Chương IV Luật Chăn nuôi 2018: Điều kiện cơ sở chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi
Số hiệu: | 32/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 19/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2020 |
Ngày công báo: | 22/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1135 đến số 1136 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Không được để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ
Đây là một trong những nội dung mới tại Luật chăn nuôi 2018 được Quốc Hội thông qua ngày 19/11/2018.
Theo đó, Luật chăn nuôi 2018 đã dành một mục riêng để quy định về nguyên tắc đối xử mang tính nhân đạo với vật nuôi trong các hoạt động: chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, nghiên cứu và các hoạt động khác.
Đặc biệt, khi giết mổ vật nuôi, cơ sở giết mổ phải gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; đồng thời không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.
Ngoài ra, khi giết mổ, cơ sở giết mổ còn phải đảm bảo:
- Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi;
- Có nơi lưu giữ vật nuôi đảm bảo vệ sinh, và cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ.
Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004 hết hiệu lực kể từ ngày Luật chăn nuôi 2018 có hiệu lực thi hành (từ ngày 01/01/2020).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quy mô chăn nuôi bao gồm các loại sau đây:
a) Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;
b) Chăn nuôi nông hộ.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Đơn vị vật nuôi là đơn vị quy đổi của gia súc, gia cầm theo khối lượng sống, không phụ thuộc vào giống, tuổi và giới tính. Mỗi đơn vị vật nuôi tương đương với 500 kg khối lượng vật nuôi sống.
2. Mật độ chăn nuôi được tính bằng tổng số đơn vị vật nuôi trên 01 ha đất nông nghiệp.
3. Việc xác định quy mô chăn nuôi phải căn cứ vào mật độ chăn nuôi.
4. Chính phủ quy định mật độ chăn nuôi cho từng vùng căn cứ vào chiến lược phát triển chăn nuôi, công nghệ chăn nuôi, môi trường sinh thái.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào mật độ chăn nuôi của vùng quy định mật độ chăn nuôi của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
1. Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 53 của Luật này;
b) Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi;
c) Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;
đ) Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;
e) Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.
2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;
2. Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;
3. Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có quyền sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật;
b) Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi;
c) Được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi;
d) Quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật;
đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
b) Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;
c) Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi được cấp lại trong trường hợp sau đây:
a) Bị mất, bị hỏng;
b) Thay đổi thông tin về tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi;
b) Cơ sở chăn nuôi trang trại không còn đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này;
c) Cơ sở chăn nuôi trang trại có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
4. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
1. Chất thải chăn nuôi bao gồm chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ, nước thải chăn nuôi, khí thải và chất thải khác.
2. Việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản;
b) Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng;
c) Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
3. Việc xử lý nước thải chăn nuôi được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Nước thải chăn nuôi đã xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được sử dụng cho cây trồng;
c) Nước thải chăn nuôi chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng.
4. Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi.
5. Việc xử lý chất thải khác phải tuân thủ quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
Chủ chăn nuôi nông hộ phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Có biện pháp xử lý phân, nước thải, khí thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh;
2. Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
1. Tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi bao gồm tiếng ồn phát ra từ vật nuôi, thiết bị sử dụng trong hoạt động chăn nuôi.
2. Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại, chủ chăn nuôi nông hộ phải xử lý tiếng ồn phát ra trong hoạt động chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi.
1. Sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi trước khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật;
b) Có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng;
c) Thông tin về sản phẩm đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi lần đầu được sản xuất hoặc nhập khẩu vào Việt Nam có chứa chất mới chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam phải khảo nghiệm trước khi công bố sản phẩm.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Quản lý cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi bao gồm:
a) Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại;
b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất sản phẩm;
d) Thiết bị, dụng cụ đo lường để giám sát chất lượng, bảo đảm độ chính xác theo quy định của pháp luật về đo lường;
đ) Kho bảo quản sản phẩm xử lý chất thải, chăn nuôi cần chế độ bảo quản riêng;
e) Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
CONDITIONS APLIED FOR LIVESTOCK BREEDING FACILITIES AND TREATMENT OF LIVESTOCK WASTE
Section 1. CONDITIONS APPLIED FOR LIVESTOCK BREEDING FACILITIES
Article 52. Livestock production scale
1. Livestock production scale includes the following:
a) Livestock farm including large, medium and small scale livestock farms;
b) Family farm
2. The Government shall elaborate this Article.
Article 53. Livestock units and breeding density
1. Livestock unit is the unit used for calculation of weight of live cattle and poultry not based upon their breed, age or gender. Each livestock unit refers to 500 kg of weight of live livestock.
2. Breeding density refers to total livestock unit per 1 hectare of agricultural land.
3. The livestock production scale shall be determined based upon breeding density.
4. The Government shall specify the regional breeding density according to livestock breeding development strategies, breeding technology and ecological environment.
5. Provincial People’s Committees shall specify the breeding density in provinces and centrally-affiliated cities upon consideration of regional breeding density.
Article 54. Declaration of livestock breeding
1. Every organization and individual breeding livestock must make declaration of such breeding with commune-level People's Committees.
2. The Minister of Agriculture and Rural Development shall stipulate species and number of livestock required to be declared, declaration date and form of livestock breeding declaration.
1. Every livestock farm must:
a) be located in the area conformable to the local and regional socio-economic development strategy and breeding development strategy, and meet breeding density requirements specified in Clause 4 and 5 Article 53 hereof;
b) be supplied with adequate water to ensure quality of breeding activities and livestock waste treatment;
c) take measures to protect environment under law provisions on environmental protection;
d) have breeding housing and breeding equipment suitable for each kind of livestock;
dd) have its breeding process, use of animal feeds, veterinary medicines and vaccines and other information recorded for the purpose of tracing origin of domesticated animals and retain such record for at least 1 years from the end of breeding period;
e) sets up a safe distance from the farm to objects affected by breeding activities and from the contamination source to the breeding farm.
2. Any organization or individual running large-scale livestock farms must be granted a certificate of eligibility for animal husbandry.
3. The Minister of Agriculture and Rural Development shall stipulate the safe distance in livestock farms to ensure biosecurity, resistance to diseases and environment protection.
Every family farm must:
1. have breeding housing separated from human residences;
2. have its breeding housing and breeding instruments cleaned and disinfected;
3. be subject to appropriate methods for cleaning to prevent animal epidemic and have its livestock waste, wastewater, dead livestock and other livestock waste handled under law provisions on veterinary and environmental protection.
Article 57. Rights and obligations of breeding organizations and individuals
1. Every organization or individual running livestock farming is entitled to:
a) receive assistance in case of losses or assistance in production restoration after natural disasters or epidemics as per law provisions if such entity already declares his/her breeding activities as prescribed in Article 54 hereof;
b) State policies related to animal husbandry;
c) be trained in animal breeding;
d) advertise livestock products as per law provisions;
dd) make complaints or denunciations or file a lawsuit regarding livestock breeding as per law provisions;
2. Every organization or individual running livestock farming is obliged to:
a) declare livestock breeding as prescribed in Article 54 hereof;
b) take biosecurity measures and environmental cleaning measures in livestock breeding;
c) treat livestock waste under law provisions on environmental protection;
d) treat domesticated animal humanely as per law provisions.
Article 58. Issuance, re-issuance and revocation of certificates of eligibility for livestock breeding of large-scale livestock farms
1. Provincial People's Committees may have the authority to issue, re-issue and revoke certificates of eligibility for livestock breeding.
2. Any certificate of eligibility for livestock breeding will be re-issued if:
a) it is lost or damaged;
b) information about the organization or individual mentioned in such certificate is changed;
3. Any certificate of eligibility for livestock breeding will be revoked if:
a) the information specified in such certificate is erased or adjusted;
b) the livestock farm no longer satisfies conditions specified in Article 55 hereof;
c) the livestock farm commits other violations for which the penalty is revocation of certificate of eligibility for livestock breeding as per law provisions.
4. The Government shall specify the application and procedure for issuance, re-issuance and revocation of certificates of eligibility for livestock breeding.
Section 2. LIVESTOCK WASTE TREATMENT
Article 59. Treatment of waste from livestock farms
1. Livestock waste includes organically-originated solid waste, wastewater, exhaust gases and other waste.
2. Organically-originated solid waste shall be treated as follows:
a) Owners of livestock farms shall take responsibility to treat organically-originated solid waste meeting national technical regulations before use of such waste as fertilizers for plants or aqua feeds;
b) Organically-originated solid waste not undergoing treatment must be moved out the livestock farm to treatment places by dedicated equipment and vehicles;
c) Livestock died from epidemics and other hazardous waste must be handled under law provisions on animal health and environmental protection.
3. Livestock wastewater shall be treated as follows:
a) Owners of livestock farms shall take responsibility to collect and treat livestock wastewater meeting national technical regulations on livestock wastewater before discharging such wastewater into the waste receiving place under law provisions on environmental protection;
b) Livestock wastewater undergoing treatment meeting national technical regulations on livestock waste may be used for plants;
c) Livestock wastewater not undergoing treatment must be moved out the livestock farm to the waste treatment facility by dedicated equipment and vehicles.
4. a) Owners of livestock farms shall treat exhaust gases from animal breeding meeting national technical regulations on livestock exhaust gases.
5. Treatment of other waste must comply with law provisions on veterinary and environmental protection.
Article 60. Treatment of waste from family farms
Every owner of family farm must:
1. take measures to treat livestock excrement, wastewater and exhaust gases for the purpose of protecting environmental hygiene and not affecting surrounding people;
2. handle domesticated animals died from epidemics and other hazardous waste under law provisions on animal health and environmental protection.
Article 61. Treatment of noise from animal farming
1. Noise from animal farming includes noise from domesticated animals and devices used for breeding.
2. Owners of family farms shall handle noise from livestock production meeting national technical regulations on noise from animal farming.
Article 62. Management of products of livestock waste treatment
1. Products of livestock waste treatment must satisfy the following requirements before being put on circulation:
a) Declaration of quality standards applied to such products and conformity must be made as per law provisions;
b) Products’ quality must be conformable to the one specified in applied standard declared;
c) Information about such products must be posted on the portal of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
d) Products of livestock waste treatment that are firstly produced or imported into Vietnam containing new substances not tested in Vietnam must undergo testing before product declaration.
2. The Government shall elaborate this Article.
Article 63. Management of facilities manufacturing livestock waste treatment products
1. Scope of management of facilities manufacturing livestock waste treatment products includes:
a) Production place located in the area not contaminated by hazardous waste;
b) Reports on assessment of environmental influences or environmental protection plans as per law provisions on environmental protection;
c) Lines and equipments suitable for production;
d) Measurement devices and instruments used for quality supervision and accuracy assurance as per law provisions on measurement;
dd) Warehouses for waste treatment products and livestock products requiring separate maintenance mechanism;
e) Technicians who obtain a university degree or higher in animal husbandry, veterinary medicine, chemistry, biological technology or environmental technology.
2. The Government shall elaborate this Article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực