Chương VIII Luật doanh nghiệp 2005: Tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp
Số hiệu: | 60/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 22/02/2006 | Số công báo: | Từ số 37 đến số 38 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể được chia thành một số công ty cùng loại.
2. Thủ tục chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được quy định như sau:
a) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua quyết định chia công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Quyết định chia công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị chia; tên các công ty sẽ thành lập; nguyên tắc và thủ tục chia tài sản công ty; phương án sử dụng lao động; thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thành lập; nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của công ty bị chia; thời hạn thực hiện chia công ty. Quyết định chia công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyết định chia công ty quy định tại điểm a khoản này.
3. Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được đăng ký kinh doanh. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thoả thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại (sau đây gọi là công ty được tách); chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
2. Thủ tục tách công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được quy định như sau:
a) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua quyết định tách công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Quyết định tách công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty. Quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của công ty được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyết định tách công ty quy định tại điểm a khoản này.
3. Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thoả thuận khác.
1. Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
2. Thủ tục hợp nhất công ty được quy định như sau:
a) Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty hợp nhất theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua.
3. Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.
Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.
4. Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.
1. Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
2. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:
a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua;
c) Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
3. Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.
Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc ngược lại. Thủ tục chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (sau đây gọi là công ty được chuyển đổi) thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (sau đây gọi là công ty chuyển đổi) được quy định như sau:
1. Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định chuyển đổi và Điều lệ công ty chuyển đổi. Quyết định chuyển đổi phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty được chuyển đổi; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty chuyển đổi; thời hạn và điều kiện chuyển tài sản, phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty được chuyển đổi thành tài sản, cổ phần, trái phiếu, phần vốn góp của công ty chuyển đổi; phương án sử dụng lao động; thời hạn thực hiện chuyển đổi;
2. Quyết định chuyển đổi phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định;
3. Việc đăng ký kinh doanh của công ty chuyển đổi được tiến hành theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyết định chuyển đổi.
Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại; công ty chuyển đổi được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty được chuyển đổi.
1. Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày chuyển nhượng, chủ sở hữu công ty và người nhận chuyển nhượng phải đăng ký việc thay đổi số lượng thành viên với cơ quan đăng ký kinh doanh. Kể từ ngày đăng ký thay đổi quy định tại khoản này, công ty được quản lý và hoạt động theo quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
2. Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục chuyển nhượng, người nhận chuyển nhượng phải đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty và tổ chức quản lý, hoạt động theo quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân.
1. Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất mười lăm ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thoả thuận khác.
1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Việc giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp.
Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.
Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
4. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:
a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
b) Nợ thuế và các khoản nợ khác.
Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.
5. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
6. Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trình tự và thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định tại Điều này.
Sau thời hạn sáu tháng quy định tại khoản này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán.
Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:
1. Cất giấu, tẩu tán tài sản;
2. Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
3. Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
4. Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp;
5. Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
6. Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
7. Huy động vốn dưới mọi hình thức khác.
Việc phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
Chapter VIII
REORGANIZATION, DISSOLUTION AND BANKRUPTCY OF ENTERPRISES
Article 150.- Division of enterprises
1. Limited liability companies and joint-stock companies may be divided into several companies of the same type.
2. Division of a limited liability company or a joint-stock company shall be conducted according to the following procedures:
a/ The Members' Council, the company owner or the Shareholders' Meeting of the to-be-divided company adopts a decision on the division of the company in accordance with the provisions of this Law and the company's charter. Such a decision shall contain the following principal contents: name, address of the head office of the divided company; number of companies formed as a result of such division; principles and procedures for the division of assets of the company; the plan on labor use; the time limit and procedures for the distribution of capital contribution, shares and bonds of the divided company to newly formed ones; principles for the settlement of obligations of the divided company; and duration of such division. Within fifteen days as from the date of its adoption, the company division decision shall be sent to all creditors and notified to employees of the divided company;
b/ Members, owners or shareholders of the newly formed companies adopt the charter thereof, elect or appoint the chairman of the Members' Council, the president of the company, the Management Board, the director or general director, and proceed with business registration as provided by this Law. In this case, the business registration dossier shall be accompanied by the company division decision as provided for at Point a of this Clause.
3. After the completion of business registration of new companies, the divided company shall cease to exist. All newly formed companies shall jointly be liable for outstanding debts, labor contracts, and/or other property liabilities of the divided company or reach agreement with the creditors, customers and employees that one of the newly formed companies shall perform these obligations.
Article 151.- Separation of enterprises
1. A limited liability company or a joint-stock company may be separated by transferring a portion of the assets of the existing company (hereinafter called the separated company) for forming one or several new companies of the same type (hereinafter called the separating company(ies)); and transferring a proportion of rights and obligations of the separated company to the separating company(ies) without terminating the existence of the separated company.
2. Separation of a limited liability or a joint-stock company shall be conducted according to the following procedures:
a/ The Members' Council, the company owner or the Shareholders' Meeting of the to-be-separated company adopts a decision on the separation of the company in accordance with the provisions of this Law and the company's charter. Such a decision shall contain the following principal contents: name, address of the head office of the separated company; name the company formed as a result of such separation; the plan on labor use; asset value, rights and obligations to be transferred from the separated company to the separating companies; and duration of such separation. Within fifteen days as from the date of its adoption, the company separation decision shall be sent to all creditors and notified to employees.
b/ Members, the owner or shareholders of the separating company adopt the charter thereof, elect or appoint the chairman of the Members' Council, the president of the company, the Management Board, the director or general director, and proceed with business registration as provided by this Law. In this case, the business registration dossier shall be accompanied by the company separation decision as provided for at Point a of this Clause.
3. After the completion of business registration, the separated and separating companies shall jointly be liable for outstanding debts, labor contracts, and/or other property liabilities of the separated company, unless otherwise agreed upon by the separated company, separating companies, creditors, customers and employees of the separated company.
Article 152.- Consolidation of enterprises
1. Two or more companies of the same type (hereinafter called the consolidated companies) may be consolidated to form a new company (hereinafter called the consolidating company) by transferring all legal assets, rights, obligations and interests to the consolidating company simultaneously with the termination of the existence of the consolidated companies.
2. Consolidation of companies shall be conducted according to the following procedures:
a/ To be-consolidated companies prepare a consolidation contract. A consolidation contract shall include the following principal contents: names and head offices of the consolidated companies; name and head office of the consolidating company; procedures and conditions for the consolidation; plan on labor use; time limit, procedures and conditions for the conversion of assets, capital contributions, shares and bonds of the consolidated companies into those of the consolidating company; duration of such consolidation; draft of the charter of the consolidating company;
b/ Members, company owners, or shareholders of the consolidated companies shall adopt the consolidation contract, the charter of the consolidating company, elect or appoint the chairman of the Members' Council, the president of the company, the Management Board, the director or general director of the consolidating company; proceed with business registration of the consolidating company as provided for by this Law. In this case, the business registration dossier must be accompanied by the consolidation contract. The consolidation contract must be sent to all creditors and notified to employees within fifteen days from the dale of its adoption;
3. If the consolidating company shall have a market share of between 30% and 50% in the relevant market, the representatives-at-law of the consolidated companies shall report to the competition management agency before the consolidation, unless otherwise provided by the law on competition.
Consolidations resulting in consolidating companies having a market share of more than 50% in the relevant market shall be prohibited, unless otherwise provided by the law on competition.
4. After the completion of business registration of the consolidating company, the consolidated companies shall cease to exist. The consolidating company shall enjoy the legal rights and interests, and be liable for the outstanding debts, labor contracts, and/or other property liabilities of such consolidated companies.
Article 153.- Merger of enterprises
1. One or more companies of the same type (hereinafter called the merged company(ies)) may be merged into another company (hereinafter called the merging company) by transferring all legal assets, rights, obligations and interests to the merging company simultaneously with the termination of the existence of the merged company.
2. Merger shall be conducted according to the following procedures:
a/ Related companies prepare a merger contract and a draft of the charter of the merging company. A merger contract shall include the following principal contents: name and head office of the merging company; name(s) and head office(s) of the merged company(ies); procedures and conditions for the merger; plan on labor use; duration, procedures and conditions for the conversion of assets, capital contribution, shares and bonds of the merged company(ies) into those of the merging company; and duration of such merger;
b/ Members, company owners, or shareholders of related companies shall adopt the merger contract, the charter of the merging company, and proceed with business registration of the merging company as provided for by this Law. In this case, the business registration dossier shall be accompanied by the merger contract. The merger contract must be sent to all creditors and notified to employees within fifteen days from the date of its adoption;
c/ After the completion of business registration of new companies, the merged company(ies) shall cease to exist; the merging company shall enjoy legal rights and interests, and be liable for the outstanding debts, labor contracts, and/or other property liabilities of such merged company(ies).
3. If the merging company shall have the market share of between 30% and 50% in the relevant market, the representative-at-law of the company shall report to the competition management agency before the merger, unless otherwise provided by the law on competition.
Mergers resulting in merging companies having a market share of more than 50% in relevant market shall be prohibited, unless otherwise provided by the law on competition.
Article 154.- Transformation of enterprises
A limited liability company may be transformed into a joint-stock company or vice versa. Such transformation of a limited liability company or a joint-stock company (hereinafter referred to as the transformed company) into a joint-stock company, or a limited liability (hereinafter referred to as the transforming company) shall be made in accordance with the following provisions:
1. The Members' Council, the company owner, or the Shareholders' Meeting shall adopt the decision on the transformation and the charter of the transforming company. A transformation decision shall consist of the following principal contents: name and address of the head office of the transformed company; name and address of the head office of the transforming company; duration and conditions for the transfer of assets and conversion of capital contribution, shares, and bonds of the transformed company into those of the transforming company; plan on labor use; and duration of such transformation.
2. The transformation decision must be sent to all creditors and notified to employees within fifteen days from the date of its adoption.
3. The transforming company shall be registered in accordance with the provisions of this Law. In this case, the business registration dossier shall be accompanied by the transformation decision.
After the completion of business registration, the transformed company shall cease to be exist. The transforming company shall enjoy legal rights and interests, and be liable for the outstanding debts, labor contracts, and/or other property liabilities of the transformed company.
Article 155.- Transformation of one-member limited liability companies
1. Where the owner of a one-member limited liability company transfers part of the company's charter capital to (an)other organization(s) and/or individual(s), such owner and the transferee(s) shall, within fifteen days as from the date of transfer, register the change in the company's number of members with the business registration office. As from the date of registration of such change in the number of members as provided in this Clause, the company shall be managed and operate in accordance with the provisions applicable to limited liability companies with two or more members.
2. Where the owner of a one-member limited liability company transfers the whole of the company's charter capital to an individual, the transferee shall, within fifteen days as from the date of completion of transfer procedures, register the change in the company's owner and organize the management and operation of the company in accordance with the provisions on one-member limited liability company with its owner being an individual.
Article 156.- Business suspension
1. An enterprise has the right to suspend its business after sending a written notice to the business registration office and tax agency on the date it suspends its business and the duration of suspension no later than fifteen days before the date of suspension or restart of its business.
2. The business registration office, the competent state agency shall be entitled to ask the enterprise to suspend its conditional business lines if they discover that the enterprise does not meet all the conditions required by law.
3. During the period of suspension of its business, the enterprise shall have to pay in full the outstanding tax amounts, continue to pay other debts, fulfill the contracts signed with consumers and laborers, unless otherwise agreed upon by the creditors, consumers and laborers.
Article 157.- Cases of and conditions for dissolution of enterprises
1. An enterprise shall be dissolved in the following cases:
a/ The operation duration stated in the company's charter expires without any decision to renew;
b/ A decision made by the enterprise owner, for private enterprises; by all general partners, for partnerships; by the Members' Council or the company owner, for limited liability companies, or by the Shareholders' Meeting, for joint-stock companies;
c/ A company no longer has the minimum number of members as provided for by this Law for six consecutive months;
d/ The business registration certificate is withdrawn.
2. An enterprise shall be dissolved only after paying off all its debts and other property liabilities.
Article 158.- Procedures for dissolution of enterprises
An enterprise shall be dissolved in accordance with the following provisions:
1. Adopting a decision on the dissolution of the enterprise. Such a decision shall have the following principal contents:
a/ Name and address of the head office of the enterprise;
b/ Reasons for the dissolution;
c/ Duration and procedures for liquidation of contracts and payment of the enterprise's debts; such duration for liquidation and payment shall not exceed six months as from the date of adoption of the dissolution decision;
d/ Plans on settling obligations arising from labor contracts;
e/ Full name and signature of the representative-at-law of the enterprise.
2. Owner of a private enterprise, the Members' Council or company's owner, the Management Board shall directly organize the liquidation of enterprise's assets unless otherwise provided for in the company's charter.
3. Within seven working days as from the date of its adoption, the dissolution decision must be sent to the business registration office, all creditors, people with related rights, obligations and interests, and laborers of the enterprise; such decision shall be publicly posted at the enterprise's head office.
If newspaper publishing is required by law, the enterprise dissolution decision must be published in at least three consecutive issues of a printed or electronic newspaper.
The dissolution decision must be sent to creditors together with a notice on the plan on settlement of debts. Such notice shall contain the name and address of the creditors, the amount of debts, the time limit, the place and method of payment of such debts, procedures and duration for settling complaints of creditors.
4. The debts of the dissolved enterprise shall be paid in the following order:
a/ Owed salaries, severance allowance, social insurance as provided for by law, other benefits agreed according to signed collective labor agreements and labor contracts;
b/ Tax debts and other debts.
After paying in full the debts and dissolution expenses, the remaining assets shall belong to private enterprise owners, members, shareholders or the company's owners.
5. Within seven working days as from the date of making full payment of all debts owed by the enterprise, the representative-at-law of the enterprise must send a dossier on its dissolution to the business registration office. The business registration office shall, within seven working days as from the date of receiving the valid dossier, erase the name of the enterprise in its business registration book.
6. Where an enterprise has its business registration certificate withdrawn, such enterprise must be dissolved within six months as from the date of such withdrawal. The order and procedures for dissolution shall comply with the provisions of this Article.
After six months if the business registration office does not receive the dissolution dossier from the enterprise, such enterprise shall be considered dissolved and the business registration office shall delete its name from the business registration book. In this case, the representative-at-law, all members, for limited liability companies, the company's owner, for one-member limited liability companies, all members of the Management Board, for joint-stock companies, and all general partners, for partnerships, shall jointly be liable for unpaid debts and other financial obligations.
Article 159.- Activities prohibited since the issuance of dissolution decisions
Since a decision on dissolution of an enterprise is issued, such enterprise and its managers shall be prohibited from conducting the following activities:
1. Hiding or dispersing assets;
2. Denouncing or reducing the debt-claming rights;
3. Converting unsecured debts into secured debts with the enterprise's assets;
4. Signing new contracts other than contracts to dissolve the enterprise;
5. Pledging, mortgaging, donating or leasing assets;
6. Terminating the performance of already effective contracts;
7. Mobilizing capital in any other forms.
The bankruptcy of an enterprise shall comply with the provisions of law on bankruptcy.