resources and equipment to give first aid to patients.
Article 55. Diagnosis, instruction on treatment methods and prescription
1. Diagnosis, instruction on treatment methods and prescription must adhere to the following principles:
a/ To be based on results of clinical examination and paraclinical examination in combination with disease history and family, occupational and epidemiologic elements:
b/ To be timely, objective, prudent and scientific.
2. A practitioner assigned to provide medical examination and treatment shall:
a/ Give medical examination and diagnosis, instruct treatment methods and make prescription promptly and accurately and take responsibility for his/her medical examination, diagnosis, treatment methods and prescription;
b/ Decide on inpatient or outpatient treatment; introduce patients in need of inpatient treatment to appropriate medical examination and treatment establishments when his/her medical examination and treatment establishment has no patient beds.
1. A consultation shall be held when treatment of a disease goes beyond the diagnosis and treatment capacity of practitioners or a medical examination and treatment establishment or treatment of a disease experiences worse developments or no progress.
2. Consultation includes:
a/ Consultation within a ward;
b/ Consultation involving different wards:
c/ Consultation involving different medical examination and treatment establishments;
d/ Consultation of experts* opinions;
e/ Distance consultation with information technology;
f/ Other consultations under the Minister of Health's regulations.
Article 57. Outpatient treatment
1. Outpatient treatment is given when:
a/ Inpatient treatment is not required for patients;
b/ Patients need further treatment and supervision after having received inpatient treatment and left medical examination and treatment establishments.
2. After deciding on outpatient treatment for a patient, a practitioner shall:
a/ Make an outpatient case history dossier under Article 59 of this Law;
b/ Record on the medical report book, specifying personal information of the patient, diagnosis, treatment instructions, prescription and lime for re-examination.
Article 58. Inpatient treatment
1. Administrative procedures related to hospitalization, transfer to another medical examination and treatment establishment or ward and discharge from a medical examination and treatment establishment shall be carried out promptly without troubling patients.
2. Inpatient treatment shall be given when:
a/ It is instructed by a practitioner of the medical examination and treatment establishment:
b/ The patient is transferred to the medical examination and treatment establishment from another under a patient transfer notice.
3. Inpatient treatment procedures are as follows:
a/ Admitting the patient to the medical examination and treatment establishment.
For a patient suffering different diseases, the head of the medical examination and treatment establishment shall consider and decide on the ward where the patient will be treated.
b/ Guiding the patient to the ward where he/ she will be treated.
4. A patient shall be transferred from a ward to another when he/she suffers a disease which does not fall into the scope of professional operations of the ward currently treating him/ her or a disease mostly related to another specialty.
5. Cases to be transferred to other medical examination and treatment establishments:
a/ The capacity and physical foundations of a medical examination and treatment establishment are not eligible for treatment of a disease.
b/ Treatment of a disease is not relevant to the professional and technical operations of a medical examination and treatment establishment as classified by the Minister of Health:
c/ The patient requests the transfer.
6. Procedures for transfer to another ward or medical examination and treatment establish-ment are as follows:
a/ Completing the patient's case history dossier and summarizing the entire treatment process:
b/ Transferring the patient's case history dossier to the new ward, for transfer to another ward; sending a transfer notice enclosed with a brief summary of the case history to the new medical examination and treatment establishment, for transfer to another medical examination and treatment establishment.
7. When the patient's health conditions are stable or the patient requests discharge from the medical examination and treatment establishment with a written commitment made by the patient or his/her representative after being counseled by a practitioner, the medical examination and treatment establishment shall:
a/ Complete the patient's case history dossier and summarize the entire treatment process;
b/ Provide healthcare guidance for the patient:
c/ Decide on outpatient treatment, when necessary;
d/ Settle medical examination and treatment expenses under Article 16 of this Law;
e/ Issue a notice of discharge from the medical examination and treatment establishment for the patient.
Article 59. Case history dossiers
1. Case history dossier is a medical, health and legal record. Each patient has only one case history dossier at each time of medical examination and treatment at a medical examination and treatment establishment.
2. Case history dossiers shall be made as follows:
a/ Case history dossiers shall be made for all patients receiving inpatient or outpatient treatment at medical examination and treatment establishments;
b/ Case history dossiers shall be made in hard or soft copies with all items filled in clearly and fully;
c/ A case history dossier comprises documents and information on the patient and the medical examination and treatment process.
3. Case history dossiers shall be preserved as follows:
a/ Case history dossiers shall be preserved according to the levels of confidentiality under the law on protection of state secrets;
b/ Case history dossiers of inpatients and outpatients shall be preserved for at least 10 years; case history dossiers of victims of labor and daily-life accidents shall be preserved for at least 15 years: case history dossiers of mental and dead patients shall be preserved for at least 20 years;
c/ Medical examination and treatment establishments that preserve case history dossiers electronically shall have backup copies and comply with Points a and b of this Clause.
4. The head of a medical examination and treatment establishment shall permit the use of case history dossiers in the following cases:
a/ Trainee students, researchers and practitioners of medical examination and treatment establishments borrowing case history dossiers for on-the-spot reading or for copying for research or professional purposes;
b/ Representatives of health state management agencies that directly manage medical examination and treatment establishments, investigative agencies, procuracies, courts, health inspectors, insurance agencies, forensic and mental forensic examination organizations and lawyers borrowing case history dossiers for on-the-spot-reading or for copying for performance of their assigned tasks according to their vested powers:
c/ Patients or their representatives receiving brief summaries of case history dossiers under Clause 1. Article 11 of this Law.
5. When using information of case history dossiers, the users specified in Clause 4 of this Article shall keep it confidential and may use it only for the purposes reported to heads of medical examination and treatment establishments.
Article 60. Use of drugs at medical examination and treatment establishments with inpatient treatment
1. The use of drugs at medical examination and treatment establishments providing inpatient treatment must adhere to the following principles:
a/ To use drugs only when actually necessary and properly, safely, reasonably and effectively:
b/ To prescribe drugs properly according to diagnosis and illness of patients;
c/ To use drugs in compliance with regulations on drug storage, distribution and use.
2. When making a prescription, a practitioner shall fully and clearly write in the prescription or case history names of drugs, their contents, dosage, methods of administration and use times.
3. When distributing drugs to patients, the assigned distributor shall:
a/ Check the prescription, drug receipt slip, contents, dosage, methods of administration, names and quality of drugs;
b/ Compare the prescription with information on concentrations, contents and quantities when receiving drugs and expiry dates of drugs indicated in drug receipt slips and on drug labels:
c/ Check the patient's full name and the names, forms, contents, dosage, methods of administration and use times of drugs before letting the patient use drugs:
d/ Fully record times of distributing drugs to the patient, monitor and record clinical developments of the patient in the case history dossier and promptly detect and report incidents to the practitioner directly providing treatment.
4. Aftet the patient uses drugs. the practitioner directly providing treatment shall monitor effects and promptly handle incidents caused by drug use.
A patient shall use drugs in strict accordance with the practitioner's instructions and report to the latter on abnormal signs after using drugs.
Article 61. Surgery, surgical interference
1. All surgeries and surgical interference aie subject to consent of patients or their representatives, except the cases under Clause 3 of this Article.
2. Surgery or surgical interference for patients being those specified in Clause 1. Article 13 of this Law is subject to prior written consent of their representatives.
3. When it is impossible to consult a patient or his/her representative and the patient's life is directly threatened without surgery or surgical interference, the head of a medical examination and treatment establishment shall decide on such surgery or surgical interference.
Article 62. Control of bacterial contamination at medical examination and treatment establishments
1. Measures to control bacterial contamination at medical examination and treatment establishments include:
a/ Sterilization of medical equipment and the environment and treatment of waste at medical examination and treatment establishments:
b/ Personal protection and hygiene:
c/ Food hygiene and safety:
d/ Supervision of bacterial contamination:
e/ Other measures to control bacterial contamination under law.
2. A medical examination and treatment establishment shall:
a/ Take measures to control bacterial contamination at its establishment:
b/ Guarantee physical foundations, equipment, protective clothing, personal hygiene conditions for those working at its establishment, patients and visitors of the establishment in conformity with requirements on bacterial contamination control at medical examination and treatment establishments:
c/ Counsel patients and their relatives on measures to control bacterial contamination:
d/ Take other measures to control bacterial contamination under law.
3. Those working at medical examination and treatment establishments, patients and visitors of medical examination and treatment establishments shall observe medical examination and treatment establishments" regulations on bacterial contamination control.
Article 63. Treatment of medical waste
1. Medical waste includes solid, liquid, gas. chemical and radioactive waste discharged in the course of medical examination, diagnosis, treatment and care for patients and their daily-life activities at medical examination and treatment establishments.
2. Medical examination and treatment establishments shall sort, collect and treat medical waste under the law on environmental protection.
Article 64. Handling of an abandoned patient
1. To receive and provide medical examination and treatment for him/her under this Law.
2. To check, make a record of, and keep his/ her personal articles.
3. To immediately notify such to the police office or the commune-level People's Committee of the locality where the medical examination and treatment establishment is based, which shall issue a notice of search for relatives of the patient in the mass media.
4. For an abandoned infant, to notify a social security establishment for admission if nobody receives the child after he/she is treated.
5. For a mental patient, to transfer him/her to a psychiatry establishment if the medical examination and treatment establishment has no psychiatry ward. The psychiatry establishment shall receive, care and treat the patient and notify a social security establishment for admission if nobody receives the patient after he/she is treated.
Social security establishments shall receive those specified in Clauses 4 and 5 of this Article within 10 days after receiving a notice.
6. For an abandoned dead patient, after performing the obligations under Article 65 of this Law. a medical examination and treatment establishment shall take photos and keep tissues of the patient to identify him/her. carry out death declaration procedures under the law on civil status and hold his/her funeral.
Article 65. Handling of a dead patient
1. A medical examination and treatment establishment shall:
a/ Issue a death certificate;
b/ Hold a critical discussion within 15 days after the patient's death;
c/ Assign the practitioner directly treating the patient or on duty to compile a death dossier which specifies disease developments, treatment methods, time of and cause of the death;
d/ Preserve the death dossier under Clause 3. Article 59 of this Law.
2. For a patient who dies before being admitted to a medical examination and treatment establishment, the medical examination and treatment establishment shall:
a/ Notify the patient's relatives for holding his/her funeral, for a patient with personal identification papers;
b/ Publish a notice in the mass media to look for the patient's relatives, for a patient without personal identification papers.
For a patient without personal identification papers or a patient with personal identification papers whom nobody receives, the medical examination and treatment establishment shall preserve his/her body, take photos and notify the police office or the commune-level People's Committee of the locality where the medical examination and treatment establishment is based.
When nobody receives the dead, the medical examination and treatment establishment shall contact the commune-level People's Committee or the local agency in charge of labor, war invalids and social affairs, which shall hold his/her funeral.
3. Determination of a patient's death and the duration to preserve his/her body comply with law.
Article 66. Compulsory medical treatment
1. Cases subject to compulsory medical treatment under this Law include:
a/ Suffering a group-A infectious disease under the law on prevention and control of infectious diseases:
b/ Suffering a mental disease in a state of loss of self-control or depression which gives rise to the idea or act of committing suicide or causing danger to others under law.
2. Compulsory medical treatment under the penal law and the law on administrative sanctioning falls outside the scope of regulation of this Law.
Article 67. On-standby medical examination and treatment
1. Medical examination and treatment establishments with inpatient treatment and first-aid establishments shall provide on-standby medical examination and treatment outside working hours and on holidays.
Medical examination and treatment establishments with inpatient treatment are encouraged to provide 24-hour medical examination and treatment.
2. On-standby medical examination and treatment at a medical examination and treatment establishment includes leaders on standby, clinical standby, paraclinical standby, logistic-standby and guards on standby.
3. The head of a medical examination and treatment establishment shall:
a/ Assign persons on standby, specifically define responsibilities of each level and persons on standby and on-standby regimes:
b/ Ensure sufficient means of transport for first-aid suited to the form of medical examination and treatment; medical equipment and devices and essential drugs to promptly give first aid to patients;
c/ Ensure reporting by each on-standby shift.
Article 68. Combination of traditional medicine with western medicine in medical examination and treatment
1. The combination of traditional medicine with western medicine is encouraged at medical examination and treatment establishments.
2. Traditional medicine shall be combined with western medicine at traditional medicine hospitals as follows:
a/ Using some technical equipment of western medicine for diagnosis and evaluation of treatment results and successive research results:
b/ Using some equipment and drugs of western medicine to give lirst aid to patients, using some essential drugs to treat patients.
3. Traditional medicine shall be combined with western medicine at other hospitals as follows:
a/Combining methods of traditional medicine in medical examination and treatment:
b/ Using technical equipment of western medicine for diagnosis, application and evaluation of results of herbal remedies and medicaments and treatment methods of traditional medicine.
4. The Minister of Health shall detail Clauses 2 and 3 of this Article and prescribe the combination of traditional medicine with western medicine in medical examination and treatment at other medical examination and treatment establishments.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực