Chương I Luật Chăn nuôi 2018: Những quy định chung
Số hiệu: | 32/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 19/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2020 |
Ngày công báo: | 22/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1135 đến số 1136 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Không được để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ
Đây là một trong những nội dung mới tại Luật chăn nuôi 2018 được Quốc Hội thông qua ngày 19/11/2018.
Theo đó, Luật chăn nuôi 2018 đã dành một mục riêng để quy định về nguyên tắc đối xử mang tính nhân đạo với vật nuôi trong các hoạt động: chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, nghiên cứu và các hoạt động khác.
Đặc biệt, khi giết mổ vật nuôi, cơ sở giết mổ phải gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; đồng thời không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.
Ngoài ra, khi giết mổ, cơ sở giết mổ còn phải đảm bảo:
- Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi;
- Có nơi lưu giữ vật nuôi đảm bảo vệ sinh, và cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ.
Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004 hết hiệu lực kể từ ngày Luật chăn nuôi 2018 có hiệu lực thi hành (từ ngày 01/01/2020).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về hoạt động chăn nuôi; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi; quản lý nhà nước về chăn nuôi.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
2. Hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.
3. Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình.
4. Chăn nuôi trang trại là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh chăn nuôi.
5. Vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi.
6. Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.
7. Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.
8. Động vật khác trong chăn nuôi là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
9. Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.
10. Dòng là một nhóm vật nuôi trong giống, mang những đặc điểm chung của giống nhưng có đặc điểm riêng đã ổn định.
11. Dòng, giống vật nuôi mới là dòng, giống vật nuôi lần đầu được tạo ra trong nước hoặc lần đầu được nhập khẩu vào Việt Nam.
12. Giống vật nuôi quý, hiếm là giống vật nuôi có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.
13. Giống vật nuôi bản địa là giống vật nuôi được hình thành và tồn tại ở địa bàn nhất định trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
14. Giống gốc là đàn giống cấp cụ kỵ, ông bà đối với lợn, gia cầm; đàn giống hạt nhân đối với giống gia súc khác; đàn thuần chủng đối với ong; giống nguyên chủng đối với tằm.
15. Đàn giống cấp cụ kỵ đối với lợn, gia cầm là đàn giống vật nuôi thuần chủng hoặc đàn giống đã được chọn để sản xuất ra đàn giống cấp ông bà.
16. Đàn giống cấp ông bà đối với lợn, gia cầm là đàn giống vật nuôi được sinh ra từ đàn giống cấp cụ kỵ để sản xuất ra đàn giống cấp bố mẹ.
17. Đàn giống cấp bố mẹ đối với lợn, gia cầm là đàn giống vật nuôi được sinh ra từ đàn giống cấp ông bà để sản xuất ra đàn thương phẩm.
18. Đàn giống hạt nhân là đàn giống tốt nhất, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, được nuôi dưỡng và chọn lọc theo một quy trình nhất định nhằm đạt được tiến bộ di truyền cao để sản xuất ra đàn nhân giống.
19. Đàn nhân giống là đàn giống do đàn giống hạt nhân sinh ra để sản xuất đàn thương phẩm hoặc được chọn lọc để bổ sung vào đàn giống hạt nhân.
20. Đàn thương phẩm là đàn vật nuôi được sinh ra từ đàn giống cấp bố mẹ hoặc từ đàn nhân giống.
21. Nguồn gen giống vật nuôi là các động vật sống và sản phẩm giống của chúng mang thông tin di truyền có khả năng tạo ra hoặc tham gia tạo ra giống vật nuôi mới.
22. Hệ phả vật nuôi là bản ghi chép thể hiện mối quan hệ huyết thống của cá thể vật nuôi với tổ tiên của chúng.
23. Sản phẩm giống vật nuôi bao gồm con giống, tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng và vật liệu di truyền khác được khai thác từ vật nuôi.
24. Tạo dòng, giống vật nuôi là việc chọn lọc và phối giống hoặc sử dụng các phương pháp khoa học, biện pháp kỹ thuật để tạo ra một dòng, giống vật nuôi mới.
25. Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.
26. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống.
27. Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
28. Thức ăn bổ sung là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi; duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi; cải thiện sức khỏe vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi.
29. Thức ăn truyền thống là sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến được sử dụng phổ biến theo tập quán trong chăn nuôi bao gồm thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và loại sản phẩm tương tự khác.
30. Nguyên liệu đơn là các đơn chất ở dạng tự nhiên hoặc tổng hợp được dùng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
31. Thức ăn chăn nuôi thương mại là thức ăn chăn nuôi được sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường.
32. Chất chính trong thức ăn chăn nuôi là chất quyết định công dụng và bản chất của thức ăn chăn nuôi.
33. Sản phẩm chăn nuôi bao gồm thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, kén tằm, tổ yến, xương, sừng, móng, nội tạng; lông, da chưa qua chế biến và các sản phẩm khác được khai thác từ vật nuôi.
1. Phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế các vùng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
2. Ứng dụng khoa học và công nghệ trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Bảo tồn, khai thác và phát triển hợp lý nguồn gen giống vật nuôi bản địa, nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; tiếp thu nhanh tiến bộ di truyền giống của thế giới; kết hợp chăn nuôi hiện đại với chăn nuôi truyền thống; phát triển chăn nuôi phù hợp với vùng sinh thái.
4. Xã hội hóa hoạt động chăn nuôi; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân trong phát triển chăn nuôi; bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế trong chăn nuôi.
5. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Nhà nước đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Thống kê, điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu chăn nuôi, đánh giá tiềm năng và hoạt động chăn nuôi theo định kỳ 05 năm và hằng năm; xây dựng chiến lược phát triển chăn nuôi; dự báo thị trường, dự trữ sản phẩm chăn nuôi phù hợp với từng thời kỳ; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong chăn nuôi;
b) Bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm và giống vật nuôi bản địa.
2. Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
a) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới tạo ra sản phẩm có tính đột phá trong chăn nuôi; nhập khẩu và nuôi giữ giống gốc;
b) Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học; xử lý môi trường chăn nuôi; phát triển các mô hình thực hành chăn nuôi tốt; di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi;
c) Xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nghề trong hoạt động chăn nuôi, khuyến nông chăn nuôi, trong đó ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn;
d) Xây dựng và phát triển sản phẩm chăn nuôi quốc gia, sản phẩm chăn nuôi chủ lực, sản phẩm chăn nuôi hữu cơ; xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi quốc gia; xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, chợ đầu mối, cơ sở đấu giá để quảng bá, tiêu thụ giống và sản phẩm chăn nuôi; xúc tiến thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi;
đ) Hỗ trợ thiệt hại về chăn nuôi, phục hồi giống vật nuôi sau thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các hoạt động sau đây:
a) Tổ chức chăn nuôi theo quy mô trang trại, theo chuỗi giá trị; phát huy tối đa vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, hợp tác xã trong xây dựng chuỗi giá trị sản xuất chăn nuôi;
b) Đầu tư công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi để làm phân bón và mục đích khác;
c) Đầu tư hoạt động bảo hiểm vật nuôi; nâng cao năng lực hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.
1. Chiến lược phát triển chăn nuôi trên phạm vi cả nước được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, định hướng 20 năm, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2. Nội dung chính của chiến lược phát triển chăn nuôi bao gồm quan điểm, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án và tổ chức thực hiện.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi.
1. Hoạt động khoa học và công nghệ trong chăn nuôi được Nhà nước ưu tiên bao gồm:
a) Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về chăn nuôi;
b) Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ phù hợp với chiến lược phát triển chăn nuôi theo từng giai đoạn.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong chăn nuôi phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn.
4. Tổ chức, cá nhân có năng lực được tham gia đề xuất, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong chăn nuôi theo quy định của Luật này, Luật Khoa học và công nghệ và Luật Chuyển giao công nghệ.
1. Công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới và sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên, khuyến khích ứng dụng trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
2. Tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong chăn nuôi được hưởng chính sách quy định tại Điều 4 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh phải đáp ứng các yêu cầu của vùng an toàn dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật về thú y của Việt Nam và quy định quốc tế; phù hợp với điều kiện của vùng sinh thái, lợi thế vùng, miền gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
2. Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đề án phát triển vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí và công nhận vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
1. Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị trong hoạt động chăn nuôi để có đủ sản phẩm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và đáp ứng nhu cầu thị trường; nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia hợp tác, liên kết sản xuất trong chăn nuôi phải ký kết hợp đồng, được hưởng chính sách quy định tại Điều 4 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:
a) Tạo điều kiện và hỗ trợ các bên tham gia đàm phán, ký kết và thực hiện cam kết trong hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;
b) Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần và xúc tiến thương mại sản phẩm chăn nuôi.
1. Đàm phán, ký kết, thực hiện thỏa thuận, điều ước quốc tế về chăn nuôi.
2. Đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong chăn nuôi.
3. Trao đổi nguồn gen quý, hiếm; trao đổi giống vật nuôi, giống cây thức ăn chăn nuôi có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
4. Hợp tác trong xây dựng và thừa nhận lẫn nhau về hệ thống chứng nhận chất lượng trong chăn nuôi.
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi là hệ thống thông tin liên quan đến chăn nuôi, được xây dựng thống nhất từ trung ương đến địa phương, được chuẩn hóa để cập nhật và quản lý bằng công nghệ thông tin.
2. Nội dung cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chăn nuôi;
b) Cơ sở dữ liệu về giống vật nuôi, nguồn gen giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;
c) Cơ sở dữ liệu về cơ sở chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi;
d) Cơ sở dữ liệu về vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh;
đ) Cơ sở dữ liệu khác về chăn nuôi.
3. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
1. Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.
2. Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
3. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
4. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.
5. Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
6. Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
7. Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
8. Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
9. Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.
10. Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.
11. Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.
12. Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
13. Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.
14. Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp.
This Law provides for raising of livestock, rights and obligations of organizations and individuals involved in animal husbandry and state management in animal husbandry.
For the purpose of this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. “animal husbandry” means a combined economic-technical branch including activities related to livestock breeds, animal feeds, livestock breeding and processing conditions and market of animal products.
2. “breeding activity" means raising of livestock for growth and reproduction purpose and other activities relating to livestock and animal products for food, animal traction or decoration purposes and other purpose of human.
3. “family farm” means a form of farm owned and operated by a family.
4. "livestock farm” means a form of intensive farming operated in a separated zone used for livestock production and farming.
5. “livestock” includes cattle, poultry and other farm animals.
6. “cattle” means any mammal with 4 legs domesticated and raised by humans.
7. “poultry” means any winged animal with 2 legs and feather domesticated and raised by humans.
8. “other farm animal” means any animal other than cattle, poultry and not on the list of endangered and rare species or the list of endangered and rare forest animals or ordinary forest animals or aqua creatures or the list of forest wild animals provided in the Appendix of Convention on international trading in endangered wild animals and plants.
9. “livestock breed” means a population of livestock of the same species and the same stock, having similar appearance and genetic structure, having been generated, consolidated and developed by human manipulations; a livestock breed must have a certain number of individuals for multiplication and inheritance of its characteristics by offspring generations.
10. “livestock line” means a group of livestock breed bearing its own fixed characteristics in addition to common characteristics of breed.
11. “new livestock breed or line” means any livestock breed or line domestically generated or imported into Vietnam for the first time.
12. “precious and rare livestock breed” means any livestock breed with special significance to science, healthcare and economy that is small in number or on the verge of extinction.
13. “local livestock breed” means any livestock breed generated and developed in a certain locality within the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
14. “original breed" means prototypal breed stock or grandparental breed stock for pigs and poultry; nucleus stock for other cattle or purebred breed stock for bees and original seed for silkworm.
15. “prototypal breed stock of pigs and poultry” means purebred breed stock or stock selected for production of grandparental breed stock.
16. “grandparental breed stock of pigs and poultry” means breed stock descended from the prototypal stock selected for grandparental stock production.
17. “parental breed stock of pigs and poultry” means any breed stock descended from grandparental stock for production of commercial products.
18. “nucleus stock” means the best stock with a clear source and origin, reared and selected according to a certain process in order to obtain a high genetic advance, for the purpose of producing breeding stocks.
19. “breeding stock” means the stock descended from nucleus stock for production of commercial breeds or selected for addition to nucleus stock.
20. “commercial stock” means a stock of domesticated animals descended from parental stock or breeding stock.
21. “livestock gene source” means whole living animals and their breeding products carrying genetic information, capable of creating or taking part in creating new livestock breeds.
22. “livestock annals" means a record reflecting the blood relationship between a livestock individual and its ancestor.
23. “livestock breed product” means any breed animal, sperm, embryo, breed egg, larva or other genetic material generated by the livestock.
24. “livestock breed and line production" means selecting and mating breeds or applying scientific methods and technical measures to create a new livestock breed or line.
25. “animal feed” means any raw or processed product given to domesticated animals including complete feed, concentrated feed, feed additives and traditional feed.
26. “complete feed" means a mixture of multiple feed ingredients compounded to create a nutritionally adequate feed capable of sustaining life and promoting production of domesticated animals over growth stages or production cycles without other feeds than water.
27. “concentrated feed” means a combination of animal feed ingredients of which the nutrition content is higher than nutritional need of a livestock and that is intended to be mixed with other feed ingredients to create a complete feed.
28. “feed additive" means any single ingredient or compound of multiple feed ingredients added to the feed ration for the purpose of balancing nutrients essential to domesticated animals, maintaining or improving characteristics of animal feed or improving livestock’s health or characteristics of animal products.
29. “traditional feed” means any agricultural, industrial or aquatic products undergoing processing that is used commonly by farming habits including grain, rice, bran, corn, potato, cassava, wine dreg, brewer's grain, cassava waste, pineapple waste, molasses, straw, grass, shrimp, crab, fish and other equivalent products.
30. “single ingredient” means any natural element or combined element used as ingredient in animal feed.
31. “commercial animal feed” means animal feed produced for trading purpose.
32. “main ingredient used in animal feeds” means a determinant of useful effects and attributes of animal feed.
33. “animal products” include meats, eggs, milk, bee's honey, beeswax, silkworm cocoons, swallow’s nests, bones, horns, claws, internal organs, hair, non-processed skin and other products made from domesticated animals.
Article 3. Principles for livestock breeding
1. Develop animal husbandry based upon the value chain and efficiently utilize potentials and advantages of breeding areas satisfying domestic and outbound demands.
2. Apply science and technology in livestock breeding with the aim of increasing productivity, quality, useful effects and competitive capacity of animal husbandry; ensuring food safety, disease resistance, environmental protection and dealing with climate change.
3. Preserve, utilize and develop local and precious and rare livestock gene sources in a logical manner; promptly get access to world breed genetic advance; combine modern breeding with traditional breeding and develop animal husbandry in consistent with ecoregions
4. Promote private sector involvement in livestock breeding; ensure harmony between State interests and benefits of organizations and individuals involved in husbandry development and equality among organizations, individuals and economic sectors in animal husbandry.
5. Satisfy the requirement for international integration and abide by international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 4. State policies on animal husbandry
1. The State shall make investment in the following activities:
a) Basic statistic and investigation and establishment of animal husbandry database, assessment of livestock breeding and potentials thereof on an annual or 5-year basis; preparation of animal husbandry development strategies, market forecast, storage of animal products in certain period and formulation of standards and regulations on animal husbandry techniques;
b) Preservation of precious and rare livestock gene sources and local livestock breeds
2. The State shall provide funding for the following activities in each period according to state budget:
a) Study and application of science and technology in which priority is given to high, advanced and modern technology used for creating a breakthrough in animal husbandry; import and raising of original breeds;
b) Establishment of disease-free zones and biosecurity zones for livestock breeding; handling of breeding environment; development of good breeding practice models; relocation of breeding facilities from cities, district-level towns, commune-level towns or residential areas that are not permitted for livestock breeding.
c) Construction of infrastructure and equipment for scientific and technological research institutions and training institutions; development of high-qualified human resources, training in breeding profession, agriculture promotion in breeding in which priority is given to remote and isolated areas, ethnic minority areas, poor areas and severely poor areas;
dd) Creation and development of national animal products or main animal products and organic products; development of national animal product trade mark, construction of concentrated slaughter premises, wholesale markets and auction facilities for advertisement and consumption of livestock breeds and animal products; trade promotion and development of the market for animal product consumption;
dd) Assistance in livestock breeding and restoration of livestock breeds after natural disasters or epidemic as per law provisions
3. The State encourages entities to invest in activities specified in Clause 1 and 2 this Article and the following activities:
a) Operation of breeding farms or value chain-based livestock production and promotion of the role of enterprises, industry associations and cooperatives in development of livestock value chains;
b) Investment in high, advanced and modern technology for animal product slaughter, processing and maintenance and technology for treatment of livestock breeding waste as fertilizer and serving other purposes;
c) Investment in livestock insurance, improvement of capacity of performing experiments and assessment of conformity in animal husbandry
Article 5. Animal husbandry development strategies
1. The nationwide animal husbandry development strategy shall be formulated once every 10 years with visions towards 20 years in consistent with the socio-economic development strategy and strategy for agriculture and rural development.
2. Main contents of the animal husbandry development strategy include viewpoints, orientation, objectives, tasks, solutions, programs, schemes and implementation.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with other ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees in developing and sending such strategy to the Prime Minister or approval purpose.
Article 6. Scientific and technological activities in animal husbandry
1. State's priority shall be given to the following scientific and technological activities:
a) Scientific and technological research serving formulation and completion of regulatory and institutional framework, policies and laws on animal husbandry;
b) Basic research for application orientation, applied research, transfer of high, advanced and modern technology, production based upon livestock value chains with the aim of improving productivity, quality and food safety, protecting environment and dealing with climate change.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall cooperate with the Ministry of Science and Technology in proposing and ordering scientific and technological tasks conformable to the animal husbandry development strategy in each period.
3. Provincial People’s Committees shall suggest and order scientific and technological tasks concerning animal husbandry in consistent with provincial socio-economic development strategies in each period.
4. Entities of ability may suggest or perform scientific and technological tasks concerning animal husbandry as per regulations in this Law, the Law on Science and Technology and the Law on Technology Transfer.
Article 7. Applying technology in animal husbandry
1. High, advanced and modern technology as well as hi-tech products are encouraged to be used in activities relating to livestock breeds, animal feed, livestock breeding and processing conditions and animal product market.
2. Every entity applying high, advanced or modern technology in livestock breeding shall be entitled to policies specified in Article 4 hereof and other relevant law provisions.
Article 8. Establishment of disease-free zones for livestock breeding
1. Any disease-free zone for livestock breeding must satisfy requirements applied for animal disease-free zones as per provisions of the Vietnam Law on Veterinary Medicine and international regulations and must be conformable to ecoregion conditions, regional advantages in connection with maintenance, processing and consumption of animal products.
2. Disease-free zones for livestock breeding must be established according to plans or planning on socio-economic development and schemes on development of disease-free zones for livestock breeding approved by provincial People’s Committees.
3. The Minister of Agriculture and Rural Development shall stipulate criteria for disease-free zones for livestock breeding and grant recognition of disease-free zones for livestock breeding.
Article 9. Cooperation and association in livestock production
1. Development of value chain-based cooperation and association in livestock breeding is required to ensure adequacy of animal products meeting food safety and quality regulations and market demands and to improve efficiency in production and trade as well as ensure harmony in interests of parties concerned.
2. Any organization or individual involved in cooperation or association in livestock production must enter into association contracts and shall be entitled to benefits from policies specified in Article 4 hereof and other relevant law provisions.
3. Various-level People’s Committees shall:
a) enable and help parties to negotiate, enter and execute the contract for association in livestock production and animal product consumption;
b) offer assistance in construction of infrastructure, logistics services and promotion of trade in animal products
Article 10. International cooperation in animal husbandry
1. Negotiate, sign and execute international agreements and practices on animal husbandry.
2. Provide training, scientific research, transfer of technology and information and experience exchange in animal husbandry.
3. Exchange precious and rare livestock gene sources, livestock breeds and varieties of plants used as animal feeds which have high productivity and quality and can adapt to climate change.
4. Cooperate in formulation and mutual recognition of the system for certification of livestock breeding quality.
Article 11. National animal husbandry database
1. National animal husbandry database refers to an animal husbandry-related information system which is developed in such a way that consistency from central to local levels is maintained and normalized and managed by information technology.
2. The national animal husbandry database includes:
a) Database of legislative documents on animal husbandry;
b) Database of livestock breeds, livestock gene sources, animal feeds and products for treatment of waste from livestock breeding;
c) Database of livestock breeding and/or processing facilities and animal product market;
d) Database of disease-free zones for livestock breeding;
dd) Other animal husbandry database
3. Organizations and individuals shall provide information, update and use national animal husbandry database as per law provisions.
4. The Minister of Agriculture and Rural Development shall issue regulations on update, use and management of national animal husbandry database.
Article 12. Prohibited acts in animal husbandry
1. Breeding operated in areas not permitted for livestock rearing in cities, district-level towns, commune-level towns and residential zones except for rearing for decoration purpose and laboratory breeding without environmental pollution.
2. Use of substances prohibited in animal husbandry
3. Use of antibiotics in animal feeds that are not veterinary medicine permitted to be circulated in Vietnam.
4. Use of antibiotics in animal feeds as growth stimulants.
5. Destruction or appropriation of livestock gene sources.
6. Illegal export of precious and rare livestock gene sources.
7. Import of animal products with prohibited substances in animal husbandry.
8. Import, trade and processing of products made from animals died of diseases or whose death is unexplained.
9. Illegal import, rearing, releasing or use of genetically modified animals and products thereof.
10. Coercive use or insertion of substances or objects or injection of water into domesticated animal body and products thereof for trade fraud purpose.
11. Collusion and cheating in quality experiments, testing, verification and announcement and certification of conformity in animal husbandry.
12. Discharge of waste from livestock breeding not undergoing treatment or not treated in a satisfactory manner to places for waste receipt as specified in the law on environmental protection.
13. Provide counterfeit information in declaration of animal husbandry for profiteering purpose.
14. Obstruction, destruction and encroachment of legal livestock breeding.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực