Chương III Luật Kế toán 2003: Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán
Số hiệu: | 03/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 17/06/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2004 |
Ngày công báo: | 20/07/2003 | Số công báo: | Số 96 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Kế toán - Ngày 17/06/2003, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Kế toán. Luật này gồm VII chương, 64 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004. Luật mới quy định hành nghề kế toán sẽ phải có chứng chỉ. Người làm kế toán phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán nhưng không bắt buộc phải được đào tạo chuyên môn về kế toán. Cá nhân hành nghề kế toán ngoài việc phải có chứng chỉ hành nghề kế toán còn phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán. Đây cũng là điều kiện cần và đủ để một cá nhân được đơn vị kế toán ký hợp đồng thuê làm kế toán hoặc thuê làm kế toán trưởng theo quy định của luật... Tiêu chuẩn của người làm kế toán được quy định như sau: có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thưc chấp hành pháp luật, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc trong thời gian do mình phụ trách...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán.
2. Đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng. Trường hợp đơn vị kế toán chưa bố trí được người làm kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán hoặc thuê người làm kế toán trưởng (sau đây kế toán trưởng và người phụ trách kế toán gọi chung là kế toán trưởng).
3. Trường hợp cơ quan, doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên và đơn vị kế toán cấp cơ sở thì tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng theo đúng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Luật này.
2. Quyết định thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng.
3. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và chịu trách nhiệm về hậu quả do những sai trái mà mình gây ra.
1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.
1. Người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc bị quản chế hành chính.
2. Người đang bị cấm hành nghề, cấm làm kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
3. Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán, kể cả kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
4. Thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
1. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định tại Điều 5 của Luật này.
2. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.
3. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này và phải thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.
1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên;
c) Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp.
2. Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng.
3. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.
1. Kế toán trưởng có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
b) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;
c) Lập báo cáo tài chính.
2. Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, ngoài các quyền đã quy định tại khoản 2 Điều này còn có quyền:
a) Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;
b) Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng;
c) Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định;
d) Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện các vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
ORGANIZATION OF ACCOUNTING APPARATUS AND ACCOUNTANTS
Article 48. Organization of the accounting apparatus
1. The accounting units must organize their accounting apparatuses, arrange or hire accountants.
2. The accounting units must arrange persons to work as chief accountants. Where an accounting unit cannot arrange a chief accountant yet, it must appoint a person responsible for accounting work and hire a chief accountant (hereinafter chief accountants and persons responsible for accounting work are collectively referred to as chief accountants).
3. If agencies or enterprises have superior and subordinate accounting units, the organization of their accounting apparatuses shall comply with law provisions.
Article 49. Responsibilities of the accounting units' representatives at law
1. To organize the accounting apparatuses, arrange accountants and chief accountants who satisfy the criteria and conditions prescribed in this Law.
2. To decide to hire accountants and/or chief accountants.
3. To organize and direct the accounting work in the accounting units according to the law provisions on accounting and take responsibility for consequences caused by their wrong-doings or violations.
Article 50. Criteria, rights and responsibilities of accountants
1. Accountants must satisfy the following criteria:
a) Possessing professional ethics, being honest, incorruptible and having the sense of law observance;
b) Having professional accountancy qualifications.
2. Accountants have the right to work independently in their professional accountancy activities.
3. Accountants shall have to observe the law provisions on accounting, perform their assigned tasks and take responsibility for their professional work. When accountants are changed, they shall have to hand over the accounting work and documents to their successors and take responsibility for the accounting work in the period when they worked as accountants.
Article 51. Persons banned from practicing accountancy
1. Minors; persons who have their civil act capacity restricted or lost; persons who are forced to stay on education camps, medical treatment establishments or who are placed under administrative probation.
2. Persons banned from practicing accountancy or working as accountants under court judgments or decisions; persons being examined for penal liability, persons who are serving imprisonment sentences or who have been convicted for economic or position-related crimes related to financial or accounting matters and not yet have their criminal records wiped off.
3. Parents, spouses, children or siblings of persons in charge of managing or administering the accounting units, including chief accountants in the same accounting units which are State enterprises, joint-stock companies, cooperatives, non-business units or organizations funded with the State budget as well as non-business units or organizations not funded with the State budget.
4. Storekeepers, cashiers, buyers or sellers of assets in the same accounting units which are State enterprises, joint-stock companies, cooperatives, non-business units or organizations funded with the State budget as well as non-business units or organizations not funded with the State budget.
1. Chief accountants shall have the task of organizing the accounting work in the accounting units under the provisions in Article 5 of this Law.
2. Chief accountants of State agencies, non-business units or organizations funded with the State budget, non-business units and organizations not funded with the State budget as well as State enterprises shall perform, apart from the tasks mentioned in Clause 1 of this Article, the tasks of assisting the accounting units' representatives at law in supervising financial matters in the accounting units.
3. Chief accountants shall submit to the leadership of the accounting units' representatives at law. Where superior accounting units exist, chief accountants shall also submit to the direction and supervision by superior chief accountants regarding professional matters.
4. Where an accounting unit appoints the person responsible for accounting to replace the chief accountant, such person must satisfy the criteria specified in Clause 1, Article 50 of this Law and discharge the tasks, responsibilities and rights prescribed for chief accountants.
Article 53. Criteria and conditions of chief accountants
1. Accountants must satisfy the following criteria:
a) Satisfying the criteria specified in Clause 1, Article 50 of this Law;
b) Having professional accountancy qualifications of intermediate or higher level;
c) Having actually performed accounting work for at least two years for those who have professional accountancy qualifications of university or higher level or at least three years for those who have professional accountancy qualifications of intermediate level.
2. Chief accountants must have a certificate of chief accountant's training.
3. The Government shall specify the criteria and conditions of chief accountants suitable to each type of accounting unit.
Article 54. Responsibilities and rights of chief accountants
1. Chief accountants shall have the responsibility:
a) To implement the law provisions on accounting and finance in the accounting units;
b) To organize and administer the accounting apparatuses according to the provisions of this Law;
c) To compile financial statements.
2. Chief accountants have the right to work independently in their professional accountancy activities.
3. Chief accountants of State agencies, non-business units or organizations funded with the State budget or non-business units or organizations not funded with the State budget and State enterprises shall have, apart from the rights prescribed in Clause 2 of this Article, the right:
a) To give written opinions to the accounting units' representatives at law on the recruitment, transfer, salary rise, commendation or disciplining of accountants, storekeepers and/or cashiers;
b) To request the relevant sections in the accounting units to supply fully and timely documents related to their accounting work and financial supervision;
c) To reserve in writing their professional opinions which differ from the opinions of decision makers;
d) To report in writing to the accounting units' representatives at law when detecting violations of the finance and accounting legislation in the establishments; if they still have to abide by decisions, the chief accountants shall report such decisions to the immediate superiors of the decision makers or competent State bodies and not have to bear responsibility for the consequences of the implementation of such decisions.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực