Luật Kế toán số 03/2003/QH11
Số hiệu: | 03/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 17/06/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2004 |
Ngày công báo: | 20/07/2003 | Số công báo: | Số 96 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Kế toán - Ngày 17/06/2003, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Kế toán. Luật này gồm VII chương, 64 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004. Luật mới quy định hành nghề kế toán sẽ phải có chứng chỉ. Người làm kế toán phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán nhưng không bắt buộc phải được đào tạo chuyên môn về kế toán. Cá nhân hành nghề kế toán ngoài việc phải có chứng chỉ hành nghề kế toán còn phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán. Đây cũng là điều kiện cần và đủ để một cá nhân được đơn vị kế toán ký hợp đồng thuê làm kế toán hoặc thuê làm kế toán trưởng theo quy định của luật... Tiêu chuẩn của người làm kế toán được quy định như sau: có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thưc chấp hành pháp luật, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc trong thời gian do mình phụ trách...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2003/QH11 |
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2003 |
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 03/2003/QH11 NGÀY 17 THÁNG 6 NĂM 2003 VỀ KẾ TOÁN
Để thống nhất quản lý kế toán, bảo đảm kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về kế toán.
Luật này quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán.
1. Đối tượng áp dụng của Luật này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;
b) Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;
c) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
d) Hợp tác xã;
đ) Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;
e) Người làm kế toán, người khác có liên quan đến kế toán.
2. Đối với văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hộ kinh doanh cá thể và tổ hợp tác, Chính phủ quy định cụ thể nội dung công tác kế toán theo những nguyên tắc cơ bản của Luật này.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về kế toán khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
2. Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.
3. Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
4. Nghiệp vụ kinh tế, tài chính là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán.
5. Đơn vị kế toán là đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 2 của Luật này có lập báo cáo tài chính.
6. Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.
7. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
8. Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán.
9. Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán uỷ quyền ban hành.
10. Kiểm tra kế toán là xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán.
11. Hành nghề kế toán là hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán của doanh nghiệp hoặc cá nhân có đủ tiêu chuẩn, điều kiện thực hiện dịch vụ kế toán.
12. Hình thức kế toán là các mẫu sổ kế toán, trình tự, phương pháp ghi sổ và mối liên quan giữa các sổ kế toán.
13. Phương pháp kế toán là cách thức và thủ tục cụ thể để thực hiện từng nội dung công việc kế toán.
1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
1. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
2. Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
3. Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
4. Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
5. Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước.
6. Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được.
1. Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Đơn vị kế toán không được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ kế toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp có sự thay đổi về các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.
3. Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
4. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 32 của Luật này.
5. Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
6. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước.
1. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm:
a) Tiền, vật tư và tài sản cố định;
b) Nguồn kinh phí, quỹ;
c) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
d) Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
đ) Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước;
e) Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;
g) Nợ và xử lý nợ của Nhà nước;
h) Tài sản quốc gia;
i) Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
2. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm các tài sản, nguồn hình thành tài sản theo quy định tại các điểm a, b, c, d và i khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:
a) Tài sản cố định, tài sản lưu động;
b) Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
c) Các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh, chi phí khác và thu nhập;
d) Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
đ) Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;
e) Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
4. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính, ngoài quy định tại khoản 3 Điều này còn có:
a) Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng;
b) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
c) Các khoản cam kết, bảo lãnh, các giấy tờ có giá.
1. Kế toán ở đơn vị kế toán gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị.
2. Khi thực hiện công việc kế toán tài chính và kế toán quản trị, đơn vị kế toán phải thực hiện kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết như sau:
a) Kế toán tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán;
b) Kế toán chi tiết phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán. Kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tổng hợp. Số liệu kế toán chi tiết phải khớp đúng với số liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động.
Đơn vị tính sử dụng trong kế toán gồm:
1. Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND"). Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh là ngoại tệ, phải ghi theo nguyên tệ và đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế hoặc quy đổi theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.
Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì được chọn một loại ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định làm đơn vị tiền tệ để kế toán, nhưng khi lập báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khóa sổ lập báo cáo tài chính, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động là đơn vị đo lường chính thức của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp có sử dụng đơn vị đo lường khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường chính thức của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính ở Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
2. Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số ả-Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.
1. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là mười hai tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và thông báo cho cơ quan tài chính biết;
b) Kỳ kế toán quý là ba tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
c) Kỳ kế toán tháng là một tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
2. Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lập được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị kế toán khác tính từ ngày có hiệu lực ghi trên quyết định thành lập đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đơn vị kế toán khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản thì kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này đến hết ngày trước ngày ghi trên quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực.
4. Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn chín mươi ngày thì được phép cộng (+) với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng (+) với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm. Kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn mười lăm tháng.
1. Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán.
2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
3. Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán.
4. Huỷ bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định tại Điều 40 của Luật này.
5. Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn đe dọa, trù dập người làm kế toán trong việc thực hiện công việc kế toán.
7. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản, trừ doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể.
8. Bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 và Điều 53 của Luật này.
9. Các hành vi khác về kế toán mà pháp luật nghiêm cấm.
1. Tài liệu, số liệu kế toán có giá trị pháp lý về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán và được sử dụng để công bố công khai theo quy định của pháp luật.
2. Tài liệu, số liệu kế toán là cơ sở để xây dựng và xét duyệt kế hoạch, dự toán, quyết toán, xem xét, xử lý vi phạm pháp luật.
1. Đơn vị kế toán có trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán.
2. Đơn vị kế toán có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu kế toán kịp thời, đầy đủ, trung thực, minh bạch cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
d) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
2. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.
1. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
2. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có quy định mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải có đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 17 của Luật này.
3. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo; chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế toán thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
4. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau. Chứng từ kế toán do đơn vị kế toán quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này lập để giao dịch với tổ chức, cá nhân bên ngoài đơn vị kế toán thì liên gửi cho bên ngoài phải có dấu của đơn vị kế toán.
5. Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
6. Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và khoản 1, khoản 2 Điều này. Chứng từ điện tử phải được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 40 của Luật này.
1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất.
2. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
3. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền ký duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.
4. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân khi bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn bán hàng giao cho khách hàng. Trường hợp bán lẻ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ dưới mức tiền quy định mà người mua hàng không yêu cầu thì không phải lập hóa đơn bán hàng. Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp bán hàng và mức tiền bán hàng không phải lập hóa đơn bán hàng.
2. Tổ chức, cá nhân khi mua hàng hóa hoặc được cung cấp dịch vụ có quyền yêu cầu người bán hàng, người cung cấp dịch vụ lập, giao hóa đơn bán hàng cho mình.
3. Hóa đơn bán hàng được thể hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Hóa đơn theo mẫu in sẵn;
b) Hóa đơn in từ máy;
c) Hóa đơn điện tử;
d) Tem, vé, thẻ in sẵn giá thanh toán.
4. Bộ Tài chính quy định mẫu hóa đơn, tổ chức in, phát hành và sử dụng hóa đơn bán hàng. Trường hợp tổ chức hoặc cá nhân tự in hóa đơn bán hàng thì phải được cơ quan tài chính có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
5. Tổ chức, cá nhân khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ nếu không lập, không giao hóa đơn bán hàng hoặc lập hóa đơn bán hàng không đúng quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1.Thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán.
2. Chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự thời gian và bảo quản an toàn theo quy định của pháp luật.
3. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán. Trường hợp tạm giữ hoặc tịch thu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải sao chụp chứng từ bị tạm giữ, bị tịch thu và ký xác nhận trên chứng từ sao chụp; đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu và ký tên, đóng dấu.
4. Cơ quan có thẩm quyền niêm phong chứng từ kế toán phải lập biên bản, ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị niêm phong và ký tên, đóng dấu.
1. Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.
2. Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng. Mỗi đơn vị kế toán phải sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán.
1. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng ở đơn vị.
2. Đơn vị kế toán được chi tiết các tài khoản kế toán đã chọn phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.
1. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
2. Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.
3. Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng ghi sổ;
b) Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
c) Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
d) Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán;
đ) Số dư đầu kỳ, số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
4. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
5. Bộ Tài chính quy định cụ thể về hình thức kế toán, hệ thống sổ kế toán và sổ kế toán.
1. Mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm.
2. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn một hệ thống sổ kế toán áp dụng ở đơn vị.
3. Đơn vị kế toán được cụ thể hoá các sổ kế toán đã chọn để phục vụ yêu cầu kế toán của đơn vị.
1. Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm; đối với đơn vị kế toán mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập.
2. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán.
3. Sổ kế toán phải ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ. Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán.
4. Việc ghi sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề. Sổ kế toán phải ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ.
5. Thông tin, số liệu trên sổ kế toán phải được ghi bằng bút mực; không ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới; không ghi chồng lên nhau; không ghi cách dòng; trường hợp ghi không hết trang sổ phải gạch chéo phần không ghi; khi ghi hết trang phải cộng số liệu tổng cộng của trang và chuyển số liệu tổng cộng sang trang kế tiếp.
6. Đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán vào cuối kỳ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính và các trường hợp khóa sổ kế toán khác theo quy định của pháp luật.
7. Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng tay hoặc ghi sổ kế toán bằng máy vi tính. Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì phải thực hiện các quy định về sổ kế toán tại Điều 25, Điều 26 của Luật này và các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều này. Sau khi khóa sổ kế toán trên máy vi tính phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển riêng cho từng kỳ kế toán năm.
1. Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau:
a) Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
b) Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
c) Ghi bổ sung bằng cách lập "chứng từ ghi sổ bổ sung" và ghi thêm số chênh lệch thiếu cho đủ.
2. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó.
3. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót.
4. Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính:
a) Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính;
b) Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót;
c) Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính được thực hiện theo phương pháp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều này.
1. Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
2. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm:
a) Bảng cân đối tài khoản;
b) Báo cáo thu, chi;
c) Bản thuyết minh báo cáo tài chính;
d) Các báo cáo khác theo quy định của pháp luật.
3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:
a) Bảng cân đối kế toán;
b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
4. Bộ Tài chính quy định cụ thể về báo cáo tài chính cho từng lĩnh vực hoạt động.
1. Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó.
2. Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên.
3. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do.
4. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
1. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật; đối với báo cáo quyết toán ngân sách thì thời hạn nộp báo cáo được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Chính phủ quy định cụ thể thời hạn nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách cho từng lĩnh vực hoạt động và từng cấp quản lý.
1. Nội dung công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm:
a) Đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước năm;
b) Đơn vị kế toán là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước năm và các khoản thu, chi tài chính khác;
c) Đơn vị kế toán là đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi tài chính năm;
d) Đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân công khai mục đích huy động và sử dụng các khoản đóng góp, đối tượng đóng góp, mức huy động, kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp.
2. Nội dung công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:
a) Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
b) Kết quả hoạt động kinh doanh;
c) Trích lập và sử dụng các quỹ;
d) Thu nhập của người lao động.
3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán đã được kiểm toán khi công khai phải kèm theo kết luận của tổ chức kiểm toán.
1. Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo các hình thức:
a) Phát hành ấn phẩm;
b) Thông báo bằng văn bản;
c) Niêm yết;
d) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền duyệt.
3. Đơn vị kế toán là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền duyệt.
4. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn một trăm hai mươi ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
1. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán thì phải được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước khi công khai.
2. Đơn vị kế toán khi được kiểm toán phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kiểm toán.
3. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 31 của Luật này phải có báo cáo kiểm toán đính kèm.
Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền và không quá một lần kiểm tra cùng một nội dung trong một năm. Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1. Nội dung kiểm tra kế toán gồm:
a) Kiểm tra việc thực hiện các nội dung công tác kế toán;
b) Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán;
c) Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán;
d) Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.
2. Nội dung kiểm tra kế toán phải được xác định trong quyết định kiểm tra.
1. Khi kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải xuất trình quyết định kiểm tra kế toán. Đoàn kiểm tra kế toán có quyền yêu cầu đơn vị kế toán được kiểm tra cung cấp tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra kế toán và giải trình khi cần thiết.
2. Khi kết thúc kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải lập biên bản kiểm tra kế toán và giao cho đơn vị kế toán được kiểm tra một bản; nếu phát hiện có vi phạm pháp luật về kế toán thì xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trưởng đoàn kiểm tra kế toán phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra.
4. Đoàn kiểm tra kế toán phải tuân thủ trình tự, nội dung, phạm vi và thời gian kiểm tra, không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường và không được sách nhiễu đơn vị kế toán được kiểm tra.
1. Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có trách nhiệm:
a) Cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra và giải trình các nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra;
b) Thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.
2. Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có quyền:
a) Từ chối kiểm tra nếu thấy việc kiểm tra không đúng thẩm quyền hoặc nội dung kiểm tra trái với quy định tại Điều 36 của Luật này;
b) Khiếu nại về kết luận của đoàn kiểm tra kế toán với cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán; trường hợp không đồng ý với kết luận của cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
2. Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:
a) Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính;
b) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp;
c) Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;
d) Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
đ) Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
4. Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.
1. Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ.
2. Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp có xác nhận; nếu bị mất hoặc bị huỷ hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp hoặc xác nhận.
3. Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán.
4. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.
5. Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:
a) Tối thiểu năm năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;
b) Tối thiểu mười năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
6. Chính phủ quy định cụ thể từng loại tài liệu kế toán phải lưu trữ, thời hạn lưu trữ, thời điểm tính thời hạn lưu trữ quy định tại khoản 5 Điều này, nơi lưu trữ và thủ tục tiêu huỷ tài liệu kế toán lưu trữ.
Khi phát hiện tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại, đơn vị kế toán phải thực hiện ngay các công việc sau đây:
1. Kiểm tra, xác định và lập biên bản về số lượng, hiện trạng, nguyên nhân tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại và thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
2. Tổ chức phục hồi lại tài liệu kế toán bị hư hỏng;
3. Liên hệ với tổ chức, cá nhân có giao dịch tài liệu, số liệu kế toán để được sao chụp hoặc xác nhận lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại;
4. Đối với tài liệu kế toán có liên quan đến tài sản nhưng không thể phục hồi bằng các biện pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì phải kiểm kê tài sản để lập lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại.
1. Đơn vị kế toán bị chia thành các đơn vị kế toán mới phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Phân chia tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho các đơn vị kế toán mới.
2. Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
1. Đơn vị kế toán bị tách một bộ phận để thành lập đơn vị kế toán mới phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách;
b) Bàn giao tài sản, nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho đơn vị kế toán mới; đối với tài liệu kế toán không bàn giao thì đơn vị kế toán bị tách lưu trữ theo quy định tại Điều 40 của Luật này.
2. Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
1. Các đơn vị kế toán hợp nhất thành đơn vị kế toán mới thì từng đơn vị kế toán bị hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán hợp nhất.
2. Đơn vị kế toán hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Căn cứ vào các biên bản bàn giao, mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán;
b) Tổng hợp báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành báo cáo tài chính của đơn vị kế toán hợp nhất.
1. Đơn vị kế toán sáp nhập vào đơn vị kế toán khác phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán nhận sáp nhập.
2. Đơn vị kế toán nhận sáp nhập căn cứ vào biên bản bàn giao ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
1. Đơn vị kế toán chuyển đổi hình thức sở hữu phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán có hình thức sở hữu mới.
2. Đơn vị kế toán có hình thức sở hữu mới căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
1. Đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Mở sổ kế toán theo dõi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến giải thể, chấm dứt hoạt động;
c) Bàn giao tài liệu kế toán của đơn vị kế toán giải thể hoặc chấm dứt hoạt động sau khi xử lý xong cho đơn vị kế toán cấp trên hoặc tổ chức, cá nhân lưu trữ theo quy định tại Điều 40 của Luật này.
2. Trường hợp đơn vị kế toán bị tuyên bố phá sản thì Toà án tuyên bố phá sản chỉ định người thực hiện công việc kế toán theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán.
2. Đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng. Trường hợp đơn vị kế toán chưa bố trí được người làm kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán hoặc thuê người làm kế toán trưởng (sau đây kế toán trưởng và người phụ trách kế toán gọi chung là kế toán trưởng).
3. Trường hợp cơ quan, doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên và đơn vị kế toán cấp cơ sở thì tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng theo đúng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Luật này.
2. Quyết định thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng.
3. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và chịu trách nhiệm về hậu quả do những sai trái mà mình gây ra.
1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.
1. Người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc bị quản chế hành chính.
2. Người đang bị cấm hành nghề, cấm làm kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
3. Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán, kể cả kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
4. Thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
1. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định tại Điều 5 của Luật này.
2. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.
3. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này và phải thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.
1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên;
c) Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp.
2. Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng.
3. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.
1. Kế toán trưởng có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
b) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;
c) Lập báo cáo tài chính.
2. Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, ngoài các quyền đã quy định tại khoản 2 Điều này còn có quyền:
a) Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;
b) Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng;
c) Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định;
d) Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện các vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật có quyền hành nghề kế toán.
2. Tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toán phải thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật. Người quản lý doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 57 của Luật này.
3. Cá nhân hành nghề kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 57 của Luật này và phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán.
1. Đơn vị kế toán được ký hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ kế toán hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê làm kế toán hoặc thuê làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật.
2. Việc thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
3. Đơn vị kế toán thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực mọi thông tin, tài liệu liên quan đến công việc thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng và thanh toán đầy đủ, kịp thời phí dịch vụ kế toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
4. Người được thuê làm kế toán trưởng phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 53 của Luật này.
5. Doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán và người được thuê làm kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu kế toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
1. Công dân Việt Nam được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ năm năm trở lên;
c) Đạt kỳ thi tuyển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.
2. Người nước ngoài được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Được phép cư trú tại Việt Nam;
b) Có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận;
c) Đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.
3. Bộ Tài chính quy định chương trình bồi dưỡng, hội đồng thi tuyển, thủ tục, thẩm quyền cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề kế toán theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đơn vị kế toán và người làm kế toán có quyền tham gia Hội kế toán Việt Nam hoặc tổ chức nghề nghiệp kế toán khác nhằm mục đích phát triển nghề nghiệp kế toán, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của pháp luật.
Nội dung quản lý nhà nước về kế toán bao gồm:
1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kế toán;
2. Ban hành, phổ biến, chỉ đạo và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về kế toán;
3. Kiểm tra kế toán; kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán;
4. Hướng dẫn hoạt động hành nghề kế toán, tổ chức thi tuyển, cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề kế toán;
5. Hướng dẫn và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp kế toán;
6. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học về kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán;
7. Hợp tác quốc tế về kế toán;
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kế toán.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kế toán.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế toán.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kế toán trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kế toán tại địa phương.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động kế toán thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về kế toán thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.
2. Pháp lệnh kế toán và thống kê ngày 10 tháng 5 năm 1988 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003.
|
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.03/2003/QH11 |
Hanoi, June 17, 2003 |
THE STATE PRESIDENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
In order to uniformly manage the accounting, ensuring that accounting be a tool for managing and supervising closely and efficiently all economic and financial activities, supplying information in a complete, truthful, timely, public and transparent manners, thereby meeting the organization, management and administration requirements of State agencies, enterprises, organizations and individuals;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 dated December 25, 2001 of the XthNational Assembly, its 10th session;
This Law provides for accounting,
Article 1. Scope of regulation
This Law prescribes the contents of accounting work, the organization of accounting apparatuses, accountants and professional accounting activities.
Article 2. Subjects of application
1. The subjects of application of this Law include:
a) State agencies, non-business units and organizations which are funded with the State budget;
b) Non-business units and organizations which are not funded with the State budget;
c) Enterprises of all economic sectors, which are established and operate under the Vietnamese laws; branches and representative offices of foreign enterprises operating in Vietnam;
d) Cooperatives;
e) Individual business households, cooperation groups;
f) Accountants, other persons related to accounting.
2. For representative offices of foreign enterprises operating in Vietnam, individual business households and cooperation groups, the Government shall specify the contents of accounting work on the basis principles laid down in this Law.
Article 3. Application of international treaties
Where the international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain accounting provisions different from those of this Law, the provisions of such international treaties shall apply.
Article 4. Interpretation of terms and phrases
In this Law, the following terms and phrases are construed as follows:
1. Accounting means the collection, processing, examination, analysis and supply of economic and financial information in the forms of value, kind and labor time.
2. Financial accounting means the collection, processing, examination, analysis and supply of economic and financial information in financial statements to the subjects that need to use information of the accounting units.
3. Management accounting means the collection, processing, examination, analysis and supply of economic and financial information according to the requirement of economic and financial management and decision within the accounting units.
4. Economic and financial operations mean specific arising activities that increase or decrease assets and/or asset-forming sources of the accounting units.
5. Accounting units mean the subjects specified at Points a, b, c, d and e, Clause 1, Article 2 of this Law, which make financial statements.
6. Accounting period means a definite period from the time an accounting unit starts to make entries in accounting books to the time it ends the making of entries in accounting book and closes accounting books in order to make financial statements.
7. Accounting vouchers mean papers and information-carrying articles reflecting economic and financial operations that have arisen and completed, serving as a basis for making entries in accounting books.
8. Accounting records mean accounting vouchers, accounting books, financial statements, management accounting reports, audit reports, accounting inspection reports and other accounting-related records.
9. Accounting regime means regulations and guidelines on accounting in a particular domain or particular jobs, which are promulgated by State management bodies in charge of accounting or by organizations as authorized by State management bodies in charge of accounting or by organizations as authorized by State management bodies in charge of accounting.
10. Accounting inspection means the consideration and assessment of the observance of the accounting legislation, truthfulness and accuracy of accounting information and data.
11. Accountancy practice means the provision of accounting services by enterprises or individuals that satisfy all criteria and conditions therefor.
12. Accounting forms mean the forms of accounting books, order and methods of making entries therein and the relationships among accounting books.
13. Accounting methods mean specific modes and procedures for performing each content of accounting work.
1. Collecting and processing accounting information and data according to the subjects and contents of accounting work as well as the accounting standards and regimes.
2. Inspecting and supervising financial revenues and expenditures, collection and payment obligation and debt clearance; inspecting the management and use of assets and asset-forming sources; detecting and precluding acts of violating the finance and accounting legislation.
3. Analyzing accounting information and data; giving advice, proposing measures in service of the economic and financial management and decision of the accounting units.
4. Supplying accounting information and data according to law provisions.
Article 6. Accounting requirements
1. To reflect fully arising economic and financial operations in accounting vouchers, accounting books and financial statements.
2. To reflect accounting information and data in time and on schedule as prescribed.
3. To reflect accounting information and data explicitly, understandably and accurately.
4. To reflect truthfully the actual condition and nature of events, contents and value of economic and financial operations.
5. Accounting information and data must be reflected continuously from the commencement to the completion of economic and financial activities; from the establishment to the operation termination of accounting units; accounting data reflecting this period must ensure continuity from those of the preceding period.
6. To classify and arrange accounting information and data in an orderly, systematic and comparable manner.
Article 7. Accounting principles
1. The value of assets shall be calculated according to their original prices covering the costs of purchase, loading and unloading, transportation, assembly, processing and other directly related costs incurred by the time of putting assets into the ready-for-use state. Accounting units must not adjust without permission the value of assets already recorded in accounting books, unless otherwise provided for by law.
2. The selected accounting regulations and methods must be applied consistently throughout the annual accounting period; if there are any changes therein, the accounting units must give explanations therefor in their financial statements.
3. The accounting units must collect and reflect objectively, fully and truthfully all economic and financial operations according to the accounting period when such operations arise.
4. Information and data in the annual financial statements of the accounting units must be publicized according to the provisions in Article 32 of this Law.
5. The accounting units must use the methods of asset valuation and allocation of revenues and expenditures in a prudent manner without distorting the results of their economic and financial operations.
6. State agencies, non-business units and organizations funded with the State budget must, apart from complying with the provisions in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article, must also do accounting work according to the State budget index.
Article 8. Accounting standards
1. Accounting standards comprise basic accounting principles and methods for making entries in accounting books and for compiling financial statements.
2. The Ministry of Finance shall prescribe accounting standards on the basis of international accounting standards and the provisions of this Law.
1. The accounting objects in State budget collection and spending activities, administrative and non-business activities of units and organizations funded with the State budget include:
a) Cash, supplies and fixed assets;
b) Funding sources, funds;
c) Payments inside and outside the accounting units;
d) Revenues, expenditures and handling of differences to revenues from and expenditures on activities;
e) Revenues, expenditures and the State budget remainder;
f) Financial investments and credits of the State;
g) The State's debts and the handling thereof;
h) National properties;
i) Other assets related to the accounting units.
2. The accounting objects in activities of units and organizations not funded with the State budget include assets and asset-forming sources specified at Points a, b, c, d and i, Clause 1 of this Article.
3. The accounting objects in business activities include:
a) Fixed assets, current assets;
b) Liabilities and owner's equity;
c) Turnovers, business costs, other outlays and incomes;
d) Taxes and amounts remittable into the State budget;
e) Business results and shared business results;
f) Other assets related to the accounting units.
4. The accounting objects in banking, credit, insurance, securities, financial investment activities, apart from those specified in Clause 3 of this Article, also include:
a) Financial investments, credits;
b) Payments inside and outside the accounting units;
c) Committed and guaranteed amounts, valuable papers.
Article 10. Financial accounting, management accounting, general accounting and detailed accounting
1. Accounting at the accounting units comprises financial accounting and management accounting.
2. When carrying out financial accounting and management accounting, the accounting units must practice general accounting and detailed accounting as follows;
a) General accounting must collect, process, record and supply general information on economic and financial activities of the units. General accounting uses monetary units to reflect the situation of assets, the asset-forming sources, the situation and results of economic and financial activities of the accounting units;
b) Detailed accounting must collect, process, record and supply detailed information in monetary units, kind units and labor time units according to each particular accounting object in the accounting units. Detailed accounting illustrates general accounting. Detailed accounting data must dovetail general accounting data in a certain accounting period.
3. The Ministry of Finance shall guide the application of management accounting suitable to each field of activity.
Article 11. Calculation units used in accounting
The calculation units used in accounting include:
1. The monetary unit being Vietnam dong (with the national symbol of "d" and the international symbol of "VND"). Where economic or financial operations arise in foreign currencies and Vietnam dong at the actual exchange rates or converted at the exchange rates announced by Vietnam State Bank at the time they arise, unless otherwise provided for by law; for those foreign currencies for which the rates of exchange with Vietnam dong are not available, they must be converted via a foreign currency for which the rate of exchange with Vietnam dong is available.
The accounting units which have revenues and expenditures mostly in foreign currencies may choose a foreign currency prescribed by the Ministry of Finance as a monetary unit for accounting, but, when making financial statements for use in Vietnam, must convert it into Vietnam dong at the exchange rate announced by Vietnam State Bank at the time of closing books for making financial statements, unless otherwise provided for by law.
2. The kind unit and the labor-time unit being the official measurement units of the Socialist Republic of Vietnam; where other measurement units are used, they must be converted into the official measurement units of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 12. Script and numerals used in accounting
1. The scrip used in accounting is the Vietnamese script. Where a foreign script must be used in accounting vouchers, accounting books and financial statements in Vietnam, the Vietnamese script and the foreign script must be used simultaneously.
2. Numerals used in accounting are Arabic numerals: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; following the thousand, million, billion, thousand billion, million billion and billion billion, a point (.) must be placed; for decimals, a comma (,) must be placed after the numeral representing units.
1. An accounting period may be an annual accounting period, a quarterly accounting period or a monthly accounting period, which is prescribed as follows:
a) An annual accounting period consists of twelve months, counting from the beginning of January 1 to the end of December 31 of the calendar year. For accounting units which have unique organizational and/or operational characteristics, they may select an annual accounting period consisting of twelve full months according to the calendar year, starting from the beginning of the first day of the first month of a quarter to the end of the last day of the last month of preceding quarter of the subsequent year and shall have to notify the finance offices thereof.
b) A quarterly accounting period consists of three months, counting from the beginning of the first day of the first month of a quarter to the end of the last day of the last month of the quarter.
c) A monthly accounting period consists of one month, counting from the beginning of the first day to the end of the last day of the month.
2. The accounting period of newly founded accounting units is prescribed as follows:
a) The first accounting period of newly founded enterprises is counted from the date they are granted the business registration certificates to the end of the last day of the annual accounting period, the quarterly accounting period or the monthly accounting period prescribed in Clause 1 of this Article;
b) The first accounting period of other accounting units is counted from the effective date inscribed in their establishment decisions to the end of the last day of the annual accounting period, the quarterly accounting period or the monthly accounting period prescribed in Clause 1 of this Article;
3. For accounting units, when being separated, split, consolidated, merged, transformed in ownership, dissolved, terminating operation or going bankrupt, their last accounting period is counted from the beginning of the first day of the annual accounting period, the quarterly accounting period or the monthly accounting period prescribed in Clause 1 of this Article to the end of the day preceding the effective date inscribed in the decisions on their division, separation, consolidation, merger, ownership transformation, dissolution, operation termination or bankruptcy.
4. Where the first annual accounting period or the last annual accounting period is shorter than 90 days, it shall be allowed to be added (+) to the subsequent annual accounting period or the preceding annual accounting period for counting as an annual accounting period. The first or last annual accounting period must be shorter than fifteen months.
1. Forging, falsely declaring, colluding with or forcing other persons to forge or falsely declare or erasing accounting records.
2. Deliberately supplying or certifying, colluding with or forcing other persons to supply or certify untruthful accounting information and data.
3. Not recording in accounting books assets of or related to the accounting units.
4. Destroying or deliberately damaging accounting records ahead of the archival time limit specified in Article 40 of this Law.
5. Promulgating or publicizing accounting standards and/or regimes ultra vires.
6. Abusing one's post and powers to threaten or take revenge on accountants in the performance of accounting work.
7. Persons in charge of managing and/or administrating the accounting units and working concurrently as accountants, storekeepers or cashiers or buying and selling assets, except for private enterprises and individual business households.
8. Arranging accountants or chief accountants who fail to satisfy the criteria and conditions specified in Articles 50 and 53 of this Law.
9. Other accounting acts prohibited by law.
Article 15. Value of accounting records and data
1. Accounting records and data shall have legal validity with regard to the economic and financial situation of the accounting units and be publicized according to law provisions.
2. Accounting records and data shall serve as a basis for drawing up and approving plans, cost estimates, final settlements and for considering and handling law violations.
Article 16. Responsibilities for managing, using and supplying accounting information and records
1. The accounting units shall have to manage, use, preserve and archive accounting records.
2. The accounting units shall have to supply complete and truthful accounting information and records in a timely and transparent manner to organizations and individuals according to law provisions.
Section 1. ACCOUNTING VOUCHERS
Article 17. Contents of accounting vouchers
1. An accounting voucher must contain the following principal contents:
a) The name and serial number of the accounting voucher;
b) The date of making the accounting voucher;
c) The name and address of the accounting voucher-making unit or individual;
d) The date and address of the accounting voucher-receiving unit or individual;
e) The contents of the arising economic or financial operation;
f) The quantity, unit price and money amount of the economic or financial operation, inscribed in figures; the total money amount of the accounting vouchers for money receipt or payment inscribed in both figures and words;
g) The signatures and full names of the maker and the approver of, and persons related to, the accounting voucher.
2. Apart from the principal contents specified in Clause 1 of this Article, accounting vouchers may have other contents, depending on their types.
Article 18. Electronic vouchers
1. Electronic vouchers are regarded as accounting vouchers when they contain the contents specified in Article 17 of this Law, are expressed in the form of electronic data and encoded, and are not modified in the process of transmission via computer networks or via such information-carrying articles as magnetic tapes or discs, assorted payment cards.
2. The Government shall stipulate in detail electronic vouchers.
Article 19. Making of accounting vouchers
1. Accounting vouchers must be made for all arising economic and financial operations related to the operation of the accounting units. For every economic or financial operation, the accounting voucher shall be made only once.
2. Accounting vouchers must be made legibly, fully, timely and accurately according to the contents prescribed in their forms. Where accounting vouchers have no set forms, the accounting units may make such accounting vouchers by themselves, which, however, must contain all the contents specified in Article 17 of this Law.
3. The contents of economic and/or financial operations inscribed on accounting vouchers must not be abbreviated, erased or corrected, must be written with ink pen, with figures and words closely following one another without space in between and blank spaces being crossed; erased or corrected vouchers shall not be valid for payment and entry into accounting books. When an accounting voucher is inscribed wrongly, it must be invalidated with a cross.
4. Accounting vouchers must be made with a sufficient number of copies as prescribed. When an accounting voucher is made with many copies for a single economic or financial operation, the contents of such copies must be alike. For accounting vouchers made by the accounting units specified at Points a, b, c and d, Clause 1, Article 2 of this Law for dealings with organizations or individuals outside the accounting unit, the copies handed over to such organizations or individuals must be appended with the seals of the accounting units.
5. The makers, approvers and other signatories of accounting vouchers shall be accountable for the contents thereof.
6. Accounting vouchers made in the form of electronic voucher must comply with the provisions in Article 18 of this Law and Clauses 1 and 2 of this Article. Electronic vouchers must be printed on paper and archived under the provisions in Article 40 of this Law.
Article 20. Signing of accounting vouchers
1. Accounting vouchers must be properly signed. Signatures on accounting vouchers must be written with ink pen. Accounting vouchers must not be signed in red ink or with carved signature seals. A person's signature on accounting vouchers must be uniform.
2. Accounting vouchers must be signed by competent persons or authorized persons. It is strictly forbidden to sign accounting vouchers which are not yet inscribed with the full contents falling under the responsibilities of the signatories.
3. Accounting vouchers for payment must be signed by competent persons for approval of payment and chief accountants or authorized persons before the payment is effected. Accounting vouchers for payment must be signed on every copy.
4. Electronic vouchers must contain electronic signatures according to law provisions.
1. When selling goods or provide services, organizations and individuals must make sale invoices and hand them over to customers. For cases of goods retailing or service provision involving a sum of money lower than the prescribed level, sale invoices may not be made if not asked for by the goods buyers. The Government shall specify the cases of goods sale and the sales level for which sale invoices may not be made.
2. When buying goods or being provided with services, organizations and individuals may ask the goods sellers or service providers to make and hand over sale invoices to them.
3. Sale invoices may take the following forms:
a) Invoices made on pre-printed forms;
b) Invoices printed from machines;
c) Electronic invoices;
d) Stamps, tickets or cards pre-printed with the payment prices.
4. The Ministry of Finance shall prescribe the invoice forms, organize the printing, circulation and use of sale invoices. Where organizations or individuals print sale invoices by themselves, they must obtain the written approvals of competent finance agencies before printing.
5. When selling goods or providing services, if organizations or individuals fail to make or hand over sale invoices or make sale invoices at variance with the provisions in Articles 19 and 20 of this Law and Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article, they shall be handled according to law provisions.
Article 22. Management and use of accounting vouchers
1. Information and data written on accounting vouchers shall serve as a basis for making entries in accounting books.
2. Accounting vouchers must be arranged according to their economic contents, in the temporal order and safely preserved according to law provisions.
3. Only competent State bodies may temporarily seize, confiscate or seal up accounting vouchers. In case of temporary seizure or confiscation, the competent State bodies must make copies of the temporarily seized or confiscated vouchers and signed such copies for certification, and concurrently make records thereon, clearly stating the reasons therefor, the quantity of each kind of temporarily seized or confiscated vouchers, append their signatures and stamps thereto.
4. The competent bodies which seal up accounting vouchers must make records thereon, clearly stating the reasons therefor, the quantity of each kind of sealed-up accounting vouchers, append their signatures and stamps thereto.
Section 2. BOOK-KEEPING ACCOUNTS AND ACCOUNTING BOOKS
Article 23. Book-keeping accounts and the system thereof
1. Book-keeping accounts are used to classify and systemize economic and financial operations according to their economic contents.
2. The system of book-keeping accounts consists of accounts needed to be used. Each accounting unit must use a system of book-keeping accounts.
3. The Ministry of Finance shall stipulate in detail book-keeping accounts and the systems of book-keeping accounts.
Article 24. Selection and application of a system of book-keeping accounts
1. The accounting units must base themselves on the system of book-keeping accounts prescribed by the Ministry of Finance to select a system of book-keeping accounts for application at their respective units.
2. The accounting units may itemize the selected book-keeping accounts in service their management requirements.
Article 25. Accounting books and the system of accounting books
1. Accounting books are used to record, systemize and store all economic and financial operations that have arisen in relation to the accounting units.
2. An accounting book must be legibly inscribed with the name of the accounting unit, the book's name, the dates of its opening and closing; the signatures of its maker, the chief accountant and the accounting unit's representative at law, the number of pages, and page-overlapping stamps.
3. An accounting book must contain the following principal contents:
a) The dates of entries;
b) The serial numbers and dates of accounting vouchers used as a basis for making entries.
c) Summaries of the contents of the arising economic and financial operations;
d) Money amounts of the arising economic and financial operations, which are recorded in book-keeping accounts;
e) The period-beginning balance, amounts arising in the period and the period-end balance.
4. Accounting books include general and detailed accounting books.
5. The Ministry of Finance shall stipulate in detail the accounting forms, the systems of accounting books, and accounting books.
Article 26. Selection and application of the system of accounting books
1. Each accounting unit shall have only one system of accounting books for an annual accounting period.
2. The accounting units must base themselves on the systems of accounting books prescribed by the Ministry of Finance to select a system of accounting books for application at their respective units.
3. The accounting units may concretize the selected accounting books in service of their management requirements.
Article 27. Opening, recording and closing of accounting books
1. Accounting books must be opened at the beginning of an annual accounting period; for newly set up accounting units, they must open accounting books upon their establishment.
2. The accounting units must make entries in accounting books on the basis of accounting vouchers.
3. Accounting books must be recorded timely, legibly and fully according to their contents. Information and figures recorded in accounting books must be accurate, truthful and true to accounting vouchers.
4. Entries must be made in accounting books in the temporal order of the economic and financial operations. Information and figures recorded in accounting books of this year must continue from those recorded on accounting books of the preceding year. Accounting books must be recorded continuously from their opening to closing.
5. Information and figures in accounting books must be written with ink pen and without inserts above or below; must not be written overlapping and on every other line; where a page is not fully written, the blank space must be crossed; when a page is written fully, the total of figures on the page must be calculated and carried forward to the next page.
6. Accounting units must close their accounting books at the end of an accounting period before making financial statements and in other cases of closing accounting books as prescribed by law.
7. The accounting units may make entries in manual or computerized accounting books. If making entries in computerized accounting books, they must comply with the provisions on accounting books in Articles 25 and 26 of this Law and Clauses 1, 2, 3, 4 and 6 of this Article. After closing computerized accounting books, they must print them on paper and bind in separate books for each annual accounting year.
Article 28. Correction of accounting books
1. When errors are detected in manual accounting books, wrong information or figures must not be erased untraceably but corrected by one of the three following methods:
a) Making correction by crossing the wrong figures or words, then writing the correct figures or words above, next to which there must be the chief accountant's signature;
b) Writing negative figures by re-writing the erroneous figures in red ink or putting them in brackets, then writing the correct ones, next to which there must be the chief accountant's signature;
c) Writing additions by making "additional recording vouchers" and writing the difference, making up for the deficit.
2. If detecting errors in accounting books before submitting annual financial statements to competent State bodies, corrections must be made on the accounting books of that year.
3. If detecting errors in accounting books after submitting annual financial statements to competent State bodies, corrections must be made on the accounting books of the year when errors are detected and notes thereon must be given on the last line of such accounting books.
4. Making corrections on computerized accounting books:
a) If detecting errors in accounting books before submitting annual financial statements to competent State bodies, corrections must be made directly on the computerized accounting books of such year.
b) If detecting errors in accounting books after submitting annual financial statements to competent State bodies, corrections must be made directly on the computerized accounting books of the year when errors are detected and make notes thereon at the last line of such accounting books.
c) Corrections in computerized accounting books shall be made by the methods specified at Point b or c, Clause 1 of this Article.
Section 3. FINANCIAL STATEMENT S
Article 29. Financial statements
1. Financial statements are drawn up according to the accounting standards and regimes and used for synthesizing and describing the economic and financial situation of the accounting units.
2. Financial statements of the accounting units engaged in State budget collection and spending activities, the administrative agencies, non-business units and organizations funded with the State budget as well as non-business units and organizations not funded with the State budget include:
a) The accounting balance sheet;
b) The revenue and expenditure report;
c) The written explanation on the financial statements;
d) Other reports as prescribed by law.
3. Financial statements of the accounting units engaged in business activities comprise:
a) The accounting balance sheet;
b) The report on business results;
c) The cash flow report;
d) The written explanation on the financial statements.
4. The Ministry of Finance shall stipulate in detail financial statements for each field of activity.
Article 30. Compilation of financial statements
1. The accounting units must compile financial statements at the end of the annual accounting period; where it is prescribed by law that financial statements are compiled according to other accounting periods, the accounting units must compile financial statements according to such accounting periods.
2. The compilation of financial statements must be based on the figures after the closing of accounting books. The superior accounting units must make general financial statements or consolidated financial statements on the basis of financial statements of the accounting units in the same superior accounting units.
3. Financial statements must be compiled according to the contents and methods and be presented consistently in different accounting periods; where the financial statements are presented inconsistently in different accounting periods, the reasons therefor must be clearly explained.
4. Financial statements must be signed by the compilers, chief accountants and the representatives at law of the accounting units. The signatories of financial statements must be accountable for their contents.
Article 31. Time limit for submission of financial statements
1. Annual financial statements of the accounting units must be submitted to competent State bodies within ninety days after the last day of the annual accounting period as prescribed by law; for budget settlement reports, they must be submitted according to the time limit prescribed by the Government.
2. The Government shall specify the time limits for submission of financial statements and budget settlement reports for each field of activity and each managerial level.
Article 32. Financial statement contents to be publicized
1. The to be-publicized contents of financial statements of the accounting units engaged in State budget collection and spending activities, the administrative agencies, non-business units and organizations funded with the State budget as well as non-business units and organizations not funded with the State budget include:
a) Annual State budget settlement, for accounting units engaged in State budget collection and spending activities;
b) Annual settlement of the State budget and other financial revenues and expenditures, for administrative agencies, non-business units and organizations funded with the State budget;
c) Annual settlement of financial revenues and expenditures, for non-business units and organizations not funded with the State budget;
d) The objectives of mobilization and use of contributed amounts, contributors, mobilization levels, use results and the settlement of collection and spending of each contributed amount, for accounting units using the people's contributed amounts.
2. The to be-publicized contents of financial statements of the accounting units engaged in business activities include:
a) The situation of assets, liabilities and owners' equity;
b) The business results;
c) Deductions for, and the use of, various funds;
d) Laborers' incomes.
3. When publicized, the audited financial statements of the accounting units must be enclosed with the auditing organizations' conclusions.
Article 33. Forms of and time limits for publicization of financial statements
1. Financial statements may be publicized in the following forms:
a) Publication;
b) Written notification;
c) Public posting;
d) Other forms as prescribed by law.
2. The accounting units engaged in State budget collection and spending activities must publicize their annual financial statements within sixty days after getting the approval of competent authorities.
3. The accounting units which are administrative agencies, non-business units or organizations funded with the State budget or non-business units or organizations not funded with the State budget or which use people's contributed amounts must publicize the annual financial statements within thirty days after getting the approval of competent authorities.
4. The accounting units engaged in business activities must publicize their financial statements within one hundred and twenty days as from the last day of the annual accounting period.
Article 34. Auditing of financial statements
1. The accounting units' annual financial statements which are, as prescribed by law, subject to audit must be audited before they are submitted to competent State bodies and before they are publicized.
2. When audited, the accounting units must observe all the law provisions on audit.
3. The audited financial statements, when being submitted to competent State bodies specified in Article 31 of this Law, must be enclosed with the audit reports.
Section 4. ACCOUNTING INSPECTION
Article 35. Accounting inspection
The accounting units must be subject to accounting inspection by competent bodies with no more than one inspection of each content in a year. The accounting inspection shall be conducted only on decisions of competent bodies as prescribed by law.
Article 36. Contents of accounting inspection
1. The contents of accounting inspection include:
a) Inspecting the performance of the contents of accounting work;
b) Examining the organization of the accounting apparatus and accountants;
c) Examining the organization of the management and practice of accountancy;
d) Inspecting the observance of other law provisions on accounting.
2. The contents of accounting inspection must be stated in the inspection decisions.
Article 37. Rights and responsibilities of accounting inspection teams
1. When conducting accounting inspection, the accounting inspection teams must produce accounting inspection decisions. They may request the inspected accounting units to supply accounting records pertaining to the accounting inspection contents and give justifications when necessary.
2. Upon concluding the accounting inspection, the accounting inspection teams must make records thereon and hand over one copy to the inspected accounting unit; if discovering any violations of the accounting legislation, they shall handle them according to their competence or transfer the dossiers thereof to competent State bodies for handling according to law provisions.
3. The heads of the accounting inspection teams shall be accountable for inspection conclusions.
4. The accounting inspection teams must observe the process, contents, scope and time of inspection, without affecting the normal operation of the inspected accounting units and harassing them.
Article 38. Responsibilities and rights of the accounting units subject to accounting inspection
1. The accounting units subject to accounting inspection shall have the responsibility:
a) To supply the accounting inspection teams with the accounting records related to the inspection contents and give justifications at the request of the inspection teams.
b) To abide by the conclusions of the accounting inspection teams.
2. The accounting units subject to accounting inspection shall have the right:
a) To reject the inspection if seeing that such inspection is conducted ultra vires or its contents are contrary to the provisions in Article 36 of this Law;
b) To lodge complaints about the accounting inspection teams' conclusions with the agencies competent to decide on accounting inspection; comply with the law provisions if disagreeing with the conclusions of the agencies competent to decide on accounting inspection.
Section 5. ASSET INVENTORY, PRESERVATION AND ARCHIVAL OF ACCOUNTING RECORDS
1. Asset inventory means the weighing, measurement or counting of volumes or quantities; the certification and evaluation of the quality or value of assets and/or capital sources available at the time of inventory in order to check and compare with the data in accounting books.
2. The accounting units must inventory their assets in the following cases:
a) At the end of the annual accounting period before making financial statements;
b) Division, separation, consolidation, merger, dissolution, termination of operation, bankruptcy, sale, contracting or lease of enterprises;
c) Transformation of the ownership of enterprises;
d) Occurrence of fires, floods or other unexpected damage;
e) Re-evaluation of assets under decisions of competent State bodies;
f) Other cases as prescribed by law.
3. After inventorying their assets, the accounting units must make general reports on the inventory results. If there are any discrepancies between the actual inventory figures and those recorded in accounting books, the accounting units must identify the causes and reflect the discrepancies and the handling results in accounting books before making financial statements.
4. The inventory must reflect the actual assets and asset-forming sources. The makers and signatories of the general reports on inventory results shall be accountable for the inventory results.
Article 40. Preservation and archival of accounting records
1. Accounting records must be fully and safely preserved by the accounting units in the process of use and archival.
2. Accounting records for archival must be original ones. Where accounting records are temporarily seized or confiscated, there must be records thereon enclosed with the certified copies; if they are lost or destroyed, there must be written records thereon, enclosed with their copies or written certifications.
3. Accounting records must be archived for twelve months as from the last day of the annual accounting period or after the accounting work finishes.
4. The accounting units' representatives at law shall have to organize the preservation and archival of accounting records.
5. Accounting records must be archived according to the following time limits:
a) At least five years, for accounting records used for the accounting units' management and administration work, including accounting vouchers not directly used for making entries in accounting books and financial statements;
b) At least ten years, for accounting vouchers directly used for making entries in accounting books and financial statements, accounting books and annual financial statements, unless otherwise provided for by law;
c) Perpetual archival, for accounting documents of historical value and of important economic, security or defense significance.
6. The Government shall specify each kind of accounting records to be archived, the archival time limits and the time for counting the archival time limits prescribed in Clause 5 of this Article, the archival places and the procedures for destruction of archived accounting records.
Article 41. Accounting work in cases where accounting records are lost or damaged
Upon detecting that accounting records are lost or damaged, the accounting units must immediately:
1. Inspect, identify, and make records on, the quantities, the actual conditions and the causes of the loss or damage of accounting records, and notify the concerned organizations and individuals as well as competent State bodies thereof;
2. Organize the restoration of damaged accounting records;
3. Contact those organizations and individuals with transactions in accounting records and data for copying or re-certification of the lost or damaged accounting records;
4. For accounting records related to assets, which cannot be restored by methods defined in Clauses 2 and 3 of this Article, the related assets must be inventoried so as to recompile the lost or damaged accounting records.
Section 6. ACCOUNTING WORK IN CASE OF DIVISION, SEPARATION, CONSOLIDATION, MERGER, OWNERSHIP TRANSFORMATION, DISSOLUTION, OPERATION TERMINATION OR BANKRUPTCY OF ACCOUNTING UNITS
Article 42. Accounting work in case of division of accounting units
1. An accounting unit, when being divided into new accounting units, must:
a) Close the accounting books, inventory assets, identify liabilities and make financial statements;
b) Divide assets, liabilities, make records on the hand-over thereof, and record the accounting books according to the hand-over records;
c) Hand over the accounting records related to assets and liabilities to the new accounting units.
2. The newly set up accounting units shall base themselves on the hand-over records to open and record their accounting books according to the provisions of this Law.
Article 43. Accounting work in case of separation of accounting units
1. An accounting unit, when having one section separated to form of new accounting unit, must:
a) Inventory assets and identify liabilities of the separated section;
b) Hand over the assets and liabilities of the separated section, make records on the hand-over, and record the accounting books according to the hand-over records;
c) Hand over the accounting records related to assets and liabilities to the new accounting unit; for accounting records not handed over, the separating accounting unit shall archive them in accordance with the provisions in Article 40 of this Law.
2. The newly set up accounting unit shall base itself on the hand-over records to open and record its accounting books according to the provisions of this Law.
Article 44. Accounting work in case of consolidation of accounting units
1. Where several accounting units are consolidated into a new accounting unit, each of them must:
a) Close the accounting books, inventory assets, identify liabilities and make financial statements;
b) Hand over all assets and liabilities, make records on the hand-over, and the accounting books according to the hand-over records;
c) Hand over all accounting records to the consolidated accounting unit.
2. The consolidated accounting unit must:
a) Base itself on the hand-over records to open and record the accounting books;
b) Synthesize the financial statements of the consolidating accounting units into its financial statements.
Article 45. Accounting work in case of merger of accounting units
1. Where an accounting unit is merged into another accounting unit, it must:
a) Close the accounting books, inventory assets, identify liabilities and make financial statements;
b) Hand over all assets and liabilities, make records on the hand-over, and record the accounting books according to the hand-over records;
c) Hand over all accounting records to the merging accounting unit.
2. The merging accounting unit shall base itself on the hand-over records to record the accounting books according to the provisions of this Law.
Article 46. Accounting work in case of ownership transformation
1. The accounting units which transform their ownership must:
a) Close the accounting books, inventory assets, identify liabilities and make financial statements;
b) Hand over all assets and liabilities, make records on the hand-over, and make entries in accounting books according to the hand-over records;
c) Hand over all accounting records to the accounting units with the new form of ownership.
2. The accounting units with the new form of ownership shall base themselves on the hand-over records to open and record the accounting books according to the provisions of this Law.
Article 47. Accounting work in case of dissolution, operation termination or bankruptcy
1. The accounting units, when being dissolved or terminating operation, must:
a) Close the accounting books, inventory assets, identify liabilities and make financial statements;
b) Open the accounting books to supervise economic and financial operations related to their dissolution or operation termination;
c) Hand over accounting records after their dissolution or operation termination completes to superior accounting units or archiving organizations or individuals as prescribed in Article 40 of this Law.
2. Where an accounting unit is declared bankrupt, the bankruptcy-declaring court shall designate persons to take over the accounting work as prescribed in Clause 1 of this Article.
ORGANIZATION OF ACCOUNTING APPARATUS AND ACCOUNTANTS
Article 48. Organization of the accounting apparatus
1. The accounting units must organize their accounting apparatuses, arrange or hire accountants.
2. The accounting units must arrange persons to work as chief accountants. Where an accounting unit cannot arrange a chief accountant yet, it must appoint a person responsible for accounting work and hire a chief accountant (hereinafter chief accountants and persons responsible for accounting work are collectively referred to as chief accountants).
3. If agencies or enterprises have superior and subordinate accounting units, the organization of their accounting apparatuses shall comply with law provisions.
Article 49. Responsibilities of the accounting units' representatives at law
1. To organize the accounting apparatuses, arrange accountants and chief accountants who satisfy the criteria and conditions prescribed in this Law.
2. To decide to hire accountants and/or chief accountants.
3. To organize and direct the accounting work in the accounting units according to the law provisions on accounting and take responsibility for consequences caused by their wrong-doings or violations.
Article 50. Criteria, rights and responsibilities of accountants
1. Accountants must satisfy the following criteria:
a) Possessing professional ethics, being honest, incorruptible and having the sense of law observance;
b) Having professional accountancy qualifications.
2. Accountants have the right to work independently in their professional accountancy activities.
3. Accountants shall have to observe the law provisions on accounting, perform their assigned tasks and take responsibility for their professional work. When accountants are changed, they shall have to hand over the accounting work and documents to their successors and take responsibility for the accounting work in the period when they worked as accountants.
Article 51. Persons banned from practicing accountancy
1. Minors; persons who have their civil act capacity restricted or lost; persons who are forced to stay on education camps, medical treatment establishments or who are placed under administrative probation.
2. Persons banned from practicing accountancy or working as accountants under court judgments or decisions; persons being examined for penal liability, persons who are serving imprisonment sentences or who have been convicted for economic or position-related crimes related to financial or accounting matters and not yet have their criminal records wiped off.
3. Parents, spouses, children or siblings of persons in charge of managing or administering the accounting units, including chief accountants in the same accounting units which are State enterprises, joint-stock companies, cooperatives, non-business units or organizations funded with the State budget as well as non-business units or organizations not funded with the State budget.
4. Storekeepers, cashiers, buyers or sellers of assets in the same accounting units which are State enterprises, joint-stock companies, cooperatives, non-business units or organizations funded with the State budget as well as non-business units or organizations not funded with the State budget.
1. Chief accountants shall have the task of organizing the accounting work in the accounting units under the provisions in Article 5 of this Law.
2. Chief accountants of State agencies, non-business units or organizations funded with the State budget, non-business units and organizations not funded with the State budget as well as State enterprises shall perform, apart from the tasks mentioned in Clause 1 of this Article, the tasks of assisting the accounting units' representatives at law in supervising financial matters in the accounting units.
3. Chief accountants shall submit to the leadership of the accounting units' representatives at law. Where superior accounting units exist, chief accountants shall also submit to the direction and supervision by superior chief accountants regarding professional matters.
4. Where an accounting unit appoints the person responsible for accounting to replace the chief accountant, such person must satisfy the criteria specified in Clause 1, Article 50 of this Law and discharge the tasks, responsibilities and rights prescribed for chief accountants.
Article 53. Criteria and conditions of chief accountants
1. Accountants must satisfy the following criteria:
a) Satisfying the criteria specified in Clause 1, Article 50 of this Law;
b) Having professional accountancy qualifications of intermediate or higher level;
c) Having actually performed accounting work for at least two years for those who have professional accountancy qualifications of university or higher level or at least three years for those who have professional accountancy qualifications of intermediate level.
2. Chief accountants must have a certificate of chief accountant's training.
3. The Government shall specify the criteria and conditions of chief accountants suitable to each type of accounting unit.
Article 54. Responsibilities and rights of chief accountants
1. Chief accountants shall have the responsibility:
a) To implement the law provisions on accounting and finance in the accounting units;
b) To organize and administer the accounting apparatuses according to the provisions of this Law;
c) To compile financial statements.
2. Chief accountants have the right to work independently in their professional accountancy activities.
3. Chief accountants of State agencies, non-business units or organizations funded with the State budget or non-business units or organizations not funded with the State budget and State enterprises shall have, apart from the rights prescribed in Clause 2 of this Article, the right:
a) To give written opinions to the accounting units' representatives at law on the recruitment, transfer, salary rise, commendation or disciplining of accountants, storekeepers and/or cashiers;
b) To request the relevant sections in the accounting units to supply fully and timely documents related to their accounting work and financial supervision;
c) To reserve in writing their professional opinions which differ from the opinions of decision makers;
d) To report in writing to the accounting units' representatives at law when detecting violations of the finance and accounting legislation in the establishments; if they still have to abide by decisions, the chief accountants shall report such decisions to the immediate superiors of the decision makers or competent State bodies and not have to bear responsibility for the consequences of the implementation of such decisions.
Article 55. Practice of accountancy
1. Organizations and individuals that are fully qualified under the provisions of law shall have the right to practice accountancy.
2. Organizations dealing in accounting services must set up accounting service enterprises according to law provisions. The managers of accounting service enterprises must have the accountancy practice certificates granted by competent State bodies specified in Article 57 of this Law.
3. Individual accountancy practitioners must have accountancy certificates granted by competent State bodies defined in Article 57 of this Law and must have the accountancy service business registration.
Article 56. Hiring accountants or chief accountants
1. The accounting units may sign contracts with the accounting service enterprises or individuals who have registered accounting service business for hiring accountants or chief accountants.
2. The hiring of accountants or chief accountants must be made in written contracts as prescribed by law.
3. The accounting units which hire accountants or chief accountants shall have to supply in a full, timely and truthful manner all information and documents related to the hiring of accountants or chief accountants and pay fully and on schedule accounting service charges as agreed upon in the contracts.
4. Hired chief accountants must satisfy all criteria and conditions prescribed in Article 53 of this Law.
5. Enterprises and individuals providing accounting services and hired chief accountants shall be accountable for accounting information and figures as agreed upon in the contracts.
Article 57. Accountancy practice certificates
1. In order to be granted the accountancy practice certificates, Vietnamese citizens must satisfy the following criteria and conditions:
a) Possessing professional ethics, being honest, incorruptible, having the sense of law observance; and being other than those subjects specified in Clauses 1 and 2, Article 51 of this Law;
b) Having professional financial and accounting qualifications of university or higher degree and having actually performed financial and accounting work for five years or more;
c) Passing recruitment exams organized by competent State bodies.
2. To be granted the accountancy practice certificates, foreigners must satisfy the following criteria and conditions:
a) Being permitted to reside in Vietnam;
b) Having the accountancy specialist's certificates or accountancy certificates granted by foreign or international organizations and recognized by the Vietnamese Ministry of Finance;
c) Passing the test on the finance and accounting legislation of Vietnam, organized by competent State bodies.
3. The Ministry of Finance shall prescribe the training programs, examination councils, procedures and competence for granting and revoking the accountancy practice certificates according to the provisions of this Law and other relevant law provisions.
Article 58. Right to participate in accountancy organizations
The accounting units and accountants shall have the right to participate in Vietnam Accountancy Association or other professional accountancy organizations in order to develop the accountancy profession and protect the legitimate rights and interests of their members according to law provisions.
STATE MANAGEMENT OVER ACCOUNTING
Article 59. Contents of State management over accounting
The contents of State management over accounting include:
1. Formulating, and directing the implementation of strategies, plannings and plans on development of accounting;
2. Promulgating, disseminating, directing and organizing the implementation of legal documents on accounting;
3. Inspecting accounting; inspecting accounting services;
4. Guiding the accountancy practice, organizing examinations, granting and revoking the accountancy practice certificates;
5. Organizing the accountancy training and fostering;
6. Guiding and organizing and managing scientific researchers into accounting and the application of information technologies to accounting activities;
7. Undertaking international cooperation on accounting;
8. Settling accounting-related complaints and denunciations and handling violations of the accounting legislation.
Article 60. Agencies performing the State management over accounting
1. The Government shall perform the unified State management over accounting.
2. The Ministry of Finance shall be responsible to the Government for discharging the function of State management over accounting.
3. The ministries and the ministerial-level agencies shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to perform the State management over accounting in the branches or domains assigned to them for management.
4. The People's Committees of the provinces or centrally-run cities shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to perform the State management over accounting in their respective localities.
COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Organizations and individuals that record achievements in accounting activities shall be commended and/or rewarded according to law provisions.
Article 62. Handling of violations
Organizations and individuals that commit acts of violating the accounting legislation shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability; and, if causing damage, pay compensation therefor according to law provisions.
Article 63. Implementation effect
1. This Law shall take effect as from January 1, 2004.
2. The May 10, 1988 Accounting and Statistics Ordinance shall cease to be effective as from the effective date of this Law.
Article 64. Implementation detailing and guidance
The Government shall detail and guide the implementation of this Law.
This Law was passed on June 17, 2003 by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 3rd session.
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực