Chương I Luật Công an nhân dân 2014: Những quy định chung
Số hiệu: | 73/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 27/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 30/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1177 đến số 1178 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Một số điểm mới của Luật công an nhân dân 2014
Ngày 09/12/2014, Chủ tịch nước ký lệnh 33/2014/L-CTN công bố Luật công an nhân dân 2014. Theo đó, có những điểm nổi bật sau:
- Học sinh, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc được phong cấp bậc hàm cao hơn một bậc.
- Hạn định số lượng cấp Tướng, cụ thể:
+ Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an;
+ Thượng tướng: Thứ trưởng Bộ Công an (số lượng thứ trưởng có hàm Thượng tướng không quá 6);
+ Trung tướng, Thiếu tướng: Theo quy định tại Điểm c, d Khoản 1 Điều 24 Luật này.
- Thời hạn thăng cấp bậc hàm trong mỗi cấp tướng tối thiểu là 4 năm; sĩ quan được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng không quá 57 tuổi; trừ trường hợp có yêu cầu của Chủ tịch nước.
- Quy định cụ thể cấp bậc hàm của sĩ quan Công an nhân dân biệt phái.
Luật này có hiệu lực từ 01/07/2015.
Các quy định về phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng có hiệu lực từ ngày Luật được công bố.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ, chính sách đối với Công an nhân dân.
Luật này áp dụng đối với Công an nhân dân, cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
2. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ là công dân Việt Nam được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và hoạt động trong các lĩnh vực nghiệp vụ của Công an nhân dân được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng, cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan.
4. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật là công dân Việt Nam, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, hoạt động trong Công an nhân dân được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan.
5. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ là công dân Việt Nam thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được phong, thăng cấp bậc hàm Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ, Binh nhất, Binh nhì.
6. Công nhân công an là người được tuyển dụng vào làm việc trong Công an nhân dân mà không thuộc diện được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ.
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Công an nhân dân gồm lực lượng An ninh nhân dân, lực lượng Cảnh sát nhân dân và Công an xã.
1. Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Công an nhân dân được tổ chức tập trung, thống nhất và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
3. Hoạt động của Công an nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Ngày 19 tháng 8 hằng năm là ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
1. Công dân có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khoẻ, có nguyện vọng và năng khiếu phù hợp với công tác công an thì có thể được tuyển chọn vào Công an nhân dân.
2. Công an nhân dân được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh xuất sắc tốt nghiệp ở các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào Công an nhân dân.
1. Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân. Hằng năm, Công an nhân dân được tuyển chọn công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Công an nhân dân với thời hạn là ba năm.
2. Thủ tục tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được áp dụng như đối với công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
1. Sĩ quan Công an nhân dân phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp hoặc chế độ nghĩa vụ; công nhân công an phục vụ theo chế độ tuyển dụng.
2. Công dân phục vụ trong Công an nhân dân xuất ngũ, chuyển ngành phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân; xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
2. Cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm tham gia xây dựng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh.
1. Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện giám sát hoạt động của Công an nhân dân.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tuyên truyền, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ và xây dựng Công an nhân dân, giám sát việc thực hiện pháp luật về Công an nhân dân.
1. Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Công an nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân.
2. Việc phối hợp giữa Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ với Công an nhân dân do Chính phủ quy định.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước bảo vệ, giữ bí mật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm có thành tích thì được khen thưởng; bị tổn hại về danh dự thì được khôi phục, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ, tính mạng thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides the principles of organization and operation; the functions, tasks and powers of, and the regimes and policies applicable to, the People’s Public Security Forces.
Article 2. Subjects of application
This Law applies to the People’s Public Security Forces, Vietnamese agencies, organizations and citizens and foreign organizations and individuals residing and operating in the territory of the Socialist Republic of Vietnam; in case treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party otherwise provide, such treaties shall prevail.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. National security protection means preventing, detecting, stopping and struggling to frustrate activities of infringing upon the national security.
2. Social order and safety maintenance means preventing, detecting, stopping and fighting against crimes and illegal acts related to social order and safety.
3. Operation officers and non-commissioned officers means Vietnamese citizens who are recruited, trained, coached and working in different fields of operation of the People’s Public Security Forces, and are bestowed and promoted to the ranks of general, field officer, company officer or non-commissioned officer.
4. Specialist technical officers and non-commissioned officers means Vietnamese citizens possessing specialist technical qualifications and working within the People’s Public Security Forces, who are bestowed and promoted to the ranks of field officer, company officer or noncommissioned officer.
5. Service non-commissioned officers and men means Vietnamese citizens who perform their service of joining the People’s Public Security Forces and are bestowed and promoted to the ranks of sergeant-major, sergeant, corporal, first-class private or private.
6. Public-security workers means those who are recruited to work in the People’s Public Security Forces but are not bestowed to the rank of officer, non-commissioned officer or man.
Article 4. Position and structure of the People’s Public Security Forces
The People’s Public Security Forces constitute a people’s armed force acting as the core in performing the tasks of protecting the national security, maintaining the social order and safety and preventing and fighting crimes.
The People’s Public Security Forces include the People’s Security force, the People’s Police force and the Commune Public Security force.
Article 5. Principles of organization and operation of the People’s Public Security Forces
1. The People’s Public Security Forces shall be placed under the absolute, direct and comprehensive leadership of the Communist Party of Vietnam, the supreme command of the President, the unified state management of the Government, the direct command and management of the Minister of Public Security.
2. The People’s Public Security Forces shall be organized in a centralized and uniform manner and according to the administrative hierarchy from the central to grassroots levels.
3. Activities of the People’s Public Security Forces must abide by the Constitution and law; the subordinates shall submit to the superiors; they shall rely on the People and be subject to the supervision by the People; protect the interests of the State, and the lawful rights and interests of organizations and individuals.
Article 6. Traditional day of the People’s Public Security Forces
August 19 every year shall be taken as the traditional day of the People’s Public Security Forces and the All People Protect the National Security festive day
Article 7. Recruitment of citizens into the People’s Public Security Forces
1. Citizens who fully meet the criteria on political and moral qualities, educational level and health, have the aspiration and aptitudes for public-security activities may be recruited into the People’s Public Security Forces.
2. The People’s Public Security Forces shall be given priority in recruiting outstanding students graduating from academies, universities, colleges, professional intermediate schools or vocational schools who are fully qualified for training and reinforcement of the People’s Public Security Forces.
Article 8. Obligation to join the People’s Public Security Forces
1. Citizens performing the service of joining the People’s Public Security Forces also perform their obligation to defend the Fatherland in the people’s armed forces. Annually, the People’s Public Security Forces may recruit citizens in the enlistment age group for service in the People’s Public Security Forces for a period of three years.
2. The procedures for enlistment of citizens to perform their service of joining the People’s Public Security are similar to those applicable to citizens performing their military active service.
Article 9. Service regimes applicable to officers, non-commissioned officers and men of the People’s Public Security Forces and public-security workers
1. People’s Public Security officers shall serve under the professional regime; noncommissioned officers and men shall serve under the professional regime or service regime; public-security workers shall serve under the recruitment regime.
2. After being demobilized or transferred to civilian agencies, citizens who have served in the People’s Public Security Forces shall perform the military service in the reserve force as prescribed by law.
Article 10. Building of the People’s Public Security Forces
1. The State shall adopt policies on training and retraining of People’s Public Security officers, non-commissioned officers and men; build the People’s Public Security Forces to be revolutionary, regular, elite and incrementally modem.
2. Agencies, organizations and citizens have the responsibility to build the clean and strong People’s Public Security Forces.
Article 11. Supervision of activities of the People’s Public Security Forces
1. The National Assembly, National Assembly agencies, National Assembly deputies’ delegations, National Assembly deputies, People’s Councils and People’s Council deputies shall, within the scope of their respective tasks and powers, supervise the activities of the People’s Public Security Forces.
2. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall propagate and mobilize people of all strata to participate in the All People Protect the National Security movement, coordinate and collaborate with and assist the People’s Public Security Forces in performing their tasks and building the People’s Public Security Forces, and supervising the implementation of the law on the People’s Public Security.
Article 12. Coordination between the People’s Army, the Militia and Self-Defense Force and the People’s Public Security Forces
1. The People’s Army and the Militia and Self-Defense Force shall closely coordinate with the People’s Public Security Forces in protecting the national security, maintaining the social order and safety and building the People’s Public Security Forces.
2. The coordination between the People’s Army and the Militia and Self Defense Force and the People’s Public Security Forces shall be stipulated by the Government.
Article 13. Responsibility of, and regimes and policies applicable to, agencies, organizations and individuals that participate in, coordinate and collaborate with, and assist the People’s Public Security Forces
1. Agencies, organizations and individuals operating in the territory of the Socialist Republic of Vietnam and Vietnamese agencies, organizations and citizens in foreign countries have the responsibility to participate in, coordinate and collaborate with, and assist the People’s Public Security Forces in performing their functions and tasks, and exercising their powers as prescribed by law.
2. The State shall protect and keep confidential agencies, organizations and individuals that participate in, coordinate and collaborate with, and assist the People’s Public Security Forces in protecting the national security, maintaining the social order and safety, and preventing and fighting crimes.
Agencies, organizations and individuals that record achievements while participating in, coordinating and collaborating with, and assisting the People’s Public Security Forces in protecting the national security, maintaining the social order and safety and preventing and fighting crimes shall be commended and rewarded; are entitled to have their damaged honor restored and their damaged property compensated, and they themselves and their families are entitled to regimes and policies as prescribed by law if their health or lives are harmed.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực