Chương VI: Hoạt động của cảng, bến thuỷ nội địa, cảng vụ và hoa tiêu đường thuỷ nội địa
Số hiệu: | 23/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 15/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2005 |
Ngày công báo: | 18/07/2004 | Số công báo: | Từ số 29 đến số 30 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Giao thông đường thuỷ nội địa - Theo Luật Giao thông đường thuỷ nội địa số 23/2004/QH11, được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004, khi xảy ra tai nạn đường thuỷ thì UBND nơi gần nhất nhận được tin báo phải có trách nhiệm cứa nạn mà không phân biệt UBND cấp nào... Luật cũng quy định hành khách có quyền được từ chối chuyến đi trước khi tàu thuyền xuất bến vì bất kể lý do gì, chứ không phải chỉ trong trường hợp xét thấy phương tiện không bảo đảm an toàn và sẽ được hoàn trả lại tiền vé... Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng, hoạt động thuỷ sản và các hoạt động khác không được làm che khuất báo hiệu, ảnh hưởng đến tầm nhìn của người trực tiếp điều khiển phương tiện và phải theo hướng dẫn của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa... Phạm vi bảo vệ đập giao thông được tính từ hai đầu đập theo trục dọc về mỗi phía 50 mét, từ chân đập phía thượng lưu trở về phía thượng lưu và từ chân đập phía hạ lưu trở về phía hạ lưu, mỗi phía 100 mét... Đối với báo hiệu đường thuỷ nội địa, trụ neo, cọc neo, mốc thuỷ chí, mốc đo đạc, phạm vi bảo vệ là 5 mét, kể từ điểm ngoài cùng trở ra mỗi phía của trụ neo, cọc neo, mốc thuỷ chí, mốc đo đạc... Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cảng, bến thuỷ nội địa chỉ được hoạt động khi bảo đảm các tiêu chuẩn quy định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Chủ đầu tư cảng, bến thuỷ nội địa trực tiếp khai thác hoặc cho thuê khai thác cảng, bến thuỷ nội địa.
3. Kinh doanh xếp, dỡ hàng hoá, phục vụ hành khách tại cảng, bến thuỷ nội địa là hoạt động kinh doanh có điều kiện.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động và phân cấp quản lý đối với cảng, bến thuỷ nội địa, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định về quản lý hoạt động đối với cảng, bến thuỷ nội địa làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cảng cá, bến cá.
6. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quản lý hoạt động của bến khách ngang sông và các cảng, bến thuỷ nội địa được phân cấp cho địa phương quản lý.
1. Thuyền trưởng, người lái phương tiện chỉ được đưa phương tiện, tàu biển vào những cảng, bến thuỷ nội địa được phép hoạt động; khi ra, vào, neo đậu tại cảng, bến thuỷ nội địa phải thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Thuyền viên, người lái phương tiện của phương tiện, tàu biển hoạt động trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa phải chấp hành các quy định pháp luật và nội quy của cảng, bến thuỷ nội địa đó.
1. Cảng vụ đường thuỷ nội địa là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa tại cảng, bến thuỷ nội địa nhằm bảo đảm việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và phòng ngừa ô nhiễm môi trường
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tổ chức, hoạt động và phạm vi hoạt động của Cảng vụ đường thuỷ nội địa.
1. Quy định nơi neo đậu cho phương tiện, tàu biển trong vùng nước cảng, bến thuỷ nội địa.
2. Kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về an toàn giao thông và bảo vệ môi trường của phương tiện, tàu biển; kiểm tra bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và người lái phương tiện; cấp phép cho phương tiện, tàu biển ra, vào cảng, bến thuỷ nội địa.
3. Không cho phương tiện, tàu biển ra, vào cảng, bến thuỷ nội địa khi cảng, bến hoặc phương tiện không bảo đảm điều kiện an toàn hoặc cảng, bến không đủ điều kiện pháp lý hoạt động.
4. Thông báo tình hình luồng cho phương tiện, tàu biển ra, vào cảng, bến thuỷ nội địa.
5. Kiểm tra điều kiện an toàn đối với cầu tàu, bến, luồng, báo hiệu và các công trình khác có liên quan trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa; khi phát hiện có dấu hiệu mất an toàn phải thông báo cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xử lý kịp thời.
6. Giám sát việc khai thác, sử dụng cầu tàu, bến bảo đảm an toàn; yêu cầu tổ chức, cá nhân khai thác cảng, bến thuỷ nội địa tạm ngừng khai thác cầu tàu, bến khi xét thấy có ảnh hưởng đến an toàn cho người, phương tiện hoặc công trình.
7. Tổ chức tìm kiếm, cứu người, hàng hoá, phương tiện, tàu biển bị nạn trong vùng nước cảng, bến thuỷ nội địa.
8. Huy động phương tiện, thiết bị, nhân lực trong khu vực cảng, bến thuỷ nội địa để tham gia cứu người, hàng hoá, phương tiện, tàu biển trong trường hợp khẩn cấp và xử lý ô nhiễm môi trường trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa.
9. Tham gia lập biên bản, kết luận nguyên nhân tai nạn, sự cố xảy ra trong khu vực cảng, bến thuỷ nội địa; yêu cầu các bên liên quan khắc phục hậu quả tai nạn.
10. Xử phạt vi phạm hành chính; lưu giữ phương tiện; thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
11. Chủ trì phối hợp hoạt động với các cơ quan quản lý nhà nước khác tại cảng, bến thuỷ nội địa có tiếp nhận phương tiện, tàu biển nước ngoài.
1. Phương tiện, tàu biển nước ngoài khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải theo chế độ hoa tiêu bắt buộc. Phương tiện, tàu biển Việt Nam khi cần có thể yêu cầu hoa tiêu dẫn đường.
2. Việc sử dụng hoa tiêu không làm miễn, giảm trách nhiệm chỉ huy của thuyền trưởng, kể cả trong trường hợp việc sử dụng hoa tiêu là bắt buộc.
Thuyền trưởng có quyền lựa chọn hoa tiêu hoặc yêu cầu thay thế hoa tiêu.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, hoạt động hoa tiêu; tiêu chuẩn và chứng chỉ chuyên môn của hoa tiêu.
1. Trong thời gian dẫn phương tiện, tàu biển, hoa tiêu thuộc quyền chỉ huy của thuyền trưởng. Nhiệm vụ của hoa tiêu chỉ được coi là kết thúc sau khi phương tiện, tàu biển đã thả neo, cập cầu cảng hoặc đã đến vị trí thoả thuận một cách an toàn. Hoa tiêu không được phép rời phương tiện, tàu biển nếu chưa được sự đồng ý của thuyền trưởng.
2. Hoa tiêu có nghĩa vụ chỉ dẫn cho thuyền trưởng về tình trạng luồng ở khu vực dẫn phương tiện, tàu biển; kiến nghị với thuyền trưởng về các hành vi không phù hợp với quy định bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và các quy định khác của pháp luật.
Khi thuyền trưởng cố ý không thực hiện các chỉ dẫn hoặc khuyến nghị hợp lý của hoa tiêu thì hoa tiêu có quyền từ chối dẫn phương tiện, tàu biển với sự làm chứng của người thứ ba.
3. Hoa tiêu có nghĩa vụ thông báo cho Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa về những thay đổi của luồng đã phát hiện trong khi dẫn phương tiện, tàu biển.
1. Thuyền trưởng có trách nhiệm thông báo cho hoa tiêu về tính năng và đặc điểm của phương tiện, tàu biển; bảo đảm an toàn cho hoa tiêu khi lên hoặc rời phương tiện, tàu biển; cung cấp cho hoa tiêu các điều kiện làm việc và sinh hoạt trong thời gian hoa tiêu ở trên phương tiện, tàu biển.
2. Sau khi kết thúc nhiệm vụ, nếu hoa tiêu không thể rời phương tiện, tàu biển tại ví trí đã thoả thuận thì thuyền trưởng phải tìm biện pháp để hoa tiêu rời phương tiện, tàu biển và chịu chi phí để hoa tiêu trở về nơi đã tiếp nhận hoa tiêu.
3. Thuyền trưởng có trách nhiệm trả phí hoa tiêu theo quy định của pháp luật.
Khi xảy ra tổn thất do lỗi của hoa tiêu gây ra, chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất như đối với tổn thất do lỗi của thuyền viên gây ra; hoa tiêu được miễn bồi thường thiệt hại vật chất nhưng phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật.
ACTIVITIES OF INLAND WATERWAY PORTS, LANDING STAGES, PORT AUTHORITIES AND INLAND WATERWAY PILOTS
Article 69.- Management of activities of inland waterway ports and landing stages
1. Inland waterway ports and landing stages may operate when they ensure the prescribed criteria and are so permitted by competent authorities.
2. Investors of inland waterway ports or landing stages shall directly operate them, or lease their operation.
3. Cargo loading and unloading as well as passenger service businesses at inland waterway ports or landing stages are conditional businesses.
4. The Transport Minister shall prescribe the management of activities of inland waterway ports and landing stages and decentralize such management, except for the case prescribed in Clause 5 of this Article.
5. The Defense Minister, the Public Security Minister and the Fisheries Minister shall, within the scope of their respective tasks and powers, prescribe the management of activities of inland waterway ports and landing stages engaged on defense and security tasks, fishing ports and wharves.
6. The provincial-level People's Committee presidents shall organize the management of activities of cross-river passenger landing stages as well as inland waterway ports and landing stages decentralized to them for management.
Article 70.- Operations of vessels, sea-going ships at inland waterway ports, landing stages
1. Captains or steersmen may only steer their vessels or sea-going ships into inland waterway ports or landing stages permitted to operate; when entering, leaving or anchoring at inland waterway ports or landing stages, they must complete all procedures prescribed by the Transport Minister.
2. Crewmen and steersmen of vessels or sea-going ships operating within inland waterway ports or landing stages must observe law provisions and regulations of such inland waterway ports or landing stages.
Article 71.- Inland waterway port authorities
1. Inland waterway port authorities are agencies performing the function of specialized State management over inland waterway navigation and transport at inland waterway ports and landing stages in order to ensure the observance of law provisions on inland waterway navigation order and safety and prevention of environmental pollution.
2. The Transport Minister shall prescribe the organization, activities and scope of activity of inland waterway port authorities.
Article 72.- Tasks, powers of inland waterway port authorities
1. To prescribe the berths of vessels and sea-going ships in the waters of inland waterway ports and landing stages.
2. To inspect the observance of law provisions on navigation safety and environmental protection by vessels and sea-going ships; check the professional diplomas and certificates of crewmen and steersmen; grant permits for vessels and sea-going ships to enter and leave inland waterway ports or landing stages.
3. To ban vessels and sea-going ships from entering or leaving inland waterway ports or landing stages when such inland waterway ports, landing stages or vessels fail to ensure safety conditions or inland waterway ports or landing stages fail to meet law-prescribed conditions on their activities.
4. To notify the situation of channels to vessels and sea-going ships entering and leaving inland waterway ports or landing stages.
5. To inspect the safety conditions of docks, landing stages, channels, signals and other relevant facilities in the areas of inland waterway ports and landing stages; when detecting unsafe signs, to notify them to responsible organizations or individuals for timely handling.
6. To supervise the operation and use of docks and landing stages in order to ensure safety; to request organizations and individuals operating inland waterway ports or landing stages to suspend the operation of docks or landing stages when deeming that such operation may affect the safety of people, vessels or facilities.
7. To organize the search and rescue of people, cargoes, vessels and sea-going ships in distress in the waters of inland waterway ports or landing stages.
8. To mobilize vessels, equipment and manpower in the areas of inland waterway ports or landing stages to participate in rescuing people, cargoes, vessels and sea-going ships in emergency cases and handle environmental pollution within the areas of inland waterway ports or landing stages.
9. To participate in making written records and conclusions on the causes of accidents or incidents having happened in the areas of inland waterway ports or landing stages; to request the involved parties to remedy accident consequences.
10. To sanction administrative violations, seize means; to collect charges and fees according to law provisions.
11. To assume the prime responsibility for, and coordinate with other State management agencies at inland waterway ports or landing stages in, receiving foreign vessels and sea-going ships.
Article 73.- Inland waterway pilotage
1. Foreign vessels and sea-going ships, when operating on inland waterways, must comply with the compulsory pilotage regime. Vietnamese vessels and sea-going ships may request pilotage when deeming it necessary.
2. The use of pilots shall not exempt or reduce the command responsibility of captains, including the case where the use of pilots is compulsory.
Captains are entitled to select pilots or request replacement of pilots.
3. The Transport Minister shall prescribe the organization and activities of pilots, their criteria and professional certificates.
1. When leading vessels or sea-going ships, pilots shall submit to the command of captains. A pilot's tasks shall be deemed to complete only after the vessels or sea-going ships have safely anchored or arrived at the docks or reached the agreed places. Pilots cannot leave vessels without permission of captains.
2. Pilots shall be obliged to inform captains of the situation of channels in the areas where they pilot vessels or sea-going means; warn captains about acts against regulations on assurance of inland waterway navigation safety and other law provisions.
When captains deliberately refuse to follow reasonable instructions or warnings of pilots, pilots may refuse to pilot vessels or sea-going ships to the witness of third persons.
3. Pilots shall be obliged to inform the directors of inland water port authorities of channel changes they detect when piloting vessels or sea-going ships.
Article 75.- Responsibilities of captains during the time of hiring pilots
1. Captains shall have to inform pilots of the properties and characteristics of vessels or sea-gong ships; ensure safety for pilots when they get on board or leave vessels or sea-going ships; provide pilots with working and living conditions when they stay on board vessels or sea-going ships.
2. After accomplishing their duties, if pilots cannot leave vessels or sea-going ships at the agreed places, captains must seek measures to let pilots leave vessels or sea-going ships and bear all expenses for pilots to return to the pilot-receiving places.
3. Captains shall have to pay pilotage according to law provisions.
Article 76.- Responsibilities of vessel owners and pilots when damage is inflicted
When damage is inflicted due to the pilots' fault, the vessel owners shall have to compensate for such damage like damage due to crewmen' fault; pilots shall be exempt from compensating for material damage but must bear administrative or penal liability according to law provisions.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực