Chương VI Luật Hôn nhân và Gia đình 2000: Cấp dưỡng
Số hiệu: | 22/2000/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 09/06/2000 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2001 |
Ngày công báo: | 31/07/2000 | Số công báo: | Số 28 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.
Để đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, giữ gìn và phát huy truyền thống và những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, xoá bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình;
Để nâng cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam;
Kế thừa và phát triển pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia đình.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Luật này.
Trong trường hợp một người cấp dưỡng cho nhiều người thì người cấp dưỡng và những người được cấp dưỡng thoả thuận với nhau về phương thức và mức cấp dưỡng phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của những người được cấp dưỡng; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
Trong trường hợp nhiều người cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người hoặc cho nhiều người thì những người này thỏa thuận với nhau về phương thức và mức đóng góp phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mỗi người và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thoả thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
1. Người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
3. Cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em;
b) Hội liên hiệp phụ nữ.
4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Toà án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
Con đã thành niên không sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
1. Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. Em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
1. Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng theo quy định tại Điều 58 của Luật này.
2. Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này.
Khi ly hôn, nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động;
2. Người được cấp dưỡng có thu nhập hoặc tài sản để tự nuôi mình;
3. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
4. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
5. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
6. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn với người khác;
7. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Nhà nước và xã hội khuyến khích các tổ chức, cá nhân trợ giúp bằng tiền hoặc tài sản khác cho các gia đình, cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, túng thiếu.
Article 50.- The supporting obligation
1. The supporting obligation is effected between fathers, mothers and children, among siblings, between grandparents and grandchildren, between husband and wife according to the provisions of this Law.
The supporting obligation must be neither substituted by another obligation nor transferred to other persons.
2. Where a person with the supporting obligation shirks the performance of such obligation, he/she shall be forced to perform his/her supporting obligation prescribed in this Law.
Article 51.- One person supports several persons
Where a person supports several persons, the supporting person and the supported persons shall agree mutually upon the mode and extent of support appropriate to the actual income and capability of the supporting person and the essential needs of the supported persons; if they fail to reach an agreement thereon, they may request the Court to settle it.
Article 52.- Several persons jointly support one or several persons
Where several persons share the same obligation to support one or several persons, they shall agree mutually upon the mode and level of support appropriate to the actual income and capability of each supporting person and the essential needs of the supported person(s); if they fail to reach an agreement thereon, they may request the Court to settle it.
1. The support level shall be agreed upon by the person(s) with the supporting obligation and the person(s) enjoying the support or the latter’s guardian on the basis of the actual income and capability of the person(s) with the supporting obligation and the essential needs of the person(s) enjoying the support; if they fail to reach an agreement thereon, they may request the Court to settle it.
2. Where there exist plausible reasons, the support level may change. The change of the support level shall be agreed upon by the concerned parties; if they fail to reach an agreement thereon, they may request the Court to settle it.
Article 54.- Mode of performing the supporting obligation
The support may be provided monthly, quarterly, biannually, annually or in lump sum.
The concerned parties may agree upon a change in the supporting mode or a pause of the support in cases where the person(s) with the supporting obligation falls into a strained economic circumstance, thus being unable to perform his/her supporting obligation; if they fail to reach an agreement thereon, they may request the Court to settle it.
Article 55.- People entitled to request the performance of the supporting obligation
1. People enjoying the support or their guardians have the right, as prescribed by the civil procedure legislation, to request the Court by themselves or propose the Procuracy to request the Court to force the people who fail to voluntarily perform their supporting obligation to perform such obligation.
2. The Procuracy have the right, as prescribed by the civil procedure legislation, to request the Court to force the people who fail to voluntarily perform their supporting obligation to perform such obligation.
3. The following agencies and organizations have the right, as prescribed by the civil procedures legislation, to request the Court by themselves or to propose the Procuracy to request the Court to force the people who fail to voluntarily perform their supporting obligation to perform such obligation:
a/ The child protection and care committees;
b/ The women�s unions.
4. Other individuals, agencies and organizations have the right to propose the Procuracy to consider and request the Court to force the people who fail to voluntarily perform their supporting obligation to perform such obligation
Article 56.- Fathers’ , mothers’ obligations to support their children when they are divorced
When divorced, the fathers of mothers who do not directly raise their minor children or adult children who are disabled, have lost their civil act capacity or have no working capacity and no property to support themselves, have the obligation to support the children.
The level of support for children shall be agreed upon by the fathers and mothers, if they fail to reach an agreement thereon, they may request the Court to settle it.
Article 57.- Children’s obligation to support their parents
Adult children who no longer live with their parents are obliged to support their parents who have no working capacity and no property to support themselves.
Article 58.- Obligation of mutual support among siblings
1. In cases where their parents are no longer alive or have no working capacity and no property to support their children, adult elder brothers and/or sisters who no longer live with their younger brothers and/or sisters are obliged to support their minor brothers or sisters who have no property to support themselves or adult younger brothers and/or sisters who have no working capacity and no property to support themselves.
2. Adult younger sisters and/or brothers who no longer live with their elder sisters and/or brothers are obliged to support their elder sisters and/or brothers who have no working capacity and no property to support themselves.
Article 59.- The supporting obligation between grandparents and grandchildren
1. Grandparents who do not live with their grandchildren are obliged to support their grandchildren if the latter are minor or grown up but have no working capacity, no property to support themselves and have no one to support as prescribed in Article 58 of this Law.
2. Grandchildren who do not live with their grandparents are obliged to support their grandparents if the latter have no working capacity, no property to support themselves and have no one else to support as prescribed by this Law.
Article 60.- The supporting obligation between husband and wife when divorced
When divorced, if the party facing with economic difficulties requests support with plausible reasons, the other party is obliged to support according to his/her capability.
Article 61.- Termination of the supporting obligation
The supporting obligation terminates in the following circumstances:
1. The supported people have attained their adulthood and have the working capacity;
2. The supported people have incomes or property to support themselves;
3. The supported people are adopted;
4. The supporting people directly rear the supported people;
5. The supporting people or supported people die;
6. The supported people have remarried other people after divorce;
7. Other cases prescribed by law.
Article 62.- Encouragement of organizations and individuals’ financial support
The State and society encourage organizations and individuals to provide support in cash or other property to families and individuals in extremely difficult and needy circumstances.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực