Chương I Luật doanh nghiệp 2005: Những quy định chung
Số hiệu: | 60/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 22/02/2006 | Số công báo: | Từ số 37 đến số 38 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (sau đây gọi chung là doanh nghiệp); quy định về nhóm công ty.
1. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp.
1. Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế áp dụng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp đặc thù liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp được quy định tại Luật khác thì áp dụng theo quy định của Luật đó.
3. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
2. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
3. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật này, có nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.
4. Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
5. Phần vốn góp là tỷ lệ vốn mà chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của công ty góp vào vốn điều lệ.
6. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
7. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.
8. Vốn có quyền biểu quyết là phần vốn góp hoặc cổ phần, theo đó người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông.
9. Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.
10. Thành viên sáng lập là người góp vốn, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.
11. Cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ty cổ phần.
Cổ đông sáng lập là cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần.
12. Thành viên hợp danh là thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty hợp danh.
13. Người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định.
14. Người đại diện theo uỷ quyền là cá nhân được thành viên, cổ đông là tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần uỷ quyền bằng văn bản thực hiện các quyền của mình tại công ty theo quy định của Luật này.
15. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
16. Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp.
17. Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó đối với công ty con;
b) Công ty con đối với công ty mẹ;
c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp;
d) Người quản lý doanh nghiệp;
đ) Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý doanh nghiệp hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
e) Cá nhân được uỷ quyền đại diện cho những người quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này;
g) Doanh nghiệp trong đó những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó;
h) Nhóm người thoả thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.
18. Phần vốn góp sở hữu nhà nước là phần vốn góp được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn khác của Nhà nước do một cơ quan nhà nước hoặc tổ chức kinh tế làm đại diện chủ sở hữu.
Cổ phần sở hữu nhà nước là cổ phần được thanh toán bằng vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn khác của Nhà nước do một cơ quan nhà nước hoặc tổ chức kinh tế làm đại diện chủ sở hữu.
19. Giá thị trường của phần vốn góp hoặc cổ phần là giá giao dịch trên thị trường chứng khoán hoặc giá do một tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định.
20. Quốc tịch của doanh nghiệp là quốc tịch của nước, vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp thành lập, đăng ký kinh doanh.
21. Địa chỉ thường trú là địa chỉ đăng ký trụ sở chính đối với tổ chức; địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc địa chỉ nơi làm việc hoặc địa chỉ khác của cá nhân mà người đó đăng ký với doanh nghiệp để làm địa chỉ liên hệ.
22. Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
1. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật này; bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.
2. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp.
3. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố trưng mua hoặc trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.
1. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và theo Điều lệ của tổ chức mình phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp có nghĩa vụ tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập và tham gia hoạt động trong các tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
2. Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.
3. Cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.
Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề kinh doanh bị cấm.
4. Chính phủ định kỳ rà soát, đánh giá lại toàn bộ hoặc một phần các điều kiện kinh doanh; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các điều kiện không còn phù hợp; sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các điều kiện bất hợp lý; ban hành hoặc kiến nghị ban hành điều kiện kinh doanh mới theo yêu cầu quản lý nhà nước.
5. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.
1. Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
2. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
3. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
4. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
6. Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
7. Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ.
8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
9. Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định.
10. Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
11. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
12. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
1. Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
2. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
3. Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
4. Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
5. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
6. Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
7. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.
8. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 8, Điều 9 và các quy định khác có liên quan của Luật này.
2. Được hạch toán và bù đắp chi phí theo giá thực hiện thầu hoặc thu phí sử dụng dịch vụ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Được bảo đảm thời hạn sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thích hợp để thu hồi vốn đầu tư và có lãi hợp lý.
4. Sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đủ số lượng, đúng chất lượng và thời hạn đã cam kết theo giá hoặc phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
5. Bảo đảm các điều kiện công bằng và thuận lợi như nhau cho mọi đối tượng khách hàng.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về số lượng, chất lượng, điều kiện cung ứng và giá, phí sản phẩm, dịch vụ cung ứng.
7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người không đủ điều kiện hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người đủ điều kiện theo quy định của Luật này; gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người yêu cầu đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh; kê khai không trung thực, không chính xác, không kịp thời những thay đổi trong nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.
4. Kê khai khống vốn đăng ký, không góp đủ và đúng hạn số vốn như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế.
5. Hoạt động trái pháp luật, lừa đảo; kinh doanh các ngành, nghề cấm kinh doanh.
6. Kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
7. Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện các quyền theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
8. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
1. Tuỳ theo loại hình, doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau đây:
a) Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm; các giấy phép và giấy chứng nhận khác;
c) Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty;
d) Biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; các quyết định của doanh nghiệp;
đ) Bản cáo bạch để phát hành chứng khoán;
e) Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán độc lập;
g) Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm;
h) Các tài liệu khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này tại trụ sở chính; thời hạn lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Article 1.- Scope of regulation
This Law provides for the establishment, management organization and operation of limited liability companies, joint-stock companies, partnerships and private enterprises (hereinafter referred collectively to as enterprises) of all economic sectors; and groups of companies.
Article 2.- Subjects of application
1. Enterprises of all economic sectors.
2. Organizations and individuals involved in the establishment, management organization and operation of enterprises.
Article 3.- Application of the Enterprise Law, treaties and relevant laws
1. The establishment, management organization and operation of enterprises of all economic sectors shall comply with the provisions of this Law and other relevant laws.
2.In specific cases where the establishment, management organization and operation of enterprises are provided for in other laws, the provisions of those laws shall apply.
3. Where treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contain provisions different from those of this Law, the provisions of such treaties shall apply.
Article 4.- Interpretation of terms
In this Law, the following terms shall be construed as follows:
1. Enterprise means an economic organization that has its own name, assets, stable transaction office and has been lawfully registered for the purpose of conducting business.
2. Business means the continuous implementation of one, several or all of stages of an investment process, from the production to the sale of products or provision of services on the market for profit purposes.
3. Valid dossier means a dossier that comprises all documents as required by this Law, whose contents are completely filled in as required by law.
4. Capital contribution means the transfer of assets into a company so as to become an owner or joint owners of the company. Assets used for capital contribution can be Vietnamese currency, freely convertible foreign currency, gold, value of land use rights, value of intellectual property rights, technology, technical know-how, or other types of assets that are contributed to the capital of a company by its members and stated in the company's charter.
5. Capital share means the ratio of capital contributed by an owner or joint owners of a company to its charter capital.
6. Charter capital means the amount of capital that is contributed or committed to contribute within a definite period by members or shareholders of a company and is stated in that company's charter.
7. Legal capital means the minimum amount of capital that is required by law for an enterprise to be established.
8. Voting capital means the capital share or equity of which the owner shall have the right to vote on matters falling under the deciding competence of the Members' Council or the Shareholders' Meeting.
9. Dividend means the net profit in terms of money or asset paid to the owner of each share from residual profit of the company after financial obligations have been performed.
10. Founding member means an organization or individual that makes capital contribution, participates in formulating, approves and signs the original charter of a limited liability company or partnership.
11. Shareholder means a person owning at least one share issued by a joint-stock company.
Founding shareholder means a shareholder that participates in formulating, approves and signs the original charter of a joint-stock company.
12. General partner means a member who is responsible for all obligations of a partnership with all of his/her own property.
13. Enterprise manager means the owner, director of a private enterprise, general partner of a partnership, chairman of the Members' Council, president of the company, member of the Management Board, director or general director or another important managerial position provided for in the company's charter.
14. Authorized representative means an individual who is authorized in writing by a member organization of a limited liability company or a shareholder-organization of a joint-stock company to exercise its rights in the company in accordance with the provisions of this Law.
15. A company is considered a parent company of another company when it is:
a/ Owning more than 50% of charter capital or total number of ordinary shares issued by the other company;
b/ Having the right to appoint or dismiss directly or indirectly a majority of or all members of the Management Board, director or general director of the other company;
c/ Having the right to decide on amendments and/or supplements to the charter of the other company.
16. Reorganization of an enterprise means the division, separation, consolidation, merger or transformation of an enterprise.
17. Related persons means organizations and individuals that have direct or indirect relationships with an enterprise in the following cases:
a/ Parent company, its managers and other persons who are competent to appoint managers of its subsidiary company;
b/ Subsidiary company in relation to its parent company;
c/ Persons or group of persons who are capable of dominating the decision-making process or operations of an enterprise through management bodies in that enterprise;
d/ Enterprise managers;
e/ Wife, husband, father, adoptive father, mother, adoptive mother, child, adopted child, or sibling of an enterprise manager or a member or shareholder holding dominant capital share or shares.
f/ Individuals who are authorized representatives of those specified at Points a, b, c, d, e, of this Clause;
g/ An enterprise where persons specified at Points a, b, c, d, e, f and h of this Clause hold shares to the level that they can control the decision-making process of the management bodies of the enterprise;
h/ Any group of persons who agree to take concerted actions to take over the capital contribution, shares or benefits, or control the decision-making process of the company.
18. State-owned capital contribution means the capital contribution originating from the state budget and other state capital sources and held by a state agency or economic organization in the capacity as representative of its owner.
State-owned share means a share paid with capital from the state budget or other state capital sources and held by a state agency or economic organization in the capacity as representative of its owner.
19. Market price of the capital contribution or share means the transactional price in the security market or price defined by a professional valuation organization.
20. Nationality of an enterprise means the nationality of a country or territory where such an enterprise is established and registered.
21. Permanent address means the address of the head office of an organization, permanent residence address or office address or any other address of an individual that is registered with the enterprise as contact address;
22. State enterprise means an enterprise of which over 50% of charter capital is owned by the State.
Article 5.- State guaranty toward enterprises and their owners
1. The State recognizes the long lasting existence and development of all types of enterprise defined in this Law; ensures equality of enterprises before law regardless of form of ownership and economic sector; and recognizes the lawful profitability of business activities.
2. The State recognizes and protects ownership rights over properties, invested capital, income, rights and other lawful interests of enterprises and their owners.
3. The lawful property and invested capital of enterprises and their owners shall be neither nationalized nor expropriated by administrative measures.
In extremely necessary cases where assets of enterprises are compulsorily purchased or requisitioned for the reason of national defense, security or national interest, those enterprises shall be paid or compensated at the market prices of these assets at the time of compulsory purchase or requisition. Payment and compensation must ensure the enterprises' interests and nondiscrimination between types of enterprise.
Article 6.- Political and socio-political organizations in enterprises
1. Political and socio-political organizations within enterprises shall operate within the framework of the Constitution and laws as well as charters of these organizations which are in accordance with the provisions of law.
2. Enterprises are obliged to respect and create favorable conditions for their laborers to establish and participate in organizations defined in Clause 1 of this Article.
Article 7.- Business lines and conditions
1. Enterprises of all economic sectors shall be entitled to conduct any business lines that are not banned by law.
2. Enterprises may conduct business lines that are subject to certain conditions as required by the investment law and other relevant laws only if they meet all of such conditions.
Business conditions are requirements that enterprises must satisfy or fulfill in order to conduct a specific business line and are manifested in forms of business license, certificate of satisfaction of business conditions, practice certificate, certificate of professional liability insurance, requirement on legal capital or other requirements.
3. Any business activities that may cause adverse impacts on national defense, security, social order and safety, historical traditions, culture, ethics, fine practices and customs of Vietnam, health of the people, destroy natural resources or degrade the environment are strictly prohibited.
The Government shall specify the list of banned business lines.
4. The Government shall review and assess periodically all or some of business conditions; cancel or propose to cancel any business condition that is no longer appropriate; amend or propose to amend any business condition that is irrational; issue, or propose the issuance of, new business conditions to meet the requirements of state management.
5. Ministries, ministerial-level agencies, People's Councils and People's Committees at all levels are not allowed to prescribe conditional business lines and business conditions.
Article 8.- Rights of enterprises
1. To enjoy business autonomy; take initiative in choosing business lines, localities, and forms of business and investment; take initiative in expanding business in terms of size and business line; to be encouraged, given incentives, and facilitated by the State to produce or provide public products or services.
2. To choose forms and methods of mobilizing, distributing and utilizing capital.
3. To take initiative in the search for markets, customers, and in signing contracts.
4. To conduct import and export business.
5. To recruit, hire and use laborers to meet business requirements.
6. To apply, on their own initiative, modern science and technology in order to raise business efficiency and competitiveness.
7. To enjoy autonomy in deciding on business affairs and internal relations.
8. To possess, use and dispose of their assets.
9. To deny any requests for supply of resources that are not provided for by law.
10. To lodge complaints and denunciations in accordance with the law on complains and denunciations.
11. To participate in legal proceedings directly or via authorized representatives.
12. Other rights as provided by law.
Article 9.- Obligations of enterprises
1. To conduct business activities within business lines recorded in the business registration certificates; ensure business conditions as required by law when conducting conditional business lines.
2. To organize accounting work, make and submit truthful and accurate financial statements on time in accordance with the law on accounting.
3. To register tax identification numbers, declare and pay tax and perform other financial obligations according to law.
4. To ensure rights and interests of laborers in accordance with the law on labor; ensure that social insurance, health insurance and other insurance are given to laborers in accordance with the law on insurance.
5. To assure and be liable for the quality of goods and services to meet standards as registered or published.
6. To implement the statistical regime in accordance with the law on statistics; report periodically on information relating to enterprises and their financial status to competent state agencies according to set forms; correct and supplement any declared or reported information that are found incorrect and insufficient afterward.
7. To abide by the laws on national defense, security, public order and safety, protection of natural resources, environment, historical and cultural places, and famous landscapes.
8. Other obligations as provided for by law.
Article 10.- Rights and obligations of enterprises that produce or provide public goods or services.
1. To have rights and obligations as provided in Articles 8 and 9 and elsewhere in this Law.
2. To account and cover expenses according to bid prices or collect service charges according to regulations of competent state agencies.
3. To be given adequate time for producing or providing goods or services so as to recover invested capital and earn reasonable profits.
4. To produce or provide goods or services with adequate quantity and proper quality within committed time limits at prices or charges set forth by competent state agencies.
5. To ensure equal and favorable conditions for every customer.
6. To be responsible to law and customers for the quantity, quality, provision conditions, prices or charges of provided goods or services.
7. Other rights and obligations as provided for by law.
1. Granting business registration certificates to persons who are not eligible or refusing to grant such certificates to those who are eligible under this Law;- causing delay, trouble, obstacle and harassment to business registration applicants and to business activities of enterprises.
2. Doing business in the form of unregistered enterprises or continuing to do business after having the business registration certificate withdrawn.
3. Submitting business registration dossiers containing untruthful or inaccurate information; registering changes in the business registration dossiers either with untruthful and inaccurate information or not in time.
4. Faking the amount of registered capital; failing to contribute an adequate capital amount within the time limit as committed; fix the value of assets contributed as capital not true to their actual value.
5. Conducting illegal activities, committing frauds; conducting business lines banned by law.
6. Conducting conditional business lines when not yet meeting all business conditions required by law.
7. Preventing owners, members and shareholders of enterprises from exercising their
rights as provided by this Law and the company's charter.
8. Other acts prohibited by law.
Article 12.- Regime of preservation of documents of enterprises
1. Depending on their types, enterprises must preserve the following documents:
a/ Company's charter and its amendments or supplements; internal management rules; members or shareholders registration book;
b/ Business registration certificate; titles of protection of industrial property rights; product quality registration certificates; licenses or permits and other certificates;
c/ Documents and papers certifying ownership of the company's assets;
d/ Minutes of meetings of the Members' Council, Shareholders' Meeting, Management Board; decisions of the enterprise;
e/ Prospectus for issuance of securities;
f/ Reports of the Control Board, conclusions of inspection bodies and independent auditing organizations;
g/Accounting books and documents and annual financial statements;
h/ Other documents as provided for by law.
2. Enterprises must preserve all documents specified in Clause 1 of this Article at their head offices; the duration of preservation shall comply with the provisions of law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực