Chương VII Luật Chăn nuôi 2018: Quản lý nhà nước về chăn nuôi
Số hiệu: | 32/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 19/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2020 |
Ngày công báo: | 22/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1135 đến số 1136 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Không được để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ
Đây là một trong những nội dung mới tại Luật chăn nuôi 2018 được Quốc Hội thông qua ngày 19/11/2018.
Theo đó, Luật chăn nuôi 2018 đã dành một mục riêng để quy định về nguyên tắc đối xử mang tính nhân đạo với vật nuôi trong các hoạt động: chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, nghiên cứu và các hoạt động khác.
Đặc biệt, khi giết mổ vật nuôi, cơ sở giết mổ phải gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; đồng thời không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.
Ngoài ra, khi giết mổ, cơ sở giết mổ còn phải đảm bảo:
- Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi;
- Có nơi lưu giữ vật nuôi đảm bảo vệ sinh, và cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ.
Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004 hết hiệu lực kể từ ngày Luật chăn nuôi 2018 có hiệu lực thi hành (từ ngày 01/01/2020).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chăn nuôi trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về chăn nuôi trong phạm vi cả nước và có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án trong chăn nuôi;
b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trong chăn nuôi;
c) Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong chăn nuôi; quy định chỉ tiêu chất lượng bắt buộc phải công bố; xây dựng và hướng dẫn quy trình thực hành chăn nuôi tốt;
d) Tổ chức thống kê, điều tra cơ bản, báo cáo trong chăn nuôi;
đ) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới;
e) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về chăn nuôi;
g) Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chăn nuôi;
h) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về chăn nuôi theo thẩm quyền;
i) Đầu mối thực hiện hợp tác quốc tế về chăn nuôi.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về chăn nuôi.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về chăn nuôi thuộc phạm vi quản lý;
b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn, tổ chức thi hành pháp luật về chăn nuôi trên địa bàn; xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chăn nuôi;
c) Xây dựng nội dung chiến lược phát triển chăn nuôi của địa phương phù hợp với chiến lược phát triển chăn nuôi trên phạm vi cả nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
d) Xây dựng và tổ chức vùng chăn nuôi, sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi tập trung gắn với xử lý chất thải, bảo vệ môi trường;
đ) Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, giáo dục pháp luật về chăn nuôi;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền và phối hợp xử lý vi phạm pháp luật về chăn nuôi trên địa bàn;
g) Giao đất, cho thuê đất, tạo quỹ đất, bảo đảm nguồn nước để phát triển chăn nuôi và trồng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung theo thẩm quyền; cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với trang trại chăn nuôi quy mô lớn;
h) Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, quyết định vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức giáo dục pháp luật về chăn nuôi;
b) Giao đất, cho thuê đất, tạo quỹ đất theo thẩm quyền để phát triển chăn nuôi và trồng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi;
c) Tổ chức quản lý, phát triển chăn nuôi tại địa phương; thống kê, đánh giá và hỗ trợ thiệt hại cho cơ sở chăn nuôi sau thiên tai, dịch bệnh;
d) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về chăn nuôi trong địa bàn huyện theo thẩm quyền.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chăn nuôi;
b) Tổ chức thực hiện việc kê khai hoạt động chăn nuôi trên địa bàn;
c) Thống kê cơ sở chăn nuôi, hộ chăn nuôi, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về chăn nuôi; tham gia góp ý kiến xây dựng pháp luật, thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội tham gia góp ý kiến xây dựng pháp luật trong các lĩnh vực thuộc ngành chăn nuôi, tham gia thực hiện hoạt động chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
STATE MANAGEMENT IN ANIMAL HUSBANDRY
Article 79. Responsibilities of the Government, Ministries and ministerial agencies
1. The Government shall unify state management in animal husbandry nationwide.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall play the role of the contact point to assist the Government in performing the task of state management in animal husbandry nationwide and take responsibility to:
a) set up and provide guidelines for implementing strategies, plans and schemes for animal husbandry;
b) issue, as authorized, or send proposals to the competent authority to issue and implement policies and legislative documents on animal husbandry;
c) set up national technical standards and regulations on animal husbandry; regulations on quality standards needed to be declared and develop and provide guidelines on procedures for good practice of animal husbandry;
d) carry out basic investigation into animal husbandry and make statistical reports on animal husbandry;
dd) conduct scientific research and apply high, advanced and modern technology;
e) prepare and implement plans and programs on training to improve professional knowledge and skills in animal husbandry;
g) provide information and disseminate education of the law on animal husbandry;
h) check and handle complaints and denunciations and take action against violations of the law on animal husbandry as authorized;
i) play the role of a contact point to cooperate with international countries in animal husbandry.
3. Ministries and relevant ministerial agencies, as authorized and assigned, shall cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in performing the task of state management in animal husbandry.
Article 80. Responsibilities of various-level People’s Committees
1. Provincial People’s Committees, as authorized and assigned, shall:
a) perform the task of state management in animal husbandry under management;
b) issue, as authorized, or send proposals to the competent authority to issue guiding documents and organize enforcement of the law on animal husbandry in the area under management and promulgate local technical regulations on animal husbandry;
c) set up a local strategy on animal husbandry development in conformity with the nationwide animal husbandry development strategy and local socio-economic development strategy;
d) establish and distribute zones for intensive animal farming and production and processing of animal feeds in connection with waste treatment and environmental protection;
dd) provide guidelines, offer dissemination and training in the law of animal husbandry;
e) check and handle complaints and denunciations, and take actions against violations as authorized and cooperate with other local government authorities in handling violations of the law on animal husbandry in the area under management;
g) transfer or lease out land, set up a land fund, ensure sufficient water sources for development of animal husbandry and production of ingredients used in animal feeds and operation of concentrated slaughter facilities as authorized; issue, re-issue and revoke certificates of eligibility of animal breeding of large-scale animal farms;
h) send proposals of urban areas in the city, district-level towns, commune-level towns or residential areas that are not permitted for animal breeding and zones for swallow raising, and supporting policies on relocation of breeding facilities from places not permitted for animal raising to provincial People's Councils;
2. District-level People’s Committees, as authorized and assigned, shall:
a) provide guidelines and dissemination of knowledge about the law on animal husbandry;
b) transfer or lease out land and set up a land fund as authorized to develop animal husbandry and produce ingredients used in animal feeds;
c) manage and develop local animal breeding, provide statistic works and assessment and offer assistance to breeding facilities suffering losses due to natural disasters or epidemics;
d) check and handle complaints and denunciations and take action against violations of the law on animal husbandry committed within the district-level areas as authorized;
3. Commune-level People’s Committees, as authorized and assigned, shall:
a) provide dissemination and education of the law on animal husbandry;
b) make declaration of commune-level animal breeding;
c) make a statistical report of breeding facilities, breeding households and animal feed producing facilities in communes.
Article 81. Responsibilities of Vietnamese Fatherland Front and organizations thereof and socio-professional organizations and social organizations
1. Vietnamese Fatherland Front and organizations thereof, as assigned and authorized, shall disseminate and encourage people to implement policies, enforce the law on animal husbandry; give opinions to formulate law provisions, carry out monitor and social feedback in animal husbandry as per law soft provisions.
2. Socio-professional organizations and social organizations shall give advice about formulation of law provisions on animal husbandry and participate in animal breeding as per law provisions.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực