Chương VII : Vận tải đường thuỷ nội địa
Số hiệu: | 23/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 15/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2005 |
Ngày công báo: | 18/07/2004 | Số công báo: | Từ số 29 đến số 30 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Giao thông đường thuỷ nội địa - Theo Luật Giao thông đường thuỷ nội địa số 23/2004/QH11, được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004, khi xảy ra tai nạn đường thuỷ thì UBND nơi gần nhất nhận được tin báo phải có trách nhiệm cứa nạn mà không phân biệt UBND cấp nào... Luật cũng quy định hành khách có quyền được từ chối chuyến đi trước khi tàu thuyền xuất bến vì bất kể lý do gì, chứ không phải chỉ trong trường hợp xét thấy phương tiện không bảo đảm an toàn và sẽ được hoàn trả lại tiền vé... Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng, hoạt động thuỷ sản và các hoạt động khác không được làm che khuất báo hiệu, ảnh hưởng đến tầm nhìn của người trực tiếp điều khiển phương tiện và phải theo hướng dẫn của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa... Phạm vi bảo vệ đập giao thông được tính từ hai đầu đập theo trục dọc về mỗi phía 50 mét, từ chân đập phía thượng lưu trở về phía thượng lưu và từ chân đập phía hạ lưu trở về phía hạ lưu, mỗi phía 100 mét... Đối với báo hiệu đường thuỷ nội địa, trụ neo, cọc neo, mốc thuỷ chí, mốc đo đạc, phạm vi bảo vệ là 5 mét, kể từ điểm ngoài cùng trở ra mỗi phía của trụ neo, cọc neo, mốc thuỷ chí, mốc đo đạc... Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Vận tải đường thuỷ nội địa gồm vận tải người, vận tải hàng hoá.
2. Kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa là kinh doanh có điều kiện.
3. Người vận tải đường thuỷ nội địa chỉ được đưa phương tiện vào khai thác đúng với công dụng và vùng hoạt động theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm.
4. Khi vận tải, hàng hoá phải được sắp xếp gọn gàng, chắc chắn, bảo đảm ổn định phương tiện, không che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện, không ảnh hưởng đến hoạt động của thuyền viên khi làm nhiệm vụ, không gây cản trở đến hoạt động của các hệ thống lái, neo và các trang thiết bị an toàn khác; không được xếp hàng hoá vượt kích thước theo chiều ngang, chiều dọc của phương tiện.
5. Người kinh doanh vận tải hàng hoá dễ cháy, dễ nổ trên đường thuỷ nội địa phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải đối với người thứ ba; người kinh doanh vận tải hành khách phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải đối với hành khách.
Điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu do Chính phủ quy định.
6. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải đường thuỷ nội địa ngoài việc thực hiện các quy định về vận tải của Luật này còn phải thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa gồm các hình thức sau đây:
a) Vận tải hành khách theo tuyến cố định là vận tải có cảng, bến nơi đi, cảng, bến nơi đến và theo biểu đồ vận hành ổn định;
b) Vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến là vận tải theo yêu cầu của hành khách trên cơ sở hợp đồng;
c) Vận tải hành khách ngang sông là vận tải từ bờ bên này sang bờ bên kia, trừ vận tải ngang sông bằng phà.
2. Người kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định hoặc vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến có trách nhiệm:
a) Công bố và thực hiện đúng lịch chạy tàu hoặc thời gian vận tải, công khai cước vận tải, lập danh sách hành khách mỗi chuyến đi;
b) Bố trí phương tiện bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật này.
3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện chở khách hoặc phương tiện chở chung hành khách, hàng hoá phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Trước khi khởi hành phải kiểm tra điều kiện an toàn đối với người và phương tiện; phổ biến nội quy an toàn và cách sử dụng các trang thiết bị an toàn cho hành khách; không để hành khách đứng, ngồi ở các vị trí không an toàn;
b) Xếp hàng hoá, hành lý của hành khách gọn gàng, không cản lối đi; yêu cầu hành khách mang theo động vật nhỏ phải nhốt trong lồng, cũi;
c) Không chở hàng hoá dễ cháy, dễ nổ, hàng độc hại, động vật lớn chung với hành khách; không để hành khách mang theo súc vật đang bị dịch bệnh lên phương tiện;
d) Khi có giông, bão không được cho phương tiện rời cảng, bến, nếu phương tiện đang hành trình thì phải tìm nơi trú ẩn an toàn.
1. Phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật này.
2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 78 của Luật này, thuyền trưởng, người lái phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Có đủ dụng cụ cứu sinh còn hạn sử dụng và bố trí đúng nơi quy định;
b) Hướng dẫn hành khách lên, xuống; sắp xếp hàng hóa, hành lý; hướng dẫn hành khách ngồi bảo đảm ổn định phương tiện;
c) Chỉ được cho phương tiện rời bến khi hành khách đã ngồi ổn định, hàng hóa, hành lý, xe máy, xe đạp đã xếp gọn gàng và sau khi đã kiểm tra phương tiện không chìm quá vạch dấu mớn nước an toàn;
d) Không chở người quá sức chở người của phương tiện, chở hàng hoá quá trọng tải quy định.
3. Hành khách phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của thuyền trưởng, người lái phương tiện.
Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực, phương tiện không có động cơ có sức chở đến 12 người, khi chở người phải có đủ chỗ ngồi ổn định, an toàn và có đủ dụng cụ cứu sinh tương ứng với số người trên phương tiện; khi chở hàng hoá không được chở quá trọng tải quy định, không được xếp hàng hoá che khuất tầm nhìn của người lái phương tiện, không gây mất ổn định và không làm ảnh hưởng đến việc điều khiển phương tiện.
1. Hợp đồng vận tải hành khách là sự thoả thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải về vận tải hành khách, hành lý từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến, trong đó xác định quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên. Hợp đồng vận tải hành khách được lập thành văn bản hoặc theo hình thức khác mà hai bên thoả thuận.
2. Vé hành khách là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận tải hành khách. Vé hành khách phải theo mẫu quy định, trong đó ghi rõ tên, số đăng ký của phương tiện; tên cảng, bến nơi đi; tên cảng, bến nơi đến; ngày, giờ phương tiện rời cảng, bến và giá vé.
3. Việc miễn, giảm vé, ưu tiên mua vé và hoàn trả vé hành khách thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
1. Người kinh doanh vận tải hành khách có quyền:
a) Yêu cầu hành khách trả đủ cước phí vận tải hành khách, cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời cảng, bến đối với những hành khách đã có vé nhưng có hành vi không chấp hành các quy định của người kinh doanh vận tải, làm mất trật tự công cộng gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.
2. Người kinh doanh vận tải hành khách có nghĩa vụ:
a) Giao vé hành khách, chứng từ thu cước phí vận tải hành lý, bao gửi cho người đã trả đủ cước phí vận tải;
b) Vận tải hành khách, hành lý, bao gửi từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến đã ghi trên vé hoặc đúng địa điểm đã thoả thuận theo hợp đồng; bảo đảm an toàn và đúng thời hạn;
c) Bảo đảm điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho hành khách trong trường hợp vận tải bị gián đoạn do tai nạn hoặc do nguyên nhân bất khả kháng;
d) Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hành khách, hành lý, bao gửi khi cần thiết;
đ) Bồi thường thiệt hại cho hành khách nếu không vận tải đến đúng địa điểm và thời hạn đã thoả thuận hoặc khi có tổn thất, hư hỏng, mất mát hành lý ký gửi, bao gửi hoặc thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của hành khách do lỗi của người kinh doanh vận tải hành khách gây ra.
1. Hành khách có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu được vận chuyển bằng đúng loại phương tiện, đúng giá trị loại vé, từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến theo vé đã mua;
b) Được miễn cước phí hành lý mang theo với khối lượng theo quy định của pháp luật;
c) Được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện rời cảng, bến và được hoàn trả lại tiền vé theo quy định. Sau khi phương tiện khởi hành, nếu rời phương tiện tại bất kỳ cảng, bến nào thì không được hoàn trả lại tiền vé, trừ trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
d) Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh, bồi thường thiệt hại trong trường hợp người kinh doanh vận tải hành khách không vận chuyển đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng.
2. Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
a) Mua vé hành khách và trả cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định; nếu chưa mua vé và chưa trả đủ cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức thì phải mua vé, trả đủ cước phí và nộp tiền phạt;
b) Khai đúng tên, địa chỉ của mình và trẻ em đi kèm khi người kinh doanh vận tải lập danh sách hành khách;
c) Có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian đã thoả thuận; chấp hành nội quy vận chuyển và hướng dẫn về an toàn của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện;
d) Không mang theo hành lý thuộc loại hàng hoá mà pháp luật cấm lưu thông, cấm vận tải chung với hành khách.
1. Hành lý ký gửi, bao gửi chỉ được nhận vận chuyển khi không thuộc loại hàng hoá mà pháp luật cấm lưu thông, có kích thước, trọng lượng phù hợp với phương tiện, được đóng gói đúng quy cách, đã trả đủ cước phí vận tải và được giao cho người kinh doanh vận tải trước khi phương tiện khởi hành theo thời hạn do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.
2. Người có bao gửi phải lập tờ khai gửi hàng hoá, trong đó kê khai tên hàng hoá, số lượng, khối lượng, tên và địa chỉ người gửi, tên và địa chỉ người nhận. Người kinh doanh vận tải có trách nhiệm kiểm tra bao gửi theo tờ khai gửi hàng hoá và xác nhận vào tờ khai gửi hàng hoá. Tờ khai gửi hàng hoá được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Người kinh doanh vận tải có trách nhiệm gửi giấy báo nhận bao gửi cho người nhận bao gửi.
3. Hành khách có hành lý ký gửi khi nhận hành lý phải xuất trình vé hành khách và chứng từ thu cước phí vận tải hành lý ký gửi.
4. Người nhận bao gửi phải xuất trình giấy báo nhận bao gửi, tờ khai gửi hàng hoá, chứng từ thu cước phí vận tải và giấy tờ tuỳ thân.
5. Người kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hành lý ký gửi, bao gửi theo quy định của pháp luật.
1. Vé, danh sách hành khách lên phương tiện trong mỗi chuyến đi là căn cứ để giải quyết bảo hiểm cho hành khách khi có sự cố rủi ro; đối với vận tải hành khách ngang sông thì việc bồi thường được thực hiện theo hợp đồng bảo hiểm giữa người kinh doanh vận tải với người bảo hiểm.
2. Việc trả tiền bảo hiểm cho hành khách được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Hợp đồng vận tải hàng hoá là sự thoả thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải, trong đó xác định quan hệ về quyền và nghĩa vụ của hai bên. Hợp đồng vận tải được lập thành văn bản hoặc theo các hình thức khác mà hai bên thoả thuận.
2. Giấy gửi hàng hoá là bộ phận của hợp đồng vận tải do người thuê vận tải lập và gửi cho người kinh doanh vận tải trước khi giao hàng hoá. Giấy gửi hàng hoá có thể lập cho cả khối lượng hàng hoá thuê vận tải hoặc theo từng chuyến do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.
Giấy gửi hàng hoá phải ghi rõ loại hàng hoá; ký hiệu, mã hiệu hàng hóa; số lượng, trọng lượng hàng hoá; nơi giao hàng hoá, nơi nhận hàng hoá; tên và địa chỉ của người gửi hàng; tên và địa chỉ của người nhận hàng; những yêu cầu khi xếp, dỡ, vận tải hàng hoá.
3. Giấy vận chuyển là chứng từ giao nhận hàng hoá giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải, là chứng cứ để giải quyết tranh chấp.
Giấy vận chuyển do người kinh doanh vận tải lập sau khi hàng hoá đã xếp lên phương tiện và phải có chữ ký của người thuê vận tải hoặc người được người thuê vận tải uỷ quyền.
Giấy vận chuyển phải ghi rõ loại hàng hoá; ký hiệu, mã hiệu hàng hoá; số lượng, trọng lượng hàng hoá; nơi giao hàng hoá, nơi nhận hàng hoá; tên và địa chỉ của người gửi hàng, tên và địa chỉ của người nhận hàng; cước phí vận tải và các chi phí phát sinh; các chi tiết khác mà người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải thoả thuận ghi vào giấy vận chuyển; xác nhận của người kinh doanh vận tải về tình trạng hàng hoá nhận vận tải.
1. Người kinh doanh vận tải hàng hoá có quyền:
a) Yêu cầu người thuê vận tải cung cấp các thông tin cần thiết về hàng hoá để ghi vào giấy vận chuyển và có quyền kiểm tra tính xác thực của các thông tin đó;
b) Yêu cầu người thuê vận tải thanh toán đủ cước phí vận tải và các chi phí phát sinh; yêu cầu người thuê vận tải bồi thường thiệt hại do vi phạm thoả thuận trong hợp đồng;
c) Từ chối vận tải nếu người thuê vận tải không giao hàng hoá theo thoả thuận trong hợp đồng;
d) Yêu cầu giám định hàng hoá khi cần thiết;
đ) Lưu giữ hàng hoá trong trường hợp người thuê vận tải không thanh toán đủ cước phí vận tải và chi phí phát sinh theo thoả thuận trong hợp đồng.
2. Người kinh doanh vận tải hàng hoá có nghĩa vụ:
a) Cung cấp phương tiện đúng loại, đúng địa điểm; bảo quản hàng hoá trong quá trình vận tải và giao hàng hoá cho người nhận hàng theo thoả thuận trong hợp đồng;
b) Thông báo cho người thuê vận tải biết thời gian phương tiện đến cảng, bến và thời gian phương tiện đã làm xong thủ tục vào cảng, bến. Thời điểm thông báo do các bên thoả thuận trong hợp đồng;
c) Hướng dẫn xếp, dỡ hàng hoá trên phương tiện;
d) Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng toàn bộ hoặc một phần hàng hoá xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật này.
1. Người thuê vận tải hàng hoá có quyền:
a) Từ chối xếp hàng hoá lên phương tiện mà người kinh doanh vận tải đã bố trí nếu phương tiện không phù hợp để vận tải loại hàng hoá đã thoả thuận trong hợp đồng;
b) Yêu cầu người kinh doanh vận tải giao hàng hoá đúng địa điểm, thời gian đã thoả thuận trong hợp đồng;
c) Yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 87 của Luật này.
2. Người thuê vận tải hàng hoá có nghĩa vụ:
a) Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp pháp về hàng hoá trước khi giao hàng hoá cho người kinh doanh vận tải; đóng gói hàng hoá đúng quy cách, ghi ký hiệu, mã hiệu hàng hoá đầy đủ và rõ ràng; giao hàng hoá cho người kinh doanh vận tải đúng địa điểm, thời gian và các nội dung khác ghi trong giấy gửi hàng hoá;
b) Thanh toán cước phí vận tải và chi phí phát sinh cho người kinh doanh vận tải hàng hoá; đối với hợp đồng thực hiện trong một chuyến thì phải thanh toán đủ sau khi hàng hoá đã xếp lên phương tiện, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng; đối với hợp đồng thực hiện trong một thời gian dài, nhiều chuyến thì hai bên thoả thuận định kỳ thanh toán, nhưng phải thanh toán đủ cước phí vận tải theo hợp đồng trước khi kết thúc chuyến cuối cùng, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng;
c) Cử người áp tải hàng hoá trong quá trình vận tải đối với loại hàng hoá bắt buộc phải có người áp tải.
1. Người nhận hàng có quyền:
a) Nhận và kiểm tra hàng hoá nhận được theo giấy vận chuyển;
b) Yêu cầu người kinh doanh vận tải thanh toán chi phí phát sinh do giao hàng hoá chậm;
c) Yêu cầu hoặc thông báo cho người thuê vận tải yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại do mất mát, hư hỏng hàng hoá;
d) Yêu cầu giám định hàng hoá khi cần thiết.
2. Người nhận hàng có nghĩa vụ:
a) Đến nhận hàng hoá đúng thời gian, địa điểm đã thoả thuận; xuất trình giấy vận chuyển và giấy tờ tuỳ thân cho người kinh doanh vận tải trước khi nhận hàng hoá;
b) Thanh toán chi phí phát sinh do việc nhận hàng hoá chậm;
c) Thông báo cho người kinh doanh vận tải về mất mát, hư hỏng hàng hoá ngay khi nhận hàng hoá hoặc chậm nhất là ba ngày, kể từ ngày nhận hàng hoá nếu không thể phát hiện thiệt hại từ bên ngoài.
1. Khi hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi đã được vận tải đến nơi trả hàng mà không có người nhận hoặc người nhận từ chối nhận thì người kinh doanh vận tải có quyền gửi hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi vào nơi an toàn, thích hợp và thông báo ngay cho người thuê vận tải biết; mọi chi phí phát sinh do người thuê vận tải chịu.
2. Sau ba mươi ngày, kể từ ngày người kinh doanh vận tải thông báo cho người thuê vận tải, nếu người kinh doanh vận tải không nhận được trả lời của người thuê vận tải hoặc người kinh doanh vận tải không được thanh toán đầy đủ chi phí phát sinh thì người kinh doanh vận tải có quyền bán đấu giá hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi để trang trải chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật về bán đấu giá; nếu hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi thuộc loại mau hỏng hoặc chi phí ký gửi quá lớn so với giá trị của hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi thì người kinh doanh vận tải có quyền bán đấu giá trước thời hạn trên, nhưng phải thông báo cho người thuê vận tải biết trước khi bán.
3. Hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi thuộc loại cấm lưu thông hoặc có quy định hạn chế vận chuyển mà không có người nhận hoặc người nhận từ chối nhận thì được giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.
1. Khi người kinh doanh vận tải phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với hàng hoá mất mát, hư hỏng toàn bộ hoặc một phần thì mức bồi thường được tính theo giá trị hàng hoá tại nơi và thời điểm mà hàng hoá được giao cho người nhận hàng.
2. Giá bồi thường đối với hàng hoá mất mát, hư hỏng do hai bên thoả thuận theo giá thị trường tại thời điểm trả tiền bồi thường; trường hợp không xác định được giá thị trường thì tính theo giá trung bình của hàng hoá cùng loại, cùng chất lượng.
1. Thời hạn gửi yêu cầu bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi là hai mươi ngày, kể từ ngày hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi được giao cho người nhận hoặc ngày mà lẽ ra hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi phải được giao cho người nhận. Người kinh doanh vận tải phải giải quyết bồi thường trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày có yêu cầu bồi thường của người thuê vận tải.
2. Thời hạn gửi yêu cầu bồi thường thiệt hại liên quan đến tính mạng, sức khoẻ của hành khách là hai mươi ngày, kể từ thời điểm xảy ra thiệt hại. Người kinh doanh vận tải có trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày có yêu cầu bồi thường của hành khách hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Trường hợp hai bên không giải quyết được yêu cầu bồi thường thì có quyền yêu cầu trọng tài kinh tế hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật. Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi, đòi bồi thường thiệt hại liên quan đến tính mạng, sức khoẻ là một năm, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Người thuê vận tải căn cứ vào giá trị hàng hoá khai trong giấy vận chuyển và theo mức thiệt hại thực tế mà yêu cầu bồi thường, nhưng không vượt quá giá trị hàng hoá đã ghi trong giấy vận chuyển.
2. Trường hợp người thuê vận tải không khai giá trị hàng hoá thì mức bồi thường được tính theo giá trung bình của hàng hoá cùng loại, nhưng không vượt quá mức bồi thường do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
1. Người kinh doanh vận tải được miễn bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi trong các trường hợp sau đây:
a) Do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi hoặc hao hụt ở mức cho phép;
b) Do việc bắt giữ hoặc cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với phương tiện, hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi;
c) Do nguyên nhân bất khả kháng;
d) Do lỗi của người thuê vận tải, người nhận hàng hoặc người áp tải hàng hoá.
2. Người thuê vận tải được miễn bồi thường vi phạm hợp đồng trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
1. Phương tiện vận tải hàng hoá nguy hiểm phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải có ký hiệu riêng. Người vận tải phải chấp hành đúng quy định về phòng chống độc hại, phòng chống cháy, nổ; phải có phương án ứng cứu sự cố tràn dầu khi vận tải xăng, dầu.
2. Chính phủ quy định danh mục hàng hoá nguy hiểm và việc vận tải hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa.
Việc vận tải hàng hoá siêu trường, siêu trọng phải sử dụng loại phương tiện phù hợp với loại hàng hoá và phải có phương án bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1. Tuỳ theo loại động vật sống, người kinh doanh vận tải yêu cầu người thuê vận tải bố trí người áp tải để chăm sóc trong quá trình vận tải.
2. Người thuê vận tải chịu trách nhiệm về việc xếp, dỡ động vật sống theo hướng dẫn của người kinh doanh vận tải; trường hợp người thuê vận tải không thực hiện được thì phải trả cước phí xếp, dỡ cho người kinh doanh vận tải.
3. Việc vận tải động vật sống trên đường thuỷ nội địa phải tuân theo quy định của pháp luật về vệ sinh, phòng dịch, bảo vệ môi trường.
Article 77.- Inland waterway transport activities
1. Inland waterway transport consists of passenger transport and cargo transport.
2. Inland waterway transport business is a conditional business.
3. Inland waterway transporters may only put vessels into operation according to their uses and operation areas stated in the technical safety and environmental protection certificates granted by registry offices.
4. Transported cargoes must be tidily and firmly arranged, ensuring stability for vessels, must not obstruct the visibility of steersmen, not affect activities of crewmen on duty, not obstruct the operation of the steering systems, anchors and other safety equipment; they must not be loaded in excess of the breadth and length of vessels.
5. People dealing in the transport of fire- or explosion-prone cargoes on inland waterways must buy insurance of civil liability towards third persons; people dealing in the transport of passengers must buy insurance of transport dealers' civil liability towards passengers.
Insurance conditions, insurance premium levels and minimum insurance amounts shall be prescribed by the Government.
6. Organizations and individuals engaged in inland waterway transport activities must, apart from observing this Law's provisions on transport, also abide by other law provisions.
Article 78.- Transport of passengers on inland waterways
1. Transport of passengers on inland waterways may take the following forms:
a/ Transport of passengers on fixed routes, which means transport from departure ports or landing stages to destination ports or landing stages according to stable itineraries;
b/ Transport of passengers under consignment contracts, which means transport at the requests of passengers on the basis of contracts;
c/ Cross-river transport of passengers, which means transport from one bank to the other bank, excluding cross-river transport by ferry.
2. People dealing in passenger transport on fixed routes or under consignment contracts shall have the following responsibilities:
a/ To publicize and strictly keep to the voyage timetables or transport schedules, publicize freights, and draw up the passenger list for each voyage;
b/ To arrange vessels which ensure the operating conditions prescribed in Article 24 of this Law.
3. Captains or steersmen of passenger vessels or passenger-cum-cargo vessels must observe the following provisions:
a/ Before setting off, to check the safety conditions for people and vessels, announce safety rules and the way of using safety equipment and devices to passengers; not to let passengers stand or sit at unsafe places;
b/ To arrange cargoes and/or luggage of passengers in order, not obstructing gangways, to ask passengers put small animals they carry along in cages or kennels;
c/ Not to carry fire- or explosion-prone and/or hazardous cargoes, large animals together with passengers; not to let passengers take diseased animals on board;
d/ When rain-storms or typhoons strike, not to let vessels leave ports or landing stages; if vessels are underway, to seek for safe shelters.
Article 79.- Cross-river passenger transport
1. Vessels engaged in cross-river passenger transport must ensure the operating conditions prescribed in Article 24 of this Law.
2. Apart from observing the provisions of Clause 3, Article 78 of this Law, captains and steersmen of vessels engaged in cross-river passenger transport must also observe the following provisions:
a/ Having adequate life-saving devices whose useful life has not yet expired and arranging them at prescribed places;
b/ Guiding passengers to embark and disembark; arranging cargoes, luggage; guiding passengers to sit on their seats, thus ensuring stability for vessels;
c/ Permitting vessels to start off only after passengers have been stably seated; cargoes, luggage, motorcycles and/or bicycles have been arranged neatly, and after making sure that vessels are not submerged more deeply than their safety waterlines;
d/ Not transporting passengers in excess of the passenger-transporting capacity of vessels or cargoes in excess of prescribed tonnage.
3. Passengers must strictly follow instructions of captains or steersmen.
Article 80.- Transport by small vessels
Non-motorized vessels with a gross tonnage of under 5 tons each, motorized vessels with main engine capacity of under 5 horse powers each, non-motorized vessels with a capacity of up to 12 passengers each, when transporting passengers, must have enough firm and safe seats as well as adequate life-saving devices corresponding to the number of passengers on board; when transporting cargoes, they must not transport volumes in excess of their prescribed tonnage, not arrange cargoes in such a way that obstructs the visibility of steersmen, destabilizes the vessels or affects the steering of the vessels.
Article 81.- Passenger transport contracts, passenger tickets
1. Passenger transport contract means an agreement between a transport dealer and a transport hirer on the transport of passengers and luggage from a departure port or landing stage to a destination port or landing stage, which defines the obligations and interests of the involved parties. Passenger transport contracts shall be made in writing or in forms agreed upon by the two parties.
2. Passenger tickets are proof of the entry into passenger transport contracts. Passenger tickets must be made according to prescribed forms, containing the names and registration numbers of vessels, the names of departure ports or landing stages and destination ports or landing stages; departure dates and hours, and prices.
3. The exemption from tickets, reduction of ticket prices, ticket purchase priority and return of tickets shall comply with the regulations of the Transport Minister.
Article 82.- Rights and obligations of passenger transport dealers
1. Passenger transport dealers have the following rights:
a/ To request passengers to fully pay passenger transport charges, transport charges for accompanying luggage in excess of the law-prescribed quota;
b/ Before vessels leave ports or landing stages, to refuse to transport passengers who have tickets but fail to obey their regulations, disrupt public order, thus hindering their work, harm others' health and/or property, commit ticket frauds, or passengers who are suffering dangerous diseases.
2. Passenger transport dealers shall have the following obligations:
a/ To give passenger tickets, receipts of luggage transport charges, consigned baggage to persons who have fully paid transport charges;
b/ To transport passengers, luggage and consigned baggage from departure ports or landing stages to destination ports or landing stages inscribed on tickets or from and to the right places as agreed upon in their contracts, ensuring safety and schedule;
c/ To ensure minimum living conditions for passengers in case of transportation disruption due to accidents or force majeure causes;
d/ To create favorable conditions for competent State agencies to check passengers, luggage and consigned baggage when necessary;
e/ To compensate passengers if failing to transport them on time to the places as agreed upon for any loss or damage of luggage, consigned baggage or for their death or physical injuries caused due to the passenger transport dealers' fault.
Article 83.- Rights and obligations of passengers
1. Passengers shall have the following rights:
a/ To request to be transported by vessels of the right type, according to the value of their tickets, from departure ports or landing stages to destination ports or landing stages as indicated in the bought tickets;
b/ To be exempt from paying charges for accompanying luggage within the law-prescribed quota;
c/ To refuse to go on the voyages before vessels leave ports or landing stages and to be refunded fares according to regulations. Once vessels have set off, if disembarking their vessels at any ports or landing stages, they shall not be refunded fares, except for the cases prescribed by the Transport Minister;
d/ To request the payment of arising expenses and damage compensation in cases where the passenger transport dealers fail to transport them on time to the places as agreed upon in their contracts.
2. Passengers shall have the following obligations:
a/ To buy passenger tickets and pay charges for accompanying luggage in excess of the prescribed quota; if failing to buy tickets and fully pay charges for accompanying luggage in excess of the prescribed quota, to buy tickets and fully pay charges together with fines;
b/ To precisely declare the names and addresses of their own and accompanying children for the passenger transport dealers to make passenger lists;
c/ To be present at the departure places on time as agreed upon; to observe transportation rules and safety instructions of captains or steersmen of the vessels;
d/ Not to carry luggage being goods which are banned by law from circulation or transportation together with passengers.
Article 84.- Luggage, consigned baggage
1. Luggage and consigned baggage shall be accepted for transportation only when they are other than goods banned by law from circulation, of sizes and volumes suitable to vessels, properly packed, their freights have been fully paid and they are delivered to transport dealers before vessels set out on the time as agreed upon by the two parties in their contracts.
2. Persons with consigned baggage must make written declarations of consigned goods, containing the names, quantities and volumes of goods, names and addresses of consignors, names and addresses of consignees. Transport dealers shall have to check consigned baggage and compare them with the written consigned goods declarations, then give certifications in such declarations. Written consigned goods declarations shall be made in two copies, each to be kept by one party. transport dealers shall have to send receipt notices to recipients of consigned baggage.
3. Passengers with luggage, when receiving such luggage, must produce passenger tickets and luggage freight receipts.
4. Recipients of consigned baggage must produce consigned baggage receipt notices, written consigned goods declarations, freight receipts and personal identity papers.
5. Transport dealers shall have to compensate for losses or damage of luggage and consigned baggage according to law provisions.
Article 85.- Insurance of transport dealers' civil liability towards passengers
1. Passenger tickets and lists of passengers on board vessels on each voyage shall serve as bases for payment of insurance to passengers when risks or incidents happen; for cross-river passenger transport, compensation shall be paid under insurance contracts between transport dealers and insurers.
2. The payment of insurance indemnities to passengers shall comply with law provisions.
Article 86.- Cargo transport contracts, cargo consignment documents and bills of lading
1. Cargo transport contract means an agreement between a transport dealer and a transport hirer, containing the rights and obligations of the two parties. Transport contracts shall be made in writing or other forms agreed upon by the two parties.
2. Cargo consignment document constitutes part of a transport contract, made by the transport hirer and forwarded to the transport dealer before the delivery of cargo. Cargo consignment documents may be made for the whole volumes of cargoes to be transported as hired or for each consignment as agreed upon by the two parties in their contracts.
Cargo consignment documents must clearly state the goods types, signs and codes; quantities and volumes; delivery and receipt places; names and addresses of goods consignors; names and addresses of goods consignees; requirements of goods loading, unloading and transport.
3. Bill of lading is a cargo delivery and receipt document between a transport dealer and a transport hirer, serving as a proof for dispute settlement.
Bills of lading shall be made by transport dealers after cargoes have been loaded on board vessels and signed by transport hirers or their authorized persons.
Bills of lading must clearly state the goods types, signs and codes; quantities and volumes; delivery and receipt places; names and addresses of goods consignors; names and addresses of goods consignees; freights and arising expenses; other details which transport dealers and transport hirers agree to inscribe in bills of lading; and certifications by transport dealers of the conditions of cargoes received for transport.
Article 87.- Rights and obligations of cargo transport dealers
1. Cargo transport dealers shall have the following rights:
a/ To request transport hirers to provide necessary information on cargoes for inscription in bills of lading and to check the authenticity of such information;
b/ To request transport hirers to fully pay freights and arising expenses; to request transport hirers to compensate for damage caused by their breaches of the agreed contracts;
c/ To refuse to transport cargoes which are not delivered by transport hires as agreed upon in the contracts;
d/ To request the expertise of cargoes when necessary;
e/ To retain cargoes in cases where transport hirers fail to fully pay freights and arising expenses as agreed upon in their contracts.
2. Cargo transport dealers shall have the following obligations:
a/ To supply vessels of the right types, at the right places; to preserve cargoes in the course of transport and deliver cargoes to their recipients as agreed upon in the contracts;
b/ To notify transport dealers of the time the vessels arrive at ports or landing stages and the time the vessels complete all procedures for entry into ports or landing stages. The time of notification shall be agreed upon by the involved parties in their contracts;
c/ To guide the cargo loading onto, and unloading from, vessels;
d/ To compensate transport dealers for losses or damage of part or the whole of cargoes, which happened in the course of transport from the receipt to the delivery of goods, except for the case prescribed in Clause 1, Article 94 of this Law.
Article 88.- Rights and obligations of cargo transport hirers
1. Cargo transport hirers shall have the following rights:
a/ To refuse to load cargoes onto vessels arranged by transport dealers if such vessels are not suitable for the transport of such cargoes as agreed upon in the contracts;
b/ To request transport dealers to deliver cargoes at the right places and on time as agreed upon in the contracts;
c/ To request transport dealers to pay damages according to the provisions of Point d, Clause 2, Article 87 of this Law.
2. Cargo transport hirers shall have the following obligations:
a/ To prepare all lawful papers related to cargoes before delivering cargoes to transport dealers; to properly pack cargoes, fully and clearly inscribe cargo signs and codes; to deliver cargoes to transport dealers at the right places, on time and according to the other contents of cargo consignment papers.
b/ To pay freights and arising expenses to cargo transport dealers; for contracts performed for each consignment, to fully pay freights and arising expenses after cargoes have been loaded onto vessels, unless otherwise agreed upon in the contracts; for contracts performed over a longer period for many consignments, periodical payments may be made as agreed upon by the two parties but to fully pay freights as contracted before the end of the last consignment, unless otherwise agreed upon in the contracts;
c/ To send people to escort cargoes throughout the course of transport, for kinds of cargoes subject to escort.
Article 89.- Rights and obligations of cargo consignees
1. Cargo consignees shall have the following rights:
a/ To receive and check cargoes they receive and compare them with bills of lading;
b/ To request transport dealers to pay expenses incurred due to late cargo delivery;
c/ To request or ask transport hirers to request transport dealers to compensate for cargo losses and/or damage;
d/ To request the expertise of cargoes when necessary.
2. Cargo consignees shall have the following obligations:
a/ To receive cargoes on time at the places as agreed upon; to produce bills of lading and personal identity papers to transport dealers when receiving cargoes;
b/ To pay expenses incurred due to their late receipt of cargoes;
c/ To notify transport dealers of cargo losses or damage immediately upon receiving such cargoes or within three days after receiving such cargoes if it is impossible to detect damage through external observance.
Article 90.- Handling of consigned cargoes, luggage and consigned baggage without recipients or disclaimed by consignees
1. When consigned cargoes, luggage or consigned baggage have been transported to their destination places but there are no recipients or their recipients decline to receive them, transport dealers may send such cargoes, consigned luggage or consigned baggage to safe and appropriate places and immediately notify transport hirers thereof; all arising expenses shall be incurred by transport hirers.
2. Past thirty days counting from the date of notification by transport dealers to transport hirers, if transport dealers receive no reply of transport hirers or are not fully paid for arising expenses, they may auction cargoes, luggage or consigned baggage in question in order to cover arising expenses according to law provisions on auction; if such consigned cargoes, luggage or consigned baggage can quickly deteriorate or the consignment expenses are too big as compared with the consigned cargoes, luggage or consigned baggage, transport dealers may auction them earlier than the above deadline provided that they must notify such to transport hirers before the auctions are organized.
3. For consigned cargoes, luggage and consigned baggage which are of types banned from circulation or restricted from transportation according to regulations, if they have no recipients or are disclaimed by their consignees, they shall be delivered to competent State agencies for handling.
Article 91.- Compensation for lost or damaged cargoes
1. When transport dealers are liable to compensate for partly or wholly lost or damaged cargoes, the compensation amounts shall be calculated according to the value of cargoes at the places and the time they are delivered to their consignees.
2. The compensation prices of lost or damaged cargoes shall be agreed upon by the two parties according to market prices at the time of payment of compensation amounts; if market prices are undeterminable, compensation prices shall be the average prices of goods of the similar kind and quality.
Article 92.- Time limits for filing of compensation claims, time limits for settlement of compensation and statute of limitations for initiation of lawsuits
1. The time limit for filing claims for compensation for losses and/or damage of consigned cargoes, consigned luggage or consigned baggage is twenty days, counting from the date such consigned cargoes, consigned luggage and consigned baggage are or should have been delivered to the consignees. Transport dealers must settle compensation within sixty days as from the date compensation claims are filed by transport hirers.
2. The time limit for filing claims about deaths or injuries of passengers is twenty days, counting from the date such deaths or injuries are caused. Transport dealers shall have to settle compensation claims within sixty days as from the date compensation claims are filed by passengers or their lawful representatives.
3. Where the two parties cannot settle compensation claims, they may request economic arbiters to settle them or initiate court lawsuits according to law provisions. The statute of limitations for initiation of lawsuits for compensation for losses or damage of consigned cargoes, luggage or consigned baggage or for human deaths or injuries is one year, counting from the date of expiry of the time limit for settlement of compensation claims prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Article 93.- Limit of liability of transport dealers
1. Transport hirers shall base themselves on the value of cargoes declared in the bills of lading and the actual damage extents to request compensations which, however, must not exceed the value of cargoes inscribed in the bills of lading.
2. Where transport hirers fail to declare the value of cargoes, the compensation amounts shall be calculated according to the average prices of similar goods, which, however, must not exceed the compensation levels prescribed by the Transport Minister.
Article 94.- Exemption from compensation
1. Transport dealers shall be exempt from compensation for losses or damage of consigned cargoes, luggage or consigned baggage in the following cases:
a/ Due to natural characteristics or inherent defects of consigned cargoes, luggage or consigned baggage or losses within the permitted level;
b/ Due to the seizure of, or the application of forcible measures by competent State agencies to, vessels, consigned cargoes, luggage or consigned baggage;
c/ Due to force majeure causes;
d/ Due to transport hirers', cargo recipients' or escorts' fault.
2. Transport hirers shall be exempt from paying compensation for contract breaches in the case prescribed at Point c, Clause 1 of this Article.
Article 95.- Transport of dangerous cargoes
1. Vessels engaged in the transport of dangerous cargoes must be permitted by competent State agencies and have unique codes. Transporters must strictly observe regulations on prevention and control of hazards, fires and explosions; must have plans on coping with oil-spill incidents when transporting petrol and oil.
2. The Government shall prescribe the list of dangerous goods and the transport of dangerous goods on inland waterways.
Article 96.- Transport of extra-length and extra-weight cargoes
Extra-length and extra-weight cargoes must be transported by vessels suitable to such cargoes and there must be plans to ensure their safety in the course of transport, which are approved by competent State agencies.
Article 97.- Transport of live animals
1. Depending on kinds of live animals, transport dealers shall request transport hirers to arrange escorts to look after such animals in the course of transport.
2. Transport hirers shall be responsible for loading and unloading live animals under the guidance of transport dealers; where transport hirers are unable to do so, they must pay loading and unloading charges to transport dealers.
3. The transport of live animals on inland waterways must comply with law provisions on hygiene, epidemic prevention and environmental protection.
Article 98.- Transport of human corpses, remains
1. In the course of transport, escorts are required for human corpses or remains.
2. Human corpses must be put in tightly closed containers and placed in separate compartments.
3. Human corpses and remains may be transported only when they are accompanied with full papers according to law provisions.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực