Chương II : Quy hoạch, xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa
Số hiệu: | 23/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 15/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2005 |
Ngày công báo: | 18/07/2004 | Số công báo: | Từ số 29 đến số 30 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa bao gồm đường thuỷ nội địa; cảng, bến thuỷ nội địa; kè, đập giao thông và các công trình phụ trợ khác.
2. Đường thuỷ nội địa được phân loại thành đường thuỷ nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa địa phương và đường thuỷ nội địa chuyên dùng. Đường thuỷ nội địa được chia thành các cấp kỹ thuật.
3. Trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa được phân cấp như sau:
a) Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa quốc gia;
b) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa địa phương;
c) Tổ chức, cá nhân có đường thủy nội địa chuyên dùng tổ chức quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa chuyên dùng được giao.
4. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều này phải bố trí lực lượng quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa (sau đây gọi là đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa).
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc phân loại, phân cấp kỹ thuật, tiêu chuẩn cấp kỹ thuật, công bố tuyến đường thuỷ nội địa và quy định việc tổ chức quản lý đường thuỷ nội địa.
1. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch lưu vực sông, các quy hoạch khác có liên quan và nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Các ngành khi lập quy hoạch, dự án xây dựng công trình có liên quan đến giao thông đường thuỷ nội địa phải có ý kiến tham gia bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa, trừ các công trình phòng, chống lụt, bão, bảo vệ đê.
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch vùng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa trên cơ sở quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa của địa phương trên cơ sở quy hoạch vùng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa.
5. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa có trách nhiệm công bố quy hoạch và quyết định việc điều chỉnh quy hoạch.
1. Báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm phao, biển báo, đèn hiệu và thiết bị phụ trợ khác nhằm hướng dẫn giao thông cho phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
2. Hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm:
a) Báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn luồng hoặc hướng tàu chạy;
b) Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm để chỉ nơi có vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm khác trên luồng;
c) Báo hiệu thông báo chỉ dẫn để thông báo cấm, thông báo hạn chế hoặc chỉ dẫn các tình huống có liên quan đến luồng.
3. Tuyến đường thủy nội địa đã được công bố, quản lý phải được lắp đặt và duy trì hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa.
4. Chủ công trình, tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại trên đường thủy nội địa có trách nhiệm lắp đặt kịp thời và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định trong suốt thời gian xây dựng công trình hoặc thời gian tồn tại vật chướng ngại đó.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về báo hiệu đường thuỷ nội địa.
1. Cảng thuỷ nội địa là hệ thống các công trình được xây dựng để phương tiện, tàu biển neo đậu, xếp, dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Cảng thuỷ nội địa bao gồm cảng công cộng và cảng chuyên dùng.
Bến thuỷ nội địa là vị trí độc lập được gia cố để phương tiện neo đậu, xếp, dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách. Bến thuỷ nội địa bao gồm bến công cộng và bến chuyên dùng.
Cảng, bến thuỷ nội địa chuyên dùng là cảng, bến thuỷ nội địa của một hoặc một số tổ chức kinh tế chỉ dùng để xếp, dỡ hàng hoá, vật tư phục vụ cho sản xuất hoặc phục vụ đóng mới, sửa chữa phương tiện cho chính tổ chức đó.
2. Việc xây dựng cảng, bến thuỷ nội địa phải phù hợp với quy hoạch và bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.
3. Tổ chức, cá nhân khi lập dự án xây dựng cảng, bến thuỷ nội địa phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa.
4. Cảng thuỷ nội địa được phân thành các cấp kỹ thuật. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cấp kỹ thuật, tiêu chuẩn cấp kỹ thuật của cảng thuỷ nội địa, tiêu chuẩn của bến thuỷ nội địa, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tiêu chuẩn cảng, bến thuỷ nội địa làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cảng cá, bến cá.
1. Bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa là hoạt động bảo đảm an toàn và tuổi thọ của công trình thuộc kết cấu hạ tầng, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm công trình.
2. Phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa địa bao gồm công trình và hành lang bảo vệ công trình, phần trên không, phần dưới mặt đất có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
1. Phạm vi bảo vệ luồng bao gồm luồng, hành lang bảo vệ luồng và phần trên không, phần đất liên quan đến an toàn của luồng và an toàn giao thông vận tải đường thuỷ nội địa.
2. Mọi vật chướng ngại trong phạm vi bảo vệ luồng phải được thanh thải hoặc xử lý theo quy định tại Điều 16 và Điều 20 của Luật này.
3. Chủ đầu tư công trình hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ luồng phải tuân theo các quy định sau đây:
a) Khi lập dự án xây dựng công trình, khai thác khoáng sản phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa;
b) Khi xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình cầu đường bộ, cầu đường sắt hoặc công trình khác qua luồng phải bảo đảm chiều cao, chiều rộng khoang thông thuyền, độ sâu an toàn của đáy luồng theo tiêu chuẩn cấp kỹ thuật tuyến đường thuỷ nội địa được xác định trong quy hoạch đã công bố;
c) Trước khi thi công công trình hoặc khai thác khoáng sản phải có phương án bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa chấp thuận bằng văn bản;
d) Khi hoàn thành công trình hoặc kết thúc việc khai thác khoáng sản phải thanh thải vật chướng ngại do xây dựng công trình, khai thác khoáng sản gây ra và được đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa phụ trách khu vực xác nhận giao thông trên luồng được bảo đảm như trước khi thi công công trình, khai thác khoáng sản; bàn giao hồ sơ công trình liên quan đến phạm vi bảo vệ luồng cho đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa;
đ) Bồi thường thiệt hại phát sinh liên quan đến phạm vi bảo vệ luồng do thi công công trình hoặc khai thác khoáng sản gây ra.
1. Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng, hoạt động thuỷ sản và các hoạt động khác không được làm che khuất báo hiệu, ảnh hưởng đến tầm nhìn của người trực tiếp điều khiển phương tiện và phải theo hướng dẫn của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa.
Khi hành lang luồng thay đổi, đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa phải thông báo và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hoạt động thủy sản hoặc các hoạt động khác phải di chuyển, thu hẹp hoặc thanh thải vật chướng ngại do họ gây ra trên luồng mới.
2. Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng không được xây dựng nhà, các công trình khác, khai thác khoáng sản trái phép.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc họp chợ, làng chài, làng nghề và các hoạt động khác trên hành lang bảo vệ luồng, bảo đảm giao thông đường thuỷ nội địa thông suốt, trật tự, an toàn và bảo vệ môi trường.
1. Phạm vi bảo vệ kè giao thông được quy định như sau:
a) Đối với kè ốp bờ được tính từ đầu kè và từ cuối kè trở về hai phía thượng lưu và hạ lưu, mỗi phía 50 mét; từ đỉnh kè trở vào phía bờ tối thiểu 10 mét; từ chân kè trở ra phía luồng 20 mét;
b) Đối với kè mỏ hàn, bao gồm cụm kè, kè đơn được tính từ chân kè về hai phía thượng lưu và hạ lưu, mỗi phía 50 mét; từ gốc kè trở vào phía bờ 50 mét; từ chân đầu kè trở ra phía luồng 20 mét.
2. Phạm vi bảo vệ đập giao thông được tính từ hai đầu đập theo trục dọc về mỗi phía 50 mét, từ chân đập phía thượng lưu trở về phía thượng lưu và từ chân đập phía hạ lưu trở về phía hạ lưu, mỗi phía 100 mét.
3. Trong phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Để vật liệu, phương tiện, thiết bị gây sạt lở kè, đập;
b) Neo, buộc phương tiện;
c) Sử dụng chất nổ, khai thác khoáng sản hoặc có hành vi khác gây ảnh hưởng đến kè, đập.
1. Đối với cảng, bến thuỷ nội địa, âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập, thác, phạm vi bảo vệ bao gồm vùng đất, vùng nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đối với báo hiệu đường thuỷ nội địa, trụ neo, cọc neo, mốc thuỷ chí, mốc đo đạc, phạm vi bảo vệ là 5 mét, kể từ điểm ngoài cùng trở ra mỗi phía của trụ neo, cọc neo, mốc thuỷ chí, mốc đo đạc.
3. Trong phạm vi bảo vệ các công trình quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Neo, buộc phương tiện, súc vật vào phao, cột báo hiệu, mốc thuỷ chí, mốc đo đạc;
b) Làm hư hỏng, tự ý di chuyển hoặc làm giảm hiệu lực của báo hiệu;
c) Thải các chất độc hại ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình.
1. Uỷ ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa.
2. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa bị hư hỏng hoặc bị xâm hại phải kịp thời báo cho Uỷ ban nhân dân, đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa hoặc cơ quan công an nơi gần nhất. Cơ quan, đơn vị nhận được tin báo phải kịp thời thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
1. Vật chướng ngại trái phép trên luồng, hành lang bảo vệ luồng phải được thanh thải để bảo đảm an toàn giao thông.
Đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi vật chướng ngại có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
2. Tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại có trách nhiệm thanh thải vật chướng ngại trong thời hạn do đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa quy định; nếu không thực hiện thanh thải trong thời hạn quy định thì đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa thực hiện thanh thải vật chướng ngại đó và tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại phải chịu mọi chi phí.
3. Đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa có trách nhiệm thanh thải vật chướng ngại tự nhiên hoặc vật chướng ngại không xác định được tổ chức, cá nhân gây ra.
1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa công bố cụ thể thời gian, vị trí và mức độ hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa trong các trường hợp sau đây:
a) Có vật chướng ngại đột xuất gây cản trở giao thông trên luồng;
b) Phòng, chống lụt, bão, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn;
c) Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về thi công công trình, hoạt động thể thao, lễ hội, diễn tập hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh trên đường thuỷ nội địa.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thẩm quyền công bố và các biện pháp bảo đảm giao thông trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Nội dung quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa bao gồm:
1. Khảo sát, theo dõi, thông báo tình trạng thực tế của luồng; tổ chức giao thông; thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa;
2. Sửa chữa, bảo trì định kỳ hoặc đột xuất luồng, báo hiệu, thiết bị, công trình phục vụ trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa, phương tiện dùng để quản lý, bảo trì đường thủy nội địa; thanh thải vật chướng ngại; phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão.
1. Nguồn tài chính bảo đảm cho việc quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính để quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa.
PLANNING, CONSTRUCTION AND PROTECTION OF INLAND WATERWAY NAVIGATION INFRASTRUCTURES
Article 9.- Inland waterway navigation infrastructures
1. Inland waterway navigation infrastructures include inland waterways, inland waterway ports and landing stages, navigation embankments and dams and other support works.
2. Inland waterways are classified into national inland waterways, local inland waterways and exclusive inland waterways. Inland waterways are divided according to different technical grades.
3. The responsibility for organizing the inland waterway management and maintenance is decentralized as follows:
a/ The Transport Ministry shall organize the management and maintenance of national inland waterways;
b/ The People's Committees of the provinces and centrally-run cities (hereinafter collectively called provincial-level People's Committees) shall organize the management and maintenance of local inland waterways;
c/ Organizations and individuals having exclusive inland waterways shall organize the management and maintenance of exclusive inland waterways assigned to them.
4. Organizations and individuals specified in Clause 3 of this Article must arrange forces to manage and maintain inland waterways (hereinafter called inland waterway management units).
5. The Transport Minister shall decide on the classification, technical grading and criteria of technical grades, publicize inland waterway routes and prescribe the management of inland waterways.
Article 10.- Planning on development of inland waterway navigation infrastructures
1. The planning on development of inland waterway navigation infrastructures must be based on the socio-economic strategies, river basin plannings, other related plannings and defense as well as security tasks.
Branches, when formulating plannings and projects on construction of works related to inland waterway navigation, must solicit written opinions of competent State management agencies in charge of inland waterway navigation, excluding flood and storm control and dyke protection works.
2. The Prime Minister shall approve the overall planning on development of inland waterway navigation infrastructures at the proposal of the Transport Minister.
3. The Transport Minister shall assume the prime responsibility for, and coordinate with, other ministries and concerned People's Committees in, organizing the formulation and approval of regional plannings on development of inland waterway navigation infrastructures on the basis of the overall planning already approved by the Prime Minister.
4. Provincial-level People's Committees shall organize the formulation and approval of detailed plannings on development of inland waterway navigation infrastructures in their localities on the basis of the regional plannings on development of inland waterway navigation infrastructures.
5. Agencies competent to approve the plannings on development of inland waterway navigation infrastructures shall have to make public such plannings and decide on adjustments thereof.
Article 11.- Construction, renovation and upgrading of inland waterway navigation infrastructures
The construction, renovation and upgrading of inland waterway navigation infrastructures must comply with plannings, ensure technical criteria and navigation safety conditions for all subjects participating in navigation and comply with law provisions on investment, construction, dykes, flood and storm control.
Article 12.- Inland waterway signs
1. Inland waterway signs include buoys, signboards, signal lights and other auxiliary devices, aiming to direct the navigation of vessels operating on inland waterways.
2. The system of inland waterway signs includes:
a/ Channel signs, which indicate the channel limits or the directions for ships to proceed;
b/ Dangerous position signs, which indicate the places where exist obstructions or other dangerous positions on channels.
c/ Notice sign, which display ban notices, restriction notices or instructions on circumstances related to channels.
3. On the already publicized and managed inland waterway routes the systems of inland waterway signs must be installed and maintained.
4. Work owners, organizations and individuals that cause obstructions on inland waterways shall have to install in time and maintain inland waterway signs according to regulations throughout the duration of construction of works or existence of such obstructions.
5. The Transport Minister shall specify the inland waterway signs.
Article 13.- Inland waterway ports and landing stages
1. Inland waterway port means a system of constructed works for vessels, sea-going ships to berth, load and unload cargoes, embark and disembark passengers and provide other services. Inland waterway ports include public ports and exclusive ports.
Inland waterway landing stage means an independent place which has been reinforced for vessels to berth, load and unload cargoes, embark and disembark passengers. Inland landing stages include public landing stages and exclusive ones.
Exclusive inland waterway ports and landing stages mean inland waterway ports and landing stages of one or several economic organizations, which are only used for loading and unloading cargoes and supplies in service of the production or the building or repair of vessels of such organizations.
2. The building of inland waterway ports and landing stages must be in line with plannings and ensure technical standards.
3. Organizations and individuals, when drawing up projects on construction of inland waterway ports or landing stages must obtain written opinions of competent State management agencies in charge of inland waterway navigation.
4. Inland waterway ports must be categorized according to different technical grades. The Transport Minister shall prescribe technical grades and criteria of technical grades of inland waterway ports as well as criteria of inland landing stages, except for the case prescribed in Clause 5 of this Article.
5. The Defense Minister, the Public Security Minister and the Fisheries Minister shall, within the scope of their respective tasks and powers, prescribe the criteria of inland waterway ports and landing stages engaged on defense and security tasks, fishing ports and wharves.
Article 14.- Contents and area of protection of works belonging to inland waterway navigation infrastructures
1. To protect works belonging to inland waterway navigation infrastructures is to ensure safety and useful life of such works and take measures to prevent, stop and handle acts of infringing upon such works.
2. The area of protection of works belonging to inland waterway navigation infrastructures covers works and their protection corridors, the airspace and underground space related to the safety of such works and the safety of inland waterway navigation.
Article 15.- Channel protection
1. The channel protection area covers channels, their protection corridors and the airspace and underground space related to the safety of such channels and the safety of inland waterway navigation.
2. All obstructions within the channel protection areas must be cleared or handled under the provisions of Article 16 and Article 20 of this Law.
3. Work investors or organizations and individuals engaged in the construction of works or mineral exploitation within the channel protection areas must abide by the following provisions:
a/ When formulating projects on work construction or mineral exploitation, written opinions of competent State management agencies in charge of inland waterway navigation must be obtained;
b/ When building, renovating or upgrading works being road bridges, rail bridges, or other works spanning channels, the height and width of clear spans and safe depth of channel bottoms must be ensured according to the criteria of the technical grades of inland waterway navigation routes already determined in the publicized plannings;
c/ Before constructing works or exploiting minerals, plans on ensuring uninterrupted and safe navigation must be made and approved in writing by competent State management agencies in charge of inland waterway navigation;
d/ When completing works or terminating the mineral exploitation, obstructions caused by the work construction or mineral exploitation must be cleared and there must be certifications of the inland waterway management units in charge of the areas in question that navigation on the channels has been ensured as before and the works' dossiers related to the channel protection areas must be handed to the inland waterway management units;
e/ Compensation must be paid for damage caused to the channel protection areas by work construction or mineral exploitation.
Article 16.- Channel protection corridors
1. Within the areas of channel protection corridors, fishery and other activities must not hide signs and affect the visibility of persons directly steering vessels and must comply with the guidance of the inland waterway management units.
When channel corridors change, the inland waterway management units must inform such to organizations and individuals engaged in fishery or other activities and ask them to relocate, narrow or clear obstructions they cause on new channels.
2. Within the areas of channel protection corridors, houses and other works must not be constructed and mineral must not be exploited illegally.
3. Provincial-level People's Committees shall prescribe in detail activities of marketplaces, fishing villages, craft villages and other activities in the channel protection corridors, ensuring uninterrupted, orderly and safe inland waterway navigation as well as environmental protection.
4. The Government shall prescribe the areas of channel protection corridors.
Article 17.- Protection of navigation embankments and dams
1. The area of protection of a navigation embankment is prescribed as follows:
a/ For bank-casing embankments, this area stretches 50 meters from the head and the end of such an embankment upstream and downstream, at least 10 meters from the top of the embankment toward the bank and 20 meters from the foot of the embankment towards the channel;
b/ For blow-pipe embankments, including embankment clusters and single embankments, the area stretches 50 meters from the foot of such an embankment upstream and downstream, at least 50 meters from the root of the embankment toward the bank and 20 meters from the foot of the embankment's head toward the channel.
2. The area of protection of a navigation dam stretches 50 meters from both ends of the dam along the centerline in each direction, 100 meters from the upstream foot of the dam upstream and from the downstream foot of the dam downstream.
3. Within the areas of protection of navigation embankments or dams, the following acts are prohibited:
a/ Placing materials, vessels and equipment, causing slides of embankments or dams;
b/ Anchoring or mooring vessels;
c/ Using explosives, exploiting minerals or other acts affecting embankments or dams.
Article 18.- Protection of other works belonging to inland waterway navigation infrastructures
1. For inland waterway ports and landing stages, locks, works used to help vessels pass dams or falls, their protection areas cover land areas and water areas as decided by competent State agencies.
2. For inland waterway signals, mooring pillars, mooring posts, water benchmarks, monuments, their protection areas stretch 5 meters, measuring from the outermost point of each side of such mooring pillars, mooring posts, water benchmarks, monuments outwards.
3. Within the protection areas of the works prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the following acts are prohibited:
a/ Anchoring, mooring vessels or animals to buoys, sign posts, water benchmarks or monuments;
b/ Damaging, arbitrarily displacing, or reducing the effect of, signals;
c/ Discharging hazardous substances, thus affecting the durability and useful life of works.
Article 19.- Responsibilities for protecting inland waterway navigation infrastructures
1. People's Committees at all levels, organizations and individuals shall have to protect inland waterway navigation infrastructures.
2. Organizations and individuals, when detecting any damaged or infringed works belonging to inland waterway navigation infrastructures, must promptly inform the nearest People's Committees, inland waterway navigation management units or police offices thereof. The informed agencies or units must take remedial measures in time to ensure uninterrupted and safe navigation.
Article 20.- Clearance of obstructions
1. Illegal obstructions on channels or channel protection corridors must be cleared to ensure safe navigation.
Inland waterway management units shall have to compile dossiers to monitor obstructions which may affect inland waterway navigation safety.
2. Organizations or individuals causing obstructions shall have to clear them within the time limits prescribed by the inland waterway management units; if they fail to clear such obstructions within the prescribed time limits, the inland waterway management units shall clear such obstructions and the organizations or individuals causing obstructions shall bear all costs therefor.
3. Inland waterway management units shall have to clear natural obstructions or obstructions caused by unknown organizations or individuals.
Article 21.- Restrictions on navigation on inland waterways
1. Competent State management agencies in charge of inland waterway navigation shall publicize the specific time, positions and navigation restriction extent of inland waterways in the following cases:
a/ Unexpected emergence of obstructions, thus impeding navigation on the channels;
b/ Prevention and control of floods, storms, natural calamities, rescue and salvage;
c/ Competent agencies' requests regarding construction of works, sport, festive, exercising activities or assurance of national defense and security on inland waterways.
2. The Transport Minister shall prescribe the competence to publicize, and measures to ensure navigation in, the cases specified in Clause 1 of this Article.
Article 22.- Inland waterway management and maintenance
The contents of inland waterway management and maintenance include:
1. Surveying, monitoring and reporting on the actual conditions of channels; organizing navigation; inspecting and supervising the protection of works belonging to inland waterway navigation infrastructures;
2. Repairing and maintaining regularly or irregularly channels, signals, equipment and service works on inland waterway navigation routes, facilities used for the management and maintenance of inland waterways; clearing obstructions; preventing, combating and remedying flood and storm consequences.
Article 23.- Financial sources for inland waterway management and maintenance
1. Financial sources to ensure the inland waterway management and maintenance include:
a/ The State budget;
b/ Other sources prescribed by law.
2. The Government shall specify the management and use of financial sources for inland waterway management and maintenance.