Chương 3 Luật đất đai 2013: Địa giới hành chính và điều tra cơ bản về đất đai
Số hiệu: | 45/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 29/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2014 |
Ngày công báo: | 31/12/2013 | Số công báo: | Từ số 1011 đến số 1012 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng thời hạn 30 năm giao đất nông nghiệp
Cuối tháng 11 vừa qua, Quốc hội đã ban hành Luật Đất đai 2013 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2003.
Một trong những điểm nổi bật đó là trong phần quy định giao đất, Luật mới đã không phân chia đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hằng năm.
Theo đó, thời hạn giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được tính chung là 50 năm; trường hợp thuê đất thì thời hạn tối đa không quá 50 năm.
Thời hạn đất được giao cho tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nhằm mục đích thương mại, đầu tư… là không quá 50 năm.
Riêng các dự án vốn đầu tư lớn nhưng chậm thu hồi, dự án đầu tư vào địa bàn khó khăn thì thời hạn giao đất không quá 70 năm.
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính các cấp.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp.
2. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa phương.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị mất, xê dịch hoặc hư hỏng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
3. Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó.
Hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới do Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xác nhận; hồ sơ địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội vụ xác nhận.
Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp đó và Ủy ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:
a) Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Chính phủ trình Quốc hội quyết định;
b) Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp địa giới hành chính.
1. Bản đồ hành chính của địa phương nào thì được lập trên cơ sở bản đồ địa giới hành chính của địa phương đó.
2. Việc lập bản đồ hành chính được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn việc lập bản đồ hành chính các cấp trong phạm vi cả nước và tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hành chính toàn quốc, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
1. Việc đo đạc, lập bản đồ địa chính được thực hiện chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
2. Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được thực hiện khi có sự thay đổi về hình dạng kích thước diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước; điều kiện hành nghề đo đạc địa chính.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính ở địa phương.
1. Điều tra, đánh giá đất đai bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai;
b) Điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất;
c) Điều tra, phân hạng đất nông nghiệp;
đ) Điều tra, thống kê giá đất; theo dõi biến động giá đất;
e) Xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên đất.
2. Điều tra, đánh giá đất đai bao gồm các nội dung sau đây:
a) Lấy mẫu, phân tích, thống kê số liệu quan trắc đất đai;
b) Xây dựng bản đồ về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp, giá đất;
c) Xây dựng báo cáo đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp, giá đất;
d) Xây dựng báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, báo cáo về giá đất và biến động giá đất.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, các vùng theo định kỳ 05 năm một lần và theo chuyên đề;
b) Chỉ đạo việc thực hiện điều tra, đánh giá đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Tổng hợp, công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của địa phương; gửi kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc điều tra, đánh giá đất đai và điều kiện về năng lực của đơn vị thực hiện điều tra, đánh giá đất đai.
1. Thống kê, kiểm kê đất đai bao gồm thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ và kiểm kê đất đai theo chuyên đề.
2. Thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;
b) Việc thống kê đất đai được tiến hành mỗi năm một lần, trừ năm thực hiện kiểm kê đất đai;
c) Việc kiểm kê đất đai được tiến hành 05 năm một lần.
3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập 05 năm một lần gắn với việc kiểm kê đất đai quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Việc kiểm kê đất đai chuyên đề để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Trách nhiệm thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, an ninh và gửi báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công bố kết quả thống kê đất đai hàng năm, kết quả kiểm kê đất đai 05 năm của cả nước.
6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
ADMINISTRATIVE BOUNDARIES AND BASE INVESTIGATION ON LAND
Section 1. ADMINISTRATIVE BOUNDARIES
Article 29. Administrative boundaries
1. The Government shall direct the identification of administrative boundaries and the compilation and management of administrative boundary records at all levels throughout the country.
The Minister of Home Affairs shall prescribe the order and procedures for identification of administrative boundaries and the management of boundary landmarks and administrative boundary records at all levels.
The Minister of Natural Resources and Environment shall prescribe the techniques and economic-technical specifications for placing administrative boundary landmarks and compiling administrative boundary records at all levels.
2. People’s Committees at all levels shall organize the identification of administrative boundaries in the field and compilation of administrative boundary records in their respective localities.
Commune-level People’s Committees shall manage administrative boundary landmarks in the field in their respective localities. If the administrative boundary landmarks are lost, moved or damaged, commune-level People’s Committees shall promptly report this to the People’s Committees of districts, towns or provincial cities (below referred to as district-level People’s Committee).
3. The administrative boundary records include paper and electronic documents showing information on the establishment and adjustment of an administrative unit and boundary landmarks and boundary lines of that administrative unit.
The superior People’s Committee shall certify the administrative boundary records of the immediate subordinate level. The Ministry of Home Affairs shall certify the administrative boundary records of provinces and centrally run cities.
The administrative boundary records of a level shall be archived at the People’s Committee of such level, the superior People’s Committee, the Ministry of Home Affairs and the Ministry of Natural Resources and Environment.
4. Disputes over administrative boundaries among administrative units shall be settled by the People’s Committees of such administrative units through their coordination. If no agreement can be reached or the results lead to changes in administrative boundaries, the settlement competence is provided as follows:
a/ If the dispute is related to the boundaries of provinces or centrally run cities, the Government shall submit it to the National Assembly for decision;
b/ If the dispute is related to the boundaries of districts, towns or provincial cities or communes, wards or townships, the Government shall submit it to the National Assembly Standing Committee for decision.
The Ministry of Natural Resources and Environment, the land administration agencies of provinces and centrally run cities and the land administration agencies of districts, towns and provincial cities shall provide necessary documents and coordinate with competent state agencies in settling land disputes over administrative boundaries.
Article 30. Administrative maps
1. The administrative maps of a locality must be made based on the administrative boundary maps of such locality.
2. The making of administrative maps must comply with the following provisions:
a/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide dữections and guidelines for making administrative maps of all levels nationwide and organize the making of administrative maps for the whole country and provinces and centrally run cities;
b/ The People’s Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level People’s Committee) shall organize the making of administrative maps of districts, towns and provincial cities.
Section 2. BASE INVESTIGATION OF LAND
Article 31. Making and adjustment of cadastral maps
1. The survey for the establishment of cadastral maps must be conducted for each land parcel in each administrative unit of commune, ward or township.
2. The adjustment of cadastral maps is made when there are changes in shape, dimension, area of the land parcel or other factors related to the contents of cadastral maps.
3. The Minister of Natural Resources and Environment shall prescribe the making, adjustment and management of cadastral maps for the whole country and conditions for practicing cadastral survey.
4. Provincial-level People’s Committees shall organize the making, adjustment and management of cadastral maps in their respective localities.
Article 32. Investigation and assessment of land
1. Investigation and assessment of land include the following activities:
a/ Investigating and assessing land quality and potential;
b/ Investigating and assessing land degradation and pollution;
c/ Investigating and classifying agricultural land;
d/ Making land statistics and conducting land inventory;
e/ Investigating and making statistics on land prices; monitoring land price changes;
f/ Establishing and maintaining observation and supervision systems for land resources.
2. Investigation and assessment of land include the following contents:
a/ Sampling, analyzing and making statistics on observation data of, land;
b/ Making maps on land quality, land potential, land degradation, land pollution, classification of agricultural land, and land prices;
c/ Making assessment reports on land quality, land potential, land degradation, land pollution, classification of agricultural land, and land prices;
d/ Making reports on land statistics and land inventory, current land use maps, and reports on land price and changes in land prices.
Article 33. Organization of land investigation and assessment
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
a/ Organize, and publicize results of, investigation and assessment of land for the whole country and all regions once every 5 years and for each theme;
b/ Direct the investigation and assessment of land for provinces and centrally run cities;
c/ Summarize and publish results of investigation and assessment of land for the whole country.
2. Provincial-level People’s Committees shall organize, and publicize results of, investigation and assessment of land of their respective localities, and send the results to the Ministry of Natural Resources and Environment for summarization.
3. The Minister of Natural Resources and Environment shall prescribe the land investigation and assessment and conditions on the capacity of units which conduct land investigation and assessment.
Article 34. Land statistics and inventories and the making of current land use maps
1. Land statistics and inventories include periodical land statistics and inventories and thematic land inventories.
2. Periodical land statistics must be made and land inventories must be conducted according to the following provisions:
a/ Land statistics are made and land inventories are conducted for administrative units of communes, wards and townships;
b/ Land statistics are made once a year, except the year when land inventory is conducted;
c/ Land inventory is conducted once every 5 years.
3. The current land use map must be made once every 5 years in connection with land inventory as prescribed in Clause 2 of this Article.
4. Thematic land inventories serving the state management of land must be conducted under decisions of the Prime Minister or the Minister of Natural Resources and Environment.
5. Responsibilities for making land statistics and conducting land inventories and making current land use map are prescribed as follows:
a/ The People’s Committees at all levels shall make land statistics and conduct land inventories and make current land use maps of their respective localities;
b/ The People’s Committees at commune and district levels shall report the results of land statistics and inventories and the making of current land use maps of their respective localities to their immediate superior People’s Committees. Provincial-level People’s Committees shall report the results of land statistics and inventories and the making of current land use maps of their respective localities to the Ministry of Natural Resources and Environment;
c/ The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level People’s Committees in, making statistics and conducting inventories on land used for national defense or security purpose, and send reports on their results to the Ministry of Natural Resources and Environment;
d/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall summarize and report to the Prime Minister and publicize the results of annual land statistics and 5-year land inventories for the whole country.
6. The Minister of Natural Resources and Environment shall detail the making of land statistics, conducting of land inventories and making of current land use maps.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực