Chương X Luật Hôn nhân và Gia đình 2000: Ly hôn
Số hiệu: | 22/2000/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 09/06/2000 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2001 |
Ngày công báo: | 31/07/2000 | Số công báo: | Số 28 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.
Để đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, giữ gìn và phát huy truyền thống và những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, xoá bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình;
Để nâng cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam;
Kế thừa và phát triển pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia đình.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.
Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hoà giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hoà giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở.
Toà án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật này.
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Toà án tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.
Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn.
1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
1. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thoả thuận với gia đình; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia.
1. Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
2. Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thoả thuận của hai bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật này.
Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này;
d) Việc chia quyền sử dụng đối với các loại đất khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật dân sự.
3. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 96 của Luật này.
Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên đã được đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn, nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà, nhưng phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị nhà, căn cứ vào công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà.
Article 85.- The right to request the Court to settle it a divorce
1. Either spouse or both have the right to request the Court to settle their divorce.
2. Where the wife is pregnant or is nursing a under-12-month infant, the husband is not entitled to request a divorce.
Article 86.- Encouragement of grassroots-level reconciliation
The State and society encourage the grassroots-level reconciliation when husband and/or wife apply for a divorce. The reconciliation shall comply with the legislation on grassroots-level reconciliation.
Article 87.- Processing and handling of divorce applications
The Court processes and handles divorce applications according to the provisions of the civil procedure legislation.
Where a couple who have not registered their marriage file an application for divorce, the Court shall process and handle the case and declare non-recognition of their spousal relation according to the provisions in Clause 1, Article 11 of this Law; any children- or property-related requests shall be dealt with according to Clauses 2 and 3, Article 17 of this Law.
Article 88.- Reconciliation at the Court
After processing and handling a divorce application, the Court shall proceed with the reconciliation according to the provisions of the civil procedure legislation.
Article 89.- Bases for permitting a divorce
1. The Court considers the divorce application, if deeming that the situation is serious, the couple can no longer live together and the marriage purposes cannot be achieved, the Court shall decide to permit the divorce.
2. Where the spouse of the person who has been declared missing by the Court applies for a divorce, the Court shall permit such divorce.
Article 90.- Divorce by consent
Where both the husband and wife request a divorce and the reconciliation at the Court fails, if deeming that the two parties are really willing to divorce and have agreed upon the property division, the nursing, rearing, care for and education of their children, the Court shall recognize the divorce by consent and the agreement on property and children on the basis of ensuring the legitimate interests of the wife and children; if the husband and wife fail to reach an agreement or has reached an agreement which, however, fails to ensure the legitimate interests of the wife and children, the Court shall make decisions thereon.
Article 91.- Divorce at the request of one party
When either spouse requests a divorce and the reconciliation at the Court fails, the Court shall consider and decide the divorce.
Article 92.- The nursing, care for, education and raising of children after the divorce
1. After their divorce, the husband and wife are still obliged to look after, care for, educate and rear their minor children or adult children who are disabled, have lost their civil act capacity, have no working capacity and no property to support themselves.
The person who does not directly rear children is obliged to provide support for the children.
2. Husband and wife agree upon who shall directly rear their children, the rights and obligations of each party toward their children after divorce; if they fail to reach an agreement thereon, the Court shall decide to assign one party to directly rear the children, on the basis of the children’s interests in every aspect, if the children are aged full nine years or older, their aspirations must be taken into consideration.
In principle, all children under three years of age shall be assigned to their mothers for direct rearing, unless otherwise agreed upon by the two parties.
Article 93.- Change of the person directly raising children after divorce
In the interests of children, at the request of one or both parties, the Court may decide to change the person directly raising the children.
The change of the person directly raising the children after divorce shall be effected in cases where such person fails to ensure the children’s interests in all aspects, with the aspirations of children aged full nine years or older taken into consideration.
Article 94.- The right to visit children after divorce
After divorce, the person who does not directly rear children has the right to visit the children; nobody is allowed to impede such person to exercise this right.
Where the person who does not directly raise the children abuses his/her visits to impede or badly affect the nursing, care for, education and rearing of the children, the person directly raising the children may request the Court to restrict such person’s right to visit children.
Article 95.- Principles of division of property upon divorce
1. Upon a divorce the division of property shall be agreed upon by the concerned parties; if they fail to reach an agreement thereon, they may request the Court to settle it. Personal property of one party shall belong to such party.
2. The division of common property is effected on the following principles:
a/ The common property of husband and wife shall, in principle, be halved, with due consideration given to each party’s situation, the property status, each party’s contributions to the creation, preservation and development of this property. The housework done in the family by the husband and/or wife is regarded as income-generating labor;
b/ The legitimate rights and interests of wife, minor children or adult children who are disabled, have lost their civil act capacity, have no working capacity and no property to support themselves, are protected;
c/ The legitimate interests of each party in their production, business and career activities are protected to provide them with conditions to continue their income-generating labor.
d/ The common property of husband and wife is divided in kind or according to its value; the party who receives his/her property portion in kind which has a value bigger than the portion he/she deserves, he/she must pay the value difference to the other party.
3. The settlement of joint property obligations of the husband and wife is agreed upon by themselves; if they fail to reach an agreement thereon, they may request the Court to settle it.
Article 96.- Division of property in cases where a couple divorce while living with the whole family.
1. Where a couple divorce while living with the whole family, if their property cannot be determined separately from the whole family’s common property, the wife or husband shall be divided part of the family’s common property on the basis of the husband’s and wife’s contributions to the creation, preservation and development of the common property as well as the life of the whole family. The divorced couple and their family shall agree upon the portion divided from the whole family’s common property; if they cannot reach agreement thereon, they may request the Court to settle it.
2. Where the couple live with the whole family and their property can be determined as a portion of the whole family’s common property, such property portion of the couple, when they divorce, shall be extracted from the common property for division.
Article 97.- Division of the husband’s and/or wife’s land use right when they divorce
1. The land use right solely owned by one party shall still belong to such party after divorce.
2. The divorced couple’s common land use right is divided as follows:
a/ For agricultural land under annual crops or aquaculture, if both parties have the need and conditions to directly use the land, the land use right shall be divided according to their agreement; if they fail to reach an agreement thereon, they may request the Court to settle it according to the provisions in Article 95 of this Law.
Where only one party has the need and conditions to directly use the land, such party may continue to use the land but must pay to the other party the portion of the land use right value the latter is entitled to;
b/ Where husband and wife share the right to use agricultural land under annual crops or aquaculture with the whole household, when they divorce the couple’s share of such land use right shall be separated for division according to the provisions at Point a of this Clause;
c/ For agricultural land under perennial trees, forestry land for forestation or residential land, the land use right is divided according to the provisions in Article 95 of this Law;
d/ The division of the right to use other categories of land shall comply with provisions of the land and civil legislation.
3. Where husband and wife live with the whole family and share no land use right with the whole household, when they divorce the interests of the party who does not have the land use right and does not continue to live with the family shall be settled according to the provisions in Article 96 of this Law.
Article 98.- Division of a residential house jointly owned by husband and wife
Where a residential house jointly owned by husband and wife may be divided for use by each party, when they divorce, the house shall be divided under Article 95 of this Law; if the house is indivisible, the person who is allowed to continue using the house must pay to the other party the value he/she is entitled to.
Article 99.- Settlement of the interests of divorced husband or wife where the residential house is under the private ownership of one party.
Where the residential house being under private ownership of one party has been put to common use, when the couple divorce, such residential house still belongs to its owner who, however, must pay to the other party part of the house’s value, depending on the latter’s contributions to maintaining, upgrading, renovating and/or repairing the house.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực