Thông tư 34/2014/TT-BTNMT xây dựng quản lý khai thác hệ thống thông tin đất đai
Số hiệu: | 34/2014/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Nguyễn Mạnh Hiển |
Ngày ban hành: | 30/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 13/08/2014 |
Ngày công báo: | 27/08/2014 | Số công báo: | Từ số 787 đến số 788 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Bất động sản | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2014/TT-BTNMT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2014 |
QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường; công chức địa chính xã, phường, thị trấn.
2. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dữ liệu đất đai là thông tin đất đai dưới dạng số được thể hiện bằng hình thức ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự.
2. Chia sẻ dữ liệu đất đai là việc cung cấp tệp dữ liệu hoặc chuyển dữ liệu giữa hệ thống thông tin đất đai với hệ thống thông tin khác.
3. Cổng thông tin đất đai là điểm truy cập duy nhất của cơ quan quản lý đất đai trên môi trường mạng, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và các ứng dụng về đất đai mà qua đó người dùng có thể truy cập, khai thác thông tin về đất đai.
1. Hệ thống thông tin đất đai được xây dựng theo các nguyên tắc sau:
a) Xây dựng theo một hệ thống thiết kế thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước; cung cấp dữ liệu đất đai cho nhiều đối tượng sử dụng và phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng;
b) Bảo đảm tính an toàn, bảo mật và hoạt động thường xuyên;
c) Bảo đảm tính mở, cho phép chia sẻ với hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của các ngành, các cấp có liên quan.
2. Việc quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai theo các nguyên tắc sau:
a) Phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh;
b) Bảo đảm tính chính xác, trung thực, khách quan;
c) Bảo đảm tính khoa học, thuận tiện cho khai thác và sử dụng;
d) Bảo đảm tính cập nhật, đầy đủ và có hệ thống;
đ) Sử dụng dữ liệu đúng mục đích;
e) Khai thác và sử dụng dữ liệu phải thực hiện nghĩa vụ tài chính;
g) Tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Hệ thống thông tin đất đai là một thành phần của hệ thống thông tin tài nguyên và môi trường.
2. Hệ thống thông tin đất đai được xây dựng, kết nối, đồng bộ, chia sẻ dữ liệu, quản lý và vận hành tại cấp Trung ương và cấp tỉnh theo quy định sau đây:
a) Tại Trung ương là cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia do Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý và vận hành.
Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được kết nối và chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu của các bộ ngành có liên quan đến sử dụng đất.
b) Tại địa phương là cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh) do Văn phòng đăng ký đất đai quản lý, vận hành và cập nhật biến động.
Cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh được tập hợp từ cơ sở dữ liệu đất đai của các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện).
Cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện được xây dựng trên cơ sở tổng hợp dữ liệu đất đai của xã, phường, thị trấn.
Cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh được kết nối và chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu của các ban ngành khác tại tỉnh.
Cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh được kết nối và đồng bộ với cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia qua mạng chuyên dụng.
c) Các đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tài nguyên và Môi trường; công chức địa chính xã, phường, thị trấn được truy cập vào cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh thông qua mạng cục bộ (LAN) hoặc mạng diện rộng (WAN) để khai thác, cập nhật thông tin đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền.
3. Thiết kế tổng thể hệ thống thông tin đất đai để áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước phải được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
1. Hệ thống thông tin đất đai gồm hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai; hệ thống phần mềm hệ điều hành, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
2. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai phải bảo đảm vận hành theo mô hình tại Điều 5 của Thông tư này và quy định sau đây:
a) Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai bao gồm hệ thống các máy chủ, hệ thống lưu trữ, thiết bị mạng, máy trạm, thiết bị ngoại vi và các thiết bị hỗ trợ khác;
b) Hạ tầng mạng kết nối sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, mạng diện rộng ngành tài nguyên và môi trường hoặc mạng truyền số liệu do các nhà dịch vụ cung cấp; trong đó ưu tiên sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
3. Hệ thống phần mềm phải bảo đảm theo thiết kế tổng thể của hệ thống thông tin đất đai được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bảo đảm nhập liệu, quản lý, cập nhật được thuận tiện đối với toàn bộ dữ liệu đất đai;
b) Bảo đảm yêu cầu bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu trong việc cập nhật, chỉnh lý dữ liệu đất đai; bảo đảm việc phân cấp chặt chẽ đối với quyền truy cập thông tin trong cơ sở dữ liệu;
c) Thể hiện thông tin đất đai theo hiện trạng và lưu giữ được thông tin biến động về sử dụng đất trong lịch sử;
d) Thuận tiện, nhanh chóng, chính xác trong việc khai thác các thông tin đất đai.
4. Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phải bảo đảm theo thiết kế tổng thể của hệ thống thông tin đất đai và chuẩn dữ liệu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
a) Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia tại Trung ương được xây dựng từ các nguồn dữ liệu về đất đai được lưu trữ tại Trung ương; tích hợp và đồng bộ từ cơ sở dữ liệu đất đai của các địa phương; tích hợp kết quả điều tra cơ bản và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến đất đai do các Bộ, ngành cung cấp; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai;
b) Cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương được xây dựng từ kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thống kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất và bản đồ giá đất; điều tra cơ bản về đất đai; thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.
5. Các thành phần của hệ thống thông tin đất đai được cơ quan nhà nước xây dựng hoặc thuê các nhà cung cấp dịch vụ.
1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai phải tuân thủ các chuẩn kỹ thuật về hạ tầng công nghệ thông tin theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Hệ thống phần mềm, nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin cơ sở dữ liệu đất đai phải tuân thủ các chuẩn kỹ thuật về phần mềm, cơ sở dữ liệu đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
1. Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định sau đây:
a) Xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia và thực hiện dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai;
b) Tích hợp kết quả điều tra cơ bản và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến đất đai do các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan cung cấp;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc xây dựng, quản lý, cập nhật và khai thác hệ thống thông tin đất đai và thực hiện dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai tại địa phương;
d) Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành quy định về phân quyền truy cập vào hệ thống thông tin đất đai; quản lý việc kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu với cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt phần mềm trong hệ thống thông tin đất đai.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc xây dựng, quản lý, cập nhật và khai thác hệ thống thông tin đất đai tại địa phương.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các công việc sau đây:
a) Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thông tin đất đai trong phạm vi toàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương; Trung tâm công nghệ thông tin quản lý hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn, an ninh, bảo mật cơ sở dữ liệu của địa phương;
c) Chỉ đạo việc xây dựng, quản lý, khai thác và cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh.
1. Khai thác thông tin đất đai qua mạng internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS.
2. Khai thác thông tin đất đai thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản tại cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu đất đai.
3. Việc khai thác thông tin đất đai phải trả phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều này và các trường hợp sau đây:
a) Danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai;
b) Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
c) Khung giá đất, bảng giá đất đã công bố;
d) Thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai;
đ) Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.
4. Trường hợp cung cấp dữ liệu đất đai để phục vụ cho các mục đích quốc phòng và an ninh, phục vụ yêu cầu trực tiếp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước hoặc trong tình trạng khẩn cấp, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan, không thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp được cung cấp dữ liệu đất đai không phải trả phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai.
1. Tổ chức, cá nhân khi khai thác dữ liệu đất đai trên mạng internet, cổng thông tin đất đai phải đăng ký và được cấp quyền truy cập, khai thác dữ liệu từ hệ thống thông tin đất đai.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp quyền truy cập có trách nhiệm:
a) Truy cập đúng địa chỉ, mã khóa; không được làm lộ địa chỉ, mã khóa truy cập đã được cấp;
b) Khai thác dữ liệu trong phạm vi được cấp, sử dụng dữ liệu đúng mục đích, không xâm nhập trái phép cơ sở dữ liệu đất đai;
c) Quản lý nội dung các dữ liệu đã khai thác, không được cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác trừ trường hợp đã được thỏa thuận, cho phép bằng văn bản của cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;
d) Không được thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ dữ liệu; không được tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống thông tin đất đai; thông báo kịp thời cho cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai về những sai sót của dữ liệu đã cung cấp.
3. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai có trách nhiệm:
a) Bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy cập thuận tiện; có công cụ tìm kiếm dữ liệu dễ sử dụng và cho kết quả đúng nội dung cần tìm kiếm;
b) Bảo đảm khuôn dạng dữ liệu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định để dễ dàng tải xuống, hiển thị nhanh chóng và in ấn bằng các phương tiện điện tử phổ biến;
c) Hỗ trợ tổ chức, cá nhân truy cập hệ thống thông tin đất đai;
d) Bảo đảm tính chính xác, thống nhất về nội dung, cập nhật thường xuyên và kịp thời của dữ liệu trong hệ thống thông tin đất đai;
đ) Quy định rõ thời hạn tồn tại trực tuyến của từng loại thông tin;
e) Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
4. Trường hợp tạm ngừng cung cấp dữ liệu, dịch vụ có liên quan trên môi trường mạng, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai có trách nhiệm:
a) Thông báo công khai chậm nhất là 07 ngày làm việc trước khi chủ động tạm ngừng cung cấp dữ liệu, dịch vụ có liên quan trên mạng để sửa chữa, khắc phục các sự cố hoặc nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng thông tin; nội dung thông báo phải nêu rõ khoảng thời gian dự kiến phục hồi các hoạt động cung cấp dữ liệu, dịch vụ có liên quan trên môi trường mạng, trừ trường hợp bất khả kháng;
b) Tiến hành các biện pháp khắc phục sự cố ngay sau khi hệ thống thông tin đất đai bị lỗi trong quá trình hoạt động làm ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc gây ngừng cung cấp dữ liệu, dịch vụ có liên quan trên môi trường mạng.
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu cho các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số 01/PYC được ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Việc khai thác dữ liệu thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu được thực hiện theo các quy định của pháp luật.
1. Việc nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện theo một trong các phương thức sau:
a) Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;
b) Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;
c) Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.
2. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính (trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân biết.
3. Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.
4. Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện theo quy định sau:
a) Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;
b) Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.
1. Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định.
2. Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.
3. Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.
4. Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Đối với các trường hợp khai thác dữ liệu cần phải tổng hợp, xử lý trước khi cung cấp cho tổ chức, cá nhân thì phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu. Mẫu hợp đồng cung cấp, khai thác dữ liệu đất đai theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở Trung ương là Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở địa phương là Văn phòng đăng ký đất đai.
Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính.
1. Phí và chi phí phải trả để được cung cấp dữ liệu đất đai bao gồm các khoản sau:
a) Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai;
b) Chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu;
c) Chi phí gửi tài liệu (nếu có).
2. Tổng cục Quản lý đất đai xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để cấp có thẩm quyền ban hành mức thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân thông qua mức thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai.
Việc chia sẻ dữ liệu đất đai được thực hiện theo quy định sau:
1. Bộ, ngành, cơ quan có liên quan có trách nhiệm cung cấp kết quả điều tra cơ bản và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến đất đai cho Tổng cục Quản lý đất đai để cập nhật vào cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, hệ thống thông tin đất đai.
2. Tổng cục Quản lý đất đai cung cấp cho các Bộ, ngành, địa phương quyền truy cập để sử dụng dữ liệu từ hệ thống thông tin đất đai.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp cho các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã quyền truy cập để sử dụng dữ liệu từ hệ thống thông tin đất đai.
4. Các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu, cơ quan được chia sẻ dữ liệu có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nghiệp vụ - kỹ thuật cần thiết bảo đảm sự chia sẻ dữ liệu an toàn, chính xác, kịp thời.
1. Cơ quan quản lý hệ thống thông tin đất đai phải có các biện pháp quản lý, nghiệp vụ và kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, bảo mật dữ liệu, an toàn máy tính và an ninh mạng theo các quy định sau:
a) Bảo đảm tính sẵn sàng, ổn định và hoạt động hiệu quả của các thiết bị lưu trữ thông tin như ổ cứng máy tính, băng từ, đĩa từ và các phương tiện điện tử khác;
b) Số liệu cần đảm bảo an toàn theo đúng các nguyên tắc, định dạng các hệ cơ sở dữ liệu, tránh các hiện tượng cố tình làm hỏng cấu trúc và nội dung dữ liệu;
c) Bảo đảm an toàn thông tin, chống truy cập trái phép và chống thất thoát thông tin từ hệ thống thông tin đất đai bằng hệ thống tường lửa, phần mềm chống vi rút.
2. Hệ thống thông tin đất đai phải có hệ thống dự phòng để bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục trong điều kiện có sự cố về thiên tai, hỏa hoạn và các sự cố khác. Việc xây dựng hệ thống dự phòng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin.
3. Cơ sở dữ liệu đất đai phải được sao lưu vào các thiết bị lưu trữ dữ liệu để lưu theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng năm nhằm phòng tránh trường hợp sai hỏng, mất dữ liệu trong quá trình quản lý, sử dụng.
Dữ liệu sao lưu hàng tuần phải được lưu giữ tối thiểu trong 03 tháng; sao lưu hàng tháng phải được lưu giữ tối thiểu trong 01 năm; sao lưu hàng năm phải được lưu giữ vĩnh viễn và dữ liệu sao lưu được lưu trữ ít nhất tại hai địa điểm.
1. Việc in, sao, vận chuyển, giao nhận, truyền dữ liệu, lưu giữ, bảo quản, cung cấp dữ liệu và các hoạt động khác có liên quan đến dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải tuân theo quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, phát hiện những dữ liệu không an toàn bảo mật để kịp thời xử lý.
3. Cán bộ, công chức, nhân viên thực hiện cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai được cấp quyền truy cập và cập nhật trong từng thành phần dữ liệu, bảo đảm việc quản lý chặt chẽ đối với quyền truy cập, cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai.
4. Danh mục tài liệu mật về đất đai thuộc danh mục tài liệu bí mật nhà nước được quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Phạm vi hoạt động tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm:
1. Tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện.
2. Tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh.
3. Tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
1. Có chức năng tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
2. Có các cá nhân đủ điều kiện hoạt động tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định tại Điều 23 của Thông tư này như sau:
a) Có ít nhất 10 cá nhân đối với tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện;
b) Có ít nhất 15 cá nhân đối với tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
Cá nhân được hoạt động tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong tổ chức có chức năng tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có năng lực hành vi dân sự.
2. Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành công nghệ thông tin, quản lý đất đai, địa chính, trắc địa bản đồ và có kinh nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tối thiểu 03 năm.
1. Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phổ biến, chỉ đạo, thực hiện Thông tư này.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm triển khai việc thực hiện Thông tư này ở địa phương.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét quyết định./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
(Kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ………., ngày ….. tháng ….. năm ……… |
PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ Vào sổ tiếp nhận hồ sơ: ……… Giờ … phút, ngày …/…/… Quyển số …….. Số thứ tự …………… Người nhận hồ sơ |
PHIẾU YÊU CẦU CUNG CẤP DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI
Kính gửi: …………………………………………………………..
1. Tên tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu:
..................................................................................................................................
Đại diện là ông (bà) ……………………………. Số CMTND/Hộ chiếu .....................
cấp ngày …../…../……. tại ……………………; Quốc tịch ........................................
2. Địa chỉ: .................................................................................................................
..................................................................................................................................
3. Số điện thoại ……………………; fax …………………; E-mail: ............................ ;
4. Danh mục và nội dung dữ liệu cần cung cấp của Thửa đất số ………………………………, địa chỉ
Đánh dấu "X" vào nội dung cần cung cấp thông tin):
□ Thửa đất 1 □ Người sử dụng đất 2 □ Quyền sử dụng đất □ Tài sản gắn liều với đất □ Tình trạng pháp lý |
□ Lịch sử biến động □ Quy hoạch sử dụng đất □ Trích lục bản đồ □ Trích sao GCNQSDĐ □ Giao dịch đảm bảo |
□ Hạn chế về quyền □ Giá đất
□ Tất cả thông tin trên |
5. Mục đích sử dụng dữ liệu:
.......................................................................................................................................
6. Hình thức khai thác, sử dụng và phương thức nhận kết quả: ....................................... bộ
□ Bản giấy sao chụp □ Gửi EMS theo địa chỉ |
□ Nhận tại nơi cung cấp □ Fax |
□ Lưu trữ điện tử USB, CD |
7. Cam kết sử dụng dữ liệu: Tôi cam đoan không sử dụng dữ liệu được cung cấp trái với quy định của pháp luật và không cung cấp cho bất kỳ bên thứ ba nào khác.
|
NGƯỜI YÊU CẦU |
1 Dữ liệu Thửa đất bao gồm: Số hiệu thửa đất, số tờ BĐĐC, diện tích, địa chỉ.
2 Dữ liệu Người sử dụng đất bao gồm: Họ tên vợ chồng, năm sinh, CMND, địa chỉ.
HỢP ĐỒNG CUNG CẤP DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI
(Kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
…………………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /HĐCCTT |
…………., ngày tháng năm ………. |
HỢP ĐỒNG
CUNG CẤP DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI
- Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên,
Hôn nay, ngày ….. tháng ….. năm ….., tại ……………., chúng tôi gồm:
1. Bên cung cấp dữ liệu (Bên A):
Cơ sở dữ liệu ………………………….. thuộc .........................................................
Đại diện ...................................................................................................................
Chức vụ: ..................................................................................................................
Địa chỉ: .....................................................................................................................
Điện thoại ……………………….., Fax: ………………….. Email: .............................
2. Bên yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai (Bên B):
Tên tổ chức, cá nhân: ..............................................................................................
Đại diện: ...................................................................................................................
Chức vụ: ..................................................................................................................
Địa chỉ: .....................................................................................................................
Điện thoại ………………………, Fax: ………….........….. Email: .............................
Số tài khoản: ...........................................................................................................
Hai bên nhất trí thỏa thuận ký hợp đồng cung cấp dữ liệu đất đai như sau:
Điều 1. Nội dung hợp đồng:
(về việc cung cấp, khai thác, sử dụng dữ liệu)
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Điều 2. Thời gian thực hiện:
………………… ngày, kể từ ngày ………. tháng …….. năm ...................................
Điều 3. Hình thức khai thác, sử dụng và phương thức nhận kết quả:
- Hình thức khai thác, sử dụng: ................................................................................
- Khai thác sử dụng thông qua việc truy cập:............................................................
- Nhận trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu: .........................................................
- Nhận gửi qua đường bưu điện: .............................................................................
Điều 4. Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán:
Phí và chi phí phải trả cho việc cung cấp dữ liệu đất đai là: .......................... đồng.
(Bằng chữ: ..................................................................................................... đồng)
Trong đó: Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai là: .................................... đồng
Phí dịch vụ cung cấp dữ liệu là: ...................................................................... đồng
Số tiền đặt trước: ............................................................................................ đồng
Hình thức thanh toán (tiền mặt, chuyển khoản): .......................................................
Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của hai bên:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Điều 6. Bổ sung, sửa đổi và chấm dứt hợp đồng và xử lý tranh chấp:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Điều 7. Điều khoản chung
1. Hợp đồng này được làm thành …………. Bản, có giá trị pháp lý ngang nhau, bên A giữ ……… bản, bên B giữ ……… bản.
2. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ............................................................................
BÊN B |
BÊN A |
MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 34/2014/TT-BTNMT |
Hanoi, June 30, 2014 |
ON DEVELOPMENT, MANAGEMENT AND USE OF LAND INFORMATION SYSTEM
Pursuant to the Land Law dated November 29, 2013;
Pursuant to the Government's Decree No. 21/2013/ND-CP dated March 04, 2013 on functions, tasks, power and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment;
Pursuant to the Government's Decree No. 43/2014/ND-CP dated May 15, 2014 specifying implementation of the Land Law;
At the request of the Director General of the General Department of Land Management and the Director of the Department of Legal Affairs,
The Minister of Natural Resources and Environment promulgates a Circular on development, management and use of land information system.
This Circular deals with development, management and use of the land information system; and requirements for entities providing consulting services related to development of the land information system (LIS).
1. Natural resources and environmental authorities; specialized natural resources and environmental authorities; and cadastral officials of communes/wards/townlets.
2. Other entities relevant to development, management and use of the LIS.
For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:
1. "land data" means information about land in figures displayed by signs, writings, numbers, images, audio or equivalent forms.
2. “sharing of land data” is an act of providing data files or transmitting data between the LIS and other information systems.
3. "land website” is the only access to land data of a land authority via the Internet in order to connect and integrate with information channels, services and applications on land and help users access and exploit land information.
Article 4. Rules for development, management and use of the LIS
1. Rules for developing the LIS:
a) Developing a consistent design system throughout the country; providing land data for multiple users and for multiple purposes;
b) Ensuring safety, confidentiality and regular operation;
c) Ensuring publicity and allowing sharing with information systems and data of relevant authorities.
2. Rules for managing and using the LIS:
a) Serving promptly the state management and satisfying requirements for socio-economic development and national security;
b) Ensuring accuracy, truthfulness and objectivity;
c) Ensuring scientism and convenience of exploitation and use of the LIS;
d) Ensuring the update, completion and logic;
dd) Using the data for the proper purposes;
e) Exploiting and using data along with fulfilling financial obligations;
g) Complying with regulations of law on protection of national secrets.
DEVELOPMENT, MANAGEMENT AND USE OF THE LIS
Section 1. DEVELOPMENT OF THE LIS
Article 5. Overall model of the LIS
1. The LIS is a part of the information system of natural resources and environment.
2. The LIS shall be developed, connected, integrated, used for sharing data, managed and operated by central and local authorities according to the following provisions:
a) In central authorities, the LIS plays a role as the national land data managed and operated by the Land Data and Information Center affiliated to the General Department of Land Management (Ministry of Natural Resources and Environment).
The national land data shall be connected and shared with other national data and data of ministries and authorities relevant to land use.
b) In local authorities, the LIS plays a part as the land data of provinces/central-affiliated cities (hereinafter referred to as "land data of provinces") managed, operated and updated by Land Registries of provinces.
Land data of provinces shall be collected from land data of districts/towns/provincial cities (hereinafter referred to as "land data of districts”).
Land data of districts shall be developed according to collection of land data of communes/wards/townlets.
Land data of provinces shall be connected and shared with data of other authorities in provinces.
Land data of provinces shall be connected and integrated with national land data via dedicated networks.
c) Authorities affiliated to the Departments of Natural Resources and Environment of provinces; Departments of Natural Resources and Environment of districts; cadastral officials of communes/wards/townlets shall be entitled to seek access to land data of provinces via local area networks (LANs) or wide area networks (WANs) to exploit and update information within their competence.
3. The overall design of the LIS shall be created in order to apply throughout the country and shall be approved by the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 6. Development of the LIS
1. The LIS shall include land information technology (IT) infrastructure; software systems of the operating system, system software, application software and national land data.
2. The land IT infrastructure shall ensure operating according to the model stated in Article 5 herein and the following provisions:
a) The land IT infrastructure shall include server systems, storage systems, network devices, workstations, peripheral devices and other supporting devices;
b) Connected network infrastructures using dedicated data transmission networks (DTNs) of authorities affiliated to the Communist Party of Vietnam and state authorities, WAN of natural resources and environment or DTNs provided by service providers; in which the use of dedicated DTNs by the aforesaid authorities shall be given priority.
3. Software systems shall ensure the overall design of the LIS approved by the Minister of Natural Resources and Environment and shall:
a) ensure that data entry, management and update are convenient for all land data;
b) fulfill requirements for confidentiality and data safety in updating and editing land data; ensure close grant of privilege configuration of data;
c) display land information under actual state and store updated information about land use in the history;
d) make it convenient, quick and accurate to exploit land information.
4. The national land data shall ensure the overall design of the LIS and data standards promulgated by the Minister of Natural Resources and Environment.
a) The national land data shall be developed from sources of land data stored at central authorities; integrate from land data of local authorities; synthesize preliminary investigation results and data related to land provided by ministries or authorities; or legislative documents on land;
b) Land data of local authorities shall be obtained from measurement results and making cadastral maps; land registration, making of cadastral records, issuance of certificates of land use rights, house ownership and other property on land; preparation of statistics and inventory of land; making planning and plans for land use; land pricing and maps of land prices; preliminary investigation on land; inspection, settlement of disputes related to land; or legislative documents on land.
5. Components of the LIS shall be developed by state authorities or provided by service providers.
Article 7. Technical standards of the LIS
1. The land IT infrastructure shall reach relevant technical standards under regulations of the Minister of Information and Communications.
2. Software systems, contents, structures and types of land data shall meet technical standards on software and land data promulgated by the Minister of Natural Resources and Environment.
Section 2. MANAGEMENT AND USE OF THE LIS
Article 8. Management of the LIS
1. The General Department of Land Management shall assist the Ministry of Natural Resources and Environment in managing the LIS as follows:
a) Develop, manage, operate and use the LIS and national land data and provide electronic public services related to land;
b) Synthesize preliminary investigation results and data related to land provided by relevant ministries and authorities;
c) Provide guidelines, carry out inspections and supervision of development, manage, update and use the LIS and provide electronic public services related to land in provinces;
d) Develop regulations on grant of privilege configuration of land data and request the Minster of Natural Resources and Environment to promulgate them; manage connection, sharing and provision of data for data of ministries and central and local authorities;
dd) Take charge and cooperate with relevant authorities in assessing the software of the LIS and request the Minister of Natural Resources and Environment for approval.
2. People’s Committees of provinces shall direct implementation and conduct inspection of development, management, update and use of the LIS in their provinces.
3. Departments of Natural Resources and Environment of provinces shall assist People’s Committees thereof in:
a) making plans for development of the LIS in their provinces and request People’s Committees for approval;
b) directing Land Registries to update and exploit land data in their provinces; IT centers to manage IT infrastructure, ensure safety and protect data confidentiality of their provinces;
c) directing development, management, use and update of land data in their provinces.
Article 9. Forms of using the LIS
1. Land information may be used via the Internet, land websites or short message service (SMS).
2. Land information shall be exploited through enquiry forms at authorities providing land data.
3. Use of land information shall be charged in accordance with regulations of law, except for provisions stated in Clause 4 and Clause 5 this Article and the following cases:
a) The list of data included in land data;
b) Information about planning and plans for land use approved by a competent state authority;
c) Quoted land price bracket and land price list;
d) Information about administrative procedures related to land;
dd) Legislative documents on land.
4. In case of land data is provided for the purposes of national security, upon requests of leaders of the Communist Party of Vietnam and the State or in case of an emergency, authorities in charge shall provide free of charge land data under assignment of heads of authorities.
5. The Ministry of Natural Resources and Environment, natural resources and environmental authorities of provinces, People’s Committees of all levels shall be entitled to use land data for free to carry out state management of land.
Article 10. Use of land data via the Internet, land websites and SMS
1. Entities wishing to use land data via the Internet/land websites/SMS shall register and be granted privilege configuration of land data from the LIS.
2. The entity granted privilege configuration of land data shall:
a) log in correct address and lock code and not reveal them;
b) use data within the granted scope, use data for the proper purposes and not violate against regulations on land data;
c) manage contents of used data and not send them to another entity, unless otherwise agreed/approved in a document by the authority providing land data;
d) not falsify, destroy, copy, disclose, display or move part of or the entire data; not create or spread a software program to disturb, alter or destroy the LIS; promptly notify the authority providing land data of errors in the provided data.
3. The authority providing land data shall:
a) facilitate easy access to data for entities; provide simple search tools showing right results;
b) ensure data frame meeting technical regulations and standards for easy download, quick display and printing by popular electronic devices;
c) assist entities in seeking access to the LIS;
d) ensure accuracy and consistency of content and update data in the LIS regularly and promptly;
dd) specify the effect of online data type;
e) comply with regulations of law on protection of national secrets.
4. In case of suspending provision of online data/services, the authority providing land data shall:
a) publish the suspension within 7 working days before the provision of online data/services is suspended for repair, actions against incidents, upgrading or expansion of information infrastructure. Contents of the publishing shall specify the estimated time for completion of the recovery, except for force majeure events;
b) take actions against incidents after the LIS has errors in the course of operation that cause serious effect or suspension of providing online data/services.
Article 11. Use of data through enquiry forms
1. The entity wishing to use land data (applicant) shall submit a completed enquiry form provided in specimen No. 01/PYC attached hereto to the authority providing land data (receiving authority).
2. From the day on which the valid enquiry form is received, the receiving authority shall provide the applicant with land data or a written explanation if the enquiry form is rejected.
3. Use of data through the enquiry form shall comply with regulations of law.
Article 12. Procedures for providing land data
1. The enquiry form may be submitted to the receiving authority:
a) in person;
b) by post or fax; or
c) by email or through the land website.
2. The receiving authority shall receive and process the enquiry form and notify the applicant of fulfillment of financial obligations (if any). If the enquiry form is rejected, the receiving authority shall provide the applicant with a written explanation.
3. After fulfilling financial obligations, the applicant shall be provided with land data by the receiving authority.
4. Time limit for providing land data:
a) Land data shall be provided within a day if the enquiry form is received before 3 p.m. or on the following day if the enquiry form is received after 3 p.m.;
b) If the request for providing land data is made in the form of collecting information, the time limit therefor shall be determined according to an agreement concluded by and between the receiving authority and the applicant.
Article 13. Cases where enquiry forms are rejected
1. The enquiry form fails to specify clear information; request for providing land data classified as national secrets violates regulations of law.
2. The enquiry form has no signature and seal affixed by the organization's representative if the applicant is an organization; no signature, full name and address specified by the individual if the applicant is an individual.
3. Purposes of land data use violate regulations of law.
4. The applicant fails to fulfill financial obligations.
Article 14. Use of land data through agreements
The use of land data that needs to be collected and processed before providing to the applicant shall be carried out under the agreement specified in regulations of the Civil Code concluded by and between the receiving authority and the applicant. The form of such agreement is provided in specimen No. 2 attached hereto.
Article 15. Authorities providing land data
1. Central authority providing land data shall be the Land Data and Information Center affiliated to the General Department of Land Management (Ministry of Natural Resources and Environment).
2. Local authorities providing land data shall be Land Registries of provinces.
For the provinces where land data has not been developed, Land Registries and People’s Committees of communes shall provide land data from cadastral records within their competence.
Article 16. Charges for and costs of providing land data
1. Charges for and costs of providing land data shall consist of:
a) Charges for use of land data;
b) Costs of printing and making copies of documents;
c) Costs of delivering documents (if any).
2. The General Department of Land Management shall develop and request the Minister of Natural Resources and Environment to assign competent authorities to quote the amount of charges for use of land data.
3. Departments of Natural Resources and Environment of provinces shall develop the amount of charges for use of land data and request People’s Committees of provinces to continue requesting People’s Councils thereof for approval.
Article 17. Sharing of land data among ministries, authorities and People’s Committees of provinces
Sharing of land data shall be carried out as follows:
1. Relevant ministries and authorities shall provide preliminary investigation results and land data for the General Department of Land Management.
2. The General Department of Land Management shall grant privilege configuration to use data from the LIS to ministries and local authorities.
3. Departments of Natural Resources and Environment of provinces shall grant privilege configuration to use data from the LIS to those of other provinces, authorities, People’s Committees of districts and communes.
4. Authorities managing and authorities receiving land data shall take necessarily professional and technical measures to ensure safe, accurate and prompt sharing of data.
Article 18. Assurance of land data safety
1. Authorities managing the LIS shall take managing, professional and technical measures in order to ensure safety and confidentiality of data, computer safety and network security as follows:
a) Information storage devices such as hard disks, magnetic tapes, magnetic discs and other electronic devices shall be available, stable and effective.
b) Data shall ensure safety in accordance with rules and formats of the database system and avoid the cases that intentionally ruin structures and contents of data;
c) Information shall ensure safety; avoid illegal access and prevent information loss from the LIS by using firewalls and anti-virus software.
2. The LIS shall have a backup system to ensure stable and continuous operation in case of natural disasters, fire and other incidents The backup system shall be developed according to regulations of law on information technology.
3. Land data shall be backed up to the data storage devices to store weekly, monthly and annually so as to prevent data errors or loss in the course of management and use.
Weekly backups shall be stored for at least 3 months; monthly backups shall be stored for at least 1 year; annual backups shall be stored forever in at least 2 places.
Article 19. Confidentiality of land data
1. The printing, copying, transportation, transfer, transmission, storage and supply of data and other activities related to data classified as national secrets shall comply with regulations of law on protection of national secrets.
2. The authority providing land data shall take charge and cooperate with relevant authorities in supervising and detecting non-confidential data.
3. Officials and employees shall update and use permitted land data and update in every data element to ensure close management of access to and update of land data.
4. The list of confidential documents on land included in the list of documents on national secrets is provided in the Prime Minister’s Decision on the list of highly confidential documents on national secrets in the field of natural resources and environment and the Decision on the list of confidential documents on national secrets therein made by the Minister of Public Security.
Section 3. REQUIREMENTS FOR ENTITIES PROVIDING CONSULTING SERVICES RELATED TO THE LIS
Article 20. Requirements for entities providing consulting services related to IT infrastructure and software development
Requirements for entities providing consulting services related to IT infrastructure and software development of the LIS shall comply with regulations of law on management of investment in application of IT funded by the stated budget.
Article 21. Scope of providing consulting services on land data development
Scope of providing consulting services on land data development shall include:
1. Consulting services on land data development for districts.
2. Consulting services on land data development for provinces.
3. Consulting services on land data development for the State.
Article 22. Requirements for organizations providing consulting services on land data development
1. The organization providing consulting services (provider) shall have relevant eligibility.
2. The provider shall fulfill the requirements for providing consulting services on land data development stated in Article 23 herein as follows:
a) Have at least 10 individuals to provide consulting services on land data development for districts;
b) Have at least 15 individuals to provide consulting services on land data development for provinces or for the State.
Article 23. Requirements for individuals providing consulting services on land data development
The individual eligible to provide consulting services on land data development working for the organization shall:
1. have legal capacity.
2. have at least a bachelor’s degree in IT, land management, cadastral survey or cadastral mapping and have at least 3-year experience of land data development.
This Circular comes into force from August 13, 2014.
1. The General Department of Land Management shall inspect implementation of this Circular.
2. People’s Committees of provinces shall disseminate, direct and implement this Circular.
3. Departments of Natural Resources and Environment of provinces shall implement this Circular.
Any issues arising in the course of implementation shall be promptly reported to the Ministry of Natural Resources and Environment.
|
PP. MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực