Chương V : Quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện
Số hiệu: | 23/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 15/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2005 |
Ngày công báo: | 18/07/2004 | Số công báo: | Từ số 29 đến số 30 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Giao thông đường thuỷ nội địa - Theo Luật Giao thông đường thuỷ nội địa số 23/2004/QH11, được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004, khi xảy ra tai nạn đường thuỷ thì UBND nơi gần nhất nhận được tin báo phải có trách nhiệm cứa nạn mà không phân biệt UBND cấp nào... Luật cũng quy định hành khách có quyền được từ chối chuyến đi trước khi tàu thuyền xuất bến vì bất kể lý do gì, chứ không phải chỉ trong trường hợp xét thấy phương tiện không bảo đảm an toàn và sẽ được hoàn trả lại tiền vé... Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng, hoạt động thuỷ sản và các hoạt động khác không được làm che khuất báo hiệu, ảnh hưởng đến tầm nhìn của người trực tiếp điều khiển phương tiện và phải theo hướng dẫn của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa... Phạm vi bảo vệ đập giao thông được tính từ hai đầu đập theo trục dọc về mỗi phía 50 mét, từ chân đập phía thượng lưu trở về phía thượng lưu và từ chân đập phía hạ lưu trở về phía hạ lưu, mỗi phía 100 mét... Đối với báo hiệu đường thuỷ nội địa, trụ neo, cọc neo, mốc thuỷ chí, mốc đo đạc, phạm vi bảo vệ là 5 mét, kể từ điểm ngoài cùng trở ra mỗi phía của trụ neo, cọc neo, mốc thuỷ chí, mốc đo đạc... Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi điều khiển phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải tuân theo quy tắc giao thông và báo hiệu đường thuỷ nội địa quy định tại Luật này.
2. Thuyền trưởng tàu biển khi điều khiển tàu biển hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải tuân theo báo hiệu đường thuỷ nội địa và quy tắc giao thông quy định đối với phương tiện có động cơ.
3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình phải điều khiển phương tiện với tốc độ an toàn để có thể xử lý các tình huống tránh va, không gây mất an toàn đối với phương tiện khác hoặc tổn hại đến các công trình; giữ khoảng cách an toàn giữa phương tiện mình đang điều khiển với phương tiện khác; phải giảm tốc độ của phương tiện trong các trường hợp sau đây:
a) Đi gần phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng, phương tiện bị nạn, phương tiện chở hàng nguy hiểm;
b) Đi trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa;
c) Đi gần đê, kè khi có nước lớn.
4. Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình không được bám, buộc phương tiện của mình vào phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm đang hành trình hoặc để phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm bám, buộc vào phương tiện của mình, trừ trường hợp cứu hộ, cứu nạn hoặc trường hợp bất khả kháng.
1. Khi hành trình trong điều kiện có sương mù, mưa to hoặc vì lý do khác mà tầm nhìn bị hạn chế, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải giảm tốc độ của phương tiện đồng thời phát âm hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật này và phải có người cảnh giới ở những vị trí cần thiết trên phương tiện. Trường hợp không nhìn rõ đường thì phải neo đậu phương tiện, bố trí người cảnh giới và phát âm hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này.
2. Khi phương tiện đi vào nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải giảm tốc độ của phương tiện, phát tín hiệu nhiều lần theo quy định tại Điều 46 của Luật này và đi sát về phía luồng đã báo cho đến khi phương tiện qua khỏi nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp.
1. Những phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt sau đây được ưu tiên đi trước khi qua âu tàu, cống, đập, cầu không mở thường xuyên, nơi có điều tiết giao thông, luồng giao nhau, luồng cong gấp, theo thứ tự sau đây:
a) Phương tiện chữa cháy;
b) Phương tiện cứu nạn;
c) Phương tiện hộ đê;
d) Phương tiện của quân đội, công an làm nhiệm vụ khẩn cấp;
đ) Phương tiện, đoàn phương tiện có công an hộ tống hoặc dẫn đường.
2. Phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải chủ động phát tín hiệu điều động theo quy định tại Điều 46 của Luật này.
3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện của phương tiện không quy định tại khoản 1 Điều này khi thấy tín hiệu của phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt phải giảm tốc độ phương tiện của mình, đi sát về một phía luồng để nhường đường.
1. Khi hai phương tiện đi đối hướng nhau có nguy cơ va chạm, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải giảm tốc độ, tránh và nhường đường theo nguyên tắc sau đây:
a) Phương tiện đi ngược nước phải tránh và nhường đường cho phương tiện đi xuôi nước. Trường hợp nước đứng, phương tiện nào phát tín hiệu xin đường trước thì phương tiện kia phải tránh và nhường đường;
b) Phương tiện thô sơ phải tránh và nhường đường cho phương tiện có động cơ, phương tiện có động cơ công suất nhỏ hơn phải tránh và nhường đường cho phương tiện có động cơ công suất lớn hơn, phương tiện đi một mình phải tránh và nhường đường cho đoàn lai;
c) Mọi phương tiện phải tránh bè và tránh phương tiện có tín hiệu mất chủ động, phương tiện bị nạn, phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng.
2. Khi tránh nhau, phương tiện được nhường đường phải chủ động phát tín hiệu điều động theo quy định tại Điều 46 của Luật này và đi về phía luồng đã báo, phương tiện kia phải tránh và nhường đường.
Khi hai phương tiện đi cắt hướng nhau có nguy cơ va chạm, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải giảm tốc độ, tránh và nhường đường theo nguyên tắc sau đây:
1. Phương tiện thô sơ phải tránh và nhường đường cho phương tiện có động cơ;
2. Mọi phương tiện phải tránh bè;
3. Phương tiện có động cơ nào nhìn thấy phương tiện có động cơ khác bên mạn phải của mình thì phải tránh và nhường đường cho phương tiện đó.
1. Phương tiện khi di chuyển bằng buồm tránh nhau theo nguyên tắc sau đây:
a) Thuyền đi thuận gió tránh thuyền đi ngược gió;
b) Thuyền được gió mạn trái tránh thuyền được gió mạn phải;
c) Thuyền đi trên gió tránh thuyền đi dưới gió.
2. Phương tiện thô sơ khác phải tránh thuyền buồm.
1. Phương tiện vượt nhau thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Phương tiện xin vượt phải phát âm hiệu một tiếng dài, lặp lại nhiều lần;
b) Phương tiện bị vượt, khi nghe thấy âm hiệu xin vượt, nếu thấy an toàn phải giảm tốc độ và phát âm hiệu điều động theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 46 của Luật này và đi về phía luồng đã báo cho đến khi phương tiện xin vượt đã vượt qua; nếu không thể cho vượt thì phát âm hiệu 5 tiếng ngắn;
c) Phương tiện xin vượt, khi nghe thấy âm hiệu điều động của phương tiện bị vượt thì mới được vượt; khi vượt phải phát âm hiệu báo phía vượt của mình và phải giữ khoảng cách ngang an toàn với phương tiện bị vượt.
2. Phương tiện xin vượt không được vượt trong các trường hợp sau đây:
a) Nơi có báo hiệu cấm vượt;
b) Phía trước có phương tiện đi ngược lại hay có vật chướng ngại;
c) Nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp hoặc có báo hiệu chiều rộng luồng hạn chế;
d) Khi đi qua khoang thông thuyền của cầu, cống, âu tàu, khu vực điều tiết giao thông;
đ) Trường hợp khác không bảo đảm an toàn.
1. Trước khi đưa phương tiện đi qua khoang thông thuyền, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Nắm vững các thông số chiều rộng, chiều cao của khoang thông thuyền, tình trạng luồng và dòng chảy;
b) Kiểm tra hệ thống lái, neo, đệm chống va, sào chống;
c) Trường hợp là đoàn lai, phải lập phương án lắp ghép đội hình phù hợp với chiều rộng và chiều cao của khoang thông thuyền, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thuyền viên.
2. Thuyền trưởng, người lái phương tiện chỉ được đưa phương tiện qua khoang thông thuyền khi xét thấy đủ điều kiện an toàn; trường hợp cần thiết, phải xin chỉ dẫn của bộ phận điều tiết giao thông hoặc đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa.
3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện phải điều khiển phương tiện đi đúng khoang có báo hiệu thông thuyền; đối với những khoang thông thuyền có phao dẫn luồng, phải điều khiển phương tiện đi trong giới hạn của hai hàng phao.
4. Nơi khoang thông thuyền có dòng nước xoáy hoặc chảy xiết, nếu thấy không an toàn, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải tìm biện pháp để đưa phương tiện qua khoang thông thuyền an toàn; trường hợp phải chờ qua khoang thông thuyền, phương tiện phải được neo buộc chắc chắn tại vị trí an toàn và bố trí người trực trên phương tiện.
5. Những nơi có điều tiết giao thông, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải chấp hành hiệu lệnh của người điều tiết giao thông.
1. Neo đậu phương tiện trong cảng, bến thuỷ nội địa phải đúng nơi quy định, chấp hành nội quy của cảng, bến thuỷ nội địa và phải bố trí người trông coi phương tiện.
Phương tiện neo đậu ở phía bờ phải để thuyền viên của các phương tiện đậu ở phía ngoài và những người thi hành công vụ đi qua.
2. Trong trường hợp cần neo đậu phương tiện ở ngoài phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa để hành khách lên xuống hoặc xếp, dỡ hàng hoá phải được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa. Phương tiện khác chỉ được cập mạn để đón trả hành khách, chuyển tải hàng hoá khi phương tiện này đã neo đậu xong.
3. Trước khi rời cảng, bến thuỷ nội địa hoặc vị trí neo đậu, phương tiện phải phát âm hiệu, nếu thấy bảo đảm an toàn mới được nhổ neo.
4. Phương tiện không được neo đậu ở giữa luồng, khu vực luồng giao nhau, luồng cong gấp, trong hành lang bảo vệ cầu hoặc các công trình khác và những nơi có báo hiệu cấm neo đậu.
1. Tín hiệu của phương tiện dùng để thông báo tình trạng hoạt động của phương tiện, bao gồm:
a) Âm hiệu là tín hiệu âm thanh phát ra từ còi, chuông, kẻng hoặc từ các vật khác;
b) Đèn hiệu là tín hiệu ánh sáng được sử dụng từ lúc mặt trời lặn đến lúc mặt trời mọc hoặc trong trường hợp tầm nhìn bị hạn chế;
c) Dấu hiệu là những vật thể có hình dáng, màu sắc, kích thước được sử dụng trong các trường hợp do Luật này quy định;
d) Cờ hiệu là loại cờ có hình dáng, màu sắc, kích thước được sử dụng trong các trường hợp do Luật này quy định.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của âm hiệu, đèn hiệu, dấu hiệu và cờ hiệu.
1. Khi cần đổi hướng đi, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải phát âm hiệu điều động phương tiện mà mình đang điều khiển như sau:
a) Một tiếng ngắn là tín hiệu đổi hướng đi sang phải;
b) Hai tiếng ngắn là tín hiệu đổi hướng đi sang trái;
c) Ba tiếng ngắn là tín hiệu chạy lùi.
2. Ngoài những âm hiệu quy định tại khoản 1 Điều này, phương tiện có thể đồng thời phát đèn hiệu như sau:
a) Một chớp đèn là tín hiệu đổi hướng đi sang phải;
b) Hai chớp đèn là tín hiệu đổi hướng đi sang trái;
c) Ba chớp đèn là tín hiệu chạy lùi.
Thuyền trưởng, người lái phương tiện thông báo tình trạng hoạt động của phương tiện mà mình đang điều khiển bằng âm hiệu như sau:
1. Bốn tiếng ngắn là tín hiệu gọi các phương tiện khác đến giúp đỡ;
2. Năm tiếng ngắn là tín hiệu không thể nhường đường;
3. Một tiếng dài là tín hiệu xin đường, các phương tiện khác chú ý;
4. Hai tiếng dài là tín hiệu dừng lại;
5. Ba tiếng dài là tín hiệu sắp cập bến, rời bến, chào nhau;
6. Bốn tiếng dài là tín hiệu xin mở cầu, cống, âu tàu;
7. Ba tiếng ngắn, ba tiếng dài, ba tiếng ngắn là tín hiệu có người trên phương tiện bị ngã xuống nước;
8. Một tiếng dài, hai tiếng ngắn là tín hiệu phương tiện bị mắc cạn, phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng;
9. Hai tiếng dài, hai tiếng ngắn là tín hiệu phương tiện mất chủ động.
Khi có sương mù, mưa to hoặc vì lý do khác mà tầm nhìn bị hạn chế, phương tiện phải phát âm hiệu như sau:
1. Cách hai phút phát một tiếng dài là tín hiệu phương tiện đi chậm hay đã dừng máy nhưng còn di chuyển theo quán tính;
2. Cách hai phút phát hai tiếng dài là tín hiệu phương tiện đã dừng lại.
Các phương tiện được chia ra 6 loại để bố trí tín hiệu như sau:
1. Loại A là loại phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 50 mã lực trở lên;
2. Loại B là loại phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến dưới 50 mã lực;
3. Loại C là loại phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 50 tấn trở lên;
4. Loại D là loại phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực và phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 50 tấn;
5. Loại E là loại bè có chiều dài trên 25 mét, chiều rộng trên 5 mét;
6. Loại F là loại bè có chiều dài đến 25 mét, chiều rộng đến 5 mét.
1. Đối với phương tiện loại A:
a) Trên cột đèn thắp một đèn trắng mũi ở độ cao ít nhất 3 mét so với mặt nước; thắp hai đèn mạn ngang nhau, thấp hơn ít nhất 1/4 chiều cao đèn trắng mũi, đèn xanh đặt bên phải, đèn đỏ đặt bên trái; thắp một đèn trắng lái thấp hơn đèn trắng mũi;
b) Phương tiện có tốc độ thiết kế từ 30 km/giờ trở lên và có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên, ngoài các đèn hiệu quy định tại điểm a khoản này, trên cột đèn thắp một đèn vàng nhấp nháy liên tục cao hơn đèn trắng mũi 0,5 mét;
c) Phương tiện có tốc độ thiết kế từ 30km/giờ trở lên và có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét, trên cột đèn thắp một đèn vàng nhấp nháy liên tục;
d) Phương tiện có tốc độ thiết kế dưới 30km/giờ và có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét, trên cột đèn thắp đèn hiệu như đối với phương tiện loại B quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với phương tiện loại B, trên cột đèn thắp một đèn nửa xanh nửa đỏ ở độ cao ít nhất 2 mét so với mặt nước.
3. Đối với phương tiện loại C, thắp hai đèn mạn, đèn xanh đặt bên phải, đèn đỏ đặt bên trái; thắp một đèn trắng lái.
4. Đối với phương tiện loại D, thắp một đèn trắng đặt ở độ cao ít nhất 2 mét so với mặt nước.
5. Đối với phương tiện loại E, thắp một đèn đỏ đặt giữa bè; thắp hai đèn trắng đặt trên trục dọc giữa bè, một đèn ở đầu bè, một đèn ở cuối bè; nếu bè có chiều rộng trên 15 mét thì thay các đèn trắng ở trục dọc bằng bốn đèn trắng ở bốn góc bè, các đèn này đặt cao hơn mặt nước ít nhất 1,5 mét.
6. Đối với phương tiện loại F, thắp một đèn đỏ đặt giữa bè cao hơn mặt nước ít nhất 1,5 mét.
1. Đối với phương tiện kéo loại A:
a) Ban đêm, ngoài những đèn hiệu quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này, khi đang lai, trên cột đèn thắp thêm một đèn trắng mũi nếu đoàn lai kéo dài dưới 100 mét hoặc thắp thêm hai đèn trắng mũi nếu đoàn lai kéo dài từ 100 mét trở lên, mỗi đèn cách nhau 1 mét;
b) Ban ngày, trên cột đèn mỗi đèn trắng mũi thay bằng một dấu hiệu gồm hai hình tròn màu đen đường kính 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế.
2. Đối với phương tiện kéo loại B:
a) Ban đêm, ngoài đèn nửa xanh nửa đỏ, khi đang lai, trên cột đèn thắp thêm một đèn trắng cao hơn đèn nửa xanh nửa đỏ 0,5 mét;
b) Ban ngày, trên cột đèn treo hai dấu hiệu, mỗi dấu hiệu gồm hai hình tròn màu đen đường kính 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế.
3. Đối với phương tiện bị kéo:
a) Các phương tiện loại A và C chỉ thắp đèn mạn cho phương tiện đi đầu; trường hợp phương tiện được ghép thành nhiều hàng thì phương tiện ở ngoài cùng phải thắp đèn mạn tương ứng, phương tiện bị kéo cuối cùng phải thắp đèn trắng lái;
b) Các phương tiện loại B, D, E và F được thắp đèn hiệu tương ứng theo quy định tại Điều 50 của Luật này;
c) Trường hợp chỉ kéo theo một phương tiện mà trên phương tiện đó không có người và từ đuôi phương tiện bị kéo đến đuôi của phương tiện kéo không quá 6 mét thì phương tiện bị kéo không phải thắp đèn.
1. Đối với phương tiện lai loại A:
a) Ban đêm, ngoài các đèn hiệu quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này, trên cột đèn phải thắp thêm một đèn trắng mũi cao hơn đèn trắng mũi ban đầu 1 mét;
b) Ban ngày, trên cột đèn treo hai dấu hiệu, mỗi dấu hiệu gồm hai hình tròn màu đen đường kính 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế.
2. Đối với phương tiện lai loại B, áp dụng tín hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này.
3. Đối với phương tiện bị lai:
a) Các phương tiện loại A và C, thắp đèn mạn và đèn trắng lái;
b) Các phương tiện loại B, D và F, phương tiện ngoài cùng thắp đèn hiệu tương ứng theo quy định tại Điều 50 của Luật này; các phương tiện ở giữa không phải thắp đèn hiệu;
c) Phương tiện loại E, thắp một đèn đỏ đặt ở giữa bè, thắp hai đèn trắng đặt ở hai góc ngoài; các đèn hiệu phải đặt cao hơn mặt nước ít nhất 1,5 mét.
1. Đối với phương tiện đẩy loại A:
a) Ban đêm, ngoài các đèn hiệu quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này, trên cột đèn thắp thêm một đèn xanh cao hơn đèn trắng mũi 1 mét;
b) Ban ngày, trên cột đèn treo một dấu hiệu gồm hai hình tam giác đều màu đen, đỉnh hướng lên trên, mỗi cạnh 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế.
2. Đối với phương tiện đẩy loại B:
a) Ban đêm, ngoài đèn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật này, trên cột đèn thắp thêm một đèn xanh cao hơn đèn nửa xanh nửa đỏ 0,5 mét;
b) Ban ngày, trên cột đèn treo một dấu hiệu quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Đối với phương tiện bị đẩy:
a) Các phương tiện loại A và C, thắp đèn mạn cho phương tiện đi hàng đầu; trường hợp phương tiện được ghép thành nhiều hàng thì chỉ thắp đèn mạn tương ứng cho phương tiện ngoài cùng;
b) Các phương tiện loại B và D, thắp đèn hiệu tương ứng cho phương tiện đi hàng đầu theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 50 của Luật này.
1. Đối với phương tiện lai có thuyền trưởng chỉ huy đoàn lai:
a) Phương tiện loại A, ban đêm ngoài đèn hiệu quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này, trên cột đèn thắp thêm hai đèn xanh đặt phía trên và phía dưới đèn trắng mũi, cách đèn trắng mũi 1 mét; ban ngày trên cột đèn treo hai dấu hiệu, mỗi dấu hiệu gồm hai hình chữ nhật màu đen có kích thước 0,3 mét x 0,6 mét ghép theo kiểu múi khế;
b) Phương tiện loại B, ban đêm ngoài đèn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật này, trên cột đèn thắp thêm hai đèn xanh đặt phía trên đèn nửa xanh nửa đỏ, các đèn cách nhau 0,5 mét; ban ngày trên cột đèn treo dấu hiệu quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với phương tiện lai hỗ trợ, ban đêm trên cột đèn thắp đèn hiệu tương ứng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 50 của Luật này.
3. Đối với phương tiện bị lai thì áp dụng tín hiệu tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 51, khoản 3 Điều 52 và khoản 3 Điều 53 của Luật này.
Khi phương tiện không còn hoạt động theo sự điều khiển của thuyền trưởng, người lái phương tiện thì phải phát âm hiệu theo quy định tại khoản 9 Điều 47 của Luật này, đồng thời phải bố trí tín hiệu theo quy định sau đây:
1. Ban đêm, thắp một đèn đỏ đặt ở vị trí cao nhất của phương tiện, nếu còn di chuyển theo quán tính thì phương tiện loại A phải thắp thêm đèn mạn và đèn trắng lái, phương tiện loại B phải thắp thêm đèn nửa xanh nửa đỏ;
2. Ban ngày, ở vị trí cao nhất của phương tiện treo một dấu hiệu gồm hai hình thoi góc vuông màu đen, mỗi cạnh 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế.
1. Ban đêm, phương tiện có chiều dài lớn nhất từ 45 mét trở xuống thắp ở phía mũi một đèn trắng đặt cao hơn mặt nước ít nhất 3 mét; phương tiện có chiều dài lớn nhất trên 45 mét thắp thêm ở phía lái một đèn trắng và đặt thấp hơn đèn trắng ở phía mũi 1 mét.
Tại nơi có báo hiệu chiều rộng luồng bị hạn chế, phương tiện neo thắp thêm một đèn trắng đặt tại vị trí gần tim luồng nhất của phương tiện.
Các bè neo ở ngoài cảng, bến thuỷ nội địa thắp một đèn đỏ đặt ở giữa bè và hai đèn trắng đặt ở hai góc bè phía luồng.
2. Ban ngày, ở phía mũi treo một dấu hiệu gồm hai hình tròn màu đen, đường kính 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế.
1. Đối với phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng hoặc phương tiện bị mắc cạn trên luồng mà một bên luồng còn lưu thông được:
a) Ban đêm, ở vị trí cao nhất trên cột đèn thắp một đèn đỏ, một đèn xanh, đèn đỏ cao hơn đèn xanh 1 mét; phía luồng còn lưu thông được thắp một đèn trắng đặt cao hơn mặt nước 2 mét;
b) Ban ngày, ở vị trí cao nhất trên cột đèn treo một dấu hiệu gồm hai hình vuông màu đen, mỗi cạnh 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế.
2. Đối với phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng hoặc phương tiện bị mắc cạn chặn hết luồng:
a) Ban đêm, ở vị trí cao nhất trên cột đèn thắp hai đèn đỏ cách nhau 1 mét;
b) Ban ngày, ở vị trí cao nhất trên cột đèn treo hai dấu hiệu, mỗi dấu hiệu gồm hai hình vuông màu đen, mỗi cạnh 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế;
3. Tại khu vực luồng giao nhau, luồng cong gấp mà tầm nhìn bị hạn chế thì ngoài tín hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trên phương tiện còn phải có người cảnh giới và phát âm hiệu theo quy định tại khoản 8 Điều 47 của Luật này.
1. Ban đêm, ngoài đèn hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 50 của Luật này, trong suốt thời gian hành trình, phương tiện có động cơ chở khách thắp một đèn trắng nhấp nháy liên tục, đặt cao hơn đèn trắng mũi 1 mét hoặc đèn nửa xanh nửa đỏ 0,5 mét.
2. Ban ngày, ở vị trí cao nhất trên cột đèn treo một cờ vàng đuôi nheo.
1. Ban đêm, ngoài các đèn hiệu quy định tại Điều 50 của Luật này, phương tiện đang thả lưới thắp thêm ở phía thả lưới một đèn trắng trên một đèn xanh, đèn xanh đặt cao hơn mặt nước ít nhất 2 mét.
2. Ban ngày, phương tiện có chiều dài lớn nhất từ 20 mét trở lên, trên cột đèn treo một dấu hiệu gồm hai hình tam giác đều màu trắng, mỗi cạnh 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế đối đỉnh nhau; phương tiện có chiều dài lớn nhất dưới 20 mét, trên cột đèn treo một dấu hiệu gồm hai hình tròn màu trắng, đường kính 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế.
1. Ban đêm, trên cột đèn thắp một đèn xanh giữa hai đèn đỏ, các đèn đặt cách nhau 1 mét, đèn đỏ dưới cao hơn mặt nước 2 mét, đồng thời phát âm hiệu liên tục theo quy định tại khoản 7 Điều 47 của Luật này.
2. Ban ngày, trên cột đèn treo cờ hiệu "Cờ chữ O", đồng thời phát âm hiệu liên tục theo quy định tại khoản 7 Điều 47 của Luật này.
1. Ban đêm, trên cột đèn thắp một đèn xanh trên một đèn đỏ, đặt cách nhau 1 mét.
2. Ban ngày, trên cột đèn treo cờ xanh.
1. Ban đêm, ở vị trí cao nhất trên cột đèn thắp một đèn vàng.
2. Ban ngày, trên cột đèn treo cờ hiệu "Cờ chữ Q" phía trên cờ hiệu "Cờ chữ L".
1. Ban đêm, trên cột đèn thắp một đèn đỏ nhấp nháy liên tục, đồng thời phát liên tiếp những tiếng còi ngắn hoặc đánh liên hồi chuông, kẻng.
2. Ban ngày, trên cột đèn treo cờ hiệu "Cờ chữ N" phía trên cờ hiệu "Cờ chữ C" và phát âm hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Cảnh sát giao thông đường thuỷ bố trí tín hiệu báo trạm kiểm soát, phương tiện tuần tra, kiểm soát giao thông như sau:
1. Tại trạm kiểm soát giao thông, ở vị trí cao, dễ quan sát nhất:
a) Ban đêm, thắp một đèn xanh trên một đèn trắng, đặt cách nhau 0,6 mét trên cùng một cột dọc;
b) Ban ngày, treo cờ hiệu "Cờ chữ K";
2. Trên phương tiện tuần tra, kiểm soát giao thông:
a) Ban đêm, ngoài các đèn hiệu quy định tại Điều 50 của Luật này, ở vị trí cao nhất trên cột đèn thắp một đèn xanh trên một đèn trắng, cách nhau 0,6 mét;
b) Ban ngày, ở vị trí cao nhất trên cột đèn treo cờ hiệu "Cờ chữ K".
Ngoài tín hiệu quy định tại Điều 65 của Luật này, Cảnh sát giao thông đường thuỷ khi gọi phương tiện để kiểm soát phải phát tín hiệu như sau:
1. Ban đêm, hướng đèn hiệu về phía phương tiện cần kiểm soát, phát một chớp sáng dài, một chớp sáng ngắn, một chớp sáng dài, đồng thời phát âm hiệu một tiếng dài, một tiếng ngắn, một tiếng dài;
2. Ban ngày, hướng cờ hiệu "Cờ chữ K" về phía phương tiện cần kiểm soát, phất ba lần theo chiều thẳng đứng từ trên xuống, đồng thời phát âm hiệu một tiếng dài, một tiếng ngắn, một tiếng dài;
3. Phương tiện nhận được tín hiệu quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này phải chấp hành việc kiểm soát theo quy định của pháp luật.
Ngoài đèn hiệu quy định tại Điều 50 của Luật này, phương tiện khi làm nhiệm vụ đặc biệt phải sử dụng đồng thời âm hiệu, đèn hiệu, cờ hiệu theo quy định sau đây:
1. Còi ưu tiên có âm hiệu đặc biệt;
2. Đèn hiệu quay nhanh liên tục đặt trên cột đèn với màu sắc như sau:
a) Màu xanh đối với phương tiện chữa cháy, phương tiện của công an làm nhiệm vụ khẩn cấp, hộ tống hoặc dẫn đường;
b) Màu đỏ đối với phương tiện cứu nạn, phương tiện hộ đê, phương tiện của quân đội làm nhiệm vụ khẩn cấp;
3. Cờ hiệu:
a) Cờ trắng chữ thập đỏ đối với phương tiện cứu nạn;
b) Cờ đỏ đuôi nheo có quân hiệu đối với phương tiện của quân đội;
c) Cờ xanh lá cây đuôi nheo có công an hiệu đối với phương tiện của công an;
d) Cờ đỏ đuôi nheo đối với phương tiện chữa cháy hoặc hộ đê.
NAVIGATION RULES AND VESSELS' SIGNALS
Article 36.- Observance of inland waterway navigation rules
1. Captains or steersmen, when steering vessels on inland waterways, must obey inland waterway navigation rules and signals prescribed in this Law.
2. Sea-going ship captains, when steering sea-going ships on inland waterways, must obey inland waterway signals and navigation rules applicable to motorized vessels.
3. Captains or steersmen of vessels underway must steer their vessels at safe speeds so that they can handle circumstances to avoid collision, not to cause danger to other vessels or harm works; keep a safe distance between their vessels and other vessels; must slacken the speed of their vessels in the following cases:
a/ Navigating in close proximity to vessels being on operation on channels, vessels in distress, vessels transporting dangerous cargoes;
b/ Navigating within the area of an inland port or a landing stage;
c/ Navigating close to dykes or embankments during the spate time.
4. Captains or steersmen of vessels underway must not cling or tie their vessels to passenger vessels or dangerous cargo vessels also underway or let passenger vessels or dangerous cargo vessels cling or tie to their vessels, except for the case of rescue, salvage or force majeure circumstances.
Article 37.- Navigating under restricted visibility conditions and at cross-channels or channel bends
1. When navigating under conditions of mist, fog or heavy rain or other causes which restrict visibility, captains or steersmen must slacken the speed of their vessels and at the same time release sound signals as prescribed in Clause 1, Article 48 of this Law and arrange lookouts at necessary places on board the vessels. If the route cannot be seen clearly, they must anchor their vessels, arrange lookouts and release sound signals as prescribed in Clause 2, Article 48 of this Law.
2. When their vessels arrive at cross-channels or channel bends, captains or steersmen must slacken the speed of their vessels, release signals repeatedly as prescribed in Article 46 of this Law and keep their vessels to the signaled side of the channel till their vessels pass the cross-channels or channel bends.
Article 38.- Priority rights of vessels on special duty
1. The following vessels on special duty shall be given priority passage when passing locks, culverts, dams, irregularly opened bridges, navigation control areas, cross-channels or channel bends in the following order:
a/ Fire-fighting vessels;
b/ Salvage vessels;
c/ Dyke protection vessels;
d/ The army's or police's vessels on emergency duty;
e/ Vessels or vessel convoys escorted or guided by the police.
2. Vessels prescribed in Clause 1 of this Article must early release maneuvering signals prescribed in Article 46 of this Law.
3. Captains or steersmen of vessels not specified in Clause 1 of this Article, when seeing or hearing the signals of the vessels on special duty, must slacken the speed of their vessels, keep their vessels to one side of the channel in order to give way.
Article 39.- Head-on vessels keeping out of each other's way
1. When two head-one vessels are in danger of collision, their captains or steersmen must slow down their vessels and keep out of the way of, and give way to, each other on the following principles:
a/ The vessel sailing upstream must keep out of the way of, and give way to, the vessel sailing downstream. In case of standing water, the vessel that releases the signal earlier must have its way kept out and given way by the other vessel;
b/ Rudimentary vessels must keep out of the way of, and give way to, motorized vessels, vessels with a smaller engine capacity must keep out of the way of, and give way to, vessels with a larger engine capacity; vessels proceeding alone must keep out of the way of, and give way to, tow convoys.
c/ All vessels must keep out of the way of rafts as well as vessels that are releasing not-under-command signals, vessels in distress or vessels being on operation on channels.
2. When keeping out of the way of another vessel, the vessel which is given way must early release a maneuvering signal under the provisions of Article 46 of this Law and must sail to the signaled side of the channel and the other vessel must keep out of the way and give way.
Article 40.- Crossing vessels keeping out of each other's way
When two crossing vessels are in danger of collision, their captains or steersmen must slow down their vessels, keep out of the way of, and give way to, each other on the following principles:
1. Rudimentary vessels must keep out of the way of, and give way to, motorized vessels;
2. All vessels must keep out of the way of rafts;
3. Any motorized vessel, when seeing the other motorized vessel on its starboard side, must keep out of the way of, and give way to, such vessel.
Article 41.- Sailboats keeping out of the way of one another
1. Vessels, when proceeding under sail, shall keep out of the way of one another on the following principles:
a/ Boats sailing windward keep out of the way of boats sailing leeward;
b/ Boats having the wind on their port side keep out of the way of boats having the wind on their starboard side;
c/ Boats sailing with greater wind exposure keep out of the way of boats sailing with lesser wind exposure.
2. Other rudimentary vessels must keep out of the way of sailboats.
Article 42.- Vessels overtaking others
1. Vessels overtaking others shall observe the following principles:
a/ Vessels intending to overtake must release a long blast repeatedly;
b/ Vessels to be overtaken, when hearing this blast, if finding overtaking safe, must slow down and release a maneuvering signal under the provisions of Point a or Point b, Clause 1, Article 46 of this Law, and keep to the signaled side of the channel till the overtaking vessels are finally past and clear; if finding overtaking impossible, it must release 5 short blasts;
c/ Vessels intending to overtake can overtake only when hearing the maneuvering sound signals of to be-overtaken vessels; While overtaking, they must release the sound signal indicating the side on which they are to overtake and must keep a safe horizontal distance from the overtaken vessels.
2. Vessels intending to overtake must not overtake in the following cases:
a/ At the places where there are no-overtaking signs;
b/ There are vessels approaching or obstructions ahead;
c/ At cross-channels, channel bends or at places where there are narrow- channel signs;
d/ When sailing through the clear spans of bridges, culverts, through locks or navigation control areas;
e/ Other cases where safety is not guaranteed.
Article 43.- Vessels sailing through the clear spans of bridges or culverts
1. Before steering their vessels through the clear spans, captains or steersmen must observe the following provisions:
a/ Firmly grasping the width and height parameters of the clear span, the state of the channel and current flow;
b/ Checking the system of steering, anchors, anti-shock cushion, and support poles;
c/ For tow convoys, making a plan on the assembly of the convoy suitable to the width and height of the clear span and assigning specific duties to each crewman.
2. Captains or steersmen shall steer their vessels through the clear spans only when they deem that all safety conditions are met; in case of necessity, they must ask for guidance of the navigation regulation sections or the inland waterway management units.
3. Captains or steersmen must steer their vessels through the right spans where the clearance signal is shown; for clear spans with channel-directing buoys, they must steer their vessels between the two buoy lines.
4. Where there are whirlpools or swift currents at the clear spans, if finding it unsafe, the captains or steersmen must take measures to steer their vessels safely through the clear spans; in case of waiting to pass through the clear spans, the vessels must be firmly anchored in safe positions and lookouts must be arranged on board.
5. In navigation control areas, captains or steersmen must obey the navigation controllers' orders.
Article 44.- Anchoring of vessels
1. Vessels must be anchored at the prescribed places in inland waterway ports or landing stages, observe the internal rules of such ports or landing stages and lookouts must be arranged on board.
Vessels anchored alongside a bank must arrange a gangway for crewmen of vessels anchored outside and people on official duty to pass through.
2. Where it is necessary to anchor vessels outside the area of an inland waterway port or landing stage for passengers to embark or disembark or for cargoes to be loaded or unloaded, the permission of the competent State management agency in charge of inland waterway navigation is required. Other vessels may stop alongside these vessels for passengers to embark or disembark or for cargoes to be transshipped when the latter have been moored.
3. Before leaving an inland waterway port or landing stage or their berths, vessels must release sound signals and may raise anchor only when they deem it safe.
4. Vessels must not be anchored or moored in mid-channels, at cross-channels or channel bends, within the protection corridors of bridges or other works, and in places where exist no-anchoring signs.
Section 2. SIGNALS OF INLAND WATERWAY NAVIGATION VESSELS
Article 45.- Signals of vessels
1. Signals of vessels, which are used to notify the vessels' operating state, include:
a/ Sound signals, which are sound signals sent out from whistles, bells, gongs or other things;
b/ Light signals, which are lighted signals used from sunset to sunrise or in case of restricted visibility;
c/ Signs, which are objects with specific shapes, colors and sizes for use in the cases prescribed by this Law;
d/ Signal flags, which are flags with specific shapes, colors and sizes for use in the cases prescribed by this Law.
2. The Transport Minister shall prescribe the technical standards of sound signals, light signals, signs and flag signals.
Article 46.- Maneuvering signals
1. When needing to alter their vessels' course, captains or steersmen must release sound signals to maneuver the vessels they are steering as follows:
a/ One short blast to mean: altering the course to starboard;
b/ Two short blasts to mean: altering the course to port;
c/ Three short blasts to mean: operating astern propulsion.
2. Apart from sound signals specified in Clause 1 of this Article, vessels may at the same time send out light signals as follows:
a/ One flash to mean: altering the course to starboard;
b/ Two flashes to mean: altering the course to port;
c/ Three flashes to mean: operating astern propulsion.
Article 47.- Warning sound signals
Captains or steersmen shall notify the operating state of the vessels they are steering with the following blasts:
1. Four short blasts to mean: calling for help;
2. Five short blasts to mean: cannot give way;
3. One long blast to mean: asking for passage, attention;
4. Two long blasts to mean: stop;
5. Three long blasts to mean: about to enter the landing stage, leave the landing stage, farewell;
6. Four long blasts to mean: asking for opening of bridge, culvert or lock;
7. Three short blasts followed by three long blasts followed by three short blasts to mean: man falling overboard;
8. One long blast followed by two short blasts to mean: the vessel has run aground or is engaged on an operation on the channel;
9. Two long blasts followed by two short blasts to mean: the vessel is not under command.
Article 48.- Sound signals in case of restricted visibility
When visibility is restricted by mist, fog, heavy rain or other causes, vessels must release sound signals as follows:
1. A long blast at intervals of two minutes to mean: the vessel has slowed down or turned off its engine but is still making through the water;
2. Two long blasts at intervals of two minutes to mean: the vessel has stopped.
Article 49.- Classification of vessels for the use of signals
Vessels are classified into the following six categories for use of signals:
1. Category A covers motorized vessels with total main engine capacity of 50 horse powers or more each;
2. Category B covers motorized vessels with total main engine capacity of 5 horse powers and under 50 horse powers each;
3. Category C covers non-motorized vessels with a gross tonnage of 50 tons or more each;
4. Category D covers motorized vessels with total main engine capacity of under 5 horse powers and non-motorized vessels with a gross tonnage of under 50 tons each;
5. Category E covers rafts of over 25 meters in length and over 5 meters in breadth each;
6. Category F covers rafts of up to 25 meters in length and up to 5 meters in breadth each.
Article 50.- Signal lights on vessels proceeding alone
1. For category-A vessels:
a/ The light mast shall be exhibited with a white fore light at least 3 meters above the water surface; two sidelights, the green one on the starboard side and the red one on the port side, placed laterally and lower than the white fore light at least one fourth of the white fore light's height; a white sternlight placed lower than the white fore light, shall be exhibited;
b/ For vessels with a design speed of 30 km/hour or higher and the greatest length of 12 meters or longer, in addition to the signal lights specified at Point a of this Clause, the light mast shall be also exhibited with a flashing yellow light 0.5 meter above the white fore light;
c/ For vessels with a design speed of 30 km/hour or higher and the greatest length of under 12 meters, the light mast shall be exhibited with a flashing yellow light;
d/ For vessels with a design speed of under 30 km/hour and the greatest length of under 12 meters, the light mast shall be exhibited with a signal light as required for category-B vessels prescribed in Clause 2 of this Article.
2. For category-B vessels, the light mast shall be exhibited with a half-green and half-red light at least 2 meters above the water surface.
3. For category-C vessels, two sidelights, the green one on the starboard side and the red one on the port side, and a white sternlight shall be exhibited.
4. For category-D vessels, a white light placed at least 2 meters above the water surface shall be exhibited.
5. For category-E vessels, a red light shall be exhibited amidships; two white lights shall be exhibited on the centerline of the raft, one at the fore and one at the aft; for a raft of 15 meters in breadth, the white lights on the centerline shall be substituted with four white lights placed at the four corners of the raft, at least 1.5 meters above the water surface.
6. For category-F vessels, a red light shall be exhibited amidships, at least 1.5 meters above the water surface.
Article 51.- Signals on tug convoys
1. For category-A tug vessels:
a/ At night, in addition to the signal lights specified in Clause 1, Article 50 of this Law, when towing, the light mast shall be also exhibited with a white fore light if the tow convoy is of under 100 meters in length or two white fore lights, 1 meter away, shall be also exhibited if the tow convoy is of 100 meters or more in length;
b/ At daytime, on the light mast, each white fore light shall be substituted with a sign consisting of two overlapping black balls, each of 0.3 meter in diameter.
2. For category-B tug vessels:
a/ At night, in addition to the half-green and half-red light, when towing, on the light mast, a white light shall be also exhibited 0.5 meter higher than the half-green and half-red light;
b/ At daytime, on the light mast two signs shall be hoisted, each consisting of two overlapping black balls, of 0.3 meter in diameter.
3. For tugged vessels:
a/ For category-A and category-C vessels, only leading vessels shall exhibit sidelights; if vessels are assembled in many rows, the outermost vessels shall exhibit lights on the outward sides while the vessels towed last must exhibit white sternlights;
b/ Category-B, category-D, category-E and category-F vessels shall exhibit corresponding signal lights prescribed in Article 50 of this Law;
c/ Where only one vessel is tugged with nobody on board and the length from the stern of the tugged vessel to the stern of the tug vessel does not exceed 6 meters, the tugged vessel is not required to exhibit lights.
Article 52.- Signals on convoys towed alongside
1. On category-A towing vessels:
a/ At night, in addition to the signal lights specified in Clause 1, Article 50 of this Law, the light mast shall be also exhibited with a white fore light 1 meter higher than the first white fore light;
b/ At daytime, the light mast shall be hoisted with two signs, each consisting of two overlapping black balls, each of 0.3 meter in diameter.
2. For category-B towing vessels, they shall exhibit the signals prescribed in Clause 2, Article 51 of this Law.
3. For towed vessels:
a/ Category-A and category-C vessels shall exhibit sidelights and white sternlights;
b/ For category-B, category-D and category-F vessels, outermost vessels shall exhibit corresponding signal lights as prescribed in Article 50 of this Law; vessels in the center are not required to exhibit lights.
c/ Category-E vessels shall exhibit a red light amidships, two white lights at two outer corners; all of these lights must be placed at least 1.5 meters above the water surface.
Article 53.- Signals on convoys towed by pushing
1. On category-A pushing vessels:
a/ At night, in addition to the signal lights prescribed in Clause 1, Article 50 of this Law, the light mast shall be also exhibited with a green light 1 meter higher than the white fore light;
b/ At daytime, the light mast shall be hoisted with a sign consisting of two overlapping black equilateral triangles, with their apexes upwards and each side of 0.3 meter in length.
2. On category-B pushing vessels:
a/ At night, in addition to the signal lights specified in Clause 2, Article 50 of this Law, the light mast shall be exhibited with a green light 0.5 meter higher than the half-green and half-red lights;
b/ At daytime, hoisted on the light mast must be a sign prescribed at Point b, Clause 1 of this Article.
3. For pushed vessels:
a/ For category-A and category-C vessels, the leading vessels shall exhibit sidelights; where the vessels are assembled in many rows, only outermost vessels must exhibit corresponding sidelights;
b/ For category-B and category-D vessels, leading vessels shall exhibit corresponding signal lights as prescribed in Clause 2 and Clause 4, Article 50 of this Law.
Article 54.- Signals on mixed tow convoys
1. For towing vessels with captains commanding the tow convoys:
a/ On category-A vessels: At night, in addition to the signal lights prescribed in Clause 1, Article 50 of this Law, the light mast shall be also exhibited with two green lights, one higher than and the other lower than the white fore light, 1 meter away; at daytime, the light mast shall be hoisted with two signs, each consisting of two overlapping black rectangles sized 0.3 meter x 0.6 meter, with their apexes upwards;
b/ On category-B vessels: At night, in addition to the signal lights specified in Clause 2, Article 50 of this Law, the light mast shall be exhibited with two green lights, 0.5 meter away, and the lower one being 0.5 meter higher than the half-green and half-red light; at daytime, the light mast shall be hoisted with a sign as prescribed at Point a of this Clause.
2. For support towing vessels: at night, the light mast shall be exhibited with corresponding signal lights as prescribed in Clause 1 and Clause 2, Article 50 of this Law.
3. Towed vessels shall exhibit corresponding signals as prescribed in Clause 3 of Article 51, Clause 3 of Article 52 and Clause 3 of Article 53 of this Law.
Article 55.- Signals on vessels not under command
When their vessels no longer operate under the command of the captains or steersmen, sound signals must be released according to the provisions of Clause 9, Article 47 of this Law and at the same time signals must be displayed as follows:
1. At night, a red light shall be exhibited at the highest position of the vessel, if the vessel is still making way through the water, it must, for category-A vessels, additionally exhibit sidelights and a white sternlight or, for category-B vessels, a half-green and half-red light;
2. At daytime, hoisted at the highest position of the vessel shall be a sign consisting of two overlapping black square-corner diamonds with each side being 0.3 meter in length and their apexes upwards.
Article 56.- Signals on anchored vessels
1. At night, a vessel with the greatest length of 45 meters or under shall exhibit a white fore light at least 3 meters above the water surface; a vessel with the greatest length of over 45 meters shall additionally exhibit a white sternlight 1 meter lower than the white fore light.
At places where narrow-channel signs are put up, anchored vessels shall additionally exhibit a white light at the position nearest to the mid-channel.
Rafts anchored outside inland waterway ports or landing stages shall exhibit a red light amidships and two white lights at the two corners toward the channel.
2. At daytime, hoisted at the fore shall be a sign consisting of two overlapping black balls, of 0.3 meter in diameter each.
Article 57.- Signals on vessels engaged in operations or vessels aground on channels
1. For vessels engaged in operations or vessels aground on channels where part of channel is still navigable:
a/ At night, at the highest position of the light mast, two lights, the red one 1 meter higher than the green one, shall be exhibited; at the side looking to the navigable channel part a white light 2 meters above the water surface shall be exhibited;
b/ At daytime, hoisted at the highest position of the light mast shall be a sign consisting of two overlapping black squares, with each side being of 0.3 meter in length and their apexes upwards.
2. For vessels engaged in operations or vessels aground on channels, thus entirely blocking passage:
a/ At night, at the highest position of the light mast two red lights, 1 meter away shall be exhibited;
b/ At daytime, hoisted at the highest position of the light mast shall be a sign consisting of two overlapping black squares, with each side of 0.3 meter in length and their apexes upwards.
3. At cross-channels or channel bends where visibility is restricted, in addition to the signals prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article, vessels must arrange look-outs and release sound signals as prescribed in Clause 8, Article 47 of this Law.
Article 58.- Signals on motorized passenger vessels
1. At night, in addition to the signal lights prescribed in Clause 1 and Clause 2, Article 50 of this Law, throughout their voyages, motorized passenger vessels shall exhibit a flashing white light, placed 1 meter higher than the white fore light or 0.5 meter higher than the half-green and half-red light.
2. At daytime, at the highest position of the light mast, a yellow pennant shall be hoisted.
Article 59.- Signals on dangerous cargo vessels
1. At night, in addition to the signal lights prescribed in Article 50 of this Law, at the highest position of the light mast, a red light shall be exhibited.
2. At daytime, at the highest position of the light mast a letter-B signal flag shall be hoisted.
Article 60.- Signals on fishing vessels
1. At night, in addition to the signal lights prescribed in Article 50 of this Law, vessels which have spread fishing nets shall additionally exhibit in the direction of the nets two lights, the white one being higher than the green one and the green one placed at least 2 meters higher than the water surface.
2. At daytime, vessels with the greatest length of 20 meters or more shall exhibit on the light mast a sign consisting of two white equilateral triangles, each side being of 0.3 meter in length, with their apexes together one above the other in a vertical line; vessels with the greatest length of under 20 meters shall exhibit on the light mast a sign consisting of two overlapping white balls, of 0.3 meter in diameter each.
Article 61.- Signals on vessels with men falling overboard
1. At night, exhibited on the light mast shall be three lights 1 meter away, the highest and the lowest being red, the middle being green, and the lowest red light being 2 meters higher than the water surface and sound signals shall be continuously released as prescribed in Clause 7, Article 47 of this Law.
2. At daytime, a letter-O signal shall be hoisted flag on the light mast and at the same time sound signals shall be continuously released as prescribed in Clause 7, Article 47 of this Law.
Article 62.- Signals on vessels calling for help of inland waterway police or inspectors
1. At night, the light mast shall be exhibited with two lights, the green one being 1 meter higher than the red one.
2. At daytime, a green flag shall be hoisted on the light mast.
Article 63.- Signals on vessels with diseased people or animals
1. At night, at the highest position of the light mast, a yellow light shall be exhibited.
2. At daytime, on the light mast a letter-Q signal flag shall be hoisted above a letter-L signal flag.
Article 64.- Signals on vessels in distress, calling for help
1. At night, on the light mast shall be exhibited with a flashing red light and continuous short blasts shall be released or continuous bell or gong sounds shall be made.
2. At daytime, on the light mast, a letter-N signal flag shall be hoisted above a letter-C signal flag and sound signals shall be released as prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 65.- Signals of navigation inspection posts, patrol and navigation inspection vessels
Inland waterway police shall put up signals of navigation inspection posts, patrol and navigation inspection vessels as follows:
1. At navigation inspection posts, at high positions where it can be best seen:
a/ At night, on a vertical mast, two lights, the green one being 0.6 meter higher than the white one, shall be exhibited;
b/ At daytime, a letter-K signal flag shall be hoisted.
2. On navigation patrol or control vessels:
a/ At night, in addition to the signal lights specified in Article 50 of this Law, at the highest position of the light mast, two lights, the green one being 0.6 meter higher than the white one, shall be exhibited.
b/ At daytime, at the highest position of the light mast a letter-K signal flag shall be hoisted.
Article 66.- Signals to ask vessels for navigation inspection
In addition to the signals prescribed in Article 65 of this Law, waterway navigation police shall release signals to ask vessels to come for navigation inspection as follows:
1. At night, in the direction of the vessels which need to be inspected, a long flash, followed by a short one, followed by a long one, shall be released simultaneously with a long blast followed by a short one followed by a long one.
2. At daytime, in the direction of the vessels which need to be inspected, the letter-K signal flag shall be waved three times vertically downwards and at the same time a long blast followed by a short one followed by a long one shall be released.
3. The vessels which receive the signals prescribed in Clause 1 or Clause 2 of this Article must submit to the inspection according to law provisions.
Article 67.- Signals on vessels engaged on special duty
In addition to the signal lights specified in Article 50 of this Law, vessels engaged on special duty must use simultaneously sound signals, signal lights and signal flags as follows:
1. Priority whistles with special sounds;
2. Rotating signal lights fitted on the light mast, with the following colors:
a/ Green color for fire-fighting vessels, police vessels engaged on emergency duty, escorting or leading duty;
b/ Red color for salvage vessels, dyke protection vessels, military vessels engaged on emergency duty.
3. Signal flags:
a/ White flag with a red cross for salvage vessels;
b/ Red pennant with a military badge for military vessels;
c/ Green pennant with a police badge for police vessels;
d/ Red pennant for fire-fighting or dyke protection vessels.
Article 68.- Signals on pilot vessels
1. At night, in addition to the signal lights prescribed in Article 50 of this Law, on the light mast two lights shall be also exhibited, with the white one being 0.5 meter higher than the red one which is also 0.5 meter higher than the white fore light or the half-green and half-red light.
2. At daytime, on the light mast, a letter-H signal flag shall be hoisted.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực