Chương VIII Luật Hôn nhân và Gia đình 2000: Con nuôi
Số hiệu: | 22/2000/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 09/06/2000 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2001 |
Ngày công báo: | 31/07/2000 | Số công báo: | Số 28 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.
Để đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, giữ gìn và phát huy truyền thống và những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, xoá bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình;
Để nâng cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam;
Kế thừa và phát triển pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia đình.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội.
Một người có thể nhận một hoặc nhiều người làm con nuôi.
Giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi có các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định của Luật này.
2. Nhà nước và xã hội khuyến khích việc nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ bị tàn tật làm con nuôi.
3. Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác.
1. Người được nhận làm con nuôi phải là người từ mười lăm tuổi trở xuống.
Người trên mười lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn.
2. Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên;
3. Có tư cách đạo đức tốt;
4. Có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
5. Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
1. Việc nhận người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự làm con nuôi phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ của người đó; nếu cha mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được cha, mẹ thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ.
2. Việc nhận trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
Việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký và ghi vào Sổ hộ tịch.
Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi, giao nhận con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Trong trường hợp một bên hoặc các bên không có đủ các điều kiện nhận nuôi con nuôi hoặc làm con nuôi thì cơ quan đăng ký việc nuôi con nuôi từ chối đăng ký và giải thích rõ lý do bằng văn bản; nếu cha mẹ đẻ, người giám hộ và người nhận nuôi con nuôi không đồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, kể từ thời điểm đăng ký việc nuôi con nuôi.
Con liệt sĩ, con thương binh, con của người có công với cách mạng được người khác nhận làm con nuôi vẫn được tiếp tục hưởng mọi quyền lợi của con liệt sĩ, con thương binh, con của người có công với cách mạng.
1. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ chín tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
2. Việc xác định dân tộc của con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Bộ luật dân sự.
Theo yêu cầu của những người quy định tại Điều 77 của Luật này, Toà án có thể quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp sau đây:
1. Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi;
2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của cha, mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha, mẹ nuôi hoặc có hành vi phá tán tài sản của cha, mẹ nuôi;
3. Cha mẹ nuôi đã có các hành vi quy định tại khoản 3 Điều 67 hoặc khoản 5 Điều 69 của Luật này.
1. Con nuôi đã thành niên, cha, mẹ đẻ, người giám hộ của con nuôi, cha, mẹ nuôi theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp quy định tại Điều 76 của Luật này.
2. Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp quy định tại điểm 2 và điểm 3 Điều 76 của Luật này.
3. Cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp quy định tại điểm 2 và điểm 3 Điều 76 của Luật này:
a) Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em;
b) Hội liên hiệp phụ nữ.
4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Toà án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp quy định tại điểm 2 và điểm 3 Điều 76 của Luật này.
1. Khi chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Toà án, các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi cũng chấm dứt; nếu con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì Toà án ra quyết định giao người đó cho cha mẹ đẻ hoặc cá nhân, tổ chức trông nom, nuôi dưỡng.
2. Trong trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công sức đóng góp vào khối tài sản chung của gia đình cha mẹ nuôi thì được trích một phần từ khối tài sản chung đó theo thoả thuận giữa con nuôi và cha mẹ nuôi; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
3. Khi việc nuôi con nuôi chấm dứt, theo yêu cầu của cha mẹ đẻ hoặc của người đã làm con nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc người đã làm con nuôi được lấy lại họ, tên mà cha mẹ đẻ đã đặt.
1. Child adoption means the establishment of the parent-child relationship between the adopter and adoptee, ensuring that the adoptee will be looked after, reared, cared for and brought up in conformity with the social morality.
A person may adopt one or several persons as his/her adopted children.
The adopter and the adoptee have the rights and obligations of parents and children as prescribed by this Law.
2. The State and society encourage the adoption of orphaned, abandoned or disabled children.
3. It is strictly forbidden to abuse the child adoption to exploit the labor power, sexually assault or traffick in children or for other self-seeking purposes.
1. Adoptees must be aged fifteen years or younger.
Those aged over fifteen years may be adopted if they are war invalids, disabled people or people who have lost their civil act capacity or if they are adopted by old, lonely people.
2. A person may only be adopted by one person or two persons being husband and wife.
Article 69.- Conditions for adopters
Adopters must fully meet the following conditions:
1. Having full civil act capacity;
2. Being twenty years or more older than their adopted children;
3. Having good ethic qualities;
4. Having actual conditions to ensure the care for, support and education of their adopted children.
5. They must not be people who have certain parental rights toward minor children restricted or who have been sentenced for one of the crimes of deliberately infringing upon the life, health, dignity and honor of another person; ill-treating or persecuting their grandparents, parents, spouses, children, grandchildren and/or fosterers; inciting, forcing juvenile people to commit offenses or harboring juvenile offenders; trafficking in, fraudulently exchanging or abducting children; or the crimes of sexual abuse against children; committing acts of enticing and/or forcing their own children to act against law or social morality, but have not yet enjoyed criminal record remission.
Article 70.- Adoption of children by both the husband and wife
In cases where both husband and wife adopt a child, they must fully meet the conditions prescribed in Article 69 of this Law.
Article 71.- Consent of natural parents, guardians and adoptees
1. The adoption of minor children or adults who have lost their civil act capacity must be consented in writing by such persons’ natural parents; if their natural parents have already died, lost their civil act capacity or cannot be determined, their guardians’ written consents are required.
2. The adoption of children aged full nine years or older must have the consent of such children.
Article 72.- Child adoption registration
Child adoption must be registered with the competent State agencies and inscribed in the Civil Status Register.
The procedures for child adoption registration and hand-over of adopted children shall comply with the provisions of the civil status legislation.
Article 73.- Refusal to register child adoption
Where one party or all parties involved fail to fully meet the conditions for adopting children or being adopted, the child adoption registration offices shall refuse to register and clearly explain the reasons therefor in writing; if natural parents, guardians or adopters disagree, they may lodge complaints according to the law provisions.
Article 74.- Rights and obligations between adoptive parents and adopted children
Adoptive parents and adopted children have the parents’ and children’s rights and obligations prescribed in this Law, as from the time the child adoption is registered.
Children of fallen heroes, war invalids or people with meritorious services to the revolution, who are adopted by other people, shall continue to enjoy all benefits of the children of fallen heroes, war invalids or people with meritorious services to the revolution.
Article 75.- Change of family name, given name; determination of nationalities of adopted children
1. At the request of the adoptive parents, the competent State agencies shall decide the change of the family names and/or given names of their adopted children.
The change of the family names and/or given names of adopted children aged from full nine years or older must have their consents.
The change of the family names and/or given names of adopted children shall comply with the provisions of the civil status legislation.
2. The determination of adopted children’s nationalities shall comply with the provisions in Article 30 of the Civil Code.
Article 76.- Termination of child adoption
At the request of the persons defined in Article 77 of this Law, the Court may decide to terminate the adoption in the following circumstances:
1. Adoptive parents and the adopted children who have attained adulthood voluntarily terminate the adoptive relationship;
2. The adopted children are sentenced for one of the crimes of infringing upon the life, health, dignity and honor of their adoptive fathers and/or mothers; ill-treating, persecuting their adoptive fathers and/or mothers or committing acts of dissipating their adoptive fathers’ and/or mothers’ property;
3. The adoptive parents have committed the acts specified in Clause 3, Article 67 or Clause 5, Article 69 of this Law.
Article 77.- Persons entitled to request the Court to terminate child adoption
1. The adopted children who have attained adulthood, their natural parents or guardians, their adoptive fathers and/or mothers have the right, as prescribed by the civil procedure legislation, to request the Court by themselves or propose the Procuracy to request the Court to decide to terminate the child adoption in the cases specified in Article 76 of this Law.
2. The Procuracy has the right, as prescribed by the civil procedure legislation, to request the Court to decide to terminate the child adoption in the cases specified at Points 2 and 3, Article 76 of this Law.
3. The following agencies and organizations have the right, as prescribed the civil procedure legislation, to request the Court by themselves or propose the Procuracy to request the Court to decide to terminate the child adoption in the cases specified at Points 2 and 3, Article 76 of this Law:
a/ The child protection and care committees;
b/ The women’s unions.
4. Other individuals, agencies and organizations have the right to propose the Procuracy to consider and request the Court to decide to terminate the child adoption in the cases specified at Points 2 and 3, Article 76 of this Law:
Article 78.- Legal consequences of the termination of child adoption
1. When the child adoption is terminated by decision of the Court, the rights and obligations between adoptive parents and adopted children shall also terminate; if the adopted children are minors or adults who are disabled, have lost their civil act capacity, have no working capacity and no property to support themselves, the Court shall issue decisions to assign such persons to their natural parents or other individuals or organizations for care and support.
2. Where adopted children have personal property they are entitled to receive back such property; if adopted children contributed labor and efforts to the common property of their adoptive parents’ families, they are entitled to receive part of such common property according the agreement between the adopted children and their adoptive parents; if they fail to reach an agreement thereon, they may request the Court to settle it.
3. Where the child adoption terminates, at the request of the former adopted children or their natural parents, the competent State agencies shall decide on the former adopted children’s reclaiming their family names, and/or names given by their natural parents.