Luật Kế toán 2015 số 88/2015/QH13
Số hiệu: | 88/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 28/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1241 đến số 1242 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
1. Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước.
4. Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
6. Hộ kinh doanh, tổ hợp tác.
7. Người làm công tác kế toán.
8. Kế toán viên hành nghề; doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
9. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
10. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến kế toán và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
2. Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành.
3. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
4. Đơn vị kế toán là cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 2 của Luật này có lập báo cáo tài chính.
5. Giá gốc là giá trị được ghi nhận ban đầu của tài sản hoặc nợ phải trả. Giá gốc của tài sản được tính bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác theo quy định của pháp luật đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
6. Giá trị hợp lý là giá trị được xác định phù hợp với giá thị trường, có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc chuyển nhượng một khoản nợ phải trả tại thời điểm xác định giá trị.
7. Hình thức kế toán là các mẫu sổ kế toán, trình tự, phương pháp ghi sổ và mối liên quan giữa các sổ kế toán.
8. Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
9. Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.
10. Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
11. Kế toán viên hành nghề là người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định của Luật này.
12. Kiểm tra kế toán là việc xem xét, đánh giá tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán.
13. Kinh doanh dịch vụ kế toán là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán theo quy định của Luật này cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
14. Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.
15. Nghiệp vụ kinh tế, tài chính là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán.
16. Phương pháp kế toán là cách thức và thủ tục cụ thể để thực hiện từng nội dung công việc kế toán.
17. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
18. Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán.
1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
1. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
2. Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
3. Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
4. Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
5. Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước.
6. Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được.
1. Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính.
2. Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.
3. Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
4. Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Luật này.
5. Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
6. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch.
7. Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước.
1. Chuẩn mực kế toán gồm những quy định và phương pháp kế toán cơ bản để lập báo cáo tài chính.
2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gồm những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm kế toán, kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
3. Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
1. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước gồm:
a) Tiền, vật tư và tài sản cố định;
b) Nguồn kinh phí, quỹ;
c) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
d) Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
đ) Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước;
e) Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;
g) Nợ và xử lý nợ công;
h) Tài sản công;
i) Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
2. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nước gồm tài sản, nguồn hình thành tài sản theo quy định tại các điểm a, b, c, d và i khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh, trừ hoạt động quy định tại khoản 4 Điều này, gồm:
a) Tài sản;
b) Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
c) Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác;
d) Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
đ) Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;
e) Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
4. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính gồm:
a) Các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng;
c) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
d) Các khoản cam kết, bảo lãnh, giấy tờ có giá.
1. Kế toán ở đơn vị kế toán gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị.
2. Khi thực hiện công việc kế toán tài chính và kế toán quản trị, đơn vị kế toán phải thực hiện kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết như sau:
a) Kế toán tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Kế toán tổng hợp được thực hiện trên cơ sở các thông tin, số liệu của kế toán chi tiết;
b) Kế toán chi tiết phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán. Kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tổng hợp. Số liệu kế toán chi tiết phải khớp đúng với số liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động.
1. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”. Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, thì đơn vị kế toán phải ghi theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.
Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng một loại ngoại tệ thì được tự lựa chọn loại ngoại tệ đó làm đơn vị tiền tệ để kế toán, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Khi lập báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam, đơn vị kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động sử dụng trong kế toán là đơn vị đo pháp định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp đơn vị kế toán sử dụng đơn vị đo khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo pháp định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Đơn vị kế toán được làm tròn số, sử dụng đơn vị tính rút gọn khi lập hoặc công khai báo cáo tài chính.
4. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.
1. Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính tại Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
2. Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả-rập; sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,).
3. Doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài hoặc của tổ chức nước ngoài phải chuyển báo cáo tài chính về công ty mẹ, tổ chức ở nước ngoài hoặc sử dụng chung phần mềm quản lý, thanh toán giao dịch với công ty mẹ, tổ chức ở nước ngoài được sử dụng dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ; khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì sau chữ số hàng đơn vị được đặt dấu chấm (.) và phải chú thích trong tài liệu, sổ kế toán, báo cáo tài chính. Trong trường hợp này, báo cáo tài chính nộp cơ quan thuế, cơ quan thống kê và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;
b) Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
c) Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
2. Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lập được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ đầu ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị kế toán khác tính từ đầu ngày quyết định thành lập đơn vị kế toán có hiệu lực đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đơn vị kế toán khi bị chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản thì kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này đến hết ngày trước ngày quyết định chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực.
4. Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.
1. Giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác.
2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
3. Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đến đơn vị kế toán.
4. Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước khi kết thúc thời hạn lưu trữ quy định tại Điều 41 của Luật này.
5. Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
6. Mua chuộc, đe dọa, trù dập, ép buộc người làm kế toán thực hiện công việc kế toán không đúng với quy định của Luật này.
7. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.
8. Bố trí hoặc thuê người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 51 và Điều 54 của Luật này.
9. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ kế toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán dưới mọi hình thức.
10. Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên hoặc cung cấp, công bố các báo cáo tài chính có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán.
11. Kinh doanh dịch vụ kế toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hành nghề dịch vụ kế toán khi không bảo đảm điều kiện quy định của Luật này.
12. Sử dụng cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi của doanh nghiệp nếu đã quá 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà vẫn không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc doanh nghiệp đã chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán.
13. Thuê cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề, điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị mình.
14. Kế toán viên hành nghề và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thông đồng, móc nối với khách hàng để cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
15. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kế toán.
1. Tài liệu, số liệu kế toán có giá trị pháp lý của đơn vị kế toán và được sử dụng để công bố, công khai theo quy định của pháp luật.
2. Tài liệu, số liệu kế toán là cơ sở để xây dựng và xét duyệt kế hoạch, dự toán, quyết toán, xem xét, xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
1. Đơn vị kế toán có trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán.
2. Đơn vị kế toán có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu kế toán kịp thời, đầy đủ, trung thực, minh bạch cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
2. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.
1. Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung quy định tại Điều 16 của Luật này và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.
2. Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu, thông tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ; phải được quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy định. Chứng từ điện tử được quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản mà nó được tạo ra, gửi đi hoặc nhận nhưng phải có đủ thiết bị phù hợp để sử dụng.
3. Khi chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch, thanh toán hoặc ngược lại thì chứng từ điện tử có giá trị để thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính đó, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán.
1. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
2. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 16 của Luật này.
3. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
4. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau.
5. Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
6. Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại Điều 17, khoản 1 và khoản 2 Điều này. Chứng từ điện tử được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này. Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
3. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.
4. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy.
1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập, quản lý và sử dụng hoá đơn thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán.
2. Chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự thời gian và bảo quản an toàn theo quy định của pháp luật.
3. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán. Trường hợp tạm giữ hoặc tịch thu chứng từ kế toán thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải sao chụp chứng từ bị tạm giữ, bị tịch thu, ký xác nhận trên chứng từ sao chụp và giao bản sao chụp cho đơn vị kế toán; đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu và ký tên, đóng dấu.
4. Cơ quan có thẩm quyền niêm phong chứng từ kế toán phải lập biên bản, ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị niêm phong và ký tên, đóng dấu.
1. Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.
2. Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng. Mỗi đơn vị kế toán chỉ được sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán cho mục đích kế toán tài chính theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Bộ Tài chính quy định chi tiết về tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán sau đây:
a) Đơn vị kế toán có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước;
b) Đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước;
d) Đơn vị kế toán là doanh nghiệp;
đ) Đơn vị kế toán khác.
1. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
2. Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.
3. Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ghi sổ;
b) Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
c) Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
d) Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán;
đ) Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
4. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
1. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn một hệ thống sổ kế toán áp dụng ở đơn vị.
2. Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm.
3. Đơn vị kế toán được cụ thể hoá các sổ kế toán đã chọn để phục vụ yêu cầu kế toán của đơn vị.
1. Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm; đối với đơn vị kế toán mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập.
2. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán.
3. Sổ kế toán phải được ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ. Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán.
4. Việc ghi sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề. Sổ kế toán phải được ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ.
5. Thông tin, số liệu trên sổ kế toán phải được ghi bằng bút mực; không ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới; không ghi chồng lên nhau; không ghi cách dòng; trường hợp ghi không hết trang phải gạch chéo phần không ghi; khi ghi hết trang phải cộng số liệu tổng cộng của trang và chuyển số liệu tổng cộng sang trang kế tiếp.
6. Đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán vào cuối kỳ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính và trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
7. Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử. Trường hợp ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử thì phải thực hiện các quy định về sổ kế toán tại Điều 24, Điều 25 và các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều này, trừ việc đóng dấu giáp lai. Sau khi khóa sổ kế toán trên phương tiện điện tử phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển riêng cho từng kỳ kế toán năm để đưa vào lưu trữ. Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ sổ kế toán trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
1. Khi phát hiện sổ kế toán có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau đây:
a) Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
b) Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
c) Ghi điều chỉnh bằng cách lập “chứng từ điều chỉnh” và ghi thêm số chênh lệch cho đúng.
2. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó.
3. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và thuyết minh về việc sửa chữa này.
4. Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng phương tiện điện tử được thực hiện theo phương pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
1. Các loại tài sản và nợ phải trả được đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính gồm:
a) Công cụ tài chính theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán phải ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợp lý;
b) Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế;
c) Các tài sản hoặc nợ phải trả khác có giá trị biến động thường xuyên, theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán phải được đánh giá lại theo giá trị hợp lý.
2. Việc đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý phải bảo đảm có căn cứ xác thực. Trường hợp không có cơ sở để xác định được giá trị một cách đáng tin cậy thì tài sản và nợ phải trả được ghi nhận theo giá gốc.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể các tài sản và nợ phải trả được ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợp lý, phương pháp kế toán ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợp lý.
1. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm:
a) Báo cáo tình hình tài chính;
b) Báo cáo kết quả hoạt động;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Thuyết minh báo cáo tài chính;
đ) Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện như sau:
a) Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó;
b) Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên;
c) Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do;
d) Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
3. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Tài chính quy định chi tiết về báo cáo tài chính cho từng lĩnh vực hoạt động; trách nhiệm, đối tượng, kỳ lập, phương pháp lập, thời hạn nộp, nơi nhận báo cáo và công khai báo cáo tài chính.
1. Báo cáo tài chính nhà nước được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan khác thuộc khu vực nhà nước, dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính nhà nước, kết quả hoạt động tài chính nhà nước và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.
2. Báo cáo tài chính nhà nước cung cấp thông tin về tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, nợ công, vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tài sản, nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. Báo cáo tài chính nhà nước gồm:
a) Báo cáo tình hình tài chính nhà nước;
b) Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước.
3. Việc lập báo cáo tài chính nhà nước được thực hiện như sau:
a) Bộ Tài chính chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội; chỉ đạo Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính lập báo cáo tài chính thuộc phạm vi địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp;
b) Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm lập báo cáo của đơn vị mình và cung cấp thông tin tài chính cần thiết phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.
4. Báo cáo tài chính nhà nước được lập và trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân cùng với thời điểm quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
5. Chính phủ quy định chi tiết về nội dung báo cáo tài chính nhà nước; việc tổ chức thực hiện lập, công khai báo cáo tài chính nhà nước; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc cung cấp thông tin phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước.
1. Đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước công khai thông tin thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2. Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi tài chính năm.
3. Đơn vị kế toán sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân công khai mục đích huy động và sử dụng các khoản đóng góp, đối tượng đóng góp, mức huy động, kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp.
4. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh công khai các nội dung sau đây:
a) Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
b) Kết quả hoạt động kinh doanh;
c) Trích lập và sử dụng các quỹ;
d) Thu nhập của người lao động;
đ) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
5. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán khi công khai phải kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán.
1. Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Phát hành ấn phẩm;
b) Thông báo bằng văn bản;
c) Niêm yết;
d) Đăng tải trên trang thông tin điện tử;
đ) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo tài chính.
4. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật về chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định của Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó.
1. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán thì phải được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước khi công khai.
2. Đơn vị kế toán khi được kiểm toán phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kiểm toán.
3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán đã được kiểm toán khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có báo cáo kiểm toán kèm theo.
1. Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền. Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, trừ các cơ quan quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
2. Các cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán gồm:
a) Bộ Tài chính;
b) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán trong lĩnh vực được phân công phụ trách;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán tại địa phương do mình quản lý;
d) Đơn vị cấp trên quyết định kiểm tra kế toán đơn vị trực thuộc.
3. Các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán gồm:
a) Các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành về tài chính, Kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các đơn vị kế toán.
1. Nội dung kiểm tra kế toán gồm:
a) Kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán;
b) Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán;
c) Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán;
d) Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.
2. Nội dung kiểm tra kế toán phải được xác định trong quyết định kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 34 của Luật này.
Thời gian kiểm tra kế toán do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán quyết định nhưng không quá 10 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động. Trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp, cần có thời gian để đánh giá, đối chiếu, kết luận, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán có thể kéo dài thời gian kiểm tra; thời gian kéo dài đối với mỗi cuộc kiểm tra không quá 05 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động.
1. Khi kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải công bố quyết định kiểm tra kế toán, trừ các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán quy định tại điểm b khoản 3 Điều 34 của Luật này. Đoàn kiểm tra kế toán có quyền yêu cầu đơn vị kế toán được kiểm tra cung cấp tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra kế toán và giải trình khi cần thiết.
2. Khi kết thúc kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải lập biên bản kiểm tra kế toán và giao cho đơn vị kế toán được kiểm tra một bản; nếu phát hiện có vi phạm pháp luật về kế toán thì xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trưởng đoàn kiểm tra kế toán phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra.
4. Đoàn kiểm tra kế toán phải tuân thủ trình tự, nội dung, phạm vi và thời gian kiểm tra, không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị kế toán và không được sách nhiễu đơn vị kế toán được kiểm tra.
1. Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có trách nhiệm sau đây:
a) Cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra và giải trình các nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra;
b) Thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.
2. Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có các quyền sau đây:
a) Từ chối việc kiểm tra nếu thấy việc kiểm tra không đúng thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 34 hoặc nội dung kiểm tra không đúng với quy định tại Điều 35 của Luật này;
b) Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đồng ý với kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.
1. Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.
2. Đơn vị kế toán phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị để bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Tài sản của đơn vị được bảo đảm an toàn, tránh sử dụng sai mục đích, không hiệu quả;
b) Các nghiệp vụ được phê duyệt đúng thẩm quyền và được ghi chép đầy đủ làm cơ sở cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý.
3. Kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.
4. Kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;
b) Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt;
c) Kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động, quản lý, việc tuân thủ pháp luật, chế độ tài chính, kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của lãnh đạo đơn vị kế toán;
d) Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị kế toán.
5. Chính phủ quy định chi tiết về kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
1. Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
2. Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Cuối kỳ kế toán năm;
b) Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê;
c) Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu;
d) Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
đ) Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch, kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
4. Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.
1. Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ.
2. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp tài liệu kế toán đó; nếu tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp tài liệu hoặc bản xác nhận.
3. Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán.
4. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.
5. Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:
a) Ít nhất là 05 năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;
b) Ít nhất là 10 năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
6. Chính phủ quy định cụ thể từng loại tài liệu kế toán phải lưu trữ, thời hạn lưu trữ, thời điểm tính thời hạn lưu trữ quy định tại khoản 5 Điều này, nơi lưu trữ và thủ tục tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ.
Khi phát hiện tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại, đơn vị kế toán phải thực hiện ngay các công việc sau đây:
1. Kiểm tra, xác định và lập biên bản về số lượng, hiện trạng, nguyên nhân tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại; thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
2. Tổ chức phục hồi lại tài liệu kế toán bị hư hỏng;
3. Liên hệ với tổ chức, cá nhân có giao dịch tài liệu, số liệu kế toán để được sao chụp hoặc xác nhận lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại;
4. Đối với tài liệu kế toán có liên quan đến tài sản nhưng không thể phục hồi bằng các biện pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì phải kiểm kê tài sản để lập lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại.
1. Đơn vị kế toán bị chia thành các đơn vị kế toán mới phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Phân chia tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho các đơn vị kế toán mới.
2. Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
1. Đơn vị kế toán bị tách một bộ phận để thành lập đơn vị kế toán mới phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách;
b) Bàn giao tài sản, nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho đơn vị kế toán mới; đối với tài liệu kế toán không bàn giao thì đơn vị kế toán bị tách lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
1. Các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành đơn vị kế toán mới thì từng đơn vị kế toán bị hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán hợp nhất.
2. Đơn vị kế toán hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Căn cứ vào biên bản bàn giao, mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này;
b) Tổng hợp báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành báo cáo tài chính của đơn vị kế toán hợp nhất;
c) Nhận, lưu trữ tài liệu kế toán của các đơn vị bị hợp nhất.
1. Đơn vị kế toán bị sáp nhập vào đơn vị kế toán khác phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán nhận sáp nhập.
2. Đơn vị kế toán nhận sáp nhập căn cứ vào biên bản bàn giao ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
1. Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán sau chuyển đổi.
2. Đơn vị kế toán sau chuyển đổi căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
1. Đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Mở sổ kế toán theo dõi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến việc giải thể, chấm dứt hoạt động;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán của đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động sau khi xử lý xong cho đơn vị kế toán cấp trên hoặc tổ chức, cá nhân lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Trường hợp đơn vị kế toán bị tuyên bố phá sản thì Toà án tuyên bố phá sản chỉ định người thực hiện công việc kế toán quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán.
2. Việc tổ chức bộ máy, bố trí người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán, kế toán trưởng thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc quyết định thuê doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán theo đúng quy định của Luật này.
2. Bố trí người làm kế toán trưởng hoặc quyết định thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định của Luật này; trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và chịu trách nhiệm trực tiếp về hậu quả của những sai phạm do mình gây ra; chịu trách nhiệm liên đới đối với những sai phạm do người khác gây ra nhưng thuộc trách nhiệm quản lý của mình.
4. Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ đơn vị và thực hiện kiểm tra kế toán các đơn vị cấp dưới.
1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.
1. Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
3. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
4. Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
1. Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán.
2. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.
3. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng quy định tại Điều 55 của Luật này.
1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
2. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.
1. Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
b) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;
c) Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
2. Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngoài các quyền quy định tại khoản 2 Điều này còn có các quyền sau đây:
a) Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;
b) Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng;
c) Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định;
d) Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
1. Đơn vị kế toán được ký hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật.
2. Việc thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
3. Đơn vị kế toán thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực mọi thông tin, tài liệu liên quan đến công việc thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng và thanh toán đầy đủ, kịp thời phí dịch vụ kế toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
4. Người được thuê làm kế toán trưởng phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này.
5. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán và người được thuê làm kế toán, làm kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu kế toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
1. Người được cấp chứng chỉ kế toán viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;
c) Đạt kết quả kỳ thi lấy chứng chỉ kế toán viên.
2. Người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam và có tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được cấp chứng chỉ kế toán viên.
3. Bộ Tài chính quy định điều kiện thi lấy chứng chỉ kế toán viên, thủ tục cấp và thu hồi chứng chỉ kế toán viên.
1. Người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự;
b) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học;
c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.
2. Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Bộ Tài chính quy định thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
3. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
4. Những người không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân.
b) Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
d) Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo hoặc chưa hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác;
đ) Người bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được thành lập theo các loại hình sau đây:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
b) Công ty hợp danh;
c) Doanh nghiệp tư nhân.
2. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh dịch vụ kế toán khi bảo đảm các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật này và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.
4. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài thực hiện kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
a) Góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán đã được thành lập và hoạt động tại Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán;
b) Thành lập chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài;
c) Cung cấp dịch vụ qua biên giới theo quy định của Chính phủ.
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất hai thành viên góp vốn là kế toán viên hành nghề;
c) Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kế toán viên hành nghề;
d) Bảo đảm tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề trong doanh nghiệp, tỷ lệ vốn góp của các thành viên là tổ chức theo quy định của Chính phủ.
2. Công ty hợp danh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất hai thành viên hợp danh là kế toán viên hành nghề;
c) Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty hợp danh phải là kế toán viên hành nghề.
3. Doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề;
c) Chủ doanh nghiệp tư nhân là kế toán viên hành nghề và đồng thời là giám đốc.
4. Chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài đặt trụ sở chính;
b) Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề, trong đó có giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh;
c) Giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài không được đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;
d) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
5. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc trong trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán đã bị thu hồi thì doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam phải thông báo ngay cho cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục xóa cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi của doanh nghiệp, chi nhánh.
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.
3. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán của các kế toán viên hành nghề.
4. Hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán của các kế toán viên hành nghề.
5. Tài liệu chứng minh về vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
6. Điều lệ công ty đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn.
7. Văn bản cam kết chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nước ngoài, giấy tờ chứng nhận được phép kinh doanh dịch vụ kế toán của doanh nghiệp nước ngoài đối với chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán giải trình. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán tính từ ngày nhận tài liệu giải trình bổ sung.
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự thay đổi về tên, người đại diện theo pháp luật, giám đốc, tổng giám đốc và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán bị mất hoặc bị hư hỏng.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán đã được cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Các tài liệu khác liên quan đến việc đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán (nếu có).
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
1. Hộ kinh doanh được phép kinh doanh dịch vụ kế toán khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
b) Cá nhân, đại diện nhóm cá nhân thành lập hộ kinh doanh phải là kế toán viên hành nghề.
2. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi về một trong các nội dung sau đây, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính:
a) Danh sách kế toán viên hành nghề tại doanh nghiệp;
b) Không bảo đảm một, một số hoặc toàn bộ các điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán quy định tại Điều 60 của Luật này;
c) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
d) Giám đốc hoặc tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, tỷ lệ vốn góp của các thành viên;
đ) Tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán;
e) Thành lập, chấm dứt hoạt động hoặc thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chi nhánh kinh doanh dịch vụ kế toán;
g) Thực hiện việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi, giải thể.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi về một trong các nội dung sau đây, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính:
a) Danh sách kế toán viên hành nghề;
b) Tên, địa chỉ của hộ kinh doanh;
1. Thực hiện công việc kế toán liên quan đến nội dung dịch vụ kế toán thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Tuân thủ pháp luật về kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán.
3. Chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về nội dung dịch vụ kế toán đã cung cấp và phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
4. Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Tuân thủ sự quản lý nghề nghiệp và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán của Bộ Tài chính hoặc của tổ chức nghề nghiệp về kế toán được Bộ Tài chính ủy quyền.
6. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị kế toán khác khi người có trách nhiệm quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, người đại diện hộ kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán thuộc các trường hợp sau đây:
1. Là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý, điều hành, kế toán trưởng của đơn vị kế toán, trừ trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định;
2. Có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó;
3. Không đủ năng lực chuyên môn hoặc không đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ kế toán;
4. Đang cung cấp dịch vụ làm kế toán trưởng cho khách hàng là tổ chức có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó;
5. Đơn vị kế toán yêu cầu thực hiện những công việc không đúng với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp hoặc không đúng với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, tài chính;
6. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm một, một số hoặc toàn bộ các điều kiện quy định tại Điều 60 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
b) Có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Kê khai không đúng thực tế hoặc gian lận, giả mạo hồ sơ để đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;
b) Không kinh doanh dịch vụ kế toán trong 12 tháng liên tục;
c) Không khắc phục được các sai phạm hoặc vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị đình chỉ;
d) Bị giải thể, phá sản hoặc tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán;
đ) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
e) Làm sai lệch hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật;
g) Giả mạo, tẩy xoá, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kế toán, kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.
4. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng.
5. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kế toán khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không kinh doanh dịch vụ kế toán trong 12 tháng liên tục;
b) Không khắc phục được các sai phạm hoặc vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị đình chỉ;
c) Tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán;
d) Làm sai lệch hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật;
đ) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
e) Tất cả kế toán viên hành nghề trong cùng hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
6. Kế toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán trong các trường hợp sau đây:
a) Có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Không còn đủ điều kiện đăng ký hành nghề;
c) Không chấp hành quy định của cơ quan có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra liên quan đến hoạt động hành nghề kế toán;
d) Không thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 67 của Luật này.
7. Kế toán viên hành nghề bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán trong các trường hợp sau đây:
a) Gian lận, giả mạo hồ sơ để đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;
b) Bị thu hồi chứng chỉ kế toán viên;
c) Bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
1. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán.
2. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho người làm kế toán, kế toán viên hành nghề và thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến hoạt động kế toán do Chính phủ quy định.Bổ sung
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kế toán.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kế toán, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược, chính sách phát triển kế toán;
b) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về kế toán;
c) Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán và đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán.
d) Quy định việc thi, cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ kế toán viên;
đ) Kiểm tra kế toán; kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán; giám sát việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;
e) Quy định việc cập nhật kiến thức cho kế toán viên hành nghề;
g) Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học về kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán;
h) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kế toán;
i) Hợp tác quốc tế về kế toán.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về kế toán trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kế toán tại địa phương.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
2. Luật kế toán số 03/2003/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
1. Chính phủ chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bắt đầu việc lập báo cáo tài chính nhà nước theo quy định tại Điều 30 của Luật này chậm nhất là 24 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
2. Trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của Luật này để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; nếu không đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì phải chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán.
3. Chứng chỉ hành nghề kế toán đã cấp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài theo Luật kế toán số 03/2003/QH11 có giá trị như chứng chỉ kế toán viên quy định tại Luật này.
1. Chính phủ, Bộ Tài chính có trách nhiệm quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
2. Căn cứ những nguyên tắc cơ bản của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể nội dung công tác kế toán đối với văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hộ kinh doanh và tổ hợp tác.
NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Hanoi, November 20, 2015 |
LAW ON ACCOUNTING
Pursuant to the Constitution of Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly promulgates the Law on Accounting.
GENERAL PROVISIONS
This Law provides for contents of accounting works, accounting apparatus, accountants, accounting services, accounting management by regulatory bodies, and accounting associations.
1. Agencies responsible for revenues and expenditures of state budget at various levels.
2. State agencies, organizations, public service agencies using state budget.
3. Organizations, public service agencies that do not use state budget.
4. Enterprises established and operated under Vietnam’s law; branches and representative offices of foreign enterprises operating in Vietnam.
5. Cooperatives, cooperative associations.
6. Business households, artels.
7. Accountants.
8. Accounting practitioners, enterprises and households providing accounting services.
9. Accounting associations.
10. Other agencies, organizations, and individuals involved in accounting and provision of accounting services in Vietnam.
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Financial statement means a system of financial information of an accounting unit demonstrated according to a form provided for by accounting standards and accounting regime.
2. Accounting regime means a set of regulations and instructions on accounting applied to certain fields or works promulgated by accounting authorities or organizations authorized by accounting authority
3. Accounting records are documents and storage devices that contain economic/financial transactions that occur and have been complete as the basis for making accounting books.
4. Accounting units are the agencies, organizations and units specified in Clause 1 through 5 Article 2 of this Law that make financial statements.
5. Original price means the initially recorded value of an asset or liability. Original price includes the cost of purchase, handling, transport, assembly, processing, and other direct costs until the asset is ready to be used.
6. Reasonable value means the value that is appropriate for market price that can be generated when selling an asset or transferring a liability at that time.
7. Form of accounting means the forms of accounting books, procedures and methods for making accounting books, and the relation among the accounting books.
8. Accounting means collection, processing, inspecting, analysis, and provision of economic, financial information in the form of value, objects, and working hours.
9. Financial accounting means collection, processing, inspecting, analysis, and provision of economic, financial information in the form of financial statements for entities that need information about the accounting unit.
10. Administrative accounting means collection, processing, inspecting, analysis, and provision of economic, financial information to serve administrative requirements and the making of internal economic, financial decisions of the accounting unit.
11. Accounting practitioner means a person granted the License to provide accounting services prescribed by this Law.
12. Accounting inspection means examination, assessment of conformity with regulations of law on accounting, truthfulness and accuracy of accounting information and data.
13. Provision of accounting services means provision of accounting services, chief accountant’s services, making of financial statements, accounting consultancy, and other accounting works defined by this Law for service users.
14. Accounting period means a period of time from the time the accounting unit starts to make its accounting book to the time it closes the accounting book to make the financial statement.
15. Economic/financial transactions are activities that increase or decrease assets and sources of assets of an accounting unit.
16. Accounting method means the specific method and procedures for doing each accounting work.
17. Electronic equipment means equipment operating based on electric, electronic, digital, magnetic technologies, wireless transmission, optical technologies, electromagnetic technology, or similar technologies.
18. Accounting documents are accounting records, accounting books, financial statement, administrative accounting reports, audit reports, accounting inspection reports, and other documents relevant to accounting.
Article 4. Accounting objectives
1. Collecting, processing accounting information and data according to subjects and contents of accounting works, accounting standards and accounting regime.
2. Inspecting, supervising revenues, expenditures, debts; inspecting the management, use of assets and sources of assets; discovering and preventing violations against regulations on finance and accounting.
3. Analyzing accounting information and data; advising, proposing solutions for resolving administrative requirements and making of economic, financial decisions of the accounting unit.
4. Providing accounting information and data as prescribed by law.
Article 5. Accounting requirements
1. All economic/financial transactions are fully recorded into accounting records, accounting books, and financial statements.
2. Accounting information and data are recorded in a timely manner.
3. Accounting information and data are recorded in a clear, understandable, and accurate timely manner.
4. Status, nature, contents, and value of economic/financial transactions are recorded truthfully and objectively.
5. Accounting information and data must be continuously recorded from the beginning to the end of every economic, financial activity, from the establishment to the shutdown of the accounting unit; the accounting data of a period must continue that of the previous period.
6. Accounting information and data are classified and sorted systematically in a way that can be compared and verified.
Article 6. Accounting principles
1. Values of assets and liabilities must be recorded according to their original prices. After being initially recorded, regarding certain types of assets and liabilities whose values fluctuate according to market prices and can be reliably re-determined according to reasonable values at the end of the financial statement period.
2. Chosen regulations and accounting method must be consistently applied throughout the fiscal year; where the chosen regulations and accounting method are changed, the accounting unit must provide explanation in its financial statement.
3. The accounting unit must collect, record economic/financial transactions that occur objectively, fully, truthfully, and in the correct accounting period.
4. Every financial statement must be completely, accurately, made and sent to competent authority in a timely manner. Information and data in financial statements of accounting units must be made publicly available in accordance with Article 31 and Article 32 of this Law.
5. Accounting units shall apply methods for evaluation of assets, distribute the revenues and expenditures carefully; do not falsify the results of their economic, financial activities.
6. Financial statements must be made and presented in a way that correctly reflects the nature of the transactions rather than their names.
7. Apart from Clause 1 through 6 of this Article, regulatory bodies, organizations, public service agencies using state budget shall do accounting according to state budget tables.
Article 7. Accounting standards and codes of ethics for accountants
1. Accounting standards comprise the basic accounting methods and regulations for making financial statements.
2. Code of ethics for accountants comprises regulations and instructions on principles, application of the code of ethics to accountants, accounting practitioners, enterprises and households providing accounting services.
3. The Ministry of Finance shall provide for accounting standards and codes of ethics for accountants based on international accounting standards and Vietnam’s conditions.
Article 8. Accounting subjects
1. Accounting subjects with regard to revenues, expenditures of state budget, administrative operation; operation of units and organizations using state budget include:
a) Money, supplies, and fixed assets;
b) Budgets, funds;
c) Internal and external payments of the accounting unit;
d) Revenues, expenditures, and settlement of difference between revenue and expenditure;
dd) Revenues, expenditures, and surplus of state budget;
e) Financial, credit investment by the State;
g) Debt and settlement of public debt;
h) Public assets;
i) Other property, assets, and liabilities related to the accounting unit.
2. Accounting subjects with regard to operation of units and organizations that do not use state budget include assets and sources of assets specified in Point a, b, c, d, and I Clause 1 of this Article.
3. Accounting subjects with regard to business operation, except for the activities specified in Clause 4 of this Article, include:
a) Assets;
b) Liability and owner’s capital;
c) Revenues, operating cost, incomes, and other cots;
d) Taxes and amounts payable to state budget;
dd) Business outcome and distribution thereof;
e) Other property, assets, and liabilities related to the accounting unit.
4. Accounting subjects with regard to the fields of banking, credit, insurance, securities, and financial investment include:
a) The subjects specified in Clause 3 of this Article;
b) Financial and credit investment;
c) Internal and external payments of the accounting unit;
d) Commitments, guarantees, valuable papers.
Article 9. Financial accounting, administrative accounting, general accounting, detailed accounting
1. Accounting works of an accounting unit include financial accounting and administrative accounting.
2. When doing financial accounting and administrative accounting, the accounting unit must also do general accounting and detailed accounting as follows:
a) General accounting involves collection, processing, recording, and provision of general information about economic and financial activities of the accounting unit. General accounting uses currencies to reflect assets, sources of assets, status and outcomes of economic and financial activities of the accounting unit. General accounting is done based on information and data of detailed accounting;
b) Detailed accounting involves collection, processing, recording, and provision of detailed information in the form of currencies, objects, and working hours of each particular accounting subject of the accounting unit. Detailed accounting is meant to illustrate general accounting. Detailed accounting data must be consistent with general accounting data in an accounting period.
3. The Ministry of Finance shall provide guidance on application of administrative accounting to each field.
Article 10. Units for accounting
1. The accounting currency is Vietnam dong; its Vietnamese symbol is “đ” and international symbol is "VND”. Where an economic/financial transaction in a foreign currency occurs, the accounting unit must record the foreign currency and VND at the actual exchange rate, unless otherwise prescribed by law; if there is not exchange rate between the foreign currency and VND, it shall be exchanged into another foreign currency that has an exchange rate with VND.
An accounting unit whose most revenues and expenditures are in a foreign currency may use such foreign currency as the accounting currency and has to take legal responsibility for such action and notify its supervisory tax authority. When making a financial statement which is used in Vietnam, the accounting unit must convert the foreign currency into VND at the actual exchange rate, unless otherwise prescribed by law.
2. Items and working hours used as units for accounting are legal units of measurement of Socialist Republic of Vietnam; Where an accounting unit uses another unit of measurement, it must be converted into a legal unit of Socialist Republic of Vietnam.
3. Accounting units are allowed to round numbers, use abbreviated units when making or publishing their financial statements.
4. The government shall elaborate and provide guidance on implementation of this Article.
Article 11. Text and numbers for accounting
1. The language of accounting shall be Vietnamese. Where a foreign language must be used on an accounting record, accounting book, or financial statement which is used in Vietnam, it is required to use both Vietnamese and that foreign language.
2. Numbers used for accounting are Arabic numerals; the thousands separator is a dot (.); and the decimal mark is a comma (,).
3. With regard to foreign enterprises, branches of foreign enterprises or foreign organizations who have to sent their financial statements to the parent companies or overseas organization, or share the same transaction management software programs with the parent companies or overseas organization may use a comma (,) as the thousands separator and a dot as a decimal mark. In this case, it is required to be noted in the accounting documents, accounting books, and financial statements; the financial statements submitted to tax authorities, statistics authorities, and other competent authorities shall comply with Clause 2 of this Article.
Article 12. Accounting periods
1. Accounting periods include annual accounting periods, quarterly accounting periods, and monthly accounting periods. To be specific:
a) An annual accounting period is 12 months from January 01 to the end of December 31. Any accounting unit, because of its difference in organizational structure or operation, that is allowed to begin the annual accounting period on the 1st of the first month of a quarter and end it on the last day of the last month of the next four quarter must notify the finance authority and tax authority.
b) A quarterly accounting period lasts for 03 months from the 1st of the first month of the quarter to the last day of the last month of the quarter;
c) A monthly accounting period lasts for 01 month from the 1st to the last day of the month.
2. Accounting periods of a new accounting unit:
a) The first accounting period of a new enterprise begins on the issuance date of the Certificate of Enterprise Registration and ends on the last day of the annual, quarterly, or monthly accounting period specified in Clause 1 of this Article;
b) The first accounting period of another accounting unit other than a new enterprise begins on the issuance date of the decision on establishment of the accounting unit and ends on the last day of the annual, quarterly, or monthly accounting period specified in Clause 1 of this Article.
3. Where an accounting unit is divided, consolidated, merged, converted, transferred, dissolved, shut down, or bankrupt, the last accounting period begins on the first day of the annual, quarterly, or monthly accounting period specified in Clause 1 of this Article and ends on the day preceding the effective date of the decision on division, consolidation, merger, conversion, transfer, dissolution, shutdown, or bankruptcy of the accounting unit.
4. If the first or last annual accounting period is shorter than 90 days, it may be aggregated with the next or previous annual accounting period, respectively; the first or last annual accounting period must be shorter than 15 months.
1. Forging, making false statements in, falsifying accounting records or other accounting documents, or forcing another person to do so.
2. Intentionally providing, verifying false accounting information and data, or colluding with another person in doing so or forcing another person to do so.
3. Leaving assets, liabilities of the accounting unit or related to the accounting unit from the accounting books.
4. Destroying or deliberately damaging accounting documents before the expiration of the retention period specified in Article 41 of this Law.
5. Promulgating, publishing accounting standards or accounting regimes ultra vires.
6. Bribing, threatening, repressing, forcing accountants to do accounting works against this Law.
7. Allowing the manager or operator of an accounting unit to act as its accountant, warehouse-keeper, or treasurer, except for private enterprises and any limited liability company owned by a single individual.
8. Assigning or hiring people that fail to satisfy all standards and requirements specified in Article 51 and Article 54 of this Law as accountants or chief accountants.
9. Renting, borrowing, leasing out, or lending the accountant certificate or Certificate of Accounting Practice Registration in any shape or form.
10. Establishing two or more accounting book systems or providing, publishing financial statements that contain inconsistent data in the same accounting period.
11. Providing accounting services without the Certificate of eligibility to provide accounting services or practice accounting without satisfying all requirements specified in this Law.
12. Use the phrase “dịch vụ kế toán” (“accounting services”) in the enterprise’s name without the Certificate of eligibility to provide accounting services after 06 months from the issuance date of the Certificate of Enterprise Registration, or while the enterprise has stopped providing accounting services.
13. Hiring individuals or organizations that fail to satisfy all requirements for practicing accounting or providing accounting services to provide accounting services.
14. Accounting practitioners and accounting firms colluding with their clients in providing or verifying false accounting information and data.
15. Other prohibited acts according to regulations of law against corruption in accounting works.
Article 14. Value of accounting documents and data
1. Accounting documents and data have the legal value and used for publishing as prescribed by law.
2. Accounting documents and data are the basis for formulating and approving plans, estimates, financial statements, and evaluation of violations.
Article 15. Responsibility for management, use, provision of accounting information and documents
1. Accounting units are responsible for management, use, preservation, and retention of accounting documents.
2. Accounting units have the responsibility to provide accounting information and documents in a timely, complete, truthful, and transparent manner to other agencies, organizations, and individuals as prescribed by law.
CONTENTS OF ACCOUNTING WORKS
Article 16. Contents of accounting records
1. An accounting record must have:
a) Name and number of the accounting record;
b) Date of the accounting record;
c) Name, address of the entity that makes the accounting record;
d) Name, address of the entity that receives the accounting record;
dd) Contents of the economic/financial transaction that occurs;
e) Quantity, unit price, amount of the economic/financial transaction in number; total amount of accounting records serving collection or payment of money in both number and words;
g) Signatures, full names of the persons who make, approve the accounting record, and relevant persons
2. Apart from the primary contents specified in Clause 1 of this Article, an accounting record may have other contents depending on its type.
Article 17. Electronic records
1. Electronic records are considered accounting records if they have the contents specified in Article 16 of this Law and are displayed in the form of electronic data, encrypted and not changed during transmission through the computer network or telecommunications network or by a storage device such as magnetic tape, magnetic disc, or payment cards.
2. Electronic records must ensure security and integrity of data and information being used and stored, be managed and inspected to avoid illegal access, duplication, or piracy. Electronic records are managed as if accounting documents in original forms when they are created, sent, or received, provided there are suitable devices for using them.
3. When a physical record is converted into an electronic one and vice versa, the electronic may be used for making the economic/financial transaction; the physical record is only for retention, not for making transactions or payments.
Article 18. Making and retention of accounting records
1. An accounting record shall be made for each economic/financial transaction that occurs during the operation of an accounting unit. Only one accounting record shall be made for each economic/financial transaction.
2. Accounting records must be made in a clear, complete, timely, and accurate manner in accordance with the set form. If an accounting record form is not available, the accounting unit may design its own accounting records as long as they have sufficient contents specified in Article 16 of this Law.
3. Economic/financial transactions on accounting records must not be abbreviated, erased, changed; Text must be written by pen; digits and letters must be written continuously without interruption; blank spaces must be crossed out. Accounting records that are changed are not valid for payment and recording in accounting books. Every incorrect accounting record must be crossed out.
4. An accounting record must have a sufficient number of copies as prescribed. Contents of the copies of an accounting record for an economic/financial transaction must be identical.
5. The persons who make, approve, and other persons that sign the accounting record are responsible for its content.
6. Electronic accounting records must comply with provisions of Article 17, Clause 1 and Clause 2 of this Article. Electronic accounting records shall be printed and retained in accordance with Article 41 of this Law. If electronic records are stored in electronic devices instead of being printed, it is required to ensure safety and security of information and accessibility during the retention period.
Article 19. Signing accounting records
1. An accounting record must sufficient signatures. Accounting records must be signed with indelible ink. It is prohibited to use red ink or rubber signature stamps on accounting records. Signatures on accounting records appended by the same person must be consistent. The Government shall provide for signatures on accounting records appended by visually impaired people.
2. Accounting records must be signed by competent persons or authorized persons. It is prohibited to sign an accounting record that does not have sufficient content.
3. Accounting records on payment must be signed by the person competent to approve payments and the chief accountant or an authorized person before making such payment. Every copies of an accounting record on payment must be signed.
4. Electronic records must bear electronic signatures. Signatures on electronic records are as valid as signatures on physical records.
1. Invoices are accounting records made by goods sellers and service providers to record information about the goods sale or service provision as prescribed by law.
2. The content and appearance of invoices, procedures for making, managing, and using invoices shall comply with regulations of law on taxation.
Article 21. Management and use of accounting records
1. Information and data on accounting records are the basis for making accounting books.
2. Accounting records must be sorted by transaction content and by time, and preserved as prescribed by law.
3. Only competent authorities are entitled to impound, confiscate, or seal accounting records. Where accounting records are impounded or confiscated, the competent authority shall photocopy the records impounded or confiscated, append signature on the copies, and give the copies to the accounting unit; make a record which specifies the reasons for impoundment of confiscation, quantity of each type of accounting records impounded or confiscated, and append the signature and seal on the record.
4. The competent authority that seals accounting records shall issue a record which specifies the reasons for sealing, quantity of each type of accounting records sealed, and append the signature and seal on the record.
Section 2. ACCOUNTS AND ACCOUNTING BOOKS
Article 22. Accounts and account system
1. Accounts are used for classifying and systemizing economic/financial transactions.
2. The account system consists of necessary accounts. Each accounting unit may only use one account system for financial accounting as prescribed by the Ministry of Finance.
3. The Ministry of Finance shall promulgate specific regulations on accounts and account systems of the following accounting units:
a) Accounting units responsible for revenues and expenditures of state budget;
b) Accounting units using state budget;
c) Accounting units that do not use state budget;
d) Accounting units that are enterprises;
dd) Other accounting units.
Article 23. Options to apply an account system
1. Each accounting unit shall select an account system from the account systems established by the Ministry of Finance.
2. An accounting unit may detail the selected accounts to serve its purpose.
1. Accounting books are used for recording economic/financial transactions that occurred and are related to the accounting unit.
2. Each accounting book must specify the name of the accounting unit; name, opening date, closing date of the book; signature of the book maker, chief accountant, legal representative of the accounting unit, page numbers, and overlapping seals.
3. Each accounting book must have:
a) Date of each entry;
b) Numbers and dates of accounting records that serve as the basis for making the entries;
c) Summary of economic/financial transactions that occurred;
d) Amount of money of economic/financial transactions recorded in the accounts;
dd) Opening balance, transactions that occur during the period, and closing balance.
4. Accounting books include the general accounting book and detailed accounting books.
5. The Ministry of Finance shall promulgate specific regulations on accounting books.
Article 25. Accounting book system
1. Each accounting unit shall select an accounting book system from the accounting book systems established by the Ministry of Finance.
2. Each accounting unit shall use only one accounting book system for an annual accounting period.
3. The accounting unit may detail the selected accounting books to serve its purpose.
Article 26. Opening, recording, closing, and retention of accounting books
1. Accounting books shall be opened at the beginning of the annual accounting period; new accounting units shall open their accounting books from the inauguration date.
2. Accounting records are the basis for making accounting books.
3. Accounting books must be made clearly, completely, and in a timely manner. Information and data recorded in the accounting books must be accurate, truthful, and consistent with accounting records.
4. Economic/financial transactions must be recorded in the accounting books in chronological order. Information and data recorded in accounting books of the next year must continue those on the accounting books of the preceding year. An accounting book must be continuously made from the beginning to the closing of the book.
5. Information and data on the accounting books must be recorded by pen, must not be inserted at the top or bottom and must not overlap; no lines shall be skipped; any empty space of the page must be crossed out; if one page is not enough, a sum must be done at the end of each page and carried forward to the next page.
6. The accounting unit must close its accounting books at the end of the accounting period before making the financial statement and in other cases specified by law.
7. Accounting units may make electronic accounting books. Electronic accounting books must comply with regulations on accounting books in Article 24, Article 25, Clause 1, 2, 3, 4, and 6 of this Article, except for regulations on the overlapping seal. After electronic accounting books are closed, they must be printed out and bound into books for each annual accounting period in order to be retained. If electronic accounting books are stored in electronic devices instead of being printed, it is required to ensure safety and security of information and accessibility during the retention period.
Article 27. Correcting accounting books
1. If an error is found in an accounting book, they must not be erased and must be rectified in one of the following manners:
a) Cross out the error, write the correct text or number above, and request the chief accountant to sign next to it;
b) Rewrite the incorrect number in red ink or in round brackets, then write the correct number and request the chief accountant to sign next to it;
c) Issue “chứng từ điều chỉnh" (“corrective note”) and write the difference.
2. If an error is found in an accounting book before the annual financial statement is submitted to a competent authority, rectification must be made in the accounting books of the same year.
3. If an error is found in an accounting book after the annual financial statement is submitted to a competent authority, rectification must be made in the accounting books of the year in which the error is found and explanation must be provided.
4. Rectification of electronic accounting books shall apply the method specified in Point c Clause 1 of this Article.
Article 28. Evaluation and recording according to reasonable value
1. Assets and liabilities to be evaluated and recorded according to their reasonable values at the end of the financial statement period include:
a) Financial instruments required by accounting standards to be recorded and re-evaluated according to their reasonable values
b) Accounts derived from foreign currencies at actual exchange rates;
c) Other assets and liabilities whose values regularly fluctuate and required by accounting standards to be re-evaluated according to their reasonable values.
2. Re-evaluation of assets and liabilities according to their reasonable values must be well founded. If the values cannot be reliably determined, assets and liabilities shall be recorded at their original prices.
3. The Ministry of Finance shall regulates assets and liabilities to be recorded and re-evaluated according to reasonable values, accounting method for recording and re-evaluating according to reasonable values.
Section 3. FINANCIAL STATEMENTS
Article 29. Financial statements of accounting units
1. Financial statements of an accounting unit are used for aggregating and describing its financial conditions and performance. Financial statements of an accounting unit include:
a) Financial condition statement;
b) Business performance statement;
c) Cash flow statement;
d) Note to financial statements;
dd) Other statements defined by law.
2. Financial statements of an accounting unit are made as follows:
a) Each accounting unit shall make the financial statement at the end of the annual accounting period, unless otherwise prescribed by law;
c) Financial statements shall be based on figures after accounting books are closed. The superior accounting unit shall make a general financial statement or consolidated financial statement based on financial statements of inferior accounting units;
c) Financial statements must be made correctly in terms of contents, method, and consistency accounting periods; any difference in presentation of financial statements of different accounting periods must be explained;
d) Financial statements shall bear the signatures of the makers, the chief accountant, and the legal representative of the accounting unit. The persons who sign a financial statement are responsible for its content.
3. The annual financial statement of an accounting unit shall be submitted to the competent authority within 90 days from the end of the annual accounting period as prescribed by law.
4. The Ministry of Finance shall promulgate specific regulations on financial statements in each field; responsibility, maker, period, method, deadline, places for submission of financial statements, and publishing of financial statements.
Article 30. Financial statements of the State
1. Financial statements of the State are made according to consolidation of financial statements of regulatory agencies, public service agencies, business organizations, and relevant units of the State, used for consolidating and describing financial conditions of the State, result of financial activities of the State, and cash flow thereof nationwide and of each administrative division.
2. Financial statements of the State provide information about revenues and expenditures of state budget, public funds, public debts, state capital in enterprises, assets, sources of capital, and use of state capital. Financial statements of the State include:
a) Financial condition statement;
b) Statement of financial activity result;
c) Cash flow statement;
d) Note to financial statements of the State.
3. Financial statements of the State are made as follows:
a) The Ministry of Finance shall make nationwide financial statements, submit them to the Government for reporting to the National Assembly; direct State Treasuries to take charge and cooperate with finance authorities in making financial statements of local governments and submitting them to the People’s Committees of provinces for reporting to the People’s Councils of provinces;
b) Other regulatory agencies, public service agencies, business organizations, and relevant units shall make their own financial statements and provide financial information serving the making of nationwide and local financial statements.
4. Financial statements of the State shall be made and submitted to the National Assembly or the People’s Council at the same time as the state budget statement according to the Law on State budget.
5. The Government shall promulgate specific regulations on financial statements of the State; the making and publishing of financial statements of the State; responsibility of agencies, units, and local governments for provision of information serving the making of financial statements of the State.
Article 31. Published contents of financial statement
1. Accounting units using state budget shall publish information about revenues, expenditures of state budget in accordance with the Law on State budget.
2. Accounting units that do not use state budget shall publish their annually revenue and expenditure statements.
3. Accounting units using the people’s contributions shall publish the purposes and use of such contributions, contributors, contributed amount, results, revenues and expenditures related to such contributions.
4. Accounting units doing business shall publish:
b) Assets, liabilities and owner’s capital;
b) Business performance;
c) Development and use of funds;
d) Workers’ incomes;
dd) Other contents required by law.
5. Financial statements of accounting units that are, by law, required to be audited must be enclosed with audit reports made by the auditing bodies.
Article 32. Manners and deadline for publishing financial statements
1. A financial statement shall be published in one of the following manner:
a) Publication;
b) Written notice;
c) Posting;
d) Publication on a website;
dd) Other manners prescribed by law.
2. The manners and deadlines for publishing financial statements of accounting units using state budget shall comply with regulations of law on state budget.
3. Accounting units that do not use state budget, accounting units using the people’s contributions shall publish their annual financial statements within 30 days from their submission dates.
4. Accounting units doing business shall publish their annual financial statements within 120 days from the end of the annual accounting period. Where regulations of law on securities, credit, or insurance provide for different manners and deadlines for publishing financial statements; such regulations shall apply.
Article 33. Audit of financial statements
1. Financial statements of accounting units that are, by law, required to be audited must be audited before they are submitted to competent authorities and published.
2. Audited accounting units shall comply with regulations of law on audit.
3. Audited financial statements of accounting units must be enclosed with audit reports when being submitted to competent authorities.
Section 4. ACCOUNTING INSPECTION
Article 34. Accounting inspection
1. Accounting units shall have their accounting works inspected by competent authorities. Accounting inspection shall only be carried out under a decision of a competent authority as prescribed by law, except for the authorities specified in Point b Clause 3 of this Article.
2. The authorities that are competent to decide accounting inspection include:
a) The Ministry of Finance;
b) Other Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, other central agencies shall decide accounting inspection of accounting units under their management;
c) The People’s Committees of provinces shall decide accounting inspection of accounting units in their provinces;
d) Superior units shall decide accounting inspection of affiliated units.
3. The authorities that are competent to carry out accounting inspection include:
a) The authorities specified in Clause 2 of this Article;
b) State inspection agencies, finance inspection agency, State Audit Agency, tax authorities during inspection and audit of accounting units.
Article 35. Contents of accounting inspection
1. An accounting inspection consists of:
a) Inspection of performance of accounting works;
b) Inspection of the accounting apparatus and accountants;
c) Inspection of the organization structure and provision of accounting services;
d) Inspection of the adherence to other regulations of law on accounting.
2. The accounting inspection content must be specified in the decision on accounting inspection, except for the case in Point b Clause 3 Article 34 of this Law.
Article 36. Duration for accounting inspection
The Duration of an accounting inspection is decided by the authority competent to carry out the accounting inspection but not exceeding 10 days, excluding days off and public holidays defined by the Labor Code. If the inspection content is complicated and thus requires more time to evaluate and draw a conclusion, the inspecting authority may extend the duration for up to 05 days, excluding days off and public holidays defined by the Labor Code.
Article 37. Rights and obligations of accounting inspectorates
1. During an accounting inspection, the inspectorate must announce the decision on accounting inspection, except for the inspectorates and audit commissions specified in Point b Clause 3 Article 34 of this Law. The accounting inspectorate is entitled to request the accounting unit to provide accounting documents related to the accounting inspection content and explanation where necessary.
2. At the end of the inspection, the inspectorate shall make an inspection record and gives one copy to the inspected unit; Any violations against regulations of law on accounting shall, if they are within the competence of the inspectorate, be dealt with or, if they are beyond the competence of the inspectorate, transferred to a competent authority as prescribed by law.
3. The chief of the inspectorate is responsible for the inspection conclusion.
4. The inspectorate shall comply with the procedures, contents, scope, and duration of inspection, not affect the normal operation of the accounting unit, and not harass the accounting unit.
Article 38. Rights and obligations of inspected accounting units
1. The inspected accounting unit has the obligations to:
a) Provide the inspectorate with accounting documents related to the accounting inspection content and explanation at the request of the inspectorate;
b) Comply with the conclusion given by the inspectorate.
2. The inspected accounting unit has the rights to:
a) Refuse the inspection if it is suspected to be beyond the competence of the inspectorate as prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 34, or the inspection contents are not conformable with Article 35 of this Law;
b) File complaints to a competent authority if the conclusion given by the inspectorate is not concurred with.
Article 39. Internal control and audit
1. Internal control means establishment and implementation of internal mechanism, policies, procedures, and regulations conformable with law meant to prevent, discover, and deal with the risks and meet the set requirements.
2. Each accounting unit must establish an internal control system to meet the following requirements:
a) Its assets are protected from improper and inefficient use;
b) The transactions are approved intra vires and fully recorded as the basis for making and presenting truthful and reasonable financial statements.
3. Internal audit means inspection, assessment, and supervision of the completeness, appropriateness, and effectiveness of internal control.
4. Objectives of internal audit:
a) Inspect the compatibility, effectiveness, and efficiency of the internal control system;
b) Inspect and certify the quality, reliability of economic and financial information of the financial statement and administrative accounting report before they are submitted;
c) Inspect the adherence to the rules for operation, management, observance of law, regulations on finance, accounting, policies, resolutions, and decisions of the heads of the accounting unit;
d) Discover weaknesses in the management system; propose solutions for improvement of the management system of the accounting unit.
5. The Government shall regulate internal audit of enterprises, regulatory agencies, and public service agencies.
Section 5. STOCKTAKING, PRESERVATION AND RETENTION OF ACCOUNTING DOCUMENTS
1. Stocktaking means measurement of quantity, verification and assessment of quality and value of existing assets and sources of capital at that time in comparison with figures in the accounting books.
2. An accounting unit shall conduct stocktaking in the following cases:
a) At the end of the annual accounting period;
b) Total division, partial division, consolidation, merger, dissolution, shutdown, bankruptcy, transfer, or lease of the accounting unit;
c) Conversion of type of business of the accounting unit;
d) Occurrence of conflagration, flood, and other unexpected damage;
dd) Re-evaluation of assets under a decision of a competent authority;
e) Other cases prescribed by law.
3. After the stocktaking is done, the accounting unit shall make a stocktaking report. In case of any discrepancies between the stocktaking result and figures on the accounting books, the accounting unit must determine the cause and record the difference on the accounting books before making the financial statement.
4. The stocktaking must truthfully reflect the assets and sources of assets. The persons who make and sign the stocktaking report are responsible for it.
Article 41. Preservation and retention of accounting documents
1. Accounting documents must be fully and safely preserved by accounting units.
2. In case of impoundment of confiscation of accounting documents, it is required to have a record and copies of the impounded or confiscated accounting documents; in case of loss or damage of accounting documents, it is required to have a record and copies of documents or a certification.
3. Accounting documents shall be retained for 12 months from the end of the annual accounting period or completion of accounting works.
4. The legal representative of the accounting unit is responsible for the preservation and retention of accounting documents.
5. Duration of retention of accounting documents:
a) For accounting documents serving management and operation of the accounting unit, including those not directly used for making accounting books and financial statements: at least 05 years;
b) For accounting documents directly used for making accounting books, financial statements, accounting books, and annual financial statements: at least 10 years, unless otherwise prescribed by law;
c) For historical accounting documents or those of economic, national security, or national defense importance: permanently.
6. The Government shall regulates types of accounting documents that need retaining, duration of retention, beginning time of retention mentioned in Clause 5 of this Article, places for retention, and procedures for destruction of accounting documents.
Article 42. Responsibility of accounting units for loss or damage of accounting documents
Where accounting documents are lost or damaged, the accounting unit shall immediately:
1. Check, determine the quantity, conditions, cause of the loss or damaged; notify relevant entities and competent authorities;
2. Organize a restoration of damaged accounting documents;
3. Contact entities having transactions and accounting documents for photocopying the documents or certifying the loss or damage of accounting documents;
4. Regarding accounting documents about assets that cannot be restored as set out in Clause 2 and Clause 3 of this Article, it is required to conduct stocktaking to remake the accounting documents that are lost or damaged.
Section 6. ACCOUNTING WORKS IN CASE OF TOTAL DIVISION, PARTIAL DIVISION, CONSOLIDATION, MERGER, CONVERSION, DISSOLUTION, SHUTDOWN, BANKRUPTCY OF ACCOUNTING UNITS
Article 43. Accounting works in case of total division of an accounting unit
1. The accounting unit that undergoes a total division shall perform the following works:
a) Close accounting books, conduct stocktaking, determine unpaid debts, and make a financial statement;
b) Distribute assets and unpaid debts, make a transfer note, and make the accounting books according to such transfer note;
c) Transfer accounting documents about the assets and unpaid debts to the new accounting units
2. According to the transfer note, new accounting units shall open and make their accounting books in accordance with this Law.
Article 44. Accounting works in case of partial division of an accounting unit
1. The accounting unit (transferor unit) that undergoes a partial division and establishes a new accounting unit (transferee unit) shall perform the following works:
a) Conduct stocktaking, determine unpaid debts of the transferee unit;
b) Transfer assets and unpaid debts of the transferee unit, make a transfer note, and make accounting books according to such transfer note;
c) Transfer accounting documents about the assets and unpaid debts to the transferee unit; the transferor unit shall retain accounting documents that are not transferred in accordance with Article 41 of this Law.
2. According to the transfer note, new transferee unit shall open and make their accounting books in accordance with this Law.
Article 45. Accounting works in case of consolidation of accounting units
1. Where several accounting units (consolidating units) are consolidated into a new accounting unit (consolidated unit), the following works shall be performed:
a) Close accounting books, conduct stocktaking, determine unpaid debts, and make a financial statement;
b) Transfer all assets and unpaid debts, make a transfer note, and make accounting books according to such transfer note;
c) Transfer all accounting documents to the consolidated unit.
2. The consolidated unit shall:
a) Open and make its accounting books according to the transfer note and in conformity with this Law;
b) Consolidate financial statements of consolidating units into a financial statement of the consolidated unit;
c) Receive, retain accounting documents of consolidated units.
Article 46. Accounting works in case of acquisition of an accounting unit
1. The accounting unit that is acquired by another accounting unit (acquirer) shall:
a) Close accounting books, conduct stocktaking, determine unpaid debts, and make a financial statement;
b) Transfer all assets and unpaid debts, make a transfer note, and make accounting books according to such transfer note;
c) Transfer all accounting documents to the acquirer.
2. The acquirer shall make its accounting books according to the transfer note and in conformity with this Law.
Article 47. Accounting works in case of conversion of an accounting unit
1. The converted accounting unit shall:
a) Close accounting books, conduct stocktaking, determine unpaid debts, and make a financial statement;
b) Transfer all assets and unpaid debts, make a transfer note, and make accounting books according to such transfer note;
c) Transfer all accounting documents to the converted accounting unit.
2. According to the transfer note, new converted unit shall open and make their accounting books in accordance with this Law.
Article 48. Accounting works in case of dissolution, shutdown, or bankruptcy of an accounting unit
1. The accounting unit that is dissolved or shut down shall:
a) Close accounting books, conduct stocktaking, determine unpaid debts, and make a financial statement;
b) Open an accounting book to monitor economic/financial transaction related to the dissolution or shutdown;
c) Transfer all accounting documents of the dissolved or shut down accounting unit to the superior accounting unit or an entity in charge of document retention in accordance with Article 41 of this Law.
2. Where an accounting unit is declared bankrupt, the declaring court shall appoint a person in charge of the accounting works specified in Clause 1 of this Article.
ORGANIZATION OF ACCOUNTING APPARATUS AND ACCOUNTANTS
Article 49. Organization of accounting apparatus
1. Every accounting unit must organize the accounting apparatus, appoint accountants, or purchase external accounting services.
2. The organization of the accounting apparatus, appointment of accounting, the chief accountant, accounting practitioners, or purchase of accounting services or chief accountant’s services shall comply with regulations of the Government.
Article 50. Responsibilities of accounting unit’s legal representative
1. Organize the accounting apparatus, appointment of accountants, or decide to hire accounting firms or accounting households in accordance with this Law.
2. Appoint the chief accountant or purchase chief accountant’s services in accordance with this Law, unless otherwise prescribed by other laws.
3. Organize and direct accounting works in the accounting unit in accordance with regulations of law on accounting and take responsibility for the damage caused by the legal representative’s misconduct; take joint responsibility for misconduct by others people under the legal representative’s management.
4. Organize internal accounting inspection and accounting inspection of inferior units.
Article 51. Standards, rights and obligations of accountants
1. Every accountant must meet the standards below:
a) Comply with professional ethics, be truthful, integrated, and abide by law.
b) Have professional accounting knowledge and skills.
2. Accountants have the right to perform accounting works independently.
3. Accountants must comply with regulations of law on accounting, perform given tasks, and take responsibility for their performance. When an accountant is replaced, the replaced accountant shall hand over his/her works and documents to the replacing accountant. The replaced accountant is still responsible for the accounting works done during his/her practice.
Article 52. People prohibited from practicing accounting
The following people are prohibited from practicing accounting:
1. Minors; people who completely or partly lose their civil capacity as declared by the court; people forcibly sent to reform schools or rehabilitation centers.
2. People banned from practicing accounting under an effective court’s judgment or decision; people undergoing criminal prosecution; people sentenced to imprisonment or were convicted of economic crimes or other crimes related to finance, accounting and have not had their criminal records expunged.
3. Parents, adoptive parents, spouses, children, siblings of the legal representative, head, Director, General Director, deputies of the head, Deputy Director, Deputy General Director in charge of finance – accounting, and the chief accountant of the same accounting unit, except for private enterprises, single-member limited liability companies owned by individuals, and other cases specified by the Government.
4. People holding the position of managers, executive officers, treasurers, warehouse-keepers, buyers or sellers of assets in the same accounting unit except for private enterprises, single-member limited liability companies owned by individuals, and other cases specified by the Government.
1. The chief accountant is the head of a unit’s accounting apparatus and in charge of execution of accounting works therein.
2. Chief accountants of regulatory agencies, organizations and public service agencies using state budget, and enterprises whose over 50% charter capital is held by the State, apart from the tasks specified in Clause 1 of this Article, are also responsible for assisting the accounting units’ legal representatives in financial supervision of the accounting units.
3. The chief accountant is subject to direction by the accounting unit’s legal representative and also direction and inspection by the chief accountant of the superior accounting unit, if any, in terms of professional works.
4. Where the chief accountant is replaced by another accountant, such accountant must satisfy the standards and conditions specified in Clause 1 Article 54 of this Law, and perform the chief accountant’s rights and obligations specified in Article 55 of this Law.
Article 54. Standards and conditions for chief accountants
1. A chief accountant must meet the standards below:
a) Meet the standards specified in Clause 1 Article 51 of this Law;
b) Have at least an associate degree in accounting;
c) Have a certificate of training in chief accountant’s techniques;
d) The holder of a bachelor’s degree in accounting must have at least 02 years’ experience of accounting works; the holder of an associate degree in accounting must have at least 03 years’ experience of accounting works.
2. The Government shall specify standards and conditions for chief accountants that suit each type of accounting units.
Article 55. Rights and obligations of chief accountants
1. A chief accountant has the responsibility to:
a) Comply with regulations of law on accounting and finance of accounting units;
b) Organize the operation of the accounting apparatus in accordance with this Law;
c) Make financial statements in accordance with accounting regimes and accounting standards.
2. The chief accountant has the right to perform accounting works independently.
3. Chief accountants of regulatory agencies, organizations and public service agencies using state budget, and enterprises whose over 50% charter capital is held by the State, apart from the rights specified in Clause 2 of this Article, also have the right to:
a) Offer opinions in writing about employment, reassignment, pay raise, commendation, and disciplinary actions for accountants, warehouse-keepers, and treasurers;
b) Request relevant departments of the accounting unit to provide adequate documents related to the chief accountant’s accounting works and financial supervision works in a timely manner;
c) Preserve his/her opinions in writing if they are at odds with that of the decision maker;
d) Submit written reports to the legal representative of the accounting unit on discovered violations against regulations of law on finance and accounting in the unit. If the decision has to be complied with, the report shall be sent to the person superior to the decision maker or a competent authority. In this case the chief accountant is not responsible for the implementation of such decision.
Article 56. Purchase of accounting services and chief accountant’s services
1. An accounting unit may enter into a contract with an accounting firm or accounting household to provide accounting services or chief accountant’s services in accordance with law.
2. The purchase of accounting services or chief accountant’s services must be made into a contract in accordance with law.
3. The accounting unit that purchases accounting services or chief accountant’s services shall provide adequate and accurate information and documents related to such services and fully pay for the services as agreed in the contract.
4. The hired chief accountant must satisfy the standards and conditions specified in Article 54 of this Law.
5. Accounting firms, accounting households, hired accountants, and hired chief accountants are responsible for accounting information and data as agreed in the contracts.
PROVISION OF ACCOUNTING SERVICES
Article 57. Accountant certificate
1. A person must meet the standards below in order to obtain the accountant certificate:
a) Comply with professional ethics, be truthful, integrated, and abide by law.
b) Have a bachelor’s degree or higher in finance, accounting, audit, or another discipline specified by the Ministry of Finance;
c) Pass the examination for the accountant certificate.
2. The holder of an accounting expert certificate or accounting practitioner certificate issued by a foreign organization or an international accounting organization that is accredited by the Ministry of Finance of Vietnam shall be granted an accountant certificate if he/she pass the examination in Vietnam’s economics, finance, and accounting laws and meet the standards specified in Point a Clause 1 of this Article.
3. The Ministry of Finance shall specify conditions for taking the examination for the accountant certificate, procedures for issuance and revocation of the accountant certificate.
Article 58. Registration of accounting practice
1. The holder of an accountant certificate or auditor certificate according to the Law on Independent audit may register his/her accounting practice through an accounting firm or accounting household if he/she:
a) has full civil capacity; and
b) Has at least 36 months’ experience of finance, accounting, or audit works since graduation from university; and
c) Has participated in every mandatory refresher course.
2. The person who satisfies all conditions in Clause 1 of this Article may register and be granted the Certificate of Accounting Practice Registration The Ministry of Finance shall specify procedures for issuance and revocation of the Certificate of Accounting Practice Registration.
3. The Certificate of Accounting Practice Registration is only valid when its holder has a full-time contract with an accounting firm or an accounting household.
4. The following people must not register accounting practice:
a) Officials and public employees; professional servicemen and officers; national defense workers and public employees, police officers.
b) People banned from practicing accounting under an effective court’s judgment or decision; people undergoing criminal prosecution; people sentenced to imprisonment or were convicted of economic crimes or other crimes related to finance, accounting and have not had their criminal records expunged; people put on probation, and people forcibly sent to reform schools or rehabilitation centers.
c) People convicted of serious economic crimes and have not had their criminal records expunged.
d) Any person that incurred a penalty for an administrative violation against regulations of law on finance, accounting, audit within the previous 06 months, if the penalty is a warning, or 01 years, if the penalty is other than a warning.
dd) People suspended from accounting practice.
1. An accounting firm may be in established in the form of:
a) A multi-member limited liability company; or
b) A partnership; or
c) A private enterprise.
2. The firm may only provide accounting services after all conditions specified in this Law are satisfied and the Certificate of eligibility to provide accounting services is obtained.
3. The accounting firm must not contribute capital to establishment of another accounting firm, except for contribution of capital together with a foreign accounting firm to establishment of an accounting firm in Vietnam.
4. The foreign accounting firm shall provide accounting services in Vietnam in the following manners:
a) Contributing capital together with an existing accounting firm in Vietnam to establish an accounting firm;
b) Establishing branches of the foreign accounting firm;
c) Provide accounting services across the border as prescribed by the Government.
Article 60. Conditions for issuance of the Certificate of eligibility to provide accounting services
1. A multi-member limited liability company shall be granted the Certificate of eligibility to provide accounting services after all of the conditions below are satisfied:
a) The company has a Certificate of Enterprise Registration, Investment Registration Certificate, or an equivalent document as prescribed by law;
b) At least two capital contributors (members) are accounting practitioners;
c) The legal representative, Director or General Director of the company is an accounting practitioner;
d) The accounting practitioners’ holdings in the enterprise, the holdings of members being organizations are conformable with regulations of the Government.
2. A partnership shall be granted the Certificate of eligibility to provide accounting services after all of the conditions below are satisfied:
a) The partnership has a Certificate of Enterprise Registration, Investment Registration Certificate, or an equivalent document as prescribed by law;
b) At least two general partners are accounting practitioners;
c) The legal representative, Director or General Director of the partnership is an accounting practitioner.
3. A private enterprise shall be granted the Certificate of eligibility to provide accounting services after all of the conditions below are satisfied:
a) The enterprise has a Certificate of Enterprise Registration, Investment Registration Certificate, or an equivalent document as prescribed by law;
b) There are at least two accounting practitioners in the enterprise;
c) The owner of the private company, who holds the position of Director, is an accounting practitioner.
4. A branch in Vietnam of a foreign accounting firm shall be granted the Certificate of eligibility to provide accounting services after all of the conditions below are satisfied:
a) The foreign accounting firm is permitted to provide accounting services according to regulations of law of its home country;
b) There are at least two accounting practitioners, including the Director or General Director of the branch;
c) The Director or General Director of the branch does not concurrently hold the position of manager or executive officer of another enterprise in Vietnam;
b) The foreign accounting firm has submitted a document to the Ministry of Finance that it is responsible for every obligations and commitments of the branch in Vietnam.
5. Within 06 months from the date of accounting service registration, if the accounting firm or branch of a foreign accounting firm is not granted the Certificate of eligibility to provide accounting services, or the Certificate of eligibility to provide accounting services has been revoked, the accounting firm or branch of a foreign accounting firm must promptly request the business registration authority to remove the phrase “dịch vụ kế toán” (“accounting services”) from its name.
Article 61. Application for Certificate of eligibility to provide accounting services
1. An application form for the Certificate of eligibility to provide accounting services.
2. Copies of the Certificate of Enterprise Registration, Investment Registration Certificate, or an equivalent document.
3. Copies of Certificates of Accounting Practice Registration of accounting practitioners.
4. Employment contracts between the accounting firm and accounting practitioners.
5. Documents proving capital contribution (for limited liability companies).
6. The company’s charter (for partnerships and limited liability companies).
7. A written commitment to take responsibility by the foreign firm; documents proving the foreign firm is permitted to provide accounting services (for branches in Vietnam of foreign accounting firms).
Article 62. Deadline for issuance of Certificate of eligibility to provide accounting services
1. Within 15 days from the receipt of the satisfactory application, the Ministry of Finance shall issue the Certificate of eligibility to provide accounting services. If the application is rejected, explanation must be provided in writing.
2. If the application needs clarifying, the Ministry of Finance shall request the applicant to provide explanation. The time limit for issuance of the Certificate of eligibility to provide accounting services begins from the date of receipt of additional documents.
Article 63. Reissuance of Certificate of eligibility to provide accounting services
1. The Certificate of eligibility to provide accounting services shall be reissued in the following cases:
a) There is a change in the name, legal representative, Director, General Director, and address of the firm’s headquarters or branch of the foreign accounting firm;
b) The Certificate of eligibility to provide accounting services is lost or damaged.
2. Application for reissuance of the Certificate of eligibility to provide accounting services:
a) An application form for reissuance of the Certificate of eligibility to provide accounting services;
b) The original Certificate of eligibility to provide accounting services, except for the case in Point b Clause 1 of this Article;
c) Other documents related to reissuance of the Certificate of eligibility to provide accounting services (if any).
3. Within 15 days from the receipt of the satisfactory application, the Ministry of Finance shall reissue the Certificate of eligibility to provide accounting services. If the application is rejected, explanation must be provided in writing.
Article 64. Fees for issuance and reissuance of the Certificate of eligibility to provide accounting services
An accounting firm that is issued or reissued with the Certificate of eligibility to provide accounting services shall pay fees as prescribed by law.
Article 65. Accounting households
1. A business household may provide accounting services after all of the conditions below are satisfied:
a) The household has a certificate of business household registration;
b) The individual or representative of the group of individuals who establish the business household is an accounting practitioner.
2. Accounting households are not required to have the Certificate of eligibility to provide accounting services.
Article 66. Changes to be notified to the Ministry of Finance
1. Within 10 days from the occurrence of any of the changes below, the accounting firm must send a written notification to the Ministry of Finance:
a) Changes to the list of accounting practitioners in the firm;
b) One, some, or all of the conditions for provision of accounting services specified in Article 60 of this Law are not satisfied;
c) Changes to the firm’s name or headquarters’ address;
d) Changes to the Director, General Director, legal representative, or holdings of members/partners;
dd) Suspension of provision of accounting services;
e) Establishment, shutdown, or changes to the names of addresses of the accounting firm’s branches;
g) Total division, partial division, acquisition, consolidation, conversion, or dissolution of the accounting firm.
2. Within 10 days from the occurrence of any of the changes below, the accounting household must send a written notification to the Ministry of Finance: a) Changes to the list of accounting practitioners;
b) Changes to the household’s name;
c) Suspension or termination of accounting service provision.
Article 67. Responsibility of accounting practitioners, accounting firms, and accounting households
1. Perform accounting works as agreed in the contract.
2. Comply with regulations of law on accounting and code of ethics for accountants.
3. Take responsibility to the clients for provided accounting services and pay compensation for any damage caused.
4. Keep improving professional knowledge and skills, participating in annual refresher courses as prescribed by the Ministry of Finance.
5. Comply with accounting service quality control by the Ministry of Finance or an accounting association authorized by the Ministry of Finance.
6. Buy professional liability insurance as prescribed by the Government.
Article 68. Cases in which provision of accounting services are prohibited
The accounting firm or accounting household must not provide accounting services for another accounting unit when the manager or executive officer of the accounting firm or representative of the accounting household or the person who directly provides accounting services:
1. Is a parent, adoptive parent, spouse, child, sibling of the manager, executive officer, chief accountant of the accounting unit, unless the accounting unit is a private enterprise or limited liability company owned by an individual, and other cases specified by the Government; or
2. Has a economic – financial relationship with such accounting unit; or
3. Does not have adequate professional knowledge or does not satisfy all conditions for provision of accounting services; or
4. Is providing chief accountant’s services for a client who has a economic – financial relationship with such accounting unit; or
5. Is requested by the accounting unit to work against the code of ethics or professional requirements; or
6. Other cases prescribed by law.
Article 69. Suspension of provision of services and revocation of Certificate of eligibility to provide accounting services, Certificate of Accounting Service Registration
1. An accounting firm shall be suspended from providing accounting services in one of the following cases:
a) One, some, or all of the conditions specified in Article 60 of this Law are not satisfied for 03 consecutive months;
b) There are professional errors or violations against accounting standards or code of ethics for accountants that cause serious consequences or are likely to cause serious consequences.
2. An accounting firm shall have its Certificate of eligibility to provide accounting services revoked in one of the following cases:
b) Accounting services are not provided for 12 consecutive months;
c) The errors or violations mentioned in Clause 1 of this Article are not eliminated within 60 days from the suspension date;
d) The firm is dissolved, goes bankrupt, or suspends the accounting service provision itself;
dd) The Certificate of Enterprise Registration, Investment Registration Certificate, or an equivalent document is revoked;
e) The firm falsifies accounting documents, financial statements and provides false information and reports, or colludes with another entity in doing so;
g) The Certificate of eligibility to provide accounting services is forged or falsified.
3. The accounting firm whose Certificate of eligibility to provide accounting services is revoked shall immediately stop providing accounting services from the effective date of the decision on revocation.
4. An accounting household shall be suspended from providing accounting services when there are professional errors or violations against accounting standards or code of ethics for accountants that cause serious consequences or are likely to cause serious consequences.
5. An accounting household shall be shut down in one of the following cases:
a) Accounting services are not provided for 12 consecutive months;
b) The errors or violations mentioned in Clause 4 of this Article are not eliminated within 60 days from the suspension date;
c) Accounting service provision is terminated;
d) The household falsifies accounting documents, financial statements and provide false information and reports, or colludes with another entity in doing so;
dd) The household has its certificate of business household registration revoked;
e) All accounting practitioners in the same business household have their Certificates of Accounting Service Registration revoked.
6. An accounting practitioner shall be suspended from providing accounting services in one of the following cases:
a) There are professional errors or violations against accounting standards or code of ethics for accountants that cause serious consequences or are likely to cause serious consequences.
b) The conditions for practicing are no longer satisfied;
c) Regulations of competent authorities on accounting inspection are not complied with;
d) The obligations specified in Article 67 of this Law are not fulfilled.
7. An accounting practitioner shall have his/her Certificate of Accounting Service Registration revoked in one of the following cases:
a) Fraudulent documents are used to apply for the Certificate of Accounting Service Registration;
b) The accountant certificate is revoked;
c) The practitioner is convicted under an effective court’s judgment.
Article 70. Accounting associations
1. Accounting associations shall be established and operated in accordance with regulations of law on associations and accounting.
2. Accounting associations may provide refresher courses for accountants and accounting practitioner, and perform certain tasks related to accounting works defined by the Government.
STATE MANAGEMENT OF ACCOUNTING
Article 71. State management of accounting
1. The Government shall unify state management of accounting
2. The Ministry of Finance is responsible to the Government for state management of accounting and has the duties and entitlements below:
a) Develop and submit strategies and policies on accounting development to the Government;
b) Develop and promulgate legislative documents on accounting, or submit them to the Government for promulgation;
c) Issue, reissue, revoke Certificates of Accounting Service Registration and Certificates of eligibility to provide accounting services; suspend accounting practice and provision of accounting services.
d) Decide the examination, issuance, revocation, and management of accountant certificates;
dd) Carry out accounting inspections; inspect accounting services; supervise the observance of accounting standards and accounting regimes;
e) Regulate update of accounting practitioners’ knowledge;
g) Organize and manage scientific research into accounting and application of information technology to accounting works;
h) Carry out inspection, settle complaints and denunciations, and take actions against violations against regulations of law on accounting;
i) Seek international cooperation in accounting.
3. Other Ministries, ministerial agencies, within the scope of their duties and entitlements, shall cooperate with the Ministry of Finance in state management of accounting.
4. The People’s Committees of provinces, within the scope of their duties and entitlements, are in charge of state management of accounting in their provinces.
IMPLEMENTATION
1. This Law comes into force from January 01, 2017.
2. The Law on Accounting No. 03/2003/QH11 on June 17, 2003 is annulled from the effective date of this Law.
1. The Government shall prepare necessary conditions for making financial statements of the State in accordance with Article 30 of this Law within 24 months from the effective date of this Law.
2. Within 24 months from the effective date of this Law, accounting firms established before such date must satisfy all conditions specified therein to be granted the Certificate of eligibility to provide accounting services. Otherwise, the provision of accounting services must be terminated.
3. Accounting practitioner certificates issued to Vietnamese citizens and foreigners under the Law on Accounting No. 03/2003/QH11 on June 17, 2003 are as valid as accountant certificates specified in this Law.
1. The Government and the Ministry of Finance shall elaborate the Articles and Clauses of this Law.
2. Pursuant to basic principles of this Law, the Government shall specify accounting works of representative offices of foreign enterprises operating Vietnam, business households, and artels.
This Law is ratified by the 13th National Assembly of Socialist Republic of Vietnam during the 10th session on November 20, 2015.
|
PRESIDENT OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 46. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Điều 10. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán
Điều 41. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
Điều 49. Tổ chức bộ máy kế toán
Điều 52. Những người không được làm kế toán
Điều 54. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng
Điều 56. Thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng
Điều 59. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
Điều 60. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
Điều 68. Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán
Điều 70. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán