Chương V Luật Chăn nuôi 2018: Chăn nuôi động vật khác và đối xử nhân đạo với vật nuôi
Số hiệu: | 32/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 19/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2020 |
Ngày công báo: | 22/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1135 đến số 1136 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Dẫn dụ chim yến là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để thu hút chim yến về làm tổ trong nhà yến.
2. Hoạt động nuôi chim yến bao gồm dẫn dụ, ấp nở, gây nuôi chim yến và khai thác tổ yến.
3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động nuôi chim yến trong vùng nuôi chim yến phải bảo đảm môi trường, tiếng ồn, phòng ngừa dịch bệnh và an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Đàn ong nuôi lấy mật là đàn ong đã được thuần hóa và phải bảo đảm an toàn dịch bệnh.
2. Tổ chức, cá nhân nuôi ong lấy mật phải bảo đảm an toàn dịch bệnh cho đàn ong, vệ sinh môi trường nơi nuôi ong, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm khai thác từ ong mật.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khoảng cách giữa các điểm đặt ong mật, phương thức di chuyển đàn ong mật, cây trồng, vùng hoa nuôi ong mật, sử dụng ong mật thụ phấn cho cây trồng.
Chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật về thú y;
2. Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y;
3. Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y;
4. Trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép nuôi hươu sao đã được thuần hóa, có nguồn gốc hợp pháp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc của hươu sao được nuôi.
2. Tổ chức, cá nhân nuôi hươu sao phải có chuồng nuôi phù hợp với đặc tính sinh học của hươu sao, bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, bảo đảm vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, phòng ngừa dịch bệnh và an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân được chăn nuôi động vật khác quy định tại các điều 64, 65, 66 và 67 của Luật này và động vật khác thuộc Danh mục động vật khác được phép chăn nuôi.
2. Chính phủ ban hành Danh mục động vật khác được phép chăn nuôi. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc chăn nuôi động vật khác thuộc Danh mục động vật khác được phép chăn nuôi.
Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi;
2. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh;
3. Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y;
4. Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.
Tổ chức, cá nhân vận chuyển vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Sử dụng phương tiện, trang thiết bị vận chuyển vật nuôi phù hợp, bảo đảm không gian thông thoáng, hạn chế chấn thương, sợ hãi cho vật nuôi;
2. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi;
3. Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.
Cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh; cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ;
2. Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi;
3. Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.
BREEDING OF OTHER ANIMALS AND HUMANE TREATMENT OF DOMESTICATED ANIMALS
Section 1. RAISING OF OTHER ANIMALS
Article 64. Management of swallow breeding
1. Attracting swallows mean using technical methods to attract swallow to nest in swallow farms.
2. Breeding of swallows includes attracting, hatching, raising swallows and using swallows' nests.
3. Entities operating swallow breeding farms in the area permitted for raising of swallows must satisfy requirements for habitat environment, livestock noise, disease prevention and food safety as per law provisions.
4. The Government shall elaborate this Article.
Article 65. Management of beekeeping
1. Bees raised for honey gathering are bees domesticated and resistant to animal diseases.
2. Beekeepers must ensure that their bees are resistant to diseases ensure breeding environmental hygiene and meet food safety and food hygiene standards applied for products generated from honey-bees.
3. The Minister of Agriculture and Rural Development shall stipulate distances among bee positions, bee movement method, plants and flowers used for beekeeping and use of honey-bees for plant pollination purpose.
Article 66. Management of dog and cat raising
Every dog or cat raiser must:
1. have his/her dog or cat vaccinated against rabies as per law provisions on veterinary medicine;
2. promptly inform the commune-level People's Committee or the local officer of livestock production or animal health if founding that his/her dog or cat experiences symptoms of rabies and take actions as per law provisions on veterinary medicine;
3. take measures to ensure safety of human and other domesticated animals, ensure environmental hygiene and meet conditions or veterinary hygiene;
4. make compensations as per law provisions if his/her dog or cat attacks or causes damage to others.
Article 67. Management of sika deer raising
1. Organizations or individuals are permitted to raise sika deer that are domesticated and legally originated and must take legal responsibility for the origin of the sika deer raised.
2. Raisers of sika deer must own deer housing suitable for biological characteristics of sika deer, ensue safety of people and other animals, environmental hygiene, satisfy conditions for veterinary hygiene, disease prevention and food safety as per law provisions.
3. The Government shall elaborate this Article.
Article 68. Management of raising of other animals
1. Organizations and individuals are permitted to raise other animals specified in Article 64, 65, 66 and 67 of this Law and animals on the list of other animals permitted for raising.
2. The Government shall issue the list of other animals permitted for raising. The Minister of Agriculture and Rural Development shall issue regulations on raising of other animals on the list of other animals permitted for raising.
Section 2. HUMANE TREATMENT OF LIVESTOCK
Article 69. Humane treatment of livestock in animal breeding
Every organization or individual involved in livestock breeding must:
1. own breeding housing and breeding space suitable for the livestock;
2. provide adequate animal feeds and water meeting hygiene conditions;
3. prevent and treat diseases for his/her livestock as per law provisions on veterinary medicine;
4. not beat or maltreat the livestock.
Article 70. Humane treatment of livestock during transportation
Every organization or individual transporting livestock must:
1. use appropriate vehicles and equipment for livestock transportation, ensure clear space and prevent fear and injury of livestock;
2. provide adequate animal feeds and water;
3. not beat or maltreat the livestock.
Article 71. Humane treatment of livestock in slaughter
Every slaughter facility must:
1. have places for storage of livestock for hygiene assurance purpose; provide sufficient water suitable for the livestock pending slaughter 2. reduce fear and pain of livestock; not beat or maltreat such livestock;
3. take measures to make the livestock pass out before slaughter and not allow the livestock to witness slaughter of their fellow-creatures.
Article 72. Humane treatment of livestock used in scientific research and other activities
1. Livestock used in scientific research and other activities must be given humane treatment as prescribed in Article 69, 70 and 71 hereof.
2. Human treatment of livestock must respect and conform to belief, religion and traditional culture and must be approved by the whole community.