Chương III : Phương tiện thuỷ nội địa
Số hiệu: | 23/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 15/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2005 |
Ngày công báo: | 18/07/2004 | Số công báo: | Từ số 29 đến số 30 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Giao thông đường thuỷ nội địa - Theo Luật Giao thông đường thuỷ nội địa số 23/2004/QH11, được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004, khi xảy ra tai nạn đường thuỷ thì UBND nơi gần nhất nhận được tin báo phải có trách nhiệm cứa nạn mà không phân biệt UBND cấp nào... Luật cũng quy định hành khách có quyền được từ chối chuyến đi trước khi tàu thuyền xuất bến vì bất kể lý do gì, chứ không phải chỉ trong trường hợp xét thấy phương tiện không bảo đảm an toàn và sẽ được hoàn trả lại tiền vé... Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng, hoạt động thuỷ sản và các hoạt động khác không được làm che khuất báo hiệu, ảnh hưởng đến tầm nhìn của người trực tiếp điều khiển phương tiện và phải theo hướng dẫn của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa... Phạm vi bảo vệ đập giao thông được tính từ hai đầu đập theo trục dọc về mỗi phía 50 mét, từ chân đập phía thượng lưu trở về phía thượng lưu và từ chân đập phía hạ lưu trở về phía hạ lưu, mỗi phía 100 mét... Đối với báo hiệu đường thuỷ nội địa, trụ neo, cọc neo, mốc thuỷ chí, mốc đo đạc, phạm vi bảo vệ là 5 mét, kể từ điểm ngoài cùng trở ra mỗi phía của trụ neo, cọc neo, mốc thuỷ chí, mốc đo đạc... Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực, phương tiện có sức chở trên 12 người, khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 26 của Luật này;
b) Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, sơn vạch dấu mớn nước an toàn, số lượng người được phép chở trên phương tiện;
c) Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên.
2. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
3. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến dưới 5 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người, khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm an toàn, sơn vạch dấu mớn nước an toàn và có giấy chứng nhận đăng ký.
4. Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè, khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm an toàn theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi chủ phương tiện đăng ký hộ khẩu thường trú.
1. Phương tiện có nguồn gốc hợp pháp, đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.
2. Phương tiện của tổ chức, cá nhân được đăng ký tại nơi chủ phương tiện đặt trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
3. Phương tiện phải được đăng ký lại khi chuyển quyền sở hữu, thay đổi tên, tính năng kỹ thuật hoặc chủ phương tiện thay đổi trụ sở, chuyển nơi đăng ký hộ khẩu sang tỉnh khác.
4. Chủ phương tiện phải khai báo để xoá tên và nộp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho cơ quan đã đăng ký phương tiện trong các trường hợp sau đây:
a) Phương tiện bị mất tích;
b) Phương tiện bị phá huỷ;
c) Phương tiện không còn khả năng phục hồi;
d) Phương tiện được chuyển nhượng ra nước ngoài.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc đăng ký phương tiện, trừ các phương tiện quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định và tổ chức đăng ký phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá.
7. Miễn đăng ký đối với phương tiện quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này.
8. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đăng ký phương tiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và tổ chức quản lý phương tiện được miễn đăng ký.
1. Phương tiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 24 của Luật này thuộc diện đăng kiểm; chủ các loại phương tiện này phải thực hiện quy định sau đây:
a) Khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện phải có hồ sơ thiết kế được cơ quan đăng kiểm phê duyệt;
b) Trong quá trình phương tiện hoạt động phải chịu sự kiểm tra về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm Việt Nam; chịu trách nhiệm bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện theo các tiêu chuẩn quy định giữa hai kỳ kiểm tra.
2. Cơ quan đăng kiểm khi thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật của phương tiện phải tuân theo hệ thống quy phạm, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành. Người đứng đầu cơ quan đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện kiểm tra phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện; quy định và tổ chức thực hiện thống nhất việc đăng kiểm phương tiện trong phạm vi cả nước, trừ các phương tiện quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá; quy định và tổ chức việc đăng kiểm phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá.
1. Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thuộc diện đăng kiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này phải đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ.
2. Khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thuộc diện đăng kiểm phải tuân theo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được cơ quan đăng kiểm duyệt. Trong quá trình thi công phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Phương tiện nhập khẩu phải bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; việc nhập khẩu phương tiện phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Article 24.- Operating conditions of vessels
1. Non-motorized vessels with a gross tonnage of over 15 tons, motorized vessels with total main engine capacity of over 15 horse powers or vessels with a capacity of over 12 passengers, when operating on inland waterways, must ensure the following conditions:
a/ Satisfying the quality, technical safety and environmental protection standards prescribed in Clauses 2, 3 and 4, Article 26 of this Law;
b/ Having inland waterway vessel registration certificates, technical safety and environmental protection certificates; being painted or stuck with number plates, painted with safety waterlines and the permitted numbers of passengers;
c/ Having a sufficient complement of crew and a crew list.
2. For non-motorized vessels with a gross tonnage of between 5 tons and 15 tons, motorized vessels with total main engine capacity of between 5 horse powers and 15 horse powers or with a capacity of between 5 passengers and 12 passengers, when operating on inland waterways, must ensure the conditions specified at Point a and Point b, Clause 1 of this Article.
3. For non-motorized vessels with a gross tonnage of between 1 ton and under 5 tons each or a capacity of between 5 passengers and 12 passengers each, motorized vessels with total main engine capacity of under 5 horse powers or a capacity of under 5 passengers, when operating on inland waterways, must ensure safety, be painted with safety waterlines and have registration certificates.
4. For rudimentary vessels with a gross tonnage of under 1 ton or a capacity of under 5 passengers, when operating on inland waterways, must ensure safety according to regulations of the provincial-level People's Committees of the localities where their owners register their permanent residences.
Article 25.- Vessel registration
1. Vessels which are of lawful origin, satisfy the quality, technical safety and environmental protection standards as prescribed by law shall be granted registration certificates by competent State agencies.
2. Vessels of organizations or individuals shall be registered at the places where their owners are headquartered or register their permanent residences.
3. Vessels must be re-registered when changing hands, changing their names, technical properties or when their owners relocate their headquarters to, or register their permanent residences in, other provinces.
4. Vessel owners must make declarations in order to have their names deleted and return the vessel registration certificates to the agencies where the vessels are registered in the following cases:
a/ Their vessels are missing;
b/ Their vessels are destroyed;
c/ Their vessels are irreparably damaged;
d/ Their vessels are sold abroad;
5. The Transport Minister shall prescribe the registration of vessels, except for those specified in Clause 6 of this Article.
6. The Defense Minister, the Public Security Minister and the Fisheries Ministers shall, within the scope of their tasks and powers, prescribe and organize the registration for vessels engaged on defense or security tasks and fishing vessels.
7. Registration shall be exempt for vessels specified in Clause 4, Article 24 of this Law.
8. Provincial-level People's Committees shall organize the vessel registration according to the regulations of the Transport Minister and organize the management of registration-exempt vessels.
1. Vessels specified in Clause 1 and Clause 2, Article 24 of this Law shall be subject to registry and their owners must implement the following provisions:
a/ When building, transforming, repairing vessels, they must have their design dossiers approved by registry offices;
b/ In the course of operation, their vessels must be subject to inspection by Vietnam Registry offices in terms of technical safety and environmental protection; they must bear responsibility for ensuring that their vessels satisfy the prescribed technical safety and environmental protection standards in inspection intervals.
2. Registry offices, when inspecting the technical safety of vessels, must observe the system of Vietnamese processes and standards and branch standards. The heads of registry offices and the inspectors must bear responsibility for the inspection results.
3. The Transport Minister shall prescribe the quality, technical safety and environmental protection standards of vessels; prescribe and organize the uniform registry of vessels nationwide, excluding vessels specified in Clause 4 of this Article.
4. The Defense Minister, the Public Security Minister and the Fisheries Ministers shall, within the scope of their tasks and powers, prescribe the quality, technical safety and environmental protection standards of vessels engaged on defense or security tasks, and fishing vessels, and organize the registry of vessels engaged on defense or security tasks, and fishing vessels.
Article 27.- Establishments that build, transform and/or repair vessels
1. Establishments that build, transform and/or repair vessels subject to registry under the provisions of Clause 1, Article 26 of this Law must fully satisfy the conditions prescribed by the Government.
2. When building, transforming or repairing vessels subject to registry, the establishments must comply with the quality, technical safety standards and as well as design dossiers already approved by registry offices. In the course of building, they must be subject to inspection and supervision by registry offices regarding quality, technical safety and environmental protection standards.
Article 28.- Import of vessels
Imported vessels must ensure the quality, technical safety and environmental protection standards; the importation of vessels must comply with law provisions.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực